Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NGOẠI GIAO TRIỀU TỰ ĐỨC (1847 - 1883) - PHẦN 3 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.65 KB, 8 trang )

V- NGOẠI GIAO TRIỀU TỰ ĐỨC (1847 - 1883)


Năm 1848, Tự Đức lên ngôi vua cũng là năm nước nhà bước vào thời kỳ có nhiều khó
khăn nhất, cả về nội trị và ngoại giao.

Về nội trị, đời sống cả nước gian khổ quá. Nhân dân vô cùng ta thán. Người đương thời
đặt thành vè để nói lên nỗi lòng ngao ngán của mình.

Vè rằng:

Kể từ Tự Đức cầm quyền
Bốn phương giặc giã chẳng yên chút nào
Nắng khan bão lụt biết bao
Mất mùa chết đói năm nào năm không
Kẻ sĩ cho chí nhà nông
Ai ai rồi cũng một lòng chán vua.

Nội trị đã rối bời thì ngoại giao không thể tốt đẹp Nhưng người cầm quyền trì nước thời
xưa đã có kinh nghiệm tự nghìn đời rằng: “Quốc phú, binh cường, nội yên, ngoại tĩnh" .
Nước có giàu, quân có mạnh, trong nước có yên thì ngoài nước mới tĩnh, mới có hòa
bình, hòa hảo với ngoài. Thời Tự Đức, dân đói khổ, trong nước không yên thì ngoại giao
đã không thuận lợi, mà còn có nhiều khó khăn không lường trước được.

Trên thế giới, từ thế kỷ XVII, XVIII, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng. Cho tới thế kỷ
XIX, nhiều nước châu Á, kể cả các nước Đông Nam Á, đều đã tiếp xúc thường xuyên với
các nước láng giềng và ít nhiều với các nước tư bản phương Tây. Nhưng ở Việt Nam,
triều đình nhà Nguyễn vẫn khép kín cửa, không cho người Việt Nam đi ra khỏi nước và
có nhiều cấm đoán đối với người phương Tây đến nước mình.

Ngay khi mới lên ngôi vua, Tự Đức đã cho người sang triều đình nhà Thanh, xưng thần


nộp cống rất trọng hậu.

Sứ bộ đầu tiên của triều đình Huế đi sang Trung Quốc cầu phong vương hiệu cho Tự Đức
vào năm 1848. Năm sau, 1849, triều đình Thanh ở Trung Quốc cho một sứ bộ do Lao
Sùng Quang cầm đầu, sang làm lễ phong vương cho Tự Đức tại triều đình Huế.

Quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc lúc này hạn chế bớt những hoạt động phá phách của
các toán giặc cướp nhà Thanh ở miền biên giới hai nước. Đầu năm 1852, ba tướng nhà
Thanh là Lý Đại Xưng (hiệu Quảng Nghĩa Đường), Hoàng Nhị Vãn (hiệu Lục Thắng
Đường) và Lưu Sĩ Anh (hiệu Đức Thắng Đường) đã sang hàng triều đình Việt Nam.

Cũng trong năm này, ta và Trung Quốc định rõ đường biên giới hai nước ở phía tỉnh
Tuyên Quang, lấy núi Đại Lĩnh Can làm giới mốc.

Nhưng vấn đề quan trọng sống còn của Việt Nam lúc này không phải là sự đe dọa hay lấn
chiếm của nhà Thanh, mà là cuộc xâm lược của đế quốc Pháp đang từng bước diễn ra,
ngày càng quyết liệt và xảo quyệt

1. Pháp đánh chiếm miền Nam Việt Nam

Pháp mưu toan chiếm đóng Việt Nam làm thuộc địa từ lâu, ít nhất là từ cuối thế kỷ
XVIII. Khi ký hiệp ước Versailles, Pháp đã nắm được một phần chủ quyền Việt Nam
thông qua giám mục Pháp là Bá Đa Lộc - đại diện của bọn bán nước Gia Long Nguyễn
Ánh. Nhưng nội tình nước Pháp thời ấy chưa cho phép làm được việc đó. Sang giữa thế
kỷ XIX, tham vọng của pháp lại bộc phát.

