TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….
[\[\
BẢNG PHÂN LOẠI
QUỐC TẾ VỀ BỆNH TẬT
1
BẢNG PHÂN LOẠI QUỐC TẾ
VỀ BỆNH TẬT
TS. BS. Đặng Hoàng Hải
MỤC TIÊU:
1. Liệt kê được các trục trong Bảng Phân loại Quốc tế Bệnh tật lần 10 (BPLQTBT lần
10) và Sổ tay Chẩn đoán Thống kê Bệnh Tâm thần lần IV (STCĐTKBTT lần IV).
2. Liệt kê được các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn tâm thần (trục I của STCĐTKBTT)
3. Liệt kê mối liên quan giữa rối loạn tâm thần và bệnh cơ thể (trục III của
STCĐTKBTT)
4. Liệt kê mối liên quan giữa rối loạn tâm thần và môi trường sống của người bệnh
(trục IV của STCĐTKBTT).
5. Đánh giá tình trạng rối loạn tâm thần (trục V của STCĐTKBTT)
1. GIỚI THIỆU CÁC BẢNG PHÂN LOẠI QUỐC TẾ VỀ BỆNH TẬT.
Trên thế giới, có nhiều bảng phân loại bệnh tật khác nhau, nhưng có hai bảng phân loại thường
được sử dụng, “Bảng Phân loại Quốc tế Bệnh tật” (BPLQTBT) của Tổ chức Y tế Thế giới
(TCYTTG) v “Sổ tay Chẩn đoán Thống kê Bệnh Tâm thần” (STCĐTKBTT) của Hiệp hội Bác
só Tâm thần Hoa kỳ (HHBSTTHK).
1.1. BẢNG PHÂN LOẠI QUỐC TẾ VỀ BỆNH TẬT.
1.1.1. LỊCH SỬ CỦA BPLQTBT.
- Năm 1853, trong một hội nghò về Thống kê lần thứ nhất, tổ chức tại Brussels, chủ trì
bởi William Farr (người Anh) và Marc d'Espine (người Ý), với nội dung “ thống nhất từ
ngữ về nguyên nhân tử vong áp dụng cho tất cả các quốc gia”, nhằm mục đích ghi nhận
và so sánh số liệu liên quan đến tử vong trên toàn thế giới.
- Năm 1893, tác giả Jacques Bertillón (Paris) biên soạn “Bảng phân loại quốc tế về
nguyên nhân tử vong (BPLQTBT) lần 1. Từ đó, TCYTTG có trách nhiệm biên soạn
BPLQTBT mỗi 10 năm
- Đến BPLQTBT lần 6, ngoài nguyên nhân gây tử vong, bảng này còn đề cập đến các
bệnh tật; và trong bảng này, các rối loạn tâm thần được xếp vào nhóm bệnh tâm thần
và thiếu sót (mental illness and deficiency)
- Năm 1978, BPLQTBT lần 9 được sử dụng; bảng này có 20 chương tương ứng với các
chuyên khoa, chuyên khoa Tâm thần được xếp vào chương V.
- Năm 1992, BPLQTBT lần 10 được chính thức sử dụng, bảng này có đặc điểm là sử
dụng các tiêu chuẩn để phân loại bệnh tật,
1.1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA BPLQTBT
- BPLQTBT là văn bản chính thức của TCYTTG, được sử dụng trong các quốc gia là
thành viên của Liên Hiệp Quốc,
- Các bảng báo cáo về tình trạng sức khỏe gởi về TCYTTG, dựa vào văn bảng này.
- BPLQTBT được áp dụng cho nhiều chuyên khoa khác nhau.
- BPLQTBT còn là tiêu chuẩn chẩn đoán cho các loại bệnh.
2
1.2. SỔ TAY CHẨN ĐOÁN THỐNG KÊ BỆNH TÂM THẦN
1.2.1. LỊCH SỬ.
- Mục đích của STCĐTKBTT:
Để áp dụng BPLQTBT tại Hoa kỳ, Brill, Chủ tòch Hội Bác só Tâm thần Hoa kỳ,
(HHBSTTHK) vào những năm 1960 - 1965, bắt đầu biên soạn cuốn sổ tay chẩn đoán
và thống kê bệnh Tâm thần; mục đích của bảng phân loại bệnh này: (1) phù hợp hệ
thống BPLQTBT, (2) có thể sử dụng rộng rãi (3) chẩn đoán phải có tính hệ thống hóa,
(4) tiêu chuẩn chẩn đoán rõ ràng (5) có hướng dẫn rõ ràng về các ghi nhận các dữ liệu
của người bệnh, (6) dễ sử dụng.
- Năm 1967, cuốn STCĐTKBTT lần I được chính thức áp dụng.
- Năm 1968, cuốn STCĐTKBTT lần II được đưa vào sử dụng.
Sau khi áp dụng cuốn STCĐTKBTT lần II; Spitzer và Joseph Fleiss nhận thấy tính chất
chính xác của bảng này rất thấp; trong một quan sát về chẩn đoán của các bác só Tâm
thần đối với một số bệnh nhân tâm thần, kết quả cho thấy, chẩn đoán của các bác só
này không phù hợp với nhau: nhiều nhóm nghiên cứu khác nhau tìm cách khắc phục
khuyết điểm này, trong số đó có nhóm Washington University; trong một nghiên cứu
theo dõi trầm cảm; nhóm này sử dụng hệ thống chẩn đoán theo tiêu chuẩn; sau đó hệ
thống này được gọi là tiêu chẩn chẩn đoán trong nghiên cứu (Research Diagnostic
Criteria: RDC).
- Năm 1980, Robert Spitzer là chủ tòch của y ban biên soạn cuốn STCĐTKBTT lần
III, tiêu chuẩn chẩn đoán được áp dụng cho tất cả các loại rối loạn tâm thần trong
STCĐTKBTT lần III; và tài liệu này được coi là bảng phân loại đầu tiên có sử dụng
tiêu chuẩn chẩn đoán, được dùng làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu về dòch tễ,
nguyên nhân và điều trò các loại bệnh tâm thần.
1.2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA STCĐTKBTT:
- STCĐTKBTT là văn bản chính thức của HHBSTTHK, được áp dụng ở Hoa kỳ và một
số quốc gia chòu ảnh hưởng của Hoa kỳ.
- STCĐTKBTT chỉ dùng cho chuyên khoa tâm thần.
- Trong STCĐTKBTT, các tiêu chuẩn chẩn đoán rất chặt chẽ, vì vậy thường được dùng
trong các nghiên cứu khoa học.
1.3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA BPLQTBT LẦN 10 VÀ STCĐTKBTT LẦN III.
Năm 1980, dựa trên cơ sỡ của STCĐTKBTT lần III, TCYTTG chuẩn bò cho việc biên soạn
BPLQTBT lần 10.
Ban biên soạn bao gồm các cơ quan của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), như bộ phận sức
khỏe Tâm thần; các cơ quan phi chính phủ như Hội Bác só Tâm thần Thế giới (WPA), tổ chức
và nhiều cá nhân khác; dưới sự điều phối của TCYTTG.
Bảng dự thảo được hoàn tất vào năm 1987, được thử nghiệm trong hơn 100 trung tâm nghiên
cứu lâm sàng trên 40 nước trên thế giới.
Năm 1992, BPLQTBT lần 10 được chính thức sử dụng trong các quốc gia nằm trong tổ chức
Liên hiệp quốc.
2. BẢNG PHÂN LOẠI QUỐC TẾ BỆNH TẬT LẦN 10 (BPLQTBT lần 10).
Chẩn đoán trong BPLQTBT lần 10 theo 3 trục: trục I liên quan đến chẩn đoán lâm sàng, trục II
ảnh hưởng của bệnh trên sinh hoạt của người bệnh, trục III là các vấn đề môi trường tâm lý xã
hội có ảnh hưởng trên bệnh tâm thần.
3
2.1. TRỤC I: CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG.
Trong BPLQTBT lần 10, có 20 chương, mỗi chương tương ứng với mỗi loại bệnh. Thí dụ:
chương I liên quan đến các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng, thuộc chuyên khoa Truyền
nhiễm, chương V là các rối loạn tâm thần và hành vi, thuộc chuyên khoa Tâm thần.
Bảng 1. Các chương trong BPLQTBT lần 10.
Chương Tên
I Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng
II Ung thư
III Bệnh của máu và cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến miễn
nhiễm.
IV Nội tiết, dinh dưỡng, và biến dưỡng
V Rối loạn tâm thần và hành vi.
VI Bệnh thần kinh.
…. ………………………………………………………………
World Health Organization. International Statistical Classification of Diseases and Related Health
Problems. 10th ed. Vol 1. Geneva: World Health Organization; 1992,
Các bệnh trong BPLQTBT lần 10 được mã hóa theo 5 chử số.
Mã số đầu tiên là chữ cái, thí dụ, mã số các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng có chữ A, các
rối loạn tâm thần và hành vi có chữ F.
Mã số thứ hai là chữ số, thí dụ F2; thường mã hai chử số này cho thấy nhóm bệnh, trong thí
dụ kể trên, nhóm F2 là Bệnh tâm thần phân liệt, các rối loạn phân liệt và các rối loạn hoang
tưởng.
Mã số thứ ba là chữ số, thí dụ F20, thường mã ba chữ số này cho biết loại bệnh, trong thí dụ
kể trên, F20 là bệnh Tâm thần phân liệt.
Mã số thứ tư là chữ số, thí dụ F 20.0, thường mã bốn chữ số này cho biết thể bệnh, trong thí
dụ kể trên, F 20.0 là Tâm thần phân liệt thể hoang tưởng.
Trong chuyên khoa Tâm thần, có 10 nhóm bệnh:
Bảng 2: Các nhóm bệnh tâm thần
Nhóm
Tên
F0 Các rối loạn tâm thần thực thể
F1 Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần .
F2 Bệnh tâm thần phân liệt, các rối loạn phân liệt và các rối loạn hoang tưởng
F3 Rối loạn khí sắc (cảm xúc).
F4 Các rối loạn bệnh tâm căn có liến quan đến stress và dạng cơ thể.
F5 Các hội chứng hành vi kết hợp với các rối loạn sinh lý và các nhân tố cơ thể
F6 Các rối loạn nhân cách và hành vi ở người thành niên.
F7 Chậm phát triển tâm thần
F8 Các rối loạn về phát triển tâm lý
F9 Các rối loạn hành vi và cảm xúc thường khởi phát ở trẻ em và thanh thiếu niên
4
2.2. TRỤC II:
Trục II đánh giá ảnh hưởng của bệnh trên sinh hoạt của bệnh nhân; sinh hoạt này bao gồm 4
lãnh vực: chăm sóc bản thân, hoạt động nghề nghiệp, quan hệ trong gia đình, hoạt động trong
xã hội.
