Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

tìm hiểu Lỗ Tấn và tác phẩm "Thuốc" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.17 KB, 10 trang )


THUỐC (LỖ TẤN)

1. Tác giả
+ Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng,
tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc. Ông là nhà văn cách
mạng lỗi lạc của Trung Quốc thế kỉ XX. “Trước Lỗ tấn chưa hề có Lỗ
Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn” (Quách Mạt Nhược)
+ Tuổi trẻ của Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề để tìm một con đường cống
hiến cho dân tộc: từ nghề khai mỏ đến hàng hải rồi nghề y, cuối cùng
làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào. Con đường gian nan để
chọn ngành nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn lịch sử Trung Hoa
thời cận hiện đại, vừa nói lên tâm huyết của một người con ưu tú của
dân tộc.
+ Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn được thể hiện nhất quán
trong toàn bộ sáng tác của ông: phê phán những căn bệnh tinh thần
khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà
hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
+ Tác phẩm chính: AQ chính truyện (Kiệt tác của văn học hiện đại
Trung Quốc và thế giới), các tập Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết
theo lối mới, hơn chục tập tạp văn có giá trị phê phán, tính chiến đấu cao

2. Hoàn cảnh sáng tác truyện Thuốc
Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng
nổ. Đây là thời kì đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp,
Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa
thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. “Người Trung Quốc
ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ” (Lỗ Tấn). Đó
là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải
phóng dân tộc. Chính nhà cách mạng lỗi lạc thời này là Tôn Trung Sơn
cũng nói: “Trung Quốc ấy với một thông điệp: Người Trung Quốc là


một con bệnh trầm trọng”. Thuốc đã ra đời trong bối cảnh ấy với một
thông điệp: cần suy nghĩ nghiêm khắc về một phương thuốc để cứu dân
tộc.

. b-Tóm tắt tác phẩm:

Gia đình lão Hoa Thuyên có đứa con trai “mười đời độc đinh” bị bệnh
ho lao. Một đêm mùa thu gần về sáng , Lão Hoa đem số tiền vợ chồng
dành dụm được ra pháp trường , gặp đao phủ mua một cái bánh tẩm máu
tử tù về cho thằng Thuyên ,con trai lão ăn để chữa bệnh lao. Trời sáng ,
quán trà của vợ chồng lão Hoa đông khách dần , mọi người bàn tán về
cái chết của tử tù . Tử tù là Hạ Du , một người cách mạng bị xử chém vì
chống Nhật . Mọi người cho Hạ Du là thằng điên , thằng khốn nạn và
khen Cụ Ba là khôn vì đã tố cáo cháu mình để lấy tiền thưởng . Họ cũng
cho vợ chồng lão Hoa là may vì tìm được máu để tẩm bánh bao làm
thuốc . Tiết thanh minh vào mùa xuân năm sau , bà Hoa đi thăm mộ con
( thằng Thuyên vẫn chết vì bệnh lao dù đã ăn bánh bao tẩm máu người).
Bà gặp bà mẹ của Hạ Du .Mẹ Hạ Du lúc đầu còn ngại ngùng , nhưng sau
đó bà Hoa đã bước qua ranh giới phân chia khu nghĩa địa dành cho dành
cho người nghèo sang khu dành cho ngưòi chết chém để an ủi mẹ Hạ Du
. Cả hai bà mẹ đều hết sức kinh ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du có một
vòng hoa. Mẹ Hạ Du lẩm bẩm “ Thế này là thế nào nhỉ ?”

II – Phân tích :

1-Ý nghĩa nhan đề “Thuốc” và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu
người:

Nhan đề thiên truyện là Thuốc (nguyên văn là Dược) . Thuốc ở đây
chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng

Thuyên ăn để chữa bệnh lao.Nhan đề này có nhiều nghĩa .