Từ những năm thập kỷ 50 của thế kỷ XVIII, đại sứ pháp ở Trung Quốc là Bourboulon
nhiều lần đề nghị chính phủ Pháp đưa quân xâm lược Việt Nam, trước tiên là đánh chiếm
cảng Đà Nẵng. Chính phủ pháp giao cho Bourboulon nghiên cứu kế hoạch cướp nước
này.


Đầu năm 1852, Pháp cho chiến hạm Capricieuse tới thăm dò các cửa biển Cần Giờ, Phú
Yên, Cam Ranh và nhiều cửa biển ở miền Bắc.

Tới năm 1856, Pháp quyết tâm thực hiện mưu đồ đánh chiếm Việt Nam. Ngay từ đầu
năm, vua Pháp Napoléon III lệnh cho Montigny, nguyên lãnh sự Pháp ở Thượng Hải, tiến
hành hai nhiệm vụ: Một là thương lượng ký hòa ước với Xiêm. Hai là đưa hai tàu chiến
Capricieuse và Catinat tới Việt Nam uy hiếp triều đình Tự Đức.

Montigny đến làm việc ở Xiêm và cho hai tàu chiến đi Việt Nam đưa thư cho triều đình
Huế.

Khoảng giữa tháng 9 năm 1856, tàu Catinat tới Đà Nẵng đưa thư. Quan lại nhà Nguyễn ở
đây từ chối không nhận thư. Viên sĩ quan trưởng tàu Catinat ra lệnh bắn phá các pháo đài
ở cảng. Sau đó tàu Catinat đóng quân trong thành Đà Nẵng, chờ tàu Capricieuse. Tàu
Capricieuse gặp bão nên tới Đà Nẵng muộn. Khi tàu Capricieuse tới, hai tàu đều cùng
chờ Montigny tới. Nhưng chờ mãi không thấy Montigny, mà cả hai tàu lương ăn đều sắp
cạn, cuối cùng phải nhổ neo rời Đà Nẵng đi Ma Cao.

Sau đó ít lâu, Montigny được vua Pháp trao quyền đại diện để giải quyết công việc ở Việt
Nam. Ngày 25 tháng 1 năm 1857, Montigny từ Xiêm sang Đà Nẵng yêu cầu được đưa
quốc thư xin cho người Pháp tự do thông thương, đặt lãnh sự ở Huế, mở cửa hàng buôn
bán ở Đà Nẵng và cho các giáo sĩ tự do đi giảng đạo. Triều đình Huế không chấp nhận
điều nào.

Vua Pháp Napoléon III nhất quyết xâm lược Việt Nam. Ngày 22 tháng 4 năm 1857,
Napoléon III lập “Hội đồng Nam Kỳ", chuẩn bị đánh chiếm miền Nam Việt Nam.

Tháng 11 năm 1857, Napoléon III lệnh cho đô đốc Rigault de Genouilly, tư lệnh hạm đội
Pháp ở châu Á đem quân đánh chiếm Đà Nẵng. Tây Ban Nha cho quân phối hợp cùng

xâm lược. Ngày 31 tháng 8 năm 1858, một hạm đội gồm 14 tàu chiến, 2.500 quân Pháp
và 500 quân Tây Ban Nha tiến tới Đà Nẵng.

Mờ sáng ngày 1 tháng 9 năm 1858, Pháp gửi tối hậu thư cho triều đình Huế, đòi Tự Đức
trong hai giờ phải đầu hàng. Triều đình Huế lúng túng, chưa biết nên như thế nào. Không
nhận được thư trả lời, Pháp cho quân bắn đại bác phá vỡ hệ thống đồn lũy của quân
Nguyễn ở Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Tháng giêng năm Kỷ Mùi (2-1859), quân Pháp và quân Tây Ban Nha từ Đà Nẵng đánh
vào cửa Cần Giờ và từ đấy tiến đánh thành Gia Định. Lấy được thành Gia Định, quân
xâm lược cướp của quân Nguyễn 200 súng đại bác, 85.000 ki-lô-gam thuốc súng, tiền và
bạc ước khoảng 180.000 phờ-răng, vũ khí và thóc gạo nhiều vô kể. Nhưng tướng giặc
Rigault de Genouilly không dám cho đóng quân trong thành, sợ bị quân ta bao vây tiêu
diệt, nên cho đốt hết thóc gạo, san phẳng thành thị, đồn lũy; sau đó rút quân xuống đóng
trên các tàu chiến đậu trên sông.