2.2.1. CHĂM SÓC BẢN THÂN: bao gồm các sinh hoạt cơ bản như ăn, ngủ, vệ sinh, tình
dục; hoạt động này giúp cho người bệnh tồn tại.
2.2.2. LÀM VIỆC: bao gồm học tập, làm việc; hoạt động này giúp cho người bệnh có thể
thích nghi và sống độc lập trong xã hội.
2.2.3. QUAN HỆ: bao gồm quan hệ trong gia đình, như nội trợ, chăm sóc con cái , trong
cơ quan làm việc như phụ giúp các nhân viên khác
2.2.4. XÃ HỘI: tham gia các hoạt động xã hội như các đoàn thể, câu lạc bộ…
Như vậy, trục II đánh giá ảnh hưởng của rối loạn tâm thần trên nhiều lãnh vực khác nhau
trong đời sống, không còn gói gọn trong vấn đề tử vong.
Đánh giá này được coi là cơ sở cho việc đánh giá bệnh tật theo chỉ số DALY, và giúp cho
việc so sánh các loại bệnh chuyên khoa khác nhau được dễ dàng.
2.3. TRỤC III: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LÊN RỐI LOẠN TÂM THẦN.
Trục III đánh giá các yếu tố môi trường liên quan đến bệnh tật, thí dụ như gia đình, người
bảo trợ chính, học tập, việc làm, nhà ở, tiền bạc, phạm pháp…
Việc đánh giá tác động của môi trường cho thấy BPLQTBT lưu ý đến nguyên nhân môi
trường.
3. SỔ TAY CHẨN ĐOÁN THỐNG KÊ BỆNH TÂM THẦN LẦN IV
(STCĐTKBTT LẦN IV).
Trong cuốn STCĐTKBTT lần III, cũng chẩn đoán theo hệ thống đa trục, các trục này được xây
dựng dựa trên mô hình sinh học-tâm lý xã hội (biopsychosocial), bao gồm 5 trục:
Trục I liên quan đến khía cạnh tâm lý học, như rối loạn lâm sàng.
Trục II: liên quan đến rối loạn nhân cách và chậm phát triễn tâm thần.
Trục III: liên quan đến khía cạnh sinh học, như các bệnh cơ thể.
Trục IV: liên quan đến khía cạnh môi trường, như các điều kiện xã hội có liên quan đến rối loạn
tâm thần.
Trục V: lượng giá chung về sinh hoạt của người bệnh.
3.1. TRỤC I: CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG.
Chẩn đoán trong trục I dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của nhóm Washington University; tiêu
chuẩn này bao gồm hai nhóm: đưa vào và loại trừ (inclusion and exclusion criteria); tiêu
chuẩn đưa vào còn được gọi là tiêu chuẩn chẩn đoán; tiêu chuẩn loại trừ là tiêu chuẩn chẩn
đoán phân biệt.
3.1.1. TIÊU CHUẨN ĐƯA VÀO (TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN).
Tiêu chuẩn này cũng bao gồm những tiêu chuẩn liên quan đến nguyên nhân, triệu chứng,
diễn tiến và sinh hoạt của người bệnh.
3.1.1.1. Tiêu chuẩn liên quan đến nguyên nhân.
Trong các tiêu chuẩn đưa vào có tiêu chuẩn liên quan đến nguyên nhân, nguyên nhân
có thể là bệnh cơ thể hoặc môi trường.
3.1.1.1.1. Bệnh cơ thể.
Có nhiều rối loạn tâm thần có liên quan đến bệnh cơ thể, thí dụ: mất trí do mạch
máu; khi phân tích tiêu chuẩn của mất trí do mạch máu trong STCĐTKBTT lần IV.
1. Tiêu chuẩn chẩn đoán mất trí do mạch máu:
5
A.
Có sự xuất hiện nhiều thiếu sót về nhận thức được chứng tỏ cùng một lúc
bởi:
(1) Một sự biến đổi trí nhớ, sự biến đổi khả năng thu nhập những thông tin
mới, nhớ lại những thông tin đã thu thập trước đó.
(2) Một (hoặc nhiều) rối loạn về nhận thức sau đây:
(a). Vong ngôn (rối loạn ngôn ngữ )
(b). Mất dùng cử động (biến đổi khả năng thực hiện một vận động mặc
dù những chức năng vận động còn nguyên vẹn)
(c). Mất nhận thức (không thể lónh hội hay nhận dạng những đồ vật mặc
dù các chức năng về giác quan còn nguyên vẹn)
(d). Rối loạn những chức năng thực hành (dự đònh tổ chức, sắp xếp thời
gian, tư duy trừu tượng)
B. Những thiếu sót về nhận thức trong tiêu chuẩn A1 và A2 đều là nguồn gốc
của sự biến đổi đáng kể về chức năng xã hội hoặc nghề nghiệp và tiêu biểu
cho một sự suy sụp đáng kể so với mức độ chức năng trước đó.
C. Những dấu hiệu và những triệu chứng thần kinh đònh vò (ví dụ : gia tăng
phản xạ gân xương, phản xạ duỗi da lòng bàn chân, liệt giả hành tủy, rối loạn
đi đứng, chủ yếu các chi) hoặc phát hiện dựa vào những xét nghiệm cận lâm
sàng một bệnh mạch máu não (ví dụ, nhồi máu nhiều chổ tại vỏ não và tại
chất trắng dưới vỏ) được xét có liên quan về nguyên nhân với rối loạn.
D. Những thiếu sót không chỉ xảy ra đơn độc trong diễn tiến của sảng.
Khi phân tích các tiêu chuẩn trên, tiêu chuẩn C cho thấy người bệnh có các triệu
chứng thần kinh khu trú, các xét nghiệm cho thấy người bệnh bò một bệnh mạch
máu não, và diễn biến lâm sàng cho thấy bệnh mạch máu não là nguyên nhân
của mất trí do mạch máu.
2. Tiêu chuẩn chẩn đoán của các nhóm rối loạn tâm thần.
Khi phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán của các nhóm rối loạn tâm thần như nhóm F0,
F1, F2, F3, F4, v.v…
1. Nhóm F0:
- Nhóm F0 bao gồm các loại bệnh: Mất trí trong bệnh Alzheimer (F00), mất trí
trong bệnh mạch máu (F01), mất trí trong các bệnh lý khác được xếp loại ở
chỗ khác (F02), mất trí trong bệnh không biệt đònh (F03), hội chứng quên thực
thể (F04), sảng (F05), o giác thực thể (F06.0), căng trương lực thực thể
(F06.1), hoang tưởng thực thể (F06.2), rối loạn khí sắc (cảm xúc) thực thể
(F06.3). rối loạn âu lo thực thể (F06.4), rối loạn phân ly thực thể (F06.5), rối
loạn cảm xúc giao động (suy nhược) thực thể (F06.6), v.v…
- Khi phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán của nhóm F0 (các rối loạn tâm thần thực
thể), trong tiêu chuẩn chẩn đóan có tiêu chuẩn liên quan đến bệnh cơ thể.
Bảng 3: Tiêu chuẩn chẩn đoán của các rối loạn tâm thần nhóm F0
Bệnh Tiêu
chuẩn
Nội dung
Sảng do
bệnh cơ
thể
D
Bệnh sử, sự thăm khám cơ thể hoặc những xét nghiệm
cận lâm sàng cho thấy rõ rối loạn là do những hậu quả
sinh lý trực tiếp của một bệnh nội khoa tổng quát
Sảng do
Bệnh sử, sự thăm khám cơ thể hoặc các xét nghiệm cận
6
nhiều
nguyên
nhân
lâm sàng cho thấy rõ sảng là do nhiều nguyên nhân bệnh
(ví dụ. nhiều bệnh nội khoa tổng quát hoặc một bệnh nội
khoa tổng quát cộng thêm một sự ngộ độc bởi một chất
hoặc một tác dụng phụ của thuốc)
Mất trí do
bệnh mạch
máu
C
Những dấu hiệu và những triệu chứng thần kinh đònh vò
(ví dụ : gia tăng phản xạ gân xương, phản xạ duỗi da lòng
bàn chân, liệt gỉa hành tủy, rối loạn đi đứng chủ yếu các
chi) hoặc phát hiện dựa vào những xét nghiệm cận lâm
sàng một bệnh mạch máu não (ví dụ, nhồi máu nhiều chổ
tại vỏ não và tại chất trắng dưới vỏ) được xét có liên quan
về nguyên nhân với rối loạn
Mất trí do
bệnh cơ
thể khác
C Bệnh sử, sự thăm khám cơ thể hoặc những xét nghiệm
cận lâm sàng cho thấy rõ rối loạn là hậu quả sinh lý trực
tiếp của một trong các bệnh nội khoa tổng quát được ghi
chú trong danh sách dưới đây
Mất trí do
nhiều
ngưyên
nhân.
C Bệnh sử, sự thăm khám cơ thể hoặc các xét nghiệm cận
lâm sàng cho thấy rõ rối loạn có nhiều nguyên nhân (ví
dụ : chấn thương sọ não với sử dụng rượu mãn tính, sa sút
tâm thần loại Alzheimer với sa sút tâm thần do mạch máu
thứ phát)
Rối loạn
trí nhớ do
bệnh cơ
thể
D Bệnh sử, sự thăm khám cơ thể hoặc các xét nghiệm cận
lâm sàng cho thấy rõ rối loạn là hậu quả sinh lý trực tiếp
của một bệnh nội khoa tổng quát (nhất là chấn thương về
thể chất)
Rối loạn
căng
trương lực
do bệnh cơ
thể
B Bệnh sử, sự thăm khám cơ thể hoặc các xét nghiệm cận
lâm sàng cho thấy rõ rối loạn là một hậu quả sinh lý trực
tiếp của một bệnh nội khoa tổng quát
Rối loạn
loạn thần
do bệnh cơ
thể
B Sau khi xem xét bệnh sử, khám cơ thể và làm các khám
nghiệm bổ sung, có bằng chứng là rối loạn loạn thần này
là do hậu quả sinh lý trực tiếp của một bệnh nội khoa tổng
quát
Rối loạn
khí sắc do
bệnh cơ
thể
B Các tiền sử bệnh hoặc khám lâm sàng và các khám
nghiệm bổ sung xác đònh rõ rằng rối loạn này là hậu quả
sinh lý trực tiếp của một bệnh nội khoa tổng quát
Rối loạn
lo âu do
bệnh cơ
thể
B Tiền sử, khám cơ thể hay các khám nghiệm bổ sung
chứng tỏ rằng rối loạn này là hậu quả sinh lý trực tiếp của
một bệnh nội khoa tổng quát
Biến đổi
nhân cách
do bệnh cơ
thể
Bệnh sử, sự thăm khám cơ thể hoặc các xét nghiệm cận
lâm sàng cho thấy rõ rối loạn là một hậu quả sinh lý trực
tiếp của một bệnh nội khoa tổng quát
7
Theo bảng 3, trong các rối loạn tâm thần của nhóm F0, đều có tiêu chuẩn “các
khám nghiệm bổ sung chứng tỏ rằng rối loạn này là hậu quả sinh lý trực tiếp
của một bệnh nội khoa tổng quát”
2. Nhóm F1:
Nhóm F1 bao gồm các loại bệnh: các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng
rượu (F10), chất có thuốc phiện (F11), cần sa (F12), thuốc an thần hoặc các
thuốc ngủ (F13), cocaine (F14), các chất kích thích khác bao gồm cafein (F15),
các chất gây ảo giác (F16), thuốc lá (F17), dung môi dễ bay hơi (F18),
Khi phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán của nhóm F1 (các rối loạn tâm thần và
hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần), trong tiêu chuẩn chẩn đoán có
tiêu chuẩn liên quan đến việc sử dụng các thuốc tác động trên hệ thần kinh.
Bảng 4: Tiêu chuẩn chẩn đoán của các rối loạn tâm thần nhóm F1
Bệnh Tiêu
chuẩn
Nội dung
Sảng
do ngộ độc
D Bệnh sử, sự thăm khám cơ thể hoặc các xét nghiệm lân
cận lâm sàng cho thấy rõ hoặc :
1. sự xuất hiện các triệu chứng của tiêu chuẩn A và B
trong lúc bò ngộ độc bởi 1 chất.
2. sự sử dụng thuốc là nguyên nhân liên quan đến rối
loạn.
Sảng do
cai một
chất
D Bệnh sử, sự thăm khám cơ thể hoặc các xét nghiệm cận
lâm sàng cho thấy rõ sự xuất hiện những triệu chứng của
tiêu chuẩn A và B trong lúc có hội chứng cai hoặc ít lâu
sau
Mất trí do
sử dụng
chất
D Bệnh sử, sự thăm khám cơ thể hoặc các xét nghiệm cận
lâm sàng cho thấy rõ những thiếu sót có liên quan về
nguyên nhân với những tác dụng dai dẳng của một chất
được sử dụng (ví dụ : một chất gây ra một sự lạm dụng,
một dược chất)
Rối loạn
trí nhớ do
bệnh cơ
thể
D Bệnh sử, sự thăm khám cơ thể hoặc các xét nghiệm cận
lâm sàng cho thấy rõ rối loạn là hiệu quả sinh lý trực tiếp
của một bệnh nội khoa tổng quát (nhất là chấn thương về
thể chất)
Rối loạn
trí nhớ do
sử dụng
chất
D Bệnh sử, sự thăm khám cơ thể hoặc những xét nghiệm
cận lâm sàng cho thấy rõ rối loạn trí nhớ có liên quan về
nguyên nhân với các tác dụng dai dẳng của việc sử dụng
một chất (ví dụ : một chất gây ra sự lạm dụng, một dược
chất)
Rối loạn
loạn thần
do sử dụng
chất
B Sau khi xem xét bệnh sử, khám cơ thể hay thực hiện các
khám nghiệm bổ sung có bằng chứng về (1) hoặc (2) :
1. Các triệu chứng của tiêu chuẩn A đã xuất hiện trong
thời gian ngộ độc hay trong thời gian cai một chất, hoặc
trong vòng một tháng sau đó.
2. Việc sử dụng thuốc có liên quan về mặt nguyên nhân
với rối loạn loạn thần
8
Rối loạn
khí sắc do
sử dụng
chất
B Các tiền sử bệnh hoặc khám lâm sàng và các khám
nghiệm bổ sung xác đònh rõ (1) hoặc (2) có liên quan về
nguyên nhân với các tác dụng dai dẳng của việc sử dụng
một chất (ví dụ : một chất gây ra sự lạm dụng, một dược
chất)
Rối loạn
lo âu do sử
dụng chất
B Thông qua tiền sử, khám cơ thể hay các khám nghiệm bổ
sung phát hiện được một trong hai yếu tố sau :
1. Các triệu chứng của tiêu chuẩn A xuất hiện trong khi
hoặc trong vòng ít hơn 1 tháng sau một tình trạng ngộ độc
hay cai nghiện một chất.
2. Việc sử dụng thuốc men có liên quan về mặt nguyên
nhân với rối loạn
Lệ thuộc
một chất
Sự dung nạp được xác đònh bằng một trong những triệu
chứng sau đây :
a. Nhu cầu gia tăng đáng kể một chất về số lượng để đạt
tới hứng khởi hoặc hiệu quả mong muốn.
b. Hiệu quả bò giảm sút đáng kể cùng số lượng của một
chất trong trường hợp sử dụng liên tục.
Lạm dụng
một chất
A Phương thức sử dụng không thích đáng một chất dẫn đến
một sự biến đổi về chức năng hoặc một sự đau khổ đáng
kể về mặt lâm sàng có đặc điểm là sự hiện diện ít nhất
một trong những biểu hiện sau đây trong thời gian 12
tháng
Ngộ độc
một chất
Phát triển một hội chứng đặc hiệu liên quan đến một chất
do hấp thụ hoặc tiếp xúc chất đó gần đây, có thể hồi phục
được
Cai một
chất
Sự phát triển một hội chứng đặc hiệu đối với một chất sau
khi ngưng (hoặc giảm liều lượng) một chất sử dụng lâu
dài với một số lượng lớn
Ngộ độc
rượu
A Có uống rượu gần đây
Cai rượu Ngưng (hoặc giảm) sử dụng rượu sau một thời gian dài
dùng rượu với lượng lớn
Theo bảng 4, các rối loạn tâm thần trong nhóm F1 đều có tiêu chuẩn: “các
triệu chứng của rối loạn tâm thần xuất hiện trong khi hoặc trong vòng ít hơn 1
tháng sau một tình trạng ngộ độc hay cai nghiện một chất, hoặc việc sử dụng
thuốc men có liên quan về mặt nguyên nhân với rối loạn tâm thần”
3.Nhóm F2.
Nhóm F2 bao gồm: bệnh tâm thần phân liệt (F20), các rối loạn dạng phân liệt
(F21), , các rối loạn hoang tưởng dai dẳng (F22), các rối loạn loạn thần cấp và
nhất thời (F23), rối loạn hoang tưởng cảm ứng (F24), các rối loạn phân liệt
cảm xúc (F25), các rối loạn loạn thần không thực tổn khác (F28), bệnh loạn
thần không thực tổn không biệt đònh (F29).
Khi phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh của nhóm F2, trong tiêu chuẩn
chẩn đoán có tiêu chuẩn loại trừ nguyên nhân cơ thể.
9
Bảng 5: Tiêu chuẩn chẩn đoán của các rối loạn tâm thần nhóm F2
Bệnh Tiêu
chuẩn
Nội dung
Tâm thần
phân liệt
E Rối loạn này không phải do các tác động sinh lý trực tiếp
của một chất (ví dụ : chất gây lạm dụng, thuốc men) hoặc
do một bệnh nội khoa tổng quát
Rối loạn
dạng phân
liệt
A Đáp ứng các tiêu chuẩn A, D và E của tâm thần phân liệt
Rối loạn
cảm xúc
phân liệt
D Rối loạn không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một
chất (ví dụ : chất gây lạm dụng, thuốc men) hoặc của một
bệnh nội khoa tổng quát
Rối loạn
hoang tưởng
E Rối loạn này không phải do tác động sinh lý trực tiếp của
một chất (ví dụ : chất gây lạm dụng, thuốc men) hoặc của
một bệnh nội khoa tổng quát
Rối loạn
tâm thần
ngắn
C Rối loạn này không được giải thích rõ bởi một rối loạn khí
sắc với các nét loạn thần, một rối loạn cảm xúc phân liệt
hoặc tâm thần phân liệt và rối loạn này cũng không do tác
động sinh lý trực tiếp của một chất (ví dụ:chất gây lạm
dụng, thuốc men) hoặc của một bệnh nội khoa tổng quát
Trong bảng 5, các rối loạn tâm thần của nhóm F2 đều có tiêu chuẩn: “Rối loạn
này không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một chất (ví dụ : chất gây lạm
dụng, thuốc men) hoặc của một bệnh nội khoa tổng quát”.
4. Nhóm F3.
Nhóm F3 bao gồm: giai đoạn hưng cảm (F30), rối loạn cảm xúc lưỡng cực
(F31), giai đoạn trầm cảm (F32), rối loạn trầm cảm tái diễn (F33), các trạng
thái rối loạn khí sắc (cảm xúc) dai dẳng (F34), các rối loạn khí sắc (cảm xúc)
khác (F38), rối loạn khí sắc (cảm xúc) không biệt đònh (F39).
Phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán của nhóm F3, trong tiêu chuẩn chẩn đoán có
tiêu chuẩn loại trừ nguyên nhân cơ thể.
Bảng 6: Tiêu chuẩn chẩn đoán của các rối loạn tâm thần nhóm F3
Bệnh Tiêu
chuẩn
Nội dung
Trầm cảm D Các triệu chứng không phải do các tác động sinh lý trực
tiếp của một chất (ví dụ : một chất gây lạm dụng, thuốc
men) hoặc của một bệnh nội khoa tổng quát (ví dụ : nhược
giáp).
Hỗn hợp E Các triệu chứng không phải do các tác động sinh lý trực
tiếp của một chất (ví dụ : một chất gây lạm dụng, thuốc
men hoặc điều trò khác) hoặc của một bệnh nội khoa tổng
quát (ví dụ : cường giáp)
Hưng cảm C Các triệu chứng không phải do các tác động sinh lý trực
tiếp của một chất (ví dụ : một chất gây lạm dụng, thuốc
10
men hoặc điều trò khác) hoặc của một bệnh nội khoa tổng
quát (ví dụ : cường giáp)
Hưng cảm
nhẹ
F Các triệu chứng không do các tác động sinh lý trực tiếp
của một chất (ví dụ : một chất gây lạm dụng, thuốc men
hay điều trò khác) hoặc của một bệnh nội khoa tổng quát
(ví dụ : cường giáp)
Loạn khí
sắc
G Các triệu chứng không do các tác động sinh lý trực tiếp của
một chất (ví dụ : một chất gây lạm dụng, thuốc men) hay do
một bệnh nội khoa tổng quát (ví dụ : nhược giáp)
Rối loạn
khí sắc
chu kỳ
E Các triệu chứng khí sắc đã nêu trong tiêu chuẩn A không
phải do các tác động sinh lý trực tiếp của một chất (ví dụ :
một chất gây lạm dụng, thuốc men) hoặc của một bệnh
nội khoa tổng quát (ví dụ : cường giáp)
Trong bảng 6, các rối loạn tâm thần của nhóm F3 đều có tiêu chuẩn: “Rối loạn
này không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một chất (ví dụ : chất gây lạm
dụng, thuốc men) hoặc của một bệnh nội khoa tổng quát”.
