Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NHỮNG HÌNH THỨC TRANG PHỤC, MÀU SẮC MŨ, KHĂN, VÁY, ÁO, KHỐ THỜI HÙNG VƯƠNG - TRANG PHỤC Ở CÁC TƯỢNG NAM PHẦN 2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.95 KB, 8 trang )

NHỮNG HÌNH THỨC TRANG PHỤC, MÀU
SẮC
MŨ, KHĂN, VÁY, ÁO, KHỐ THỜI HÙNG
VƯƠNG

4. TRANG PHỤC Ở CÁC TƯỢNG NAM
(phần tiếp)

Trang phục một chuôi đoản kiếm khác của BTLSVN
mang kí hiệu số 26617 có đầu quấn khăn, đai đồng
bao quanh đầu, mặc áo cộc tay hở ngực, tóc tết dài
song đôi thả xuống lưng, có bao lưng vòng quanh
người bên ngoài, hai bên hông đeo bao kiếm, một tay
co, một tay duỗi thẳng cầm đốc kiếm (tay phải), tay
có đeo vòng lớn. Đệm xiêm rộng che kín mông, trang
trí có đường biên chạy hai bên và gấu, phía trong
trang trí hình kỉ hà gấp khúc, đệm khố có tua dài.
Kiểu cách trang phục mạnh mẽ, trang trí cầu kì chứng
tỏ là một thủ lĩnh hoặc quý tộc. Đây là một tượng có
nhiều thông tin về trang phục chiến binh hoặc võ
tướng, tù trưởng.
Nội dung ẩn:



Trang phục tượng cầm đèn ở Lạch Trường BTLSVN
phần đầu đội mũ tròn có ngù và đai vòng quanh trang
trí, nét mặt hài hước, râu ngắn, cổ đeo vòng trang trí
rộng bản tỏa rộng che cả phía ngực vòng qua vai và
lưng, ở trần, tay đeo hai chiếc vòng.


Tượng đóng khố, phủ vải ngắn quanh hông và đùi.
Thắt lưng rộng bản, có hai dải mái chèo tỏa xuống
đùi ngang đầu gối, tượng ở tư thế quỳ (kiểu váy tua
này còn thấy ở phổ biến ở trang phục vũ nữ triều Lý,
Trần và múa cung đình Huế ngày nay).
Nội dung ẩn:


Tượng người cầm đèn ở Bảo tàng Quốc gia về Nghệ
thuật châu Á Guimet, Paris là pho tượng đầu tiên tìm
được ở Đông Tác – Thanh Hóa. Đèn cao 19,5 cm,
rộng 7cm, dày 6cm, phong cách tạo hình có nét mặt
giống phong cách ở tượng Lạch Trường nhưng đơn
giản hơn. Đặc biệt tượng đội trống đồng. Phong cách
của pho tượng này còn lặp lại ở nhiều tượng nhỏ đặt
trên các vòng trang trí quai đèn của loại đèn treo
tường thời Đông Sơn.

Tượng cởi trần đóng khố, tay cầm gậy dài, có niên
đại từ thế kỉ I – III TCN – kí hiệu MG 23138.
Nội dung ẩn:



Trong hơn 80 năm qua, văn hóa Đông Sơn thời Hùng
vương đã được các nhà khảo cổ nghiên cứu, phát hiện
ra nhiều hiện vật vô cùng quý giá, làm hiện rõ một
nền văn hóa xã hội người Việt cổ trước khi nhà Hán
xâm lược. Nét sinh hoạt trong xã hội thời Hùng
vương, Âu Lạc hiện diện trong nhiều lĩnh vực như

kiến trúc thành quách, âm nhạc, vũ khí, đặc biệt về
trang phục từ quý tộc, nam nữ, chiến binh đến trang
phục lễ hội, tôn giáo, cúng tế thần linh…

Văn hóa Đông Sơn đã tỏa rộng lên phía bắc Vân
Nam và phía Nam vùng Đông Nam Á tới Indonesia,
Phi-líp-pin v.v… đỉnh cao là trống đồng Đông Sơn.
Hiện nay chúng ta đã phát hiện tới khoảng 300 chiếc
trống đồng. Những năm gần đây chúng ta đã phát
hiện được gần 30 trống ở miền trung và bắc nam bộ,
trong khu cư trú của người Việt cổ thời kì TCN –
vùng văn hóa sa Huỳnh. Trống đồng đầu tiên được
tìm thấy từ năm 1921 ở lòng sông Du Kgiao, trống có
trang trí 10 cánh sao, hoa văn người, chim lạc và
tượng cóc, đường kính 34cm. 75 năm sau đã phát
hiện thêm được số lượng trống đồng như sau:

- Phát hiện tại vườn nhà xã Ea Riêng huyện Mdak
(Đắk Lắk) một trồng đồng đường kính 62cm, 12 cánh
sao, 9 vành hoa văn.
- Ngày 25 tháng 2 năm 1966 tại nông trường 719A
cách Buôn Ma Thuộc 95km về phía bắc tìm thấy một
trống đồng đường kính 61cm, 12 cánh sao. Một trống
Đông Sơn ở Ea Kênh huyện Krông Pắc, đường kính
76cm, cao 46cm, có 4 tượng cóc.
- Năm 1997, anh Nguyễn Trọng Ân ở thôn Mỹ Thuận
Trung, xã Hòa Đồng, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
phát hiện khi rà đồng nát tại Hòa Lễ, huyện Krông
Pông một trống đồng đường kính 55cm, 4 tượng cóc.
- Tại 3 tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Gia Lai phát hiện 6

trống đồng trong những năm 1996 đến 1999.
- Tại Bình Định tìm được 9 trống đồng. Ở Bình
Dương và Bình Phước mỗi tỉnh phát hiện được hai
trống.
- Năm 2003 ở huyện Krông Nô (Đắk Lắk) – Đắc
Nông ngày nay, anh Lê Đức Thống tìm được một
trống đồng 10 cánh sao, đường kính 40cm, cao 37cm.

Những phát hiện khảo cổ học quan trọng ở miền
trung cho thấy: nơi văn hóa Sa Huỳnh đã tồn tại thì
văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ cũng có mặt ở
đây từ xa xưa, trước khi xuất hiện vương quốc Chăm
Pa và Phù Nam thời kì thiên niên kỉ thứ nhất TCN.
Những dân tộc trên dãy Trường Sơn cũng là những
hậu duệ của văn hóa Đông Sơn, họ còn bảo lưu nhiều
lối trang phục xa xưa. Trang phục kiểu đầu tóc, đeo
răng thú, đeo trang sức vòng ống, váy chui, váy quấn,
đàn ông đóng khố, tất cả đều là hình ảnh tương đồng
của trang phục Đông Sơn với các họa tiết hình học.
Người Mnông ở Tây Nguyên thích đeo vòng ống và
đồ trang sức hạt chuỗi, khuyên tai, vòng cổ có sắc
thái Đông Sơn. Người Mạ ở Tây Nguyên ngày nay
cũng còn đeo trang sức vòng ống tay xoắn trôn ốc
như người Mnