Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chẩn đoán hình ảnh của lao phổi pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.28 KB, 6 trang )

Chẩn đoán hình ảnh của lao phổi

A./ Đại cương:
- Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn BK gây ra.
- Lâm sàng: Sốt về chiều, ho có đờm, gầy sút ăn kém, khám phổi có ran.
- Có 2 thể: Lao sơ nhiễm và lao sau sơ nhiễm:
B./ Chẩn đoán hình ảnh:
I./ Xquang thường quy:
1./ Lao sơ nhiễm:
- Lao sơ nhiễm (lao tiên phát) là biểu hiện lâm sàng, sinh hóa và mô bệnh sau khi phổi
tiếp xúc đầu tiên với BK ở 1 cơ thể chưa có tăng cảm và miễn dịch đối với lao.
- XQ điển hình: Là phức hợp lao nguyên thủy hình quả tạ: Một đầu là hạch rốn phổi viêm,
đầu còn lại là ổ sơ nhiễm (săng sơ nhiễm). Hai đầu đó được nối với nhau bởi một đường
mờ thẳng do viêm hạch bạch huyết ( hiếm gặp).
+ Săng sơ nhiễm: Là một hình mờ nhỏ, nằm trong nhu mô phổi, có bờ viền mờ. Khi có dò
hạch – PQ thì có thể lan theo đường PQ gây ra viêm phổi do lao.
- không điển hình:
+ Thường gặp là hình mờ của hạch rốn phổi viêm, hạch trung thất to chèn ép PQ ở trẻ em.
+ Tràn dịch màng phổi thanh sợi huyết 1 bên.
*./ Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm phổi thùy:
- Viêm phổi do vi rút.
2./ Lao sau xơ nhiễm: (Lao kê, lao phổi thâm nhiễm sớm, lao phổi mãn tính, di chứng).
a./ Lao kê: ( Lan theo đường máu).
*./ Chẩn đoán Hình ảnh:
- Tổn thương về sau là các nốt mờ nhỏ hình hạt kê, kích thước từ 1mm - 3 mm (Nốt mờ
kẽ) dầy đặc 2 trường phổi ( Tập trung nhiều ở phía trên trường phổi).
- Có thể có hạch rốn phổi kèm theo, dầy dính góc sườn hoành.
*./ Chẩn đoán phân biệt:
- Ung thư di căn thể kê: Nốt mờ tập trung nhiều ở phía thấp, cần dựa thêm vào lâm sàng
và tìm BK trong đờm nhiều lần (-).


- Bệnh bụi phổi Silic: tổn thương tập trung nhiều ở rốn phổi và tỏa xuống đáy phổi, Tiền
sử có tiếp xúc với yếu tố nghề nghiệp.
- Ứ huyết phổi do bệnh tim mạch: tổn thương tập trung ở rốn phổi và tỏa ra xung quanh,
kèm theo dấu hiệu bệnh lý về tim mạch.
- Viêm phổi đốm: Nốt mờ to hơn lao kê, gặp ở trẻ em, người già. Tổn thương kẽ dạng
PQPV.
b./ Lao phổi thâm nhiễm sớm: (Là thể trung gian giữa lao sơ nhiễm và lao mãn tính).
*./ Chẩn đoán hình ảnh:
- Giai đoạn sớm tổn thương mô kẽ dạng kính mờ về sau tổn thương là đám mờ mô kẽ,
ranh giới không rõ rệt, nằm ở góc ngoài vùng dưới đòn. Hoặc những nốt mờ tròn, đường
kính từ 1 - 2 cm ở vùng hạ đòn và đỉnh phổi.
- Tổn thương thường biến đổi nhanh, nếu được điều trị tốt có thể mất đi hoặc để lại sẹo,.
- Nếu không được điều trị đúng thì sẽ tiến triển thành hang lao hoặc thể lao khác.
*./ Chẩn đoán phân biệt:
- Thâm nhiễm mau bay: Hình mờ nhạt hơn và mất nhanh sau 1 – 2 tuần. Bạch cầu ái toan
tăng, nguyên nhân do KST hay virut.
- Viêm phổi không điển hình: Có nhiều ổ ở các vùng khác nhau của phổi. Nếu tổn thương
chỉ khu trú ở vùng dưới đòn thì khó phân biệt. Tuy nhiên tổn thương sẽ mất nhanh khi
điều trị bằng kháng sinh thông thường và không để lại di chứng.
- Ung thư di căn đến phổi: Chụp CT.Scanner để chẩn đoán phân biệt, có tổn thương
nguyên phát.
c./ Lao phổi mãn tĩnh:
*./ Lao thể nốt:
- Là những nốt mờ to, nhỏ khác nhau (3 - 15 mm), đôi khi tập trung thành từng đám có
giới hạn.
- Vị trí: Đỉnh phổi, hạ đòn và ở hai phổi
- Tiến triển: Chậm, kéo dài gây xơ hóa, co kéo xung quanh. Nếu được điều trị tốt thì sẽ
nhỏ dần và tạo nốt vôi hóa.
- Một dạng của lao nốt là U lao: là 1 hình mờ tròn đơn độc, bờ nhẵn, ĐK > 2 cm, điều trị
nội khoa ít kết quả và thường phát triển thành hang lao.