5. Nhóm F4.
Nhóm F4 bao gồm: các rối loạn lo âu ám ảnh sợ (F40), các rối loạn lo âu khác
(F41), rối loạn ám ảnh nghi thức (F42), phản ứng với stress trầm trọng và rối
loạn sự thích ứng (F43), các rối loạn phân ly (chuyển di) (F44), các rối loạn
dạng cơ thể (F45), các rối loạn tâm căn khác (F48)
Phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán của nhóm F4, trong tiêu chuẩn chẩn đoán có
tiêu chuẩn loại trừ nguyên nhân cơ thể.
Bảng 7: Tiêu chuẩn chẩn đoán của các rối loạn tâm thần nhóm F4
Bệnh Tiêu
chuẩn
Nội dung
Cơn hoảng
loạn
C Các cơn hoảng loạn không do tác động sinh lý trực tiếp
của một chất (ví dụ : lạm dụng chất, thuốc men) hay do
một bệh nội khoa tổng quát (ví dụ : cường giáp).
m ảnh sợ
khoảng trống
C Rối loạn này không do tác động sinh lý trực tiếp của một
chất (ví dụ : chất gây lạm dụng, thuốc men) hay do một
bệnh nội khoa tổng quát (ví dụ : cường giáp)
m ảnh sợ
xã hội
G Sự sợ hãi hay sự né tránh không liên quan đến tác động
sinh lý trực tiếp của một chất (ví dụ : chất gây lạm dụng,
thuốc men) cũng không liên quan đến một bệnh nội khoa
tổng quát
m ảnh nghi
thức
E Sự rối loạn này không phải là kết quả của các tác động
sinh lý trực tiếp của một chất (chất gây lạm dụng, thuốc
men) hay của một bệnh nội khoa tổng quát
Tình trạng
sang chấn
cấp tính
H Sự rối loạn không phải do tác động sinh lý trực tiếo của
một chất (ví dụ : lạm dụng chất, thuốc men) hay do một
bệnh nội khoa tổng quát
Rối loạn lo
âu lan tỏa
F Rối loạn này không phải do tác động sinh lý trực tiếo của
một chất (ví dụ : lạm dụng chất, thuốc men) hay do một
11
bệnh nội khoa tổng quát
Rối loạn
dạng cơ thể
C sau những khám nghiệm y khoa thích hợp, không có bất
kỳ triệu chứng nào ở tiêu chuẩn B có thể được giải thích
một cách hoàn toàn là bởi một bệnh nội khoa tổng quát đã
biết hoặc bởi các tác động sinh lý trực tiếp của một chất
(ví dụ : lạm dụng chất, thuốc men)
Rối loạn
chuyển dạng
C Sau những khám nghiệm y khoa thích hợp, các triệu
chứng hay khiếm khuyết không thể giải thích đầy đu vởi
một bệnh nội khoa tổng quát hay bởi tác động trực tiếp
của một chất
Trong bảng 6, các rối loạn tâm thần của nhóm F4 đều có tiêu chuẩn: “Rối loạn
này không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một chất (ví dụ : chất gây lạm
dụng, thuốc men) hoặc của một bệnh nội khoa tổng quát”.
6. Nhận xét:
Qua các phân tích kể trên, trong hai nhóm F0 và F1, các “bệnh cơ thể” và “các
chất” tác động trực tiếp trên hệ thần kinh, nên hai nhóm này được xếp vào
nhóm thực thể.
Hai nhóm F2, F3 và F4 không có nguyên nhân thực thể nên được xếp vào
nhóm không thực thể, có tác giả xếp vào nhóm nội sinh.
3.1.1.1.2. Môi trường.
Có nhiều rối loạn tâm thần có liên quan đến môi trường, thí dụ: tình trạng stress sau
chấn thương;
Khi phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán của tình trạng sress sau chấn thương trong
STCĐTKBTT lần IV.
1. Tiêu chuẩn chẩn đoán tình trạng stress sau chấn thương trong STCĐTKBTT lần
IV
A. Bệnh nhân đã trải qua một sự kiện gây chấn thương mà trong đó xuất hiện 2
yếu tố sau đây :
1. Bệnh nhân đã sống qua, đã chứng kiến hoặc đã chạm trán với một hay
nhiều biến cố mà trong đó nhiều người có thể chết, hay bò thương nặng hoặc
bò đe dọa chết hoặc bò thương nặng hoặc trong suốt các biến cố đó, sự toàn
vẹn cơ thể của họ hoặc của người khác có thể bò đe dọa.
2. Phản ứng của bệnh nhân đối với biến cố được thể hiện ra bởi sự sợ hãi
mạnh mẽ, cảm giác bất lực hay cảm giác khủng khiếp.
B. Hoàn cảnh gây chấn thương luôn luôn sống lại bởi một (hay nhiều) cách thức
sau đây :
………………………………………….
Trong thí dụ kể trên, tiêu chuẩn A cho thấy hoàn cảnh hoặc biến cố nghiêm
trọng, trong đó có nhiều người bò chết hoặc bò thương nặng,v.v…; và hoàn cảnh
này gây ra cảm giác sợ hãi khủng khiếp.
2. Phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán của nhóm F4.
Khi phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán của nhóm F4, trong tiêu chuẩn chẩn đoán có
tiêu chuẩn liên quan đến môi trường.
12
Bảng 8: Tiêu chuẩn chẩn đoán của các rối loạn tâm thần nhóm F4
Bệnh Tiêu
chuẩn
Nội dung
m ảnh sợ
khoảng trống
A Khi bệnh nhân đang ở những tình huống đặc trưng như
đang ở trong một đám đông hay trong một dãy người đang
xếp hàng, ở trên cầu hay trong xe bus, xe lửa hay xe hơi
m ảnh sợ
xã hội
A Khi bệnh nhân phải tiếp xúc với những người xa lạ hoặc
bò người khác chú ý, quan sát
m ảnh sợ
đặc hiệu
A Khi tiếp xúc với một đối tượng hay một hoàn cảnh đặc
biệt (ví dụ : đi máy bay, leo cao, thú vật, bò tiêm thuốc,
trông thấy máu
Tình trạng
stress sau
chấn thương
A Bệnh nhân đã trải qua một sự kiện gây chấn thương mà
trong đó xuất hiện 2 yếu tố sau đây
Tình trạng
sang chấn
cấp tính
A Bệnh nhân đã trải qua một sự kiện gây chấn thương
Rối loạn lo
âu lan tỏa
A Triệu chứng lo âu quá mức xuất hiện trong thời gian dài,
tối thiểu 6 tháng các triệu chứng này xuất hiện sau một
vài sự kiện (như là thất nghiệp hay ở lại lớp
Trong bảng 8, các rối loạn ám ảnh sợ của nhóm F4 đều có tiêu chuẩn: “Khi tiếp
xúc với một tình huống đặc trưng, với những người xa lạ hoặc đối tượng hay một
hoàn cảnh đặc biệt”.
3.1.1.1.3. Kết luận:
Với tiêu chuẩn liên quan đến nguyên nhân thực thể, các rối loạn tâm thần được phân
chia thành hai nhóm: loạn thần thực thể và loạn thần không thực thể.
1. Nhóm loạn thần thực thể: tùy theo nguyên nhân gây ra rối loạn, nhóm này còn
chia làm hai nhóm F0 (các rối loạn tâm thần thực thể) và nhóm F1 (các rối loạn
tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần).
2. Nhóm loạn thần không thực thể: bao gồm các nhóm như F2, F3, F4; trong các
nhóm này có nhóm F4 chòu ảnh hưởng của môi trường, còn các nhóm F2 và F3,
nguyên nhân vẫn chưa được biết, nên thường được xếp vào nhóm nội sinh.
3.1.1.2. Triệu chứng.
Sau tiêu chuẩn nguyên nhân, tiêu chuẩn triệu chứng cũng là một tiêu chuẩn quan trọng.
3.1.1.2.1. Triệu chứng.
Thí dụ: tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo cuốn STCĐTKBTTlần IV.
A. Ít nhất có 5 trong số các triệu chứng sau đây đã có mặt cùng lúc trong thời gian 2
tuần và thể hiện một sự thay đổi so với hoạt động trước đó; ít nhất một trong các
triệu chứng phải là hoặc (1) khí sắc trầm cảm hoặc (2) mất thích thú hoặc mất thú
vui.
Ghi chú : Không bao gồm các triệu chứng gây ra bởi một bệnh nội khoa tổng quát, bởi
các hoang tưởng, hay cho các ảo giác không phù hợp với khí sắc.
1. Khí sắc trầm cảm gần như suốt ngày, hầu như mỗi ngày, được khai báo bởi
bệnh nhân (ví dụ : cảm thấy buồn hay trống rỗng) hoặc được nhận thấy bởi
những người khác (ví dụ : khóc).
13
2…….
9. Ý nghó về sự chết tái diễn (không chỉ là sợ chết), các ý tưởng tự tử tái diễn
nhưng không có kế hạoch chính xác, hay có mưu toan tự tử hoặc có kế hoạch cụ
thể để tự tử.
Trong tiêu chuẩn triệu chứng của cơn trầm cảm (tiêu chuẩn A) có nhiều triệu chứng
khác nhau; có triệu chứng liên quan đến cảm xúc như buồn, liên quan đến tư duy
như ý tưởng hoặc hoang tưởng bò tội, liên quan đến khả năng tập trung tư tưởng như
giảm khả năng tập trung chú ý hoặc liên quan đến hành vi tác phong như rối loạn
giấc ngủ, ăn uống hoặc tâm thần vận động như hành động chậm chạp.
3.1.1.2.2. Triệu chứng chính, phụ:
Trong mỗi loại rối loạn, đều có nhiều triệu chứng khác nhau; có một số triệu chứng
là triệu chứng chính và một số khác là triệu chứng phụ; thí dụ trong tiêu chuẩn chẩn
đoán kể trên, các triệu chứng khí sắc trầm cảm và giảm sút thích thú được coi là
triệu chứng chính; để chẩn đoán là trầm cảm, người bệnh phải có ít nhất là 1 triệu
chứng của hai triệu chứng kể trên; các triệu chứng còn lại là triệu chứng phụ.