Nghĩa tường minh , chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh
bao tẩm máu người . Đây là một phương thuốc mê tín, lạc hậu tương tự
như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa
bệnh phù thủng là rễ cây mía đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ
con đực , con cái dẫn đến cái chết của ông cụ.

Nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần : căn bệnh
gia trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân
Trung Quốc . Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt
cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái
chết của nó . Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy.
Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì
người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác .Người dân
Trung Quốc phải tỉnh giấc , không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng
sắt không có cửa sổ”.

-Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc , của chiếc bánh bao tẩm máu người là
phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của
người dân Trung Quốc ( đám đông quần chúng không hiểu gì về Cách
mạng nên mới xem HD là giặc …) và căn bệnh xa rời quần chúng của
người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ . Hạ Du vì xa rời quần chúng
nên sự hi sinh của anh thật đáng thương hại. Tóm lại: Nhan đề truyện và
hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác
phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại : nhân
dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng
thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”

2- Các nhân vật:


a-Hình ảnh đám đông quần chúng:

-Buổi sáng sớm, ở pháp trường , lão Hoa đi mua bánh bao tẩm máu tử tù
về chữa bệnh cho con thì bị một đám đông xô đẩy nhau ào ào,chen bật
lão suýt ngã.Đó là những người đi xem hành hình nhà cách mạng Hạ Du
.Đám đông này khiến ta liên tưởng đến đám đông đi xem hành hình một
người Trung Quốc chống Nhật khiến Lỗ Tấn đi đến quyết định : Chữa
bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân.

-Khi trời sáng hẳn, ở quán trà đã đông khách của lão Hoa , Cậu Năm Gù
,Cả Khang ,người râu hoa râm…cùng bàn tán về : công hiệu của bánh
bao tẩm máu người có thể chữa bách bệnh, họ tin rằng thằng Thuyên ăn
vào “thế nào cũng khỏi”. Họ rất hăng say bàn về cái chết của Hạ Du với
thái độ miệt thị. Họ cho anh là cái “thằng khốn nạn”, “hắn điên thật
rồi”.Và họ cho rằng trong cái chết của Hạ Du có hai người gặp may .
May nhất là Cụ Ba nhờ tố cáo cháu mình nên được thưởng một số tiền
lớn mà gia đình khỏi bị liên luỵ, còn lão Hoa thì có máu Hạ Du để chấm
bánh bao làm thuốc chữa bệnh cho thằng Thuyên. Tóm lại, qua hai sự
việc trên,và bằng ngôn ngữ của người kể chuyện , ta thấy đám đông
quần chúng thật là mê muội về khoa học. Sự hiểu biết và thái độ của họ
về những vấn đề của đất nước,về bệnh tật ,về cuộc đời còn quá hạn chế.
Nói như Lỗ Tấn thì họ đang “ngủ quên trong một cái nhà hộp bằng sắt
không có cửa sổ”.Phải làm thế nào đó để thức tỉnh họ.

b-Nhân vật Hạ Du: Nhân vật Hạ Du không xuất hiện trực tiếp trong tác
phẩm mà được giới thiệu thông qua các nhân vật khác và qua thái độ của
người kể chuyện . Hạ Du là một người yêu nước , một nhà cách mạng
tiên phong , dũng cảm xả thân vì nghĩa lớn. Nhưng anh rất cô đơn
,không ai hiểu anh kể cả mẹ anh .Anh đã đổ máu vì quần chúng thế mà

họ lại lấy máu anh để tẩm bánh bao chữa bệnh lao. Hạ Du chính là hình
ảnh tượng trưng của cuộc cách mạng Tân Hợi, một cuộc cách mạng góp
phần đánh đổ chế độ phong kiến Trung Quốc nhưng lại xa rời quần
chúng nên thất bại.Qua hình tượng Hạ Du ,Lỗ Tấn muốn bày tỏ lòng
kính trọng với cuộc cách mạng này. Ta cũng thấy nhân vật Hạ Du là một
người yêu nước nhưng anh cũng thật cô đơn .


