Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

BÉO PHÌ, NGỪNG THỞ KHI NGỦ VÀ GÂY MÊ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.08 KB, 3 trang )

BÉO PHÌ, NGỪNG THỞ KHI NGỦ VÀ GÂY MÊ


Ngày nay béo phì đang trở thành một vấn đề lớn ở nhiều nước và sẽ trở thành
nguyên nhân của mối quan tâm, lo lắng. Những bệnh nhân béo phì làm tăng yếu tố
nguy cơ, di chứng và tử vong cho chính bản thân họ khi gây mê.
Chỉ số khối cơ thể được sử dụng như một phương tiện để đánh giá mức độ béo phì
ở bệnh nhân. Chiều dài thắt lưng: vòng hông có thể là một cách thích hợp để đánh
giá sự phân bố mỡ, phân bố hình dáng liên quan với yếu tố nguy cơ cao những
biến chứng chuyển hoá và bệnh thiếu máu tim.
ở bệnh nhân béo phì thường gặp khó khăn về đường thở khi thông khí úp mask
bằng tay và việc đặt nội khí quản khó hơn ở bệnh nhân bình thường. ở những
bệnh nhân này cũng tăng nguy cơ trào ngược do tăng phản xạ dạ dày-thực quản và
tắc nghẽn đường thở. Compliance phổi của những bệnh nhân này giảm là do béo
và hạn chế di động của cơ hoành và giảm nặng dung tích sống, tăng công cô hấp
và giảm hiệu năng hô hấp. Sự trao đổi khí rất kém do tăng shunt trong phổi dẫn
đến bệnh nhân thiếu oxy, ứ CO
2
.
Có khoảng 5% bệnh nhân béo bệu có tắc nghẽn đường thở khi ngủ với thời gian
ngừng thở ít nhất 10 giây hoặc dài hơn mặc dù có sự cố gắng thông khí lúc ngủ.
Kết quả của những vấn đề này là thiếu oxy, thừa CO
2
, tăng áp lực phổi, suy tim
phải và polycythemia. Những bệnh nhân này có tình trạng buồn ngủ ban ngày làm
tăng nhuy cơ tai nạn giao thông cho chính họ.Sự tắc nghẽn đường thở khi ngủ chỉ
có thể được xác định bằng polysomnography trong khi ngủ.
Béo phì thường kết hợp với những biến chứng về bệnh thiếu máu cơ tim và tăng
huyết áp. Những bệnh nhân này có lưu lượng tim tăng, tăng áp lực thất trái cuối thì
tâm thu, tăng gánh thất trái và suy chức năng thất trái.
Nhìn chung với gây mê cần quan tâm đến các vấn đề: việc đặt đường truyền


thường khó khăn, theo dõi ở những nơi phương tiện không thích hợp, tư thế bàn
phẫu thuật không đủ, tư thế Trendelenburg có thể không thích hợp. Với các thuốc
dùng cần phải dò liều, thuốc an thần có thể ảnh hưởng đến hô hấp của bệnh nhân
trước hoặc sau mổ.
Với gây mê toàn thân thông khí bằng mask là không có khả năng và có thể làm
tăng nguy cơ trào ngược. Đặt NKQ có thể phải thực hiện khi bệnh nhân tỉnh vì
nguy cơ đặt NKQ khó là 13%. Nên tránh thông khí tự thở vì dễ gây thiếu oxy,
thừa CO
2
một cách từ từ.Thông khí kiểm soát là thích hợp và có thể cần tiếp tục
duy trì sau mổ giúp cho việc chuyển hoá thuốc mê để làm giảm ảnh hưởng của
thuốc trên hô hấp. Để ngăn chặn ảnh hưởng của thuốc và tắc nghẽn đường thở khi
ngủ cần thông khí CPAP hoặc BIPAP trong vài ngày sau mổ.
Gây tê vùng có thể tránh được can thiệp vào hệ thống hô hấp và có tác dụng giảm
đau sau mổ. Vì vậy cho phép đảm bảo cân bằng sinh lý và chức năng phổi tốt hơn.
Tuy nhiên kỹ thuật này khó hơn vì thay đổi mốc giải phẫu khi bệnh nhân nằm. Vì
vậy có thể sử dụng máy kích thích thần kinh để hướng dẫn gây tê.
Bất cứ phương pháp vô cảm nào và chăm sóc sau mổ ở những bệnh nhân này nên
được thực hiện bởi 1 người có kinh nghiệm. Nghiên cứu về tỷ lệ tử vong phẫu
thuật gần đây chỉ ra rằng những bệnh nhân này có nguy cơ tử vong cao trong quá
trình phẫu thuật. Có không nhiều bác sỹ gây mê sẵn sàng có trách nhiệm với cuộc
sống ngắn ngủi của những bệnh nhân này.

×