Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP : CƠ CHẾ, DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN - PHẦN 2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.26 KB, 22 trang )

BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP : CƠ CHẾ,
DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN
PHẦN 2

1 LÂM SÀNG BỆNH THA
3.1 Triệu chứng cơ năng
Phần lớn bệnh nhân THA không có triệu chứng cơ năng, phát hiện bệnh có thể do
đo HA thường quy hoặc khi đã có biến chứng (TD = TBMMN).
Triệu chứng của người bệnh khi có, có thể nằm 1 trong 3 nhóm :
- Do HA cao
- Do bệnh mạch máu của THA
- Do bệnh căn gây ra THA (THA thứ phát)
Các triệu chứng do chính mức HA cao có thể là : nhức đầu, xây xẩm, hồi hộp, dễ
mệt và bất lực. Nhức đầu thường chỉ xảy ra khi có THA nặng. Thường nhức đầu ở
vùng chẩm, sau gáy và thường vào buổi sáng.
Các triệu chứng do bệnh mạch máu của THA là : chảy máu mũi, tiểu ra máu, mờ
mắt, cơn yếu hay chóng mặt do thiếu máu não thoáng qua, cơn đau thắt ngực, khó
thở do suy tim. Đôi khi có đau do bóc tách ĐMC hoặc do túi phình ĐMC rỉ xuất
huyết.
Các triệu chứng do bệnh căn gây ra THA bao gồm : uống nhiều, tiểu nhiều, yếu cơ
do hạ kali máu ở bệnh nhân cường Aldostérone tiên phát hoặc tăng cân, dễ xúc
động ở bệnh nhân bị hội chứng Cushing. Ở bệnh nhân bị u tủy thượng thận thường
bị nhức đầu, hồi hộp, toát mồ hôi, xây xẩm tư thế.
3.2 Bệnh sử
Tiền sử gia đình bị THA kèm theo THA từng lúc trong thời gian trước giúp nghĩ
đến bệnh THA tiên phát.
THA thứ phát cần nghĩ đến ở người bệnh THA dưới 35 tuổi hoặc trên 55 tuổi mà
THA nặng và nhanh.
Tiền sử sử dụng kích thích tố thượng thận hoặc oestrogène
Tiền sử nhiễm trùng tiểu nhiều lần giúp nghĩ đến viêm đài bể thận mãn.
Tiền sử tiểu đêm và uống nhiều giúp nghĩ đến nguyên nhân ở thận hay nội tiết.


Chấn thương vùng hông giúp nghĩ đến tổn thương thận.
Tăng cân giúp nghĩ đến hội chứng Cushing, trong khi giảm cân giúp nghĩ đến u
tủy thượng thận hay bệnh Basedow.
Các yếu tố nguy cơ khác của xơ vữa động mạch cần được xem xét : hút thuốclá,
tiểu đường, rối loạn lipid máu.
Ngoài ra cần hỏi về cách sống người bệnh, nghề nghiệp, cách ăn uống, hoạt động
thể lực …
3.3 Khám thực thể
Quan sát chung : mặt tròn kèm mập ở thân hơn là chi giúp nghĩ đến hội chứng
Cushing. Phát hiện bắp thịt chi trên phát triển hơn chi dưới giúp nghĩ đến hẹp eo
ĐMC.
So sánh HA và mạch ở 2 chi trên và 2 chi dưới. Đo HA ở tư thế nằm và đứng (ít
nhất 2 phút). HA tâm trương gia tăng khi đổi từ nằm ra đứng giúp nghĩ đến THA
tiên phát, nếu giảm giúp nghĩ đến THA thứ phát (với điều kiện bệnh nhân chưa
uống thuốc hạ áp).
Soi đáy mắt giúp lượng giá thời gian THA và tiên lượng.
Sờ và nghe động mạch cảnh xem có hẹp không. Đây có thể là biểu hiện của bệnh
mạch máu do THA hoặc có tổn thương động mạch thận. Khám tim và phổi giúp
phát hiện có tim lớn, có tiếng T3, T4 và có ran đáy phổi. Cần tìm tiếng thổi ngoài
tim do tuần hoàn bàng hệ của hẹp eo ĐMC.
Khám bụng bao gồm :
- Nghe ở bụng, vùng trên rốn bên phải và trái đường giữa, vùng 2 bên hông giúp
tìm âm thổi của hẹp ĐM thận.
- Sờ bụng để tìm túi phình ĐMC bụng hoặc thận lớn do bệnh thận đa nang.
Cần sờ mạch bẹn, nếu yếu và/hoặc chậm so với mạch cổ tay, cần đo HA hạ chi.
Khám chi dưới xem có phù hoặc di chứng của TBMMN.
3.4 Xét nghiệm cận lâm sàng
Các xét nghiệm cơ bản cần thực hiện cho tất cả bệnh nhân THA :
- Huyết đồ, dung tích hồng cầu
- Urée máu, créatinine máu

