Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Coxsackie virus và bệnh tay chân miệng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.87 KB, 12 trang )

Coxsackie virus và bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng (viết tắt: TCM; tiếng Anh: Hand - Foot - Mouth Disease -
HFMD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, bệnh thường gặp ở
trẻ em (trên 90%). Bệnh có thể bị rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch nhỏ
vào mùa hè ở những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. Bệnh thường được
đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước ở tay, chân, miệng, và
thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên
trong má Rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán nhầm với các bệnh da khác như
chốc, thuỷ đậu, dị ứng, dẫn đến điều trị sai lầm và làm bệnh lan tràn.
1. Tác nhân gây bệnh
1.1. Khái niệm:
Bệnh tay chân miệng do một nhóm virus thuộc nhóm Enterovirus gây nên.
Enterovirus bao gồm 4 nhóm: poliovirus, Coxsackie A virus (CA), Coxsackie B
virus (CB) và Echovirus. Các serotyp thuộc loài A gồm: EV68, EV71, EV76,
EV89, EV90, EV91 và EV92. Trong khi các serotyp EV khác thì thuộc dưới loài
Enterovirus B hoặc C. Týp EV71 là một trong những tác nhân gây nên bệnh TCM
và đôi khi chúng còn có khả năng gây nên bệnh ở hệ thần kinh trung ương. Khả
năng gây bệnh của týp EV71 đã được minh chứng là lần đầu tiên (1969) phân lập
được chúng ở tổ chức thần kinh trung ương của một số trường hợp tại California
(Mỹ).
Loài Coxsackievirus thuộc họ Picornaviridae gồm 29 typ. Chúng khác biệt với các
Enterovirus khác ở khả năng gây bệnh ở chuột ổ , các enterovirus khác thì hiếm
hoặc không. Chúng chia thành 2 nhóm: nhóm A và nhóm B có khả năng gây bệnh
ở chuột khác nhau. Chúng gây nhiều chứng bệnh khác nhau: Coxsackie A gây
viêm họng, phát ban ngòai da, bệnh tay chân miệng, gây viêm kết mạc chảy máu,
viêm màng não vô khuẩn , Coxsackie B gây viêm cơ tim ở trẻ sơ sinh, viêm
đường hô hấp trên, viêm màng ngoài tim, viêm màng trong tim
Người ta cũng đã cho biết rằng týp virus EV 71 đã xuất hiện ở Đài Loan vào năm
1968 cũng như đã từng xuất hiện ở các nước Đông Nam Á như: Philipines,
Indonesia, Singapore. Tuy rằng đây không phải là một týp enterovirus mới nhưng


đặc tính của týp virus này có độc tính rất mạnh và có khả năng làm tổn thương tổ
chức thần kinh trung ương gây ra những bệnh cảnh lâm sàng nặng và hậu quả để
lại xấu, hơn nữa nước ta lại nằm trong khu vực này cho nên cần cảnh giác và thận
trọng khi có bệnh TCM xuất hiện.
1.2. Hình thái của virus.
- Hình cầu, đường kính 27-30 nm.
- Lớp capsid gồm 60 tiểu đơn vị, không có lớp bao ngoài.
- Bên trong chứa RNA, là thành phần di truyền, nhân lên và gây nhiễm của virus.
Virus nhân lên ở bào tương của tế bào bị nhiễm.


Một vài hình ảnh về hình thể và cấu trúc của virus Coxsackie gây bệnh TCM
1.3. Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài.
- Virus bị đào thải ra ngoại cảnh từ phân, dịch hắt hơi, sổ mũi.
- Virus bị bất hoạt bởi nhiệt 560C trong vòng 30 phút, tia cực tím, tia gamma.
- Virus chịu được pH với phổ rộng từ 3-9.
- Bị bất hoạt bởi: 2% Sodium hyproclorite (nước Javel), Chlorine tự do. Không
hoặc ít bị bất hoạt bởi các chất hòa tan lipid như: Cồn, Chloroform, Phenol, Ether.
- Ở nhiệt độ lạnh 40C, virus sống được vài ba tuần.
2. Khả năng gây bệnh của virus
2.1. Đặc điểm dịch tễ học.
2.1.1. Phân bố theo thời gian:
Bệnh có quanh năm, tăng mạnh ở 2 đợt: tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12.
2.1.2. Phân bố theo địa dư:
- Bệnh tay-chân-miệng xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Trong thời gian gần đây,
dịch tay-chân-miệng chủ yếu do Enterovirus 71 gây ra ở các nước Đông Nam Á.
Vụ dịch tại Đài Loan năm 1998 được coi là vụ dịch lớn với hơn 100.000 người
mắc, hơn 400 trẻ phải nhập viện với các biến chứng ở hệ thần kinh trung ương, 78
trẻ tử vong.