Tình thế giặc Pháp trên chiến trường Gia Định có nhiều khó khăn buộc tướng Genouilly
phải tìm cách điều đình với ta để kéo dài thời gian.

Bấy giờ là tháng sáu năm Kỷ Mùi (1859). Nhận được thư đề nghị thương lượng của
Pháp, Tự Đức cho Bộ Binh trả lời rằng Pháp muốn nghị hòa mà vẫn cho quân đốt phá
Quảng Nam, Khánh Hòa thì nghị hòa sao được. Pháp trả lời: từ nay trở đi không để xảy
ra như thế nữa.

Trước thái độ cầu hòa của Pháp, triều đình Huế không thể không có ý kiến dứt khoát. Tự
Đức hỏi ý kiến Viện Cơ mật. Các quan Viện Cơ mật như Trương Đăng Quế, Phan Thanh
Giản thiên về giảng hòa, đưa ra ý kiến là đối với ba yêu cầu của Pháp thì điều thứ nhất là
xin đất, quyết không cho; điều thứ hai xin thông thương thì từ đầu thời Nguyễn tới nay đã
cho phép họ thông thương, nay cứ thế mà làm; điều thứ ba là việc giảng đạo Giê-su thì từ
thời Trần, Lê đã cho phép họ được giảng đạo tự do; gần đây vì ta cấm giảng đạo ngặt quá

nên họ phải xin phép được giảng đạo; vậy ta nên bỏ lệnh cấm giảng đạo, để cho trong
nước được nghỉ binh, yên dân. Do đó nhận hòa với Pháp là điều rất nên.

Ngược lại, Nguyễn Tư Giản cũng là quan Viện Cơ mật đưa sớ tấu không nên nghị hòa.

Vì có những ý kiến trái nhau như vậy, triều đình Huế không biết trả lời thế nào. Rốt cuộc,
không trả lời.
__________________
Cuối năm 1859, thiếu tướng Page sang thay Genouilly cũng nhận thấy cần tiếp tục đưa
thư bàn hòa với triều đình Huế.

Dự thảo hòa ước của Page gồm 10 điều chính:

1. Đại Pháp cùng Đại Nam giao hiếu muôn năm cho tỏ nghĩa lớn.

2. Khi Pháp đưa quốc thư thì báo với cửa Hàn rồi đi đường bộ đưa lên Kinh.

3. Nước Nam giao hiếu với nước nào thì nước Pháp cũng đối xử như nước anh em.

4. Không bắt tội những dân làm thuê với Pháp.

5. Không bắt tội những dân theo đạo Giê-su.

6. Những giáo sĩ Pháp bị bắt, xin giao lại cho Pháp để đưa về Pháp.

7. Không ngăn cản tàu Pháp vào buôn bán ở các cửa biển.

8. Nước Nam nên lập hòa ước với nước Tây Ban Nha.

9. Không ngăn cấm các cố đạo đi giảng đạo ở các làng xóm.


10. Pháp được quyền đặt lãnh sự và lập phố buôn bán ở các cửa biển.

Đại diện triều đình Huế tại Gia Định chấp nhận bảy điều khoản trên, riêng ba điều khoản
cuối phải đưa về Huế để triều đình quyết định.

Bản dự thảo nghị hòa đưa về triều. Trước một văn kiện ngoại giao xâm phạm chủ quyền
dân tộc như vậy, trong triều có nhiều người không muốn chấp nhận. Do đó, triều đình do
dự, chưa quyết.

Trong khi đó, tàu chiến Pháp vẫn đỗ ở cửa Hàn (Đà Nẵng). Thấy triều đình Huế không
trả lời, Pháp cho quân dưới tàu lên đốt phá mấy đồn quân Nguyễn ở Đà Nẵng rồi rút
quân.

Đầu năm 1859 Pháp tiến chiếm Gia Định. Ngày 17 tháng 2 năm 1859, thành Gia Định rơi
vào tay giặt.

Sau khi thôn tính xong Gia Định, quân Pháp tiếp tục tung quân đánh chiếm các thành Đại
Đồn (Chí Hòa), Định Tường (Biên Hòa) Lúc này Nguyễn Tri Phương được giao trọng
trách trấn giữ thành Đại Đồn do chính ông đã huy động quân dân xây gấp để ngăn chặn
quân Pháp đánh rộng ra.