Phân tích triệu chứng của một nhóm rối loạn tâm thần như nhóm F2, F3 và F4, cho
thấy các triệu chứng chinh và phụ
1.Nhóm F2:
Khi phân tích tiêu chuẩn triệu chứng của các rối loạn tâm thần trong nhóm F2,
triệu chứng của nhóm này là triệu chứng loạn thần.
Bảng 9: Tiêu chuẩn chẩn đoán của các rối loạn tâm thần nhóm F2
Bệnh Tiêu
chuẩn
Nội dung
Tâm thần
phân liệt
A Các triệu chứng đặc trưng : xuất hiện 2 (hoặc hơn) trong
số các triệu chứng sau đây, mỗi triệu chứng hiện diện
trong phần lớn thời gian trong một tháng (hoặc ít hơn nếu
chúng đáp ứng tốt với điều trò) :
1. ý nghó hoang tưởng
2. ảo giác
3. ngôn ngữ vô tổ chức (nghóa là tư duy không liên quan)
4. hành vi tác phong cực kỳ vô tổ chức hoặc căng trương
lực
5. các triệu chứng âm tính, ví dụ như cảm xúc cùn mòn,
ngôn ngữ nghèo nàn hay mất ý chí
Rối loạn
dạng phân
liệt
A Đáp ứng các tiêu chuẩn A, D và E của tâm thần phân liệt
Rối loạn cảm
xúc phân liệt
A Một giai đoạn bệnh không bò gián đoạn có đặc điểm bởi
sự xuất hiện đồng thời hoặc một giai đoạn trầm cảm chủ
yếu, hoặc một giai đoạn hưng cảm hoặc một giai đoạn
hỗn hợp xuất hiện với triệu chứng đáp ứng tiêu chuẩn A
của tâm thần phân liệt
Rối loạn
hoang tưởng
A Có các ý nghó hoang tường không kỳ dò tồn tại tối thiểu 1
tháng (nghóa là liên quan đến các tình huống có thể gặp
phải trong thực tế như bò theo dõi, bò đầu độc, bò lây
14
nhiễm bệnh, được yêu từ xa, bò phản bội bởi vợ chồng hay
người yêu, hoặc bò mắc một bệnh)
Rối loạn tâm
thần ngắn
A Có một (hoặc nhiều hơn) triệu chứng sau đây:
1. ý nghó hoang tưởng
2. ảo giác
3. ngôn ngữ vô tổ chức (nghóa là tư duy không liên quan)
4. hành vi tác phong cực kỳ vô tổ chức hoặc căng trương
lực
Rối loạn loạn
thần chia xẻ.
A Xuất hiện các ý nghó hoang tưởng ở một người trong bối
cảnh của mối quan hệ gần gũi với một hoặc nhiều người
khác đã có các ý nghó hoang tưởng rõ rệt
Trong bảng 9, các rối loạn tâm thần của nhóm F2 đều có triệu chứng: “ ý nghó ,
hoang tưởng, ảo giác, ngôn ngữ vô tổ chức, v.v ”
2. Nhóm F3:
Khi phân tích tiêu chuẩn triệu chứng của các rối loạn tâm thần trong nhóm F3,
triệu chứng của nhóm này là triệu chứng rối loạn cảm xúc
.
Bảng 10: Tiêu chuẩn chẩn đoán của các rối loạn tâm thần nhóm F3
Bệnh Mã
số
Tiêu
chuẩn
Nội dung
Giai đoạn
trầm cảm chủ
yếu
A Ít nhất có 5 trong số các triệu chứng sau đây đã có mặt cùng
lúc trong thời gian 2 tuần và thể hiện một sự thay đổi so
với hoạt động trước đó; ít nhất một trong các triệu chứng
phải là hoặc (1) khí sắc trầm cảm hoặc (2) mất thích thú
hoặc mất thú vui
Giai đoạn
hưng cảm
A Một thời kỳ rõ rệt với khí sắc gia tăng một cách bất
thường và dai dẳng, hoặc cảm xúc không ổn đònh, kéo dài
ít nhất một tuần lễ (hoặc bất kỳ khoảng thời gian nào khác
nếu sự nhập viện là cần thiết
Giai đoạn
hỗn hợp
A Các tiêu chuẩn chung cho cả giai đoạn hưng cảm lẫn giai
đoạn trầm cảm chủ yếu (ngoại trừ tiêu chuẩn về thời gian)
hầu như mỗi ngày trong thời gian ít nhất là 1 tuần lễ
Giai đoạn
hưng cảm
nhẹ
A Một thời kỳ rõ rệt với khí sắc gia tăng một cách bất
thường và dai dẳng, hưng phấn hoặc dễ bực tức kéo dài
liên tục ít nhất 4 ngày và khác biệt rõ rệt với khí sắc
không trầm cảm thường ngày
Rối loạn khí
sắc
A Khí sắc trầm cảm gần như suốt ngày, cứ mỗi hai ngày thì
xuất hiện trong hơn 1 ngày, trong thời gian ít nhất 2 năm
được nhận thấy bởi bệnh nhân hoặc được quan sát bởi
những người khác
Rối loạn khí
sắc chu kỳ
A Thời gian ít nhất 2 năm, xuất hiện nhiều thời kỳ có các
triệu chứng hưng cảm nhẹ và nhiều thời kỳ có các triệu
chứng trầm cảm nhưng hội đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán
giai đoạn trầm cảm này
15
Theo bảng 10, trong tiêu chuẩn triệu chứng của cơn trầm cảm, (tiêu chuẩn A),ù hai
triệu chứng chính là khí sắc trầm cảm và mất thích thú; trong cơn hưng cảm, (tiêu
chuẩn A), hai triệu chứng chính là khí sắc gia tăng và cảm xúc không ổn đònh. Tất
cả các triệu chứng như khí sắc trầm cảm, mất thích thú, khí sắc gia tăng đều thuộc
rối loạn cảm xúc, hay còn gọi là rối loạn khí sắc; vì vậy, cả hai cơn trầm cảm và
hưng cảm và các rối loạn khác của nhóm F3 được xếp vào nhóm rối loạn khí sắc.
3. Nhóm F4.
Khi phân tích tiêu chuẩn triệu chứng của các rối loạn tâm thần trong nhóm F4,
triệu chứng của nhóm này là triệu chứng lo âu.
Bảng 11: Tiêu chuẩn chẩn đoán của các rối loạn tâm thần nhóm F4
Bệnh
Tiêu
chuẩn
Nội dung
m ảnh sợ
khoảng trống
B Trong các tình huống kể trên, người bệnh cảm thấy lo âu
m ảnh sợ
xã hội
B Tình huống này khiến cho người bệnh lo âu hoặc lên một
cơn hoảng loạn
m ảnh nghi
thức
Các ý tưởng, tái phát và dai dẳng không phù hợp với hoàn
cảnh lúc đó, làm cho người bệnh lo âu.
Các hành vi tác phong làm giảm cảm giác lo âu
m ảnh sợ
đặc hiệu
Tình huống trên khiến cho bệnh nhân bò lo âu hoặc lên
một cơn hoảng loạn
Tình trạng
stress sau
chấn thương
A Phản ứng của bệnh nhân đối với biến cố được thể hiện ra
bởi sự sợ hãi mạnh mẽ, cảm giác bất lực hay cảm giác
khủng khiếp
Tình trạng
sang chấn
cấp tính
A Phản ứng của bệnh nhân đối với biến cố được thể hiện ra
bởi sự sợ hãi mạnh mẽ, cảm giác bất lực hay cảm giác
khủng khiếp
Rối loạn lo
âu lan tỏa
B Bệnh nhân thường cảm thấy lo âu
Theo bảng 11, trong các rối loạn tâm thần của nhóm F4 đều có triệu chứng lo âu,
nên một số tác giả gọi nhóm này là rối loạn lo âu.
3.1.1.2.3. Triệu chứng ưu thế và không ưu thế.
Tuy nhiên, đối với một số rối loạn tâm thần, thí dụ như Tâm thần phân liệt, có thể
có cùng lúc hai nhóm triệu chứng loạn thần và rối loạn khí sắc; trong trường hợp
này, có thể dùng thêm tiêu chuẩn “ưu thế”
Thí dụ: tiêu chuẩn chẩn đoán Tâm thần phân liệt.
A. Các triệu chứng đặc trưng : xuất hiện 2 (hoặc hơn) trong số các triệu chứng sau
đây, mỗi triệu chứng hiện diện trong phần lớn thời gian trong một tháng (hoặc ít hơn
nếu chúng đáp ứng tốt với điều trò) :
…….
E. Loại trừ rối loạn cảm xúc phân liệt và rối loạn khí sắc : rối loạn cảm xúc phân liệt
và rối loạn khí sắc có những nét loạn thần được loại trừ hoặc (1) vì không có giai
đoạn trầm cảm chủ yếu, hưng cảm hay hỗn hợp xuất hiện đồng thời với các triệu
chứng của giai đoạn hoạt động; (2) thời gian của tất cả các giai đoạn rối loạn khí sắc
16
đã xuất hiện trong giai đoạn có các triệu chứng của tiêu chuẩn A ngắn hơn so với thời
gian của giai đoạn hoạt động và di chứng.
….
Trong tiêu chuẩn chẩn đoán của Tâm thần phân liệt, (tiêu chuẩn E), để chẩn đoán
Tâm thần phân liệt, người bệnh không có triệu chứng của rối loạn khí sắc (mục 1);
nhưng nếu có triệu chứng rối loạn khí sắc, thì “thời gian của rối loạn khí sắc ngắn
hơn tổng thời gian của giai đoạn loạn thần và di chứng” (mục 2); như vậy, thời gian
của triệu chứng được coi là yếu tố quyết đònh triệu chứng ưu thế.
Khi phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán của nhóm F2, tất cả đều có tiêu chuẩn liên quan
đến tính chất ưu thế của triệu chứng loạn thần.
Bảng 12: Tiêu chuẩn chẩn đoán của các rối loạn tâm thần nhóm F2
Bệnh Tiêu
chuẩn
Nội dung
Tâm thần
phân liệt
D Loại trừ rối loạn cảm xúc phân liệt và rối loạn khí sắc :
rối loạn cảm xúc phân liệt và rối loạn khí sắc có những
nét loạn thần được loại trừ hoặc (1) vì không có giai đoạn
trầm cảm chủ yếu, hưng cảm hay hỗn hợp xuất hiện đồng
thời với các triệu chứng của giai đoạn hoạt động; (2) vì
thời gian của tất cả các giai đoạn rối loạn khí sắc đã xuất
hiện trong giai đoạn có các triệu chứng của tiêu chuẩn A
ngắn hơn so với thời gian của giai đoạn hoạt động và di
chứng
Rối loạn cảm
xúc phân liệt
B Trong cùng giai đoạn bệnh, có sự tồn tại các ý nghó hoang
tưởng hay ảo giác trong tối thiểu 2 tuần nhưng không xuất
hiện các triệu chứng rối loạn khí sắc rõ rệt
Rối loạn
hoang tưởng
D Trong trường hợp các giai đoạn rối loạn khí sắc và các ý
nghó hoang tưởng xuất hiện đồng thời, tổng thời gian xuất
hiện của rối loạn khí sắc phải ngắn hơn so với thời gian
xuất hiện của hoang tưởng
Rối loạn tâm
thần ngắn
C Rối loạn này không được giải thích rõ bởi một rối loạn khí
sắc với các nét loạn thần, một rối loạn cảm xúc phân liệt
Rối loạn loạn
thần chia xẻ.