- Tại Việt Nam, bệnh tay-chân-miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa
phương trong cả nước; tại các tỉnh phía Nam, số mắc tập trung từ tháng 3 đến
tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12.
2.1.3. Phân bố theo tuổi:
Bệnh có ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhiều hơn ở dưới 5 tuổi, tập trung ở dưới 3 tuổi,
đỉnh cao là 1-2 tuổi.
2.1.4. Nguồn truyền nhiễm
Nguồn bệnh là người bệnh, người lành mang virus trong các dịch tiết từ mũi, hầu,
họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc phân của bệnh nhân. Lây nhiễm
ngay từ thời gian ủ bệnh (từ 3 - 7 ngày) trước khi phát bệnh và thời kỳ lây truyền
kéo dài cho đến khi hết loét miệng và các phỏng nước, dễ lây nhất là trong tuần
đầu của bệnh.
2.1.5. Phương thức lây truyền:
Bệnh TCM lây truyền bằng đường “phân-miệng” và tiếp xúc trực tiếp, nhưng chủ
yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch
tiết từ các nốt phỏng hoặc tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên dụng
cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà. Đặc biệt khi bệnh nhân mắc bệnh đường
hô hấp, việc hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ tạo điều kiện cho virus lây lan trực tiếp từ
người sang người.
2.1.6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch:
Bệnh TCM có tính cảm thụ cao, mọi người đều có cảm nhiễm với virus gây bệnh
tay - chân - miệng, không phải tất cả mọi người nhiễm virus đều có biểu hiện bệnh
mà phần lớn bệnh ở hình thái thể ẩn, không biểu hiện các triệu chứng, đây là
nguồn lây nhiễm nguy hiểm; bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt là trẻ
em dưới 5 tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn.
Mọi lứa tuổi có thể bị nhiễm Enterovirus nhưng không phải tất cả đều bị bệnh mà
bệnh chỉ xẩy ra ở những cơ thể không có miễn dịch chống lại Enterovirus. Người
ta thống kê cho thấy rằng trẻ nhũ nhi, trẻ em và ngay cả thiếu niên, người trưởng
thành nếu chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh TCM.

2.2. Gây bệnh ở người
2.2.1. Sự lan truyền của virus trong cơ thể
Enterovirus xâm nhập vào cơ thể, chúng thường khu trú ở niêm mạc má hoặc ở
niêm mạc ruột vùng hồi tràng. Sau khoảng thời gian 24 giờ, virus sẽ đi đến các
hạch bạch huyết xung quanh, từ đây chúng xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng
huyết trong một khoảng thời gian ngắn.
Từ nhiễm trùng huyết, virus đến niêm mạc miệng và da. Thời kỳ ủ bệnh thường
kéo dài khoảng từ 3 – 7 ngày.
2.2.2. Biểu hiện của bệnh
Bệnh khởi phát là sốt sau đó xuất hiện các bọng nước ở niêm mạc miệng (ở nướu
răng, lưỡi, bên trong má) và xuất hiện ban đỏ ở bàn tay, bàn chân. Các ban đỏ này
có thể hình thành các bọng nước. Đặc điểm của các ban của bệnh TCM là thường
không ngứa và không xuất hiện ở gan bàn tay hoặc gan bàn chân. Như vậy, các
ban và bọng nước chủ yếu xuất hiện ở tay, chân và miệng vì vậy được gọi là bệnh
TCM. Ngoài ra ở một số ít trường hợp có thể xuất hiện ở một số vị trí khác trên cơ
thể như vùng mông.
Các bọng nước ở miệng thường vỡ ra và gây loét làm cho trẻ đau đớn, khóc nhiều,
ăn kém hoặc sợ không dám ăn cho nên trẻ gầy sút nhanh. Nếu các bọng nước ở
tay, chân khi vỡ ra nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ thì rất có thể bị bội nhiễm vi
khuẩn gây mưng mủ và làm cho bệnh phức tạp thêm. Hầu hết các trường hợp bị
bệnh TCM sẽ qua khỏi nhưng có một số nếu căn nguyên gây nên bệnh là EV71 thì
sẽ có thể bệnh diễn biến phức tạp hơn nhất là khi virus gây tổn thương hệ thần
kinh trung ương sẽ thể hiện một bệnh viêm màng não điển hình với biểu hiện là
sốt cao, nhức đầu, cứng cổ, buồn nôn, nôn vọt.
2.2.3. Tóm tắt các biểu hiện của bệnh
• Loét miệng: là các bọng nước có đường kính 2-3 mm Thường khó thấy các bóng
nước trên niêm mạc miệng vì nó vở rất nhanh tạo thành những vết loét, trẻ rất đau
khi ăn, tăng tiết nước bọt
• Bọng nước: từ 2-10 mm, màu xám, hình bầu dục.
• Bọng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.

• Bọng nước lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể lồi lên trên da sờ có cảm giác
cộn hay ẩn dưới da, thường ấn không đau.
• Bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: bóng nước rất ít xen kẻ với những
hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng
nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.
Tiên lượng đối với bệnh TCM tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh là do
Enterovirus A16 hay do EV71. Nếu do Enterovirus A16 thì thường là bệnh nhẹ và
có thể tự khỏi sau từ 7 - 10 ngày, nhưng do EV71 thì có thể có biến chứng nguy
hiểm như viêm phổi, viêm cơ tim cấp hoặc viêm màng não, thậm chí gây tử vong.