3-Cảnh hai bà mẹ đi thăm mộ con: Các hình ảnh mang ý nghĩa biểu
tượng: a. Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người: “Bánh bao tẩm
máu người”, nghe như chuyện thời trung cổ nhưng vẫn xảy ra ở nước
Trung Hoa trì trệ. Tầng nghĩa thứ nhất - nghĩa đen của tên truyện là:
thuốc chữa bệnh lao. Thứ mà ông bà Hoa Thuyên xem là “tiên dược” để
cứu mạng thằng con “mười đời độc đinh” đã không cứu được nó mà
ngược lại đã giết chết nó - đó là thứ thuốc mê tín.

+ Trong truyện, bố mẹ thằng Thuyên đã áp đặt cho nó một phương thuốc
quái gở. Và cả đám người trong quán trà cũng cho rằng đó là thứ thuốc
tiên. Như vậy, tên truyện còn hàm nghĩa sâu xa hơn, mang tính khai
sáng: đây là thứ thuốc độc, mọi người cần phải giác ngộ ra rằng cái gọi
là thuốc chữa bệnh lao được sùng bái là một thứ thuốc độc. Người Trung
Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt
không có sửa sổ.

+ Chiếc bánh bao - liều thuốc độc lại được pha chế bằng máu của người
cách mạng - một người xả thân vì nghĩa, đổ máu cho sự nghiệp giải
phóng nông dân Những người dân ấy (bố mẹ thằng Thuyên, ông Ba,
cả Khang ) lại dửng dưng, mua máu người cách mạng để chữa bệnh
Với hiện tượng chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du, Lỗ Tấn đã đặt ra một
vấn đề hết sức hệ trọng là ý nghĩa của hi sinh. Tên truyện vì thế mang

tầng nghĩa thứ ba: Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác
ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng. Chiếc
bánh bao thấm máu Hạ Du khi nướng lên lại tỏa mùi hương ngào ngạt cả
quán lão Thuyên. Mùi thơm ở dây là mùi thơm của tinh thần và khí
phách Hạ Du . Bằng chi tiết này ,tác giả đã gián tiếp ca ngợi Hạ Du một
cách kín đáo. Ca ngợi tinh thần , khí phách và phê phán sự xa rời quần
chúng của Hạ Du.

b. Hình ảnh con đường: Tác giả còn phác họa hình ảnh con đường dẫn
đến khu nghĩa địa này : có một con đường mòn ở giữa chia làm hai: Ở
giữa có con đường nhỏ hẹp , cong queo, do những người hay đi tắc dẫm
mãi thành đường. Nghĩa địa người chết chém phía bên trái nghĩa địa
người nghèo phía bên phải .Con đường mòn là biểu tượng cho một tập
quán xấu đã trở thành thói quen. Là cái ranh giới tự nhiên để phân cách
ngăn cách giữa những người chiến sĩ cách mạng như Hạ Du với quần
chúng , như gia đình Hoa Thuyên , cả Khang ,Năm Gù Không chỉ
sống họ mới cách biệt nhau mà cho đến khi chết họ cũng cách biệt nhau
bởi con đường mòn nhỏ hẹp , cong queo ấy c. Vòng hoa trên mộ Hạ Du
- Cả hai bà mẹ cùng rất kinh ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng
hoa : “hoa trắng hoa hồng nằm khoanh trên nấm mộ khum khum…

+ Việc làm của Hạ Du đã khiến mọi người phải suy nghĩ một cách
nghiêm túc.Với vòng hoa, Lỗ Tấn đã bày tỏ sự trân trọng và tiếc thương
đối với người chiến sĩ cách mạng tiên phong. Đồng thời cũng thể hiện sự
traân trọng của ông với cuộc cách mạng Tân Hợi.