Theo bảng 12, các rối loạn tâm thần trong nhóm F2 đều có tiêu chuẩn liên quan
đến tính chất ưu thế của triệu chứng loạn thần, tính chất ưu thế này dựa vào thời
gian xuất hiện của hai nhóm triệu chứng loạn thần và rối loạn khí sắc.
3.1.1.2.4. Nhận xét:
Trong nhóm loạn thần không thực thể, với tiêu chuẩn liên quan đến triệu chứng,
nhóm này lại được phân thành 3 nhóm: nhóm loạn thần (nhóm F2), nhóm rối loạn
khí sắc (nhóm F3) và nhóm rối loạn lo âu (nhóm F4).
Theo kết quả phân tích ở trên, triệu chứng là một trong những tiêu chuẩn chính trong
chẩn đoán. Tuy nhiên, triệu chứng cũng là một yếu tố quan trọng trong lựa chọn
thuốc, thí dụ: một bệnh nhân trầm cảm ăn ít, bò sụt cân trên 5% trọng lượng cơ thể
trong một tháng, mệt mỏi nằm lì trên giường cả ngày, đả nhảy giếng tự tử.
17
Khi phân tích trường hợp này, người bệnh có trục I là trầm cảm, với các triệu chứng
tự tử, ăn ít và mệt mỏi; như vậy triệu chứng đích trong trường hợp này là tự tử, ăn ít
và mệt mỏi.
Khi lựa chọn thuốc theo triệu chứng đích, chỉ có thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể
điều trò tự tử, ăn ít; các thuốc chống trầm cảm SSRI chỉ điều trò được triệu chứng tự
tử, thuốc Mirtazapine chỉ điều trò được triệu chứng ăn ít; như vậy, thuốc chống trầm
cảm 3 vòng đáp ứng với triệu chứng tự tử. và ăn ít.
3.1.1.3. Thời gian.
3.1.1.3.1. Thời gian:
Ngoài các tiêu chuẩn nguyên nhân, triệu chứng, tiêu chuẩn thời gian cũng là một
tiêu chuẩn quan trọng khác, tiêu chuẩn này có liên quan đến diễn tiến của rối loạn
tâm thần, thí dụ, trong Tâm thần phân liệt” C. Thời gian rối loạn tâm thần tồn tại ít
nhất là 6 tháng. Giai đoạn 6 tháng này bao gồm cơn loạn thần cấp theo tiêu chuẩn A,
kéo dài trong 1 tháng và có thể kèm theo các giai đoạn tiền triệu hay di chứng.Trong
các giai đoạn tiền triệu hay di chứng, dấu hiệu của rối loạn có thể được biểu hiện bởi
các triệu chứng âm tính hoặc bởi 2 hay hơn các triệu chứng tiêu chuẩn A nhưng dưới
một hình thức nhẹ hơn (ví dụ: những tín ngưỡng kỳ dò, những tri giác bất thường). theo
tiêu chuẩn này, thời gian của Tâm thần phânliệt phải trên 6 tháng, vì vậy Tâm thần
phân liệt thường được xem là một bệnh mạn tính, hoặc trong loạn thần cấp và nhất
thời: “A. Trong giai đoạn bệnh, cơn loạn thần (kéo dài tối thiểu một ngày nhưng
ngắn hơn một tháng) kèm theo sự phục hồi hoàn toàn các chức năng như trước khi bò
bệnh”. Thời gian cơn của loạn thần cấp và nhất thời phải ngắn hơn 1 tháng. Nên
bệnh này được xếp vào nhóm tâm thần cấp.
Khi phân tích tiêu chuẩn thời gian của các nhóm rối loạn tâm thần, tiêu chuẩn này
thay đổi theo từng nhóm.
3.1.1.3.1. Nhóm nội sinh.
A. Nhóm F2:
Theo bảng 13, trong tiêu chuẩn chẩn đoán của Tâm thần phân liệt, có hai tiêu
chuẩn liên quan đến thời gian, tiêu chuẩn A cho thấy thời gian cơn loạn thần phải
trên 1 tháng, tiêu chuẩn C cho thấy thời gian của bệnh phải trên 6 tháng.
Bảng 14: Tiêu chuẩn chẩn đoán của các rối loạn tâm thần nhóm F2.
Bệnh Tiêu
chuẩn
Nội dung
Tâm thần
phân liệt
A
C
Các triệu chứng đặc trưng : xuất hiện 2 (hoặc hơn) trong
số các triệu chứng sau đây, mỗi triệu chứng hiện diện
trong phần lớn thời gian trong một tháng (hoặc ít hơn nếu
chúng đáp ứng tốt với điều trò)
Các dấu hiệu thường xuyên của rối loạn tồn tại ít nhất là 6
tháng. Giai đoạn 6 tháng này bao gồm ít nhất là 1 tháng
(hoặc ít hơn nếu được điều trò tốt) có hiện diện những
triệu chứng của tiêu chuẩn A (nghóa là các triệu chứng
của giai đoạn hoạt động) và có thể kèm theo các giai
đoạn tiền triệu hay di chứng
Rối loạn
dạng phân
A
B
Đáp ứng các tiêu chuẩn A, D và E của tâm thần phân liệt
Thời gian bò bệnh (bao gồm các giai đoạn tiền triệu, hoạt
18
liệt động và di chứng) kéo dài ít nhất một tháng nhưng ít hơn
6 tháng
Rối loạn
hoang
tưởng.
A Có các ý nghó hoang tường không kỳ dò tồn tại tối thiểu 1
tháng (nghóa là liên quan đến các tình huống có thể gặp
phải trong thực tế như bò theo dõi, bò đầu độc, bò lây
nhiễm bệnh, được yêu từ xa, bò phản bội bởi vợ chồng hay
người yêu, hoặc bò mắc một bệnh)
B Trong giai đoạn bệnh, sự rối loạn (kéo dài tối thiểu một
ngày nhưng ngắn hơn một tháng)
B. Nhóm F3.
Theo bảng 15, trong tiêu chuẩn chẩn đoán của cơn trầm cảm, tiêu chuẩn A cho
thấy thời gian của cơn trầm cảm phải kéo dài trên 2 tuần lễ.
Bảng 15: Tiêu chuẩn chẩn đoán của các rối loạn tâm thần nhóm F3.
Bệnh Tiêu
chuẩn
Nội dung
Cơn trầm
cảm
A Ít nhất có 5 trong số các triệu chứng sau đây đã có mặt cùng
lúc trong thời gian 2 tuần
Cơn hưng
cảm
A Một thời kỳ rõ rệt với khí sắc gia tăng một cách bất
thường và dai dẳng, hoặc cảm xúc không ổn đònh, kéo dài
ít nhất một tuần lễ
Cơn hỗn
hợp.
A Các tiêu chuẩn chung cho cả giai đoạn hưng cảm lẫn giai
đoạn trầm cảm chủ yếu (ngoại trừ tiêu chuẩn về thời gian)
hầu như mỗi ngày trong thời gian ít nhất là 1 tuần lễ
Cơn hưng
cảm nhẹ
A Một thời kỳ rõ rệt với khí sắc gia tăng một cách bất
thường và dai dẳng, hưng phấn hoặc dễ bực tức kéo dài
liên tục ít nhất 4 ngày
Loạn khí
sắc
A Khí sắc trầm cảm gần như suốt ngày, cứ mỗi hai ngày thì
xuất hiện trong hơn 1 ngày, trong thời gian ít nhất 2 năm
Rối loạn
khí sắc
chu kỳ
A Thời gian ít nhất 2 năm, xuất hiện nhiều thời kỳ có các
triệu chứng hưng cảm nhẹ và nhiều thời kỳ có các triệu
chứng trầm cảm nhưng hội đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán
giai đoạn trầm cảm này
3.1.1.3.2. Nhóm loạn tâm thần thực thể.
A. Nhóm F0:
Riêng đối với nhóm F0, thời gian này không được ấn đònh chính xác.
Theo bảng 3, trong tiêu chuẩn chẩn đoán của sảng do bệnh cơ thể.
“Bệnh sử, sự thăm khám cơ thể hoặc những xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy rõ
rối loạn là do những hậu quả sinh lý trực tiếp của một bệnh nội khoa tổng quát”
Để giải thích rối loạn là hậu quả sinh lý trực tiếp của một bệnh cơ thể, trong cuốn
STCĐTKBTT lần IV có giải thích: các triệu chứng xuất hiện sau khi bò bệnh cơ
thể; tồn tại trong suốt thời gian bò bệnh cơ thể, và chỉ thuyên giảm sau khi bệnh
cơ thể chấm dứt, có thể kéo dài một thời gian sau khi hết bệnh cơ thể, nhưng thời
gian này không quá 1 tháng.
19
Như vậy, diễn tiến của rối loạn tâm thần tùy thuộc theo diễn tiến của bệnh cơ
thể, nếu bệnh cơ thể là bệnh mạn tính, rối loạn tâm thần cũng là rối loạn mạn
tính.
B. Nhóm F1
Theo bảng 4, trong tiêu chuẩn chẩn đoán sảng do ngộ độc, tiêu chuẩn D cho thấy.
“
Bệnh sử, sự thăm khám cơ thể hoặc các xét nghiệm lân cận lâm sàng cho thấy
rõ hoặc :
1. Sự xuất hiện các triệu chứng của tiêu chuẩn A và B trong lúc bò ngộ độc bởi 1
chất.
2. Sự sử dụng thuốc là nguyên nhân liên quan đến rối loạn”
Đối với rối loạn tâm thần của nhóm F1, trong cuốn STCĐTKBTT lần IV có giải
thích , các triệu chứng chỉ xuất hiện sau khi sử dụng một chất (hoặc thuốc); và tồn
tại trong suốt, có thể còn hiện diện sau khi chấm dứt các giai đoạn kể trên, nhưng
thời gian tương đối ngắn (ví dụ: khoảng 1 tháng.).
