Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Học các dấu chính tả cho học sinh mầm non pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.77 KB, 8 trang )

Học các dấu
Cô giáo và phụ huynh nếu đứng quay mặt về phía con em thì nhớ phải
làm ngược chiều.
(Muốn các em giơ tay phải thì mình phải đưa tay trái . . .)
Hướng dẫn các em đưa tay trái phải theo cô:

Ở lứa tuổi này các em chưa phân biệt được tay trái tay phải mà chỉ biết
bắt chước đưa tay theo cô mà thôi.
Bảo các em giang hai tay theo cô:

Không phải tất cả các em trong lớp đều có thể làm ngay chuyện đơn giản
này đâu.
Tùy theo thói quen của bé, khi được bảo đưa tay là em sẽ đưa cao tay
THUẬN của mình lên.
Có em cũng chỉ dùng một tay, xoay người chỉ TRÁI PHẢI chứ không
thay đổi tay.
Theo kinh nghiệm khi vào các lớp nhỏ, cô giáo nên chọn hai đồ vật ở vị
trí đối xứng. (cái cửa - bên trái <> bức tranh - bên phải) để hướng dẫn
chỉ tay.


Khi các em đã biết dưa cao tay, giang 2 tay, chỉ tay trái phải rồi thì
chúng ta sẽ bắt đầu hướng dẫn dấu.

Nhớ thấp người xuống và nhảy lên - hoặc kiễng chân cao - ở SẮC để
lồng THỂ DỤC vào sinh họat


Trở lại dấu SẮC để chuyển qua dấu HỎI:



Trở lại dấu SẮC để chuyển qua dấu NGÃ:
Để cho các em thấy vui, giáo viên sẽ dậm chân lảo đảo, giả bộ té chống
tay TRÁI xuống đất (làm dấu TÉ) rồi làm lại thành dấu NGÃ. Các lần
sau không phải té, nhưng cũng nên dậm chân.


Dấu Nặng:


Hình vẽ diễn tả đúng các dấu. Ngay cả GV cũng không thể cong người
làm đúng cách diễn tả, nhưng các em luôn luôn nghĩ là mình đã làm đẹp
như hình vẽ.
Muốn cho các em nhớ mau thì không nên hỏi các em làm dấu HUYỀN
vì các dấu khác đều bắt đầu từ SĂC.
Cứ nhớ SĂC là trẻ em có thể nghiêng người đặt tay SẮC lên đầu làm
HỎI, rồi dậm chân nghiêng qua phía kia làm NGÃ.
Vì vậy nên dán trên bảng hay cửa ra vào hình dấu SẮC, thỉnh thoảng
yêu cầu các em diễn tả dấu SẮC.
Khi nào các em nhắm mắt đưa tay đúng, hỏi bất chợt trong lúc chơi
đúng thì hãy dạy dấu HUYỀN.
Nhắc lại:
Tuy các em có thể làm theo ba má hay gv, nhưng lúc khởi đầu này
đều do thói quen tự nhiên theo tay THUẬN, và đa số đều thuận
tay phải,
Tất cả bắt đầu từ dấu SẮC, Thế Hệ phải in dấu SẮC ngoài bìa vở
cho các em lớp Mầm_Mẫu_Một: bắt đầu hướng dẫn hs giơ tay
PHẢI làm dấu SẮC với sách trước mặt bìa để ngửa rồi đưa tay lên
đầu làm dấu hỏi nghiêng qua phía trái, dần dần bắt các em lật úp
bìa, và thỉnh thoảng gv lại hô 1234 Dấu SẮC để các em ngừng trò
chơi nhảy lên theo cô.

Với cách hướng dẫn này, một vài tháng sau là các em đều nhớ rõ
Sắc Hỏi Ngã.(hs chỉ có một buổi sáng thứ Bảy đi học tiếng Việt)


BÀI CA CÁC DẤU


Má nghe con đọc to dấu SẮC.
Viết xong con dưa bút lên tai cài
Là la la la
( Là la la la )
Lá la la là
( Lá la la là )
Nốt SON ở vị trí dấu sắc sẽ thay bằng dấu LẶNG để giáo viên và hs đọc
to các dấu Huyền Hỏi Ngã Nặng.
Phần la la trong ngoặc sẽ không hát ( các nốt đánh dấu màu tím )


* * * * *
Má nghe con đọc to dấu SẮC : hơi kiễng chân hoặc nhảy lên, đưa tay
chéo làm dấu SẮC .
Viết xong con dưa bút lên tai cài: sờ tai
Là la la la: hai tay dưa cao qua đầu đu đưa
( Là la la la )
Lá la la là: hai tay dưa cao qua đầu vừa xoay dần cho đủ 360 độ vừa đu
đưa
Cách làm dấu HỎI: từ dấu SẮC, để tay phải lên đầu rồi nghiêng về phía
trái
Cách làm dấu NGÃ: từ dấu SẮC, để tay phải lên đầu rồi nghiêng về phía
Phải

Dấu NẶNG: Các em khoanh tay, hơi nhón người ( hoặc nhảy lên ) rồi
ngồi bệt xuống )
Người hướng dẫn nếu quay mặt về phía học sinh thì nhớ làm ngược lại.
Tuổi thơ Việt nam


Video trên Youtube:

×