2.2.5. Biến chứng:
• Các biến chứng thường gặp là: viêm màng não, viêm não màng não, liệt mềm
cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh
• Các biến chứng có thể phối hợp với nhau như: viêm não màng não, phù phổi và
viêm cơ tim trên cùng 1 bệnh nhân.
• Các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể trong
24 giờ.
• Theo các nghiên cứu tại Đài loan cho thấy biến chứng nặng thường do
Enterovirus 71.
3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
3.1. Bệnh phẩm
- Phân, dịch ngoáy họng, dịch nốt phồng, dịch nốt loét, dịch não tủy là các bệnh
phẩm để phân lập vi rút và thực hiện các xét nghiệm sinh học phân tử.
- Máu để làm phản ứng huyết thanh xác định hiệu giá kháng thể đặc hiệu.
3.2. Phương pháp chẩn đoán:
- Phân lập virus: Cấy bệnh phẩm vào tế bào thận khỉ hoặc tế bào phôi người. Vi
rút phá hủy tế bào.
- Xét nghiệm RT- PCR phát hiện RNA của virus
- Phản ứng huyết thanh xác định hiệu giá kháng thể đặc hiệu bằng phản ứng trung
hoà, miễn dịch huỳnh quang.

4. Dự phòng và điều trị
4.1. Các biện pháp dự phòng:
4.1.1. Phòng bệnh chung
Là một bệnh lây trực tiếp, thường xảy ra tại cộng đồng, tập thể, vì thế các biện
pháp dự phòng chung rất quan trọng.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất
là ở nhà trẻ mẫu giáo về tầm quan trọng của giữ gìn vệ sinh, như vệ sinh răng
miệng, rửa tay trước, sau khi nấu ăn, chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh, đặc biệt
là mỗi lần thay tã cho trẻ, ăn chín, uống sôi.
- Trẻ mắc bệnh không đến lớp đến khi hết loét miệng và các phỏng nước. Khi có
từ 2 trẻ trở lên trong một lớp bị mắc bệnh trong vòng 7 ngày, thì cho lớp nghỉ học
10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca cuối cùng.
- Khi trẻ đến lớp cú sốt, loét miệng, phỏng nước phải thông báo cho gia đình và cơ
quan y tế .
- Làm sạch dụng cụ học tập, đồ chơi và các dụng cụ khác bằng chloramin B 2%.
Dụng cụ ăn uống như bát, đũa, cốc; ngâm, tráng nước sôi trước khi ăn, sử dụng.
- Các biện pháp chuyên môn chăm sóc trẻ bệnh tại gia đình bệnh nhi:
+ Bệnh nhi phải được cách ly, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.
+ Phân và các chất thải của bệnh nhi phải được khử khuẩn bằng chloramin B; quần
áo, chăn màn dụng cụ của bệnh nhi phải được khử khuẩn bằng đun sôi, ngâm dung
dịch chloramin B 2%;
+ Người chăm sóc bệnh nhi: thực hành vệ sinh cá nhân, đặc biệt rửa tay ngay khi
thay tã cho trẻ. Hạn chế hôn, sử dụng chung các dụng cụ với trẻ bệnh.
+ Khi trẻ còn triệu chứng bệnh tay - chân - miệng, không cho phép tham gia các
hoạt động, gặp gỡ đông trẻ em khác như đến lớp, đi bơi,
+ Theo dõi các biểu hiện sốt, loét miệng, phỏng nước đối với các thành viên trong
gia đình, đặc biệt là trẻ em để thông báo cho cơ quan y tế.
- Các biện pháp chuyên môn phòng ngừa lây nhiễm bệnh tại các cơ sở điều trị:
Cán bộ y tế phải áp dụng biện pháp phòng ngừa lây nhiễm.
+ Rửa tay ngay bằng dung dịch sát khuẩn khi có tiếp xúc với chất tiết và bài tiết

của bệnh nhi dù có hay không có mang găng tay.
+ Mang trang phục phòng hộ cá nhân khi làm những thủ thuật trên bệnh nhi có
nguy cơ tạo giọt bắn tới niêm mạc.
4.1.2. Phòng bệnh đặc hiệu
Chưa có vắc xin phòng bệnh.
4.2. Điều trị bệnh tay chân miệng:
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu
chứng.
• Đưa trẻ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế. Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại
nhà, cần thực hiện những điều sau đây :
+ Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước
+ Giảm đau, hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt
Paracetamol.
+ Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho ăn thức ăn
lỏng, mềm, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.
+ Không cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng.
+ Theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu: dễ giật mình, hoảng hốt, run chi, gồng tự
hết, đi loạng choạng, chới với, co giật, da nổi bông, nôn ói nhiều, sốt cao. Khi có
các biểu hiện trên cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
PGS.TS. Trần Đình Bình

×