Trước tình hình thành Gia Định thất thủ, Pháp tung quân đánh chiếm một số tỉnh miền
Tây Nam Bộ, triều đình Huế hoảng hốt cho Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp đi sứ vào
Gia Định xin giảng hòa.

Ngày 5 tháng 6 năm 1862 (âm lịch là ngày 9 tháng 5 năm Nhâm Tuất), Bonard đại diện
Pháp cùng Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp đại diện triều đình Huế, ký hoà ước giữa hai
nước, thường gọi là hoà ước Nhâm Tuất 1862, gồm 12 điều. Trong hoà ước có những
điều khoản chủ yếu như sau:


1. Nước Nam phải để các giáo sĩ Pháp và Tây Ban Nha tự do giảng đạo và để nhân dân tự
do theo đạo.

2. Nước Nam nhường hẳn cho Pháp ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và Côn
Đảo, để các chiến thuyền của Pháp ra vào tự do ở sông Mê Công.

3. Nước Nam không được đem vũ khí, đạn dược đi qua những tỉnh đã nhường cho Pháp.

4. Nước Nam giao thiệp với nước nào, phải cho chính phủ Pháp biết, muốn nhường đất
cho nước nào phải được sự đồng ý của Pháp.

5. Người Pháp và người Tây Ban Nha được ra vào buôn bán tự do ở các cửa biển Đà
Nẵng, Ba Lạt và Quảng Yên.

6. Nước Nam phải trả cho Pháp tiền binh phí 4 triệu đồng, trả làm 10 năm, mỗi năm 40
vạn đồng.

7. Pháp trả lại cho nước Nam tỉnh Vĩnh Long (nhưng quân Pháp vẫn đóng lại ở tỉnh lỵ
cho đến khi chúng gọi là "dẹp yên giặc giã" ở Gia Định và Định Tường, chúng mới rút
đi).

Hoà ước này có đại diện Tây Ban Nha là đại tá Palanca cùng ký.

Tháng 2 năm Quý Hợi 1863, Bonard và Palanca tới Huế mượn cớ đưa quà tặng của vua
nước họ để đòi triều đình Huế đưa quốc thư, tức đưa giấy dâng một phần đất nước cho
chúng. Tự Đức tiếp sứ trọng hậu, trả bồi thường cho Pháp số tiền 186.111 đồng, gửi quà
tặng hai vua Pháp, Tây Ban Nha và tặng quà sứ bộ Pháp.

Trong khi triều đình Tự Đức đầu hàng, dâng đất, nộp tiền cho quân cướp nước, thì nhân

dân, văn thân, sĩ phu miền Nam nổi lên đánh giặc, chống triều đình ngày càng quyết liệt.

Khi Pháp đánh chiếm Gia Định, các sĩ phu Gia Định như Phan Văn Đạt, Lê Cao Dũng
chiêu mộ nghĩa quân đánh giặc. Bị giặc bắt, hai ông tự tử.

Nhiều sĩ phu yêu nước khác như tri huyện Toại, Thiên Hộ Dương cũng nổi lên đánh
Pháp. Nguyễn Hữu Huân, người Định Tường, đỗ thủ khoa năm 1832, làm giáo thụ ở
huyện Kiến Hưng, khi Pháp xâm lược Nam Bộ, đã tập hợp nghĩa sĩ, phối hợp cùng các
nhóm nghĩa quân Âu Dương Lân, Võ Duy Dương (tức Thiên Hộ Dương) hoạt động suốt
một dải từ Tân An đến Mỹ Tho. Một võ quan của triều đình Nguyễn ở Gia Định là
Trương Định cũng dấy quân đánh Pháp.