- Tổng phân tích nước tiểu (đường, đạm, hồng cầu, cặn lắng)
- Đường máu, cholesterol máu, Triglyceride máu, HDL, LDL
- Acid urique máu
- Phim lồng ngực
- Điện tâm đồ
- Siêu âm tim
Các xét nghiệm nhằm tìm nguyên nhân THA :
- Bệnh mạch máu thận : siêu âm động mạch thận, chụp cắt lớp điện toán hoặc
ảnh cộng hưởng từ, chụp mạch thận
- U tủy thượng thận : định lượng Catécholamine hoặc Metanephrine niệu trong
24 giờ
- Hội chứng Cushing : trắc nghiệm ức chế dexamethasone hoặc định lượng
Cortisol niệu trong 24 giờ
Bảng 4 : Phân tích bệnh võng mạc do THA và xơ cứng động mạch
THA Xơ cứng động mạch
Tiểu động mạch
Mức độ Hẹp chung Co thắt Xuất Xuất Phù Phản xạ ánh
Khiếm khuyết
Tỷ lệ khu trú huyết tiết sai sáng ĐM ĐM-
TM bắt chéo
ĐM/TM thị
Bình thường 3 : 4 1 : 1 0 0 0 Đường vành 0
mảnh, cột máu
đỏ
Độ I 1 : 2 1 : 1 0 0 0 Đường vành Ép nhẹ TM
rộng, cột máu
đỏ
Độ II 1 : 3 2 : 3 0 0 0 Đường vành Ép sụp TM
rộng “ dây đồng
cột máu không

thấy
Độ III 1 : 4 1 : 3 + + 0 Đường trắng Gập góc, thon
rộng “dây bạc” dần và mất
TM
cột máu không dưới ĐM ;
dãn TM
thấy xa
Độ IV mảnh mai, nghẽn ở + + + Sợi gân, cột Giống độ III
sợi gân dòng xa máu không
thấy

4. BIẾN CHỨNG TIM, THẬN VÀ NÃO CỦA BỆNH THA
Ba biến chứng chính của bệnh THA là ở tim, thận và não. Nhiều bệnh nhân chỉ
được phát hiện THA khi có biến chứng ở một trong các cơ quan này.


4.1 Biến chứng tim của THA
Các biến chứng tim của THA bao gồm : phì đại thất trái kèm dãn hay không dãn
buồng thất, suy tim, bệnh ĐMV, loạn nhịp và đột tử.
Các yếu tố bệnh sinh làm tổn thương tim trong THA được tóm tắt trong bảng 5
(15).
Bảng 5 : Các yếu tố bệnh sinh làm tổn thương tim trong THA

Thần kinh hormone - Hoạt hoá hệ renin-angiotensin-aldosterone
- Tăng hoạt giao cảm
- Tăng sản xuất hoặc giảm thoái hóa các phân
tử sinh học (TD : angiotensin II, cytokins)
Huyết động - Tăng sức cản mạch ngoại vi
- Tăng sức căng thành tim
- Giảm dự trữ vành

Mạch máu - Rối loạn chức năng nội mạc
- Tái cấu trúc mạch
- Giảm độ giãn mạch
- Phản ứng mạch quá mức
- Xơ vữa động mạch vành và động mạch ngoại
vi
Cơ tim - Tái cấu trúc thất trái
- Biểu hiện gene thai nhi (Fetal gene
expression)
- Phì đại tế bào cơ tim
- Thay đổi chất nền ngoài tế bào (extracellular
natrix)
TL : Chim C. Lang, Gregory YH Lip. Compliance of Hypertension : the Heart. In
Cardiology, ed by MH Crawford, JP Dimarco, WJ Paulus. Mosby 2004, p. 490
4.1.1 Phì đại thất trái do THA
Trước kia, chẩn đoán phì đại thất trái (PĐTT) trong nghiên cứu dựa vào định
lượng thất trái sau tử vong. Ngày nay, trong nghiên cứu và thực hành lâm sàng,
phì đại thất trái có thể chẩn đoán bằng các tiêu chuẩn ECG, siêu âm tim 2D hoặc
TM. Các phương tiện hiện đại, chính xác hơn để chẩn đoán phì đại thất trái bao
gồm : ảnh cộng hưởng từ, CT scan cực nhanh và siêu âm tim 3 chiều. Các phương
tiện này chưa phổ biến trong thực hành lâm sàng. Bảng 6 nêu lên tiêu chuẩn siêu
tâm TM chẩn đoán phì đại thất trái dựa theo nghiên cứu Framingham (16).
Bảng 6 : Giới hạn trên của thất trái theo tiêu chuẩn siêu âm

TL : Levy D, Savage DD, Garrison RJ et al. Echocardiographic criteria for left
ventricular hypertrophy : the Framingham Study. Am J Cardiol 1987 ; 59 : 956-
960
PĐTT bệnh lý thường không gây ra triệu chứng cơ năng trong nhiều năm, trước
khi biểu hiện bằng triệu chứng suy tim hoặc đột tử. Độ nhậy cảm của ECG trong
chẩn đoán PĐTT cao > 90%, tuy nhiên độ đặc hiệu chỉ 20-40% ; ngược lại độ

nhậy cảm của siêu âm trong PĐTT là > 80% và độ đặc hiệu > 80% (15). Siêu âm
tim còn hữu ích để chẩn đoán nguyên nhân khác ngoài THA của PĐTT (TD : bệnh
van tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh cơ tim phì đại).
Tất cả các thuốc điều trị THA, ngoại trừ minoxidil và hydralazine, đều có hiệu quả
giảm phì đại thất trái. Tuy nhiên khả năng giảm PĐTT giữa các thuốc có thể khác
nhau. Nghiên cứu LIVE (17) chứng minh khả năng giảm PĐTT của lợi tiểu có tính
dãn mạch indapamide cao hơn enalapril trong điều trị THA. Nghiên cứu LIFE (18)
chứng minh losartan có hiệu quả hơn atenolol.
4.1.2 Suy tim do THA
THA đơn độc, không điều trị có thể dẫn đến suy tim. Tần suất suy tim do THA
đứng hàng thứ 2 sau bệnh động mạch vành (ĐMV). THA cũng là yếu tố nguy cơ
đưa đến bệnh ĐMV, loạn nhịp tim từ đó dẫn đến suy tim. THA dẫn đến rối loạn
chức năng tim, sau đó suy tim có thể qua các giai đoạn sau :
- Rối loạn chức năng tâm trương thất trái (TD : do phì đại thất)
- Rối loạn chức năng tâm thu TT không triệu chứng cơ năng kèm PĐTT đồng
tâm
- Dãn TT không triệu chứng cơ năng kèm phì đại lệch tâm TT
- Rối loạn chức năng tâm thu TT có triệu chứng cơ năng kèm phì đại lệch tâm
TT và dãn lớn TT
Tiến triển của hình dạng TT trong suy tim được biểu hiện trong hình 5.
Hình 5 : Tiến triển hình dạng thất trái trong suy tim

TL : Chim C Lang, Gregory YH Lip. Complications of Hypertension : the Heart.
In Cardiology, ed. by MH Crawford, JP DiMarco, WJ Paulus. Mosby 2004, 2
nd
ed,
pp. 490-500
Hình 6 : Đường cong biểu hiện áp lực - thể tích trong rối loạn chức năng tâm
thu và rối loạn chức năng tâm trương thất trái