+ Rõ ràng vòng hoa trên nấm mộ Hạ Du như muốn khẳng định một chân
lý lịch sử và cách mạng: Trong trạng thái mê muội, tê liệt của quần
chúng thuở ấy, vẫn có người nhớ đến, tiếc thương ngưỡng mộ và quyết
tâm noi gương người cách mạng tiên phong đã ngã xuống vì đại nghĩa.

Vòng hoa thể hiện cho xu thế cách mạng, cho niềm lạc quan đối với tiền
đồ cách mạng. Vòng hoa trong truyện “Thuốc” là một dự cảm về con
đường bão táp, một tia lửa hôm nay sẽ báo hiệu một đám cháy ngày mai!

+ Vòng hoa trên mộ Hạ Du: Có thể xem vòng hoa là cực đối lập của
“chiếc bánh bao tẩm máu”. Phủ định vị thuốc là bằng chiếc bánh bao
tẩm máu, tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới- chữa được cả
những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là
mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi
sinh” của những người cách mạng.

+ Nhờ chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du chủ đề tư tưởng tác phẩm mới
được thể hiện trọn vẹn, nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn
tăm tối song điều mà tác giả đưa đến cho người đọc không phải là tư
tưởng bi quan. d. Hình ảnh những nấm mộ như những chiếc bánh bao
của người giàu trong ngày mừng thọ. Nghĩa địa này là nghĩa địa Cổ Hiên
Ðình Khẩu - nơi chôn xác những người nghèo như cu Thuyên và những
người hoạt động Cách mạng như Hạ Du . Tác giả đã so sánh ngôi mộ ở
nghĩa địa Cổ Thiên Ðình Khẩu : như những chiếc bánh bao của người
giàu trong ngày mừng thọ.

Nghĩa thứ nhất đầy thương cảm: người chết nhiều ( chết vì lạc hậu u mê,
tăm tối) Nghĩa thứ hai: Ðây là lối so sánh rất sâu rất đau , hàm chứa một
ý nghĩa tố cáo rất gay gắt . Lối so sánh này cũng tạo nên một sự đối lập
để làm nổi bật sự tham lam tàn ác của giai cấp thống trị . Những người
nằm dưới những ngôi mộ này như cu Thuyên và Hạ Du đều là những
người chết trẻ , chết non ,chết yểu . Vậy mà mộ của họ lại được so sánh
như như những chiếc bánh bao của những kẻ giàu có , sống lâu trong
ngày mừng thọ . Một đằng là chết non , chết yểu , một đằng là mừng thọ
sống cao tuổi .Ðó là sự đối lập hoàn toàn . Từ đó tác giả tố cáo tội ác của

giai cấp thống trị : sống phè phỡn , sống sung sướng trên xương xương
máu của những người nghèo và chiến sĩ cách mạng . Nghĩa thứ ba: Phê
phán người dân TQ u mê về chính trị, không biết phân biệt đâu chính
đâu tà. Họ đã để mộ Hạ Du chung với những kẻ chết chém vì ăn cướp. e.
Thời gian nghệ thuật của truyện Tiến triển từ mùa thu Hạ Du bị hành
hình đến mùa xuân trong tiết thanh minh năm sau lúc hai bà mẹ đi thăm
mộ con.Cái chết của hai người con cũng như chiếc lá rời cành để tích
nhựa cho một mùa xuân hi vọng . dự báo về một tương lai sáng sủa cho
cách mạng Trung Hoa. Thời gian nghệ thuật trong truyện “Thuốc” vận
động từ mùa thu đến mùa xuân, từ lúc tử tù bị chém, thằng Thuyên ho
lao rồi chết đến tiết thanh minh, trên ngôi mộ Hạ Du có vòng hoa, một
thằng Thuyên và những nấm mộ khác “lác đác vài nụ hoa bé tý, trăng
trắng, xanh xanh”, trên cành dương liễu đã đâm ra “những mầm non
bằng nửa hạt gạo”. Đó là mầm xanh của mùa xuân hy vọng, hứa hẹn một
ngày mai ấm áp hơn.



×