Ở ngoài Bắc, từ năm 1862 đã có nhiều nhóm nghĩa quân nổi lên chống triều đình bán
nước. Đầu năm 1862, nghĩa quân của cai tổng Vàng (tức Nguyễn Văn Thịnh) ở Bắc Ninh
tiến đánh phủ Lạng Giang, huyện Yên Dũng và vây thành Bắc Ninh. Cũng thời gian này,
tay sai của Pháp là Tạ Văn Phụng đưa quân đánh chiếm phủ Hải Ninh (Quảng Ninh) và
nhiều nơi khác miền duyên hải nhằm mục đích quấy rối hậu phương miền Bắc của triều
Nguyễn.
________________
2. Sứ bộ ngoại giao Phan Thanh Giản vào Sài Gòn và đi Pháp xin chuộc lại Nam Kỳ

Trước những phản ứng quyết liệt của nhân dân chống lại hành động bán nước của triều
đình, vua tôi nhà Nguyễn không thể không suy nghĩ, không thể không làm một việc gì để
xoa dịu lòng dân. Chúng tiến hành một chủ trương ngoại giao lép vế, van nài giặc, đem
vàng, đem của đổ cho giặc để xin lại đất. Đầu năm 1863, sứ Pháp ra Huế nhận tiền bồi
thường của triều đình Huế (186.111 đồng) có nói sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long cho triều đình
Huế, nên khi sứ Pháp về Sài Gòn, triều đình Huế cho Phan Thanh Giản vào theo để nhận
tỉnh Vĩnh Long.

Tự Đức vẫn tiếc đất Vĩnh Long. Không lấy lại được bằng quân sự, Tự Đức định cố gắng

hoạt động ngoại giao. Giữa năm 1863, Tự Đức cho một phái đoàn đi hẳn sang Pháp để
cầu xin vua Pháp về việc này. Cầm đầu phái đoàn là Hiệp tá đại học sĩ Phan Thanh Giản,
Tả tham tri Bộ Lại - Phạm Phú Thứ và án sát Quảng Nam - Ngụy Khắc Đản. Tự Đức và
triều đình Huế cho phái đoàn Phan Thanh Giản đem nhiều vàng bạc, tiền của ra đi để xin
chuộc lại đất, và cũng cho đem nhiều vàng bạc, quà tặng cho bọn cai trị Pháp, Tây Ban
Nha ở Gia Định để chúng đưa phái đoàn ngoại giao của Huế đi Tây Âu.

Phái đoàn xuống tàu "Echo” (Tiếng Vang) của Pháp ở Gia Định cho ra đón từ Huế. Vào
tới Gia Định, phái đoàn sang tàu “Européen" (Người châu Âu) cùng bọn quan cai trị Pháp
và Tây Ban Nha sang Pháp.

Khoảng tháng tám âm lịch (1863), tàu biển Européen tới đất Pháp. Phái đoàn Huế theo
đường bộ lên Paris xin vào triều yết kiến vua Pháp lúc đó là Napoléon III (Na-pô-lê-ông
đệ tam). Napoléon đương chuẩn bị đi nghỉ mát nên không tiếp sứ. Sứ đoàn Huế phải ở lại
chờ hơn một tháng, Napoléon đi nghỉ mát về mới được vào tiếp kiến. Sứ đoàn Huế trình
bày ý kiến của Tự Đức muốn thương lượng với Pháp để thu hồi ba tỉnh Nam Bộ đã
nhường cho Pháp, với những điều kiện sau:

- Pháp được quyền bảo hộ cả sáu tỉnh Nam Bộ.

- Pháp được quyền kiểm soát toàn bộ Sài Gòn với mọi đặc quyền và buôn bán.

- Pháp được triều đình Huế hàng năm nộp cống phẩm như một thuộc quốc đối với một
thượng quốc.

Nghe những kiến nghị này của sứ bộ Phan Thanh Giản, Napoléon không trả lời ngay và
hẹn ít lâu nữa sẽ trả lời.

Mấy ngày sau, sứ bộ Phan Thanh Giản phải rời Pháp sang Tây Ban Nha, nhưng cũng
không được việc gì, như khi ở Pháp. Bấy giờ đã là cuối năm 1863, sứ bộ ta phải xuống

tàu Japon (Gia-pông, nghĩa là Nhật Bản, tên tàu của Pháp), đành chịu thất bại ngoại giao.

Khoảng tháng 3 năm 1864, sứ bộ đi Tây Âu về đến Huế.