Như vậy, thời gian của rối loạn tâm thần tùy thuộc theo thời gian của giai đoạn
cai cấp hoặc giai đoạn ngộ độc nặng.
3.1.1.3.3. Nhận xét:
Qua phân tích tiêu chuẩn trên:
A. Nhóm loạn thần thực thể: diễn tiến của bệnh cơ thể quyết đònh diễn tiến của
rối loạn tâm thần.
B. Nhóm không thực thể: diễn tiến của bệnh thường theo một số thời gian như
trong giai đoạn trầm cảm, thời gian cơn phải tối thiểu là 2 tuần lễ, hoặc trong
Tâm thần phân liệt, thời gian cơn loạn thần phải trên 4 tuần lễ; thời gian điều trò
thường được quy đònh, và cần được tôn trọng.
3.1.1.4. Sinh hoạt người bệnh.
Tiêu chuẩn sinh hoạt của người bệnh cho thấy ảnh hưởng của rối loạn tâm thần trên
sinh hoạt của người bệnh.
3.1.1.4.1. Rối loạn tâm thần và sinh hoạt của người bệnh.
Khi phân tích tiêu chuẩn của các nhóm rối loạn tâm thần, có tiêu chuẩn ảnh hưởng
trên sinh hoạt của người bệnh, thí dụ: trong tiêu chuẩn B của Tâm thần phân liệt:
“
Rối loạn hoạt động xã hội nghề nghiệp : Trong phần lớn thời gian từ khi xuất hiện
có rối loạn, một hoặc nhiều lãnh vực chủ yếu của hoạt động như công tác, các mối
quan hệ giữa các cá nhân, hoặc việc chăm sóc bản thân rõ ràng thấp hơn mức đã đạt
được trước khi có rối loạn”.
Trong STCĐTKBTT lần IV, quy đònh về sinh hoạt của người bệnh (công tác: bao
gồm việc làm và cả học tập, quan hệ giữa các cá nhân: bao gồm quan hệ trong gia
đình, lối xóm, nơi làm việc và học tập, v.v… chăm sóc bản thân: bao gồm các hoạt
động như ăn, ngủ, vệ sinh, tình dục
. V.v…);
theo tiêu chuẩn trên, người bệnh Tâm thần
phân liệt bò giảm sút khả năng làm việc, chỉ khoảng 15% người bệnh còn khả năng
lao động, không còn quan hệ với người chung quanh, 43% người bệnh không còn
quan hệ với ngưới chung quanh, không còn tự chăm sóc bản thân được, khoảng 15-
20% bệnh nhân không tự làm vệ sinh được, có thể trây trét phân, v.v
3.1.1.4.2. Triệu chứng và sinh hoạt
Khi phân tích tiêu chuẩn của một số rối loạn tâm thần, triệu chứng có thể ảnh hưởng
trên sinh hoạt của người bệnh, thí dụ: tiêu chuẩn chẩn đoán của mất trí do bệnh đa
khoa.
20
Thí dụ: tiêu chuẩn mất trí do bệnh đa khoa trong STCĐTKBTT lần IV:
A, Có sự xuất hiện nhiều rối loạn về nhận thức:
(1) Rối loạn trí nhớ (mất khả năng thu nhập các thông tin mới hoặc nhớ lại các
thông tin cũ).
(2) Một (hoặc nhiều) rối loạn về nhận thức sau đây:
(a) Vong ngôn (rối loạn ngôn ngữ)
(b) Mất dùng cử động (không có khả năng thực hiện một vận động mặc dù
những chức năng vận động còn nguyên vẹn).
(c) Mất nhận thức (không thể nhận dạng những đồ vật mặc dù các chức
năng về giác quan còn nguyên vẹn).
(d) Rối loạn chức năng thực hành (dự đònh, tổ chức, sắp xếp thời gian, tư
duy trừu tượng).
B
, Những rối loạn trong các đề mục A1 và A2 là nguyên nhân của sự thay đổi về
hoạt động xã hội hoặc nghề nghiệp
.
Theo tiêu chuẩn triệu chứng kể trên, những triệu chứng ở các mục A1 và A2 gây ra
những thay đổi về hoạt động nghề nghiệp (làm việc, học tập), quan hệ xã hội (quan
hệ trong gia đình, hàng xóm)
3.1.1.4.3. Sinh hoạt và mức độ nặng nhẹ của rối loạn tâm thần.
Tiêu chuẩn này còn được dùng để đánh giá mức độ nặng nhẹ của rối loạn tâm thần.
Thí dụ:, tiêu chuẩn của các thể bệnh của giai đoạn trầm cảm chính, đơn độc, theo
STCĐTKBTT lần IV.
Nhẹ : ngoài số tiêu chuẩn cần thiết vừa đủ để chẩn đoán, có ít hoặc không có các
triệu chứng bổ sung khác. Sự thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp hay trong các
mối quan hệ với người khác hoặc trong các hoạt động xã hội thường ngày là rất ít.
Trung bình : các triệu chứng và sự thay đổi trong các lónh vực hoạt động nằm
giữa mức độ “nhẹ” và “nặng”.
Nặng nhưng không có nét loạn thần : ngoài số tiêu chuẩn cần thiết vừa đủ để
chẩn đoán, có thêm nhiều triệu chứng bổ sung và các triệu chứng gây xáo trộn rõ
rệt các hoạt động nghề nghiệp, các hoạt động xã hội thường ngày hay các mối
quan hệ với người khác.
Như vậy, chính ảnh hưởng của rối loạn tâm thần trên sinh hoạt của người bệnh quyết
đònh mức độ nặng nhẹ của người bệnh.
3.1.2. TIÊU CHUẨN LOẠI TRỪ (CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT).
Trong nhóm tiệu chuẩn loại trừ ( chẩn đoán phân biệt) của các rối loạn tâm thần, có thể
thấy có 3 hình thức loại trừ, phân biệt khác nhóm, phân biệt khác bệnh và phân biệt các
thể bệnh.
3.1.2.1. Phân biệt khác nhóm.
Các nhóm ở đây là nhóm F0, F1, F2, F3, F4, v.v…; dựa các tiêu chuẩn đã đề cập ở trên,
các nhóm này có thể chia làm nhóm thực thể (bao gồm nhóm F0 và F1) và nhóm không
thực thể (bao gồm nhóm F2, F3, F4 v.v…)
3.1.2.1.1. Nhóm thực thể và không thực thể:
Khi phân tích tiêu chuẩn nguyên nhân, có thể thấy nhóm thực thể khác các nhóm
khác ở yếu tố nguyên nhân,
Bảng 16: Tiêu chuẩn chẩn đoán của tâm thần phân liệt và loạn thần do bệnh cơ thể
Tâm thần phân liệt loạn thần do bệnh cơ thể
21
A. Cơn loạn thần: có sự xuất hiện 2 (hoặc hơn)
trong số các triệu chứng sau đây, mỗi triệu chứng
hiện diện trong phần lớn thời gian trong một
tháng (hoặc ít hơn nếu chúng đáp ứng tốt với điều
trò) :
B. …
C. ….
D.
E. Chẩn đoán phân biệt với loạn thần thực tổn
hay do sử dụng một chất: rối loạn này do các tác
động sinh lý trực tiếp của một chất (ví dụ : chất
gây lạm dụng, thuốc men) hoặc do một bệnh cơ
thể.
F.
A.Các ảo giác hoặc hoang tưởng
nổi bật
B.Sau khi xem xét bệnh sử,
khám cơ thể và làm các khám
nghiệm bổ sung, có bằng chứng
là rối loạn loạn thần này là do
hậu quả sinh lý trực tiếp của
một bệnh nội khoa tổng quát.
C. Rối loạn này không được giải
thích rõ bởi một rối loạn loạn
thần khác.
D. Rối loạn không xảy ra đơn
độc trong tiến triển của sảng.
Khi phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán; tiêu chuẩn E của Tâm thần phân liệt “Chẩn
đoán phân biệt với loạn thần thực tổn hay do sử dụng một chất: rối loạn này do các
tác động sinh lý trực tiếp của một chất (ví dụ : chất gây lạm dụng, thuốc men) hoặc
do một bệnh cơ thể” khác với tiêu chuẩn B của loạn thần thực thể “Sau khi xem xét
bệnh sử, khám cơ thể và làm các khám nghiệm bổ sung, có bằng chứng là rối loạn
loạn thần này là do hậu quả sinh lý trực tiếp của một bệnh nội khoa tổng quát”;
ngược lại trong loạn thần thực thể cũng có tiêu chuẩn C “Rối loạn này không được
giải thích rõ bởi một rối loạn loạn thần khác “ cho thấy phải loại trừ bệnh loạn thần
khác không do bệnh cơ thể gây ra.
3.1.2.1.2. Trong nhóm thực thể.
Trong nhóm thực thể cũng có hai nhóm rối loạn tâm thần thực thể (nhóm F0) và rối
loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần (nhóm F1).
Chẩn đoán phân biệt giữa hai nhóm này cũng dựa vào nguyên nhân, trong nhóm do
bệnh cơ thể, nguyên nhân là do bệnh cơ thể, trong nhóm do sử dụng chất tác động
tâm thần, nguyên nhân lại là do sử dụng các chất tác động trên hệ thần kinh.
Bảng 17: Tiêu chuẩn chẩn đoán của loạn thần do bệnh cơ thể và do sử dụng chất.
loạn thần do bệnh cơ
thể
loạn thần do bệnh cơ thể và do sử dụng chất
A. Các ảo giác hoặc
hoang tưởng nổi bật
B. Sau khi xem xét
bệnh sử, khám cơ thể
và làm các khám
nghiệm bổ sung, có
bằng chứng là rối loạn
loạn thần này là do hậu
quả sinh lý trực tiếp của
một bệnh nội khoa tổng
quát.
C. Rối loạn này không
A.Các ảo giác hoặc các ý nghó hoang tưởng chiếm vò trí
hàng đầu. Ghi chú : không tính đến các ảo giác mà bệnh
nhân nhận thức được rằng chúng được gây ra bởi một
chất.
B.Sau khi xem xét bệnh sử, khám cơ thể hay thực hiện
các khám nghiệm bổ sung có bằng chứng về (1) hoặc (2) :
(1).các triệu chứng của tiêu chuẩn A đã xuất hiện trong
thời gian ngộ độc hay trong thời gian cai một chất, hoặc
trong vòng một tháng sau đó.
(2).việc sử dụng thuốc có liên quan về mặt nguyên nhân
với rối loạn loạn thần.
C.Rối loạn này không được giải thích rõ bởi một rối loạn
22
được giải thích rõ bởi
một rối loạn loạn thần
khác.
D. Rối loạn không xảy
ra đơn độc trong tiến
triển của sảng.
loạn thần không được gây ra bởi một chất.