*./ Lao thể hang:
- Hang có thành dầy, bờ trong đều rõ. Bờ ngoài không rõ, có thâm nhiễm phản ứng xung
quanh. Có thể có xơ hóa, co kéo.
- Cần chẩn đoán phân biệt hang lao với:
+ áp xe phổi: Thành dầy, có mức nước - hơi. Xung quanh có tổn thương đông đặc phổi.
+ K hoại tử: Hình tròn, thành dầy, bờ trong gồ ghề, lồi lõm. Chụp CT để chẩn đoán phân
biêt.
+ Giả hang: Chụp phim nghiêng, CT để chẩn đoán phân biệt.
*./ Lao xơ:
- Tổn thương là các dải mờ đậm trong trường phổi.
- Chủ yếu ở đỉnh phổi, có thể lan xuống dưới.
- Có thể ở 1 hoặc 2 trường phổi.
- Co kéo xung quanh: KQ, trung thất, rốn phổi, màng phổi, tim, cơ hoành
- Lồng ngực co hẹp, diện tích phổi bị thu hẹp.
- Những vùng quá sáng do thở bù của vùng phổi lành.
- Tiến triển: ít thay đổi qua những lần chụp khác nhau.
*./ Lao xơ hang:
- Hang lao: Do lao thể nốt tiến triển xấu dẫn đến bã đậu hóa.
- Xơ hóa: Tổ chức xơ phát triển nhiều, kết hợp với các hang lao nên gọi là lao xơ hang.
*./ Ngoài ra còn có thể gặp một số thể lao đặc biệt:
- Lao củ: Nốt mờ tròn đơn độc > 3 cm, bờ tròn đều, danh giới tương đối rõ ở đỉnh phổi.
CT khối không ngấm thuốc sau tiêm, bên trong nốt có vôi hóa trung tâm.
- Viêm phổi do lao: Tạo 1 hình mờ cả 1 thùy phổi.
- Tràn dịch màng phổi kèm theo các tổn thương do lao
- Lao phổi đồng nhiễm HIV/AIDS.
II./ CT.Scanner.
- Chụp CLVT nhằm làm rõ thêm các tổn thương ở phổi do lao như:
+ Tổn thương dạng kính mờ.
+ Xác định tổn thương tổ chức kẽ. Dấu hiệu Tree in bud (nụ trên cành)
+ Hanh lao

+ U lao
+ Xơ hóa
+ Các vôi hóa
C./ Hình ảnh di chứng do lao phổi:
- Vôi hóa: Vùng đỉnh , hạ đòn phổi.
- Xơ hóa: Là những dải mờ đậm, gây co kéo xung quanh: Rốn phổi, trung thất, cơ hoành,
khí quản,
D./ Biến chứng lao phổi: - Tràn dịch MP, tràn khí MP, xơ phổi. Xơ giãn PQ => ho ra má.

×