Sau khi sứ bộ Phan Thanh Giản rời khỏi nước Pháp, vua Pháp Napoléon III xem xét lại
thái độ đối với Nam Kỳ mà Pháp đã chiếm đóng. Thấy đường trường từ Pháp tới Nam Kỳ
xa xôi quá, Napoléon ái ngại, không muốn chiếm đóng, nên cho viên trung tá hải quân
Aubaret sang triều đình Huế bàn việc trao trả ba tỉnh Nam Bộ cho Việt Nam Sách sử chứ
Hán của nhà Nguyễn viết tên Aubaret là Hạ Bá Lý.

Tự Đức cho thượng thư Bộ Lại - Phan Thanh Giản làm toàn quyền chánh sứ cùng hai phó
sứ Trần Tiễn Thành, Phan. Huy Vịnh thay mặt triều đình, hội thương với Aubaret. Sứ
Pháp Aubaret đưa ra một dự thảo hoà ước, nội dung tóm tắt như sau:

- Pháp trả lại ba tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Định Tường cho triều đình Huế. Nhưng Huế
phải để Pháp cầm quyền bảo hộ cả lục tỉnh, tức sáu tỉnh Nam Kỳ.

- Pháp vẫn chiếm giữ ba nơi là Sài Gòn, Mỹ Tho và Thủ Dầu Một để Pháp đóng quân.

- Triều đình Huế mỗi năm phải nộp cho Pháp hai triệu đồng tiền thuế.

Hoà ước quá bất bình đẳng và triều đình Huế phải chịu thua thiệt nhiều. Phái bộ triều
đình Huế chưa dám ký hoà ước, chỉ nhận trả tiền bồi thường quân phí năm trước cho
Pháp là 40 vạn đồng.

Trước thái độ ngang ngạnh, bức hiếp của Pháp, triều đình Huế không mong chuộc được
ba tỉnh, mà còn lo mất nốt ba tỉnh còn lại, tức mất cả Nam Bộ. Hoà ước với Pháp tuy đã
ký, nhưng sẽ chẳng có giá trị gì, vì Pháp còn lấn tới nữa, đòi hỏi nữa.

Giữa năm 1863, Pháp đưa tàu chiến tới cửa biển Kampốt của Cao Miên, cho hội quân

chiếm đóng và đặt Cao Miên dưới quyền bảo hộ của Pháp. Thấy những hành động xâm
lược của Pháp ở phía Nam như vậy, Tự Đức cho Phan Thanh Giản làm Kinh lược đại
thần đem quân vào giám sát ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

Nhưng không phải vì thế mà thực dân Pháp từ bỏ tham vọng của chúng. Tháng 3 năm
1866, thực dân Pháp ở Sài Gòn cho tàu chiến tới cửa Thuận An đưa thư cho triều đình
Huế, nói rằng: ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên địa thế xa cách, trộm cắp thường
nổi lên; hai nhà nước, tức Pháp và triều đình Huế cùng cai trị là không tiện, xin để cho
Pháp một mình cai quản mới trừ được hết giặc biển. Được như thế, Pháp sẽ xóa bỏ cho
triều đình Huế mọi khoản tiền bồi thường trước đây.

Tự Đức cho Phan Huy Vịnh và Phạm Phú Thứ tiếp đón, tặng quà sứ Pháp và tư giấy cho
kinh lược Phan Thanh Giản ở Nam Bộ trực tiếp thương thuyếtvới Pháp về vấn đề này.
Viên quan Pháp cầm quyền ở Sài Gòn là Vial thấy triều đình Huế không nhượng bộ, liền
dọa ngay là nếu không nhượng bộ thì sẽ có chiến tranh. Phan Thanh Giản chưa kịp có ý
kiến gì Pháp làm áp lực buộc Phan Thanh Giản viết thư cho quan lại triều đình ở An
Giang và Hà Tiên nộp thành cho Pháp.

Thấy mình không giữ nổi nước, Phan Thanh Giản căn dặn con cháu cày ruộng lấy mà ăn,
không được làm việc với Pháp, không được nhận quan chức gì ở Nam Kỳ, rồi ông uống
thuốc độc chết. Bấy giờ là giữa năm 1867 và Phan Thanh Giản đã ngoài 70 tuổi

Pháp chiếm toàn bộ Nam Kỳ làm thuộc địa của chúng kể từ đây và cũng kể từ đây, chúng
tập trung binh lực tiến quân ra Bắc.

×