TL : Chim C Lang, Gregory YH Lip. Complications of Hypertension : the Heart.
In Cardiology, ed. by MH Crawford, JP DiMarco, WJ Paulus. Mosby 2004, 2
nd
ed,
pp. 490-500
Rối loạn chức năng tâm trương TT (RLCNTrTT) thường không có triệu chứng cơ
năng. Tuy nhiên RLCNTTrTT có thể là nguyên nhân của 40% suy tim có triệu
chứng cơ năng và thực thể. Tần suất chung của suy tim sung huyết kèm chức năng
tâm thu TT bình thường là 11-83% ở bệnh nhân THA và 5-67% ở bệnh nhân bệnh
ĐMV (15).
Chẩn đoán suy tim do THA bao gồm :
- Chẩn đoán xác định suy tim sung huyết dựa theo tiêu chuẩn Framingham hay
tiêu chuẩn Châu Âu
- Xác định có tiền sử THA hoặc đang bị THA. Cần chú ý là khi suy tim nặng,
HA có thể không cao như khi chức năng tâm thu thất trái còn tốt. Soi đáy mắt
rất hữu ích để chẩn đoán có THA và mức độ xơ cứng động mạch.
- Loại trừ các nguyên nhân suy tim khác bằng triệu chứng lâm sàng và nhất là
cận lâm sàng : bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh màng ngoài tim, bệnh tim bẩm
sinh và bệnh ĐMV. Siêu âm tim rất có giá trị trong phân biệt các nguyên nhân
suy tim, ngoại trừ bệnh ĐMV. Chẩn đoán phân biệt suy tim do THA và suy
tim do bệnh ĐMV cần siêu âm tim Dobutamine hoặc đôi khi cần chụp ĐMV.
Điều trị suy tim do THA cũng theo các quy trình của điều trị suy tim tâm thu và
suy tim tâm trương. Cần đạt mục tiêu điều trị THA. Cần chú ý đến bệnh nội khoa
khác kết hợp trong THA. UCMC, chẹn thụ thể AG II và lợi tiểu là các thuốc hàng
đầu trong điều trị. Khi cần sử dụng ức chế calci, nên sử dụng amlodipine. Có thể
sử dụng chẹn bêta, vừa hạ huyết áp, vừa cải thiện chức năng tim. Chỉ nên bắt đầu
liều thấp và sử dụng 1 trong 3 thuốc chẹn bêta đã có nghiên cứu trong điều trị suy
tim : bisoprolol, carvedilol và metoprolol.
4.1.3 Các biến chứng tim khác do THA
THA là một trong các yếu tố nguy cơ chính của BĐMV. Chẩn đoán và điều trị

BĐMV được đề cập đến trong các chương …
Loạn nhịp tim do THA bao gồm loạn nhịp nhĩ và loạn nhịp thất. THA là một trong
4 nguyên nhân chính của rung nhĩ. Các loạn nhịp thất thường gặp bao gồm ngoại
tâm thu thất và loạn nhịp nhanh thất. Nên sử dụng chẹn bêta điều trị THA trong
trường hợp có kèm biến chứng loạn nhịp. Dầy thất trái do THA là một yếu tố nguy
cơ độc lập của đột tử. Đột tử do THA phần lớn do loạn nhịp thất, cũng có thể do
huyết khối trong ĐMV xảy ra do tình trạng tăng tạo huyết khối của THA (19).
4.2 Biến chứng thận của THA
THA là một trong các nguyên nhân thường gặp của suy thận giai đoạn cuối
(ESRD-end stage renal disease). Cần chú ý là THA có biến chứng thận, có thể có
thêm biến chứng dầy thất trái và/hoặc bệnh ĐMV.
Các động mạch nhỏ và động mạch vào vi cầu thận thường bị tổn thương do THA.
Các thương tổn mô học bao gồm : xơ cứng động mạch hyaline hóa, tăng sinh và
phì đại nội mạc và hoại tử dạng fibrin (hình 7). Do tổn thương đầu tiên của thận do
THA xảy ra ở động mạch nhỏ trước vi cầu thận, các biến đổi ở vi cầu thận và cấu
trúc sau vi cầu thận sẽ là các biến đổi thiếu máu cục bộ (hình 8).
Hình 7 : Vi cầu thận trong xơ cứng động mạch thận do THA

TL : Sica DA. Complications of Hypertension : the Kidney. In Cardiology, ed. by
MH Crawford, JP DiMarco, WJ Paulus. Mosby 2004, 2
nd
ed, pp. 501-510
Hình 8 : Vi cầu thận thiếu máu cục bộ trong xơ cứng thận lành tính (benign
nephroscleroses)

TL : Sica DA. Complications of Hypertension : the Kidney. In Cardiology, ed. by
MH Crawford, JP DiMarco, WJ Paulus. Mosby 2004, 2
nd
ed, pp. 501-510
Sinh lý bệnh của tổn thương thận do THA được tóm tắt trong hình 9. Cần chú ý là

THA dẫn đến tổn thương thận, ngược lại bệnh lý thận cũng làm THA. Ở người
THA dạng không trũng (giảm HA) về đêm (non nocturnal dipper), sẽ có biến
chứng dầy thất trái và biến chứng thận nhiều hơn bệnh nhân THA có trũng về đêm
(nocturnal dipper).
Hình 9 : Các cơ chế làm gia tăng bệnh thận tiên phát do THA (20)