D. Rối loạn không xảy ra đơn độc trong tiến triển của
sảng.
Theo bảng 17, trong loạn thần do sử dụng chất, tiêu chuẩn C “Rối loạn này không
được giải thích rõ bởi một rối loạn loạn thần không được gây ra bởi một chất “ cho
thấy cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh loạn thần không do sử dụng chất; các
bệnh này bao gồm các bệnh của nhóm F2 và loạn thần do bệnh cơ thể.
3.1.2.1.3. Trong nhóm không thực thể.
Nhóm này bao gồm các nhóm F2 (Bệnh tâm thần phân liệt, các rối loạn phân liệt và
các rối loạn hoang tưởng), F3 (Rối loạn khí sắc) và nhóm F4 (Các rối loạn bệnh tâm
căn có liến quan đến stress và dạng cơ thể)
Khác biệt giữa các nhóm này dựa vào triệu chứng chính hoặc ưu thế; triệu chứng
chính hoặc ưu thế của nhóm F2 là triệu chứng loạn thần, của nhóm F3 là triệu chứng
khí sắc và của nhóm F4 là triệu chứng lo âu.
Bảng 18: Tiêu chuẩn chẩn đoán của tâm thần phân liệt và giai đoạn trầm cảm.
Tâm thần phân liệt Giai đoạn trầm cảm
A. …
B. …
C. ….
D. Chẩn đoán phân biệt với rối loạn cảm xúc phân liệt
và rối loạn khí sắc: việc chẩn đóan phân biệt với rối
loạn cảm xúc phân liệt và rối loạn khí sắc dựa vào các
yếu tố sau:
(1) không có giai đoạn trầm cảm chủ yếu, hưng cảm hay
hỗn hợp xuất hiện đồng thời với các triệu chứng của cơn
loạn thần;
(2) nếu có, thời gian của rối loạn khí sắc ngắn hơn thời
gian của cơn loạn thần và giai đoạn di chứng.
E. ….
F.
A. Có một giai đoạn trầm
cảm chủ yếu.
B. Giai đoạn trầm cảm
chủ yếu không được giải
thích rõ bởi một rối loạn
phân biệt cảm xúc và nó
không được thêm vào
bệnh tâm thần phân liệt,
rối loạn dạng phân liệt,
rối loạn hoang tưởng hay
rối loạn loạn thần không
đặc hiệu.
C. Tiền sử chưa từng có
giai đoạn hưng cảm, hỗn
hợp hay hưng cảm nhẹ
3.1.2.2. Phân biệt với các rối loạn cùng nhóm.
Trong một nhóm, thường có nhiều loại bệnh khác nhau.
Thí dụ: trong nhóm F0 bao gồm các loại bệnh: mất trí trong bệnh Alzheimer (F00), mất
trí trong bệnh mạch máu (F01), mất trí trong các bệnh lý khác được xếp loại ở chỗ khác
(F02), mất trí trong bệnh không biệt đònh (F03), hội chứng quên thực thể (F04), sảng
(F05), o giác thực thể (F06.0), căng trương lực thực thể (F06.1), hoang tưởng thực thể
(F06.2), rối loạn khí sắc (cảm xúc) thực thể (F06.3). rối loạn âu lo thực thể (F06.4), rối
loạn phân ly thực thể (F06.5), rối loạn cảm xúc giao động (suy nhược) thực thể (F06.6),
v.v…
23
Nhóm này có đặc điểm chung là có nguyên nhân là bệnh cơ thể, nhưng khác nhau ở
triệu chứng.
Nhóm F1 bao gồm các loại bệnh: các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu
(F10), chất có thuốc phiện (F11), cần sa (F12), thuốc an thần hoặc các thuốc ngủ (F13),
cocaine (F14), các chất kích thích khác bao gồm cafein (F15), các chất gây ảo giác
(F16), thuốc lá (F17), dung môi dễ bay hơi (F18)
Nhóm này cũng có đặc điểm chung là có nguyên nhân sử dụng chất tác động trên hệ
thần kinh, nhưng khác nhau là ở chất tác dụng trên hệ thần kinh.
Nhóm F3 bao gồm: giai đoạn hưng cảm (F30), rối loạn cảm xúc lưỡng cực (F31), giai
đoạn trầm cảm (F32), rối loạn trầm cảm tái diễn (F33), các trạng thái rối loạn khí sắc
(cảm xúc) dai dẳng (F34), các rối loạn khí sắc (cảm xúc) khác (F38), rối loạn khí sắc
(cảm xúc) không biệt đònh (F39).
Nhóm này cũng có những đặc điểm chung là không có nguyên nhân thực thể và cùng
có triệu chứng ưu thế là rối loạn khí sắc
Bảng 19: Tiêu chuẩn chẩn đoán của loạn thần và sảng do bệnh cơ thể.
Loạn thần do bệnh cơ thể Mê sảng do bệnh cơ thể
A. Các ảo giác hoặc hoang
tưởng nổi bật
B. Sau khi xem xét bệnh sử,
khám cơ thể và làm các khám
nghiệm bổ sung, có bằng chứng
là rối loạn loạn thần này là do
hậu quả sinh lý trực tiếp của
một bệnh nội khoa tổng quát.
C. Rối loạn này không được giải
thích rõ bởi một rối loạn loạn
thần khác.
D. Rối loạn không xảy ra đơn
độc trong tiến triển của sảng.
A. Rối loạn ý thức (suy giảm rõ ràng ý thức về
xung quanh) với sự suy giảm khả năng tập trung,
hoặc di chuyển sự chú ý.
B. Sự biến đổi về chức năng nhận thức (sự thiếu
sót về trí nhớ, mất các đònh hướng lực, rối loạn về
ngôn ngữ) hoặc có rối loạn tri giác.
C. Rối loạn xảy ra trong thời gian ngắn (thông
thường trong vài giờ hoặc vài ngài và thường dao
động trong ngày).
D. Bệnh sử, thăm khám hoặc những xét nghiệm
cận lâm sàng cho thấy rõ rối loạn là do những
hậu quả trực tiếp của một bệnh nội khoa tổng
quát.
3.1.2.3. Phân biệt các thể bệnh.
Chẩn đoán thể bệnh thay đỗi theo từng loại bệnh và được đề cập trong các bài bệnh
học.
Bảng 20: Tiêu chuẩn chẩn đoán của ám ảnh sợ khỏang trống và sợ xã hội.
A. Khi bệnh nhân đang ở những tình
huống đặc trưng như đang ở trong một
đám đông hay trong một dãy người đang
xếp hàng, ở trên cầu hay trong xe bus, xe
lửa hay xe hơi.
B. Trong các tình huống kể trên, người
bệnh cảm thấy lo âu.
C. Người bệnh thường tìm cách tránh né
các tình huống kể trên.
A. Khi bệnh nhân phải tiếp xúc với những
người xa lạ hoặc bò người khác chú ý,
quan sát.
B. Tình huống này khiến cho người bệnh
lo âu hoặc lên một cơn hoảng loạn
C. ….
D. Trước các tình huống trên, người bệnh
thường tìm cách tránh né.
E.
24
D. Cần chẩn đoán phân biệt với tình trạng
lo âu trong các bệnh ám ảnh sợ xã hội ;
ám ảnh sợ đặc hiệu, rối loạn ám ảnh
cưỡng bức.
F.
G.
H.
3.2. TRỤC III: TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE (BỆNH CƠ THỂ).
3.2.1. MỐI LIÊN HỆ GIỮA RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ BỆNH CƠ THỂ.
Kết quả của nhiều cuộc điều tra khác nhau cho thấy, rối loạn tâm thần thường gặp trong
các bệnh cơ thể, hoặc ngược lại, bệnh mạn tính thường gặp trong các rối loạn tâm thần.
Thí dụ: theo kết quả của “Điều tra dòch tễ vùng” (Epidemiological cachtment area) tại
Hoa kỳ; nếu tỷ lệ rối loạn lo âu trong dân số chung là 17,2%; ở người không bò bệnh mạn
tính, tỷ lệ này là 6%; khoảng 11% người bệnh bò rối loạn lo âu có thêm bệnh mạn tính;
như vậy, trong rối loạn lo âu có 2/3 số bệnh nhân có thêm một hoặc nhiều bệnh mạn tính.
Bảng 21: Tỷ lệ rối loạn lo âu của một số bệnh mạn tính
Bệnh cơ thể Tần suất tại thời điểm Tần suất suốt đời
Không bò bệnh 6.0 ± 0.6 12.4 ± 1.0
Viêm khớp 11.9 ± 2.6
c
20.7 ± 3.3
c
Đái tháo đường 15.8 ± 6.1 27.1 ± 7.0
b
Bệnh tim mạch 21.0 ± 5.7
c
28.3 ± 5.8
d
Bệnh phổi mạn tính 10.0 ± 2.5 21.0 ± 4.1
b
Cao huyết áp 12.1 ± 3.0
d
16.1 ± 2.9
Trong một điều tra khác, “Điều tra Quốc gia về bệnh phối hợp” (National comorbidity
survey) cũng được tổ chức tại Hoa kỳ, do Kessler công bố, tần suất trầm cảm trong 1 năm
trong dân số chung là 10,3%; ở người không bò bệnh mạn tính tần suất này là 3,1%; ở
người có một bệnh mạn tính, tần suất là 5.6%; ở người có hai bệnh mạn tính, tần suất là
12,5%; cũng tương tự như trong rối loạn lo âu, khỏang 2/3 số bệnh nhân trầm cảm có thêm
1 hoặc 2 bệnh mạn tính.
Bảng 22: tỷ lệ trầm cảm ở người có bệnh mạn tính
Trầm cảm
Bệnh mạn tính
Tỷ lệ (%) Độ lệch chuẩn
0 3.1 -0.1
1 5.6 -0.7
2+ 12.5 -1.4
Theo số liệu điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới trên nhiều quốc gia khác nhau, trong rối
loạn tâm thần, nhóm rối loạn lo âu phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ 35-70%, nhóm rối loạn khí
sắc chiếm tỷ lệ 30-50%; theo nhiều tác giả, hai nhóm này chiếm khoảng 75-80% số bệnh
nhân tâm thần; như vậy, nếu 2/3 bệnh nhân bò rối loạn lo âu và trầm cảm bò thêm bệnh cơ
thể; người ta ước tính có khoảng 50% số bệnh nhân tâm thần bò thêm bệnh cơ thể.
Mối liên hệ giữa bệnh cơ thể và rối loạn tâm thần theo 3 hình thức:
1. Bệnh cơ thể là nguyên nhân của rối loạn tâm thần: Thí dụ, trong tai biến mạch máu
não, tổn thương ở võ não có thể gây ra trầm cảm.