Bệnh thận tiên phát
THA
Xơ c
ứng

tiểu động mạch thận
TMCB vi cầu thận
Tăng áp l
ực

vi cầu thận
Xơ c
ứng vi cầu thận
khu trú





TL : Sica DA. Complications of Hypertension : the Kidney. In Cardiology, ed. by

MH Crawfor, JP DiMarco, WJ Paulus. Mosby 2004, 2
nd
ed, pp. 501-510
Angiotensin II đóng vai trò chính trong suy thận do THA. Các tác dụng của AG II
làm mất các nephron dẫn đến suy thận (hình 10).
Hình 10 : Sự mất nephron do angiotensin II (20)











- TGF- : transforming growth factor  (yếu tố tăng trưởng )
- ECM : extra cellular natrix (chất nền ngoài tế bào)
- PAI-1 : plasminogen-activator inhibitor-1 (chất ức chế hoạt hóa plasminogen 1)
TL : Sica DA. Complications of Hypertension : the Kidney. In Cardiology, ed. by
MH Crawford, JP DiMarco, WJ Paulus. Mosby 2004, 2
nd
ed, pp. 501-510
Xơ hóa thận lành tính (hoặc bệnh thận do THA hoặc xơ hóa bệnh thận do THA)
thường không có triệu chứng cơ năng.
Bệnh thường bắt đầu từ tuổi > 50, thường ở bệnh nhân nam và người da đen. Ở
giai đoạn đầu chức năng thận chưa giảm, cặn lắng thường bình thường, có thể có
vi đạm niệu. Một khi có protein niệu cao (> 1g/24 giờ), cần nghĩ tới nguyên nhân
Angiotensin II

Ho
ạt hóa đại
thực bào
Tiểu protein

TGF-

và ECM


PAI-I


Aldosterone


sản xuất
Cytokine
Áp l
ực thủy tĩnh mao
mạch vi cầu thận 

thoái hóa ECM

T
ế b
ào n
ội mạc v
à gian
bào chịu lực căng/stress

T
ổn th
ương tr
ực tiếp tế
bào vi cầu thận
S
ợi hóa vi cầu thận v
à k

ống thận
Lắng đọng ECM
Viêm
bệnh thận khác với xơ hóa thận do THA. Creatinine máu thường không tăng cho
tới khi độ lọc cầu thận xuống dưới 30%.
Các yếu tố sau giúp chẩn đoán xơ hóa thận do THA :
- Không có bệnh thận tiên phát
- Tiền sử gia đình khởi phát THA từ tuổi 25-45
- Chủng tộc da đen ở Mỹ
- THA độ 2-3 kéo dài
- Không đáp ứng huyết động do thận khi ăn nhiều protein hoặc truyền acid amin
- Tăng acid uric máu
- Chứng cớ tổn thương võng mạc do THA
- Có PĐTT
- Khởi phát THA trước protein niệu
- Sinh thiết thận : mức độ sợi hóa và thiếu máu vi cầu thận tương hợp với mức
độ bệnh lý tiểu động mạch
Thuốc hạ HA chính trong điều trị THA có biến chứng thận là UCMC hoặc chẹn
thụ thể angiotensin II. Thường phải phối hợp > 2 thuốc hạ HA mới đạt mục tiêu
HA.
Mục tiêu HA ở đây là < 130/80 mmHg, cần sử dụng và phân phối thuốc sao cho

có hiệu quả bảo vệ HA suốt 24 giờ. Sử dụng lợi tiểu phối hợp UCMC rất có hiệu
quả.
Khi độ thanh thải creatinine > 30 ml/phút, có thể dùng thiazide ; thấp hơn cần
dùng furosemide. Có thể phối hợp với lợi tiểu giữ kali như amioride, triamterene
và spironolactone. Không nên dùng ức chế calci đơn độc trong điều trị THA có
biến chứng thận (21).
4.3 Biến chứng não của THA : đột quỵ
Khoảng 80-85% đột quỵ là nhồi máu não, chỉ 10% là xuất huyết não, còn lại là
xuất huyết dưới màng nhện. THA là yếu tố nguy cơ chính của đột quỵ. Các yếu tố
nguy cơ khác là đái tháo đường, điều trị hormone thay thế, rung nhĩ, nghiện nặng
thuốc lá, uống nhiều rượu. Chưa có chứng cớ rõ về liên quan giữa rối loạn lipid
máu và đột quỵ.
THA dẫn đến biến đổi hình dạng các mạch máu não và biến đổi huyết động tuần
hoàn não. Các mạch máu lớn, các chỗ chia nhánh trở nên phì đại, tái cấu trúc, do
đó làm thay đổi tuần hoàn não.
THA là yếu tố nguy cơ chính của XVĐM. XVĐM ở mạch máu não thường xảy ra
ở gốc động mạch cảnh và động mạch cột sống, ở động mạch nền và lục giác
Willis, ở cung ĐMC. THA cũng làm tăng tạo huyết khối (tình trạng tăng đông) do
bất thường đông máu, tiểu cầu và rối loạn chức năng nội mạc.
THA cũng hay phối hợp với nhồi máu não nhỏ dạng lỗ khuyết (lacunar infarcts),
chẩn đoán xác định bằng ảnh cộng hưởng từ. Nhồi máu não dạng lỗ khuyết chiếm
đến 25% nhồi máu não.
Có tương quan giữa HA và tần suất mới mắc đột quỵ. Nghiên cứu gộp Prospective
Study Collaboration (22) dựa trên 45 nghiên cứu, bao gồm 450.000 nam nữ, theo
dõi trung bình 16 năm cho thấy có liên quan chặt chẽ giữa mức độ HA tâm trương
với đột quỵ (hình 11). Tương quan giữa HA với đột quỵ gấp 10 lần ở người trẻ <
45 tuổi ; tuy nhiên chỉ gấp 2 lần ở người > 65 tuổi (hình 12).
Hình 11 : Nguy cơ tương đối đột quỵ dựa theo HA tâm trương : tăng
10mmHg HAttr, nguy cơ đột quỵ tăng gấp 1,84 lần


TL : SHEP Cooperative Research Group. Prevention of stroke by antihypertensive
drug treatment in older persons with isolated systolic hypertension. JAMA 1991 ;
265 : 3255-3264
Hình 12 : Tương quan giữa đột quỵ và tuổi theo mức HA tâm trương : tương
quan giữa HA tâm trương với tuổi trẻ cao hơn người lớn tuổi

TL : MacMahon S, Peto R, Kupler J et al. Blood pressure, stroke and coronary
heart disease. Part 1 Prolonged differences in blood pressure : prospective
observational studies corrected for the regression dilution bias. Lancet 1990 ; 335 :
765-774
Chẩn đoán đột quỵ dựa vào khám lâm sàng. Chẩn đoán phân biệt giữa nhồi máu
não và xuất huyết não dựa vào CT scan hoặc ảnh cộng hưởng từ sọ não.
ECG giúp xác định rung nhĩ. Siêu âm 2D-Doppler giúp tìm mảng xơ vữa và huyết
khối trong động mạch cảnh. Siêu âm tim qua thành ngực và qua thực quản giúp
tìm huyết khối trong tim, lỗ bầu dục thông thương, các tổn thường tim phối hợp.
Điều trị THA có thể giảm tần suất mới mắc đột quỵ. Các nghiên cứu SHEP (24),
Sys-Eur (25) và Sys-China (26) chứng minh điều trị THA tâm thu đơn thuần giảm
đột quỵ tử vong và không tử vong lần lượt 36%, 42% và 38%. Chưa có nhiều
nghiên cứu so sánh, chứng minh sự vượt trội của từng loại thuốc trong hiệu quả
phòng ngừa đột quỵ. Các nghiên cứu cổ điển thường dùng lợi tiểu hoặc chẹn bêta.
Nghiên cứu ALLHAT (27) cho thấy hiệu quả giảm đột quỵ của amlodipine và
chlorthalidone cao hơn lisinopril. Nghiên cứu LIFE (18) cho thấy losartan hiệu
quả hơn atenolol trong giảm đột quỵ. Nghiên cứu HOT (28) chứng minh có thể
giảm huyết áp tâm trương tới mức < 80 mmHg. Nghiên cứu của Palmer và cộng
sự (29) chứng minh, mức HA tâm thu giảm 1mmHg giúp giảm 2% đột quỵ. HA
tâm thu có thể giữ ở mức < 140 mmHg.
Để phòng ngừa tái đột quỵ, nghiên cứu PROGRESS (30) dựa trên 6105 bệnh nhân
chứng minh perindopril phối hợp indapamide giúp giảm tái đột quỵ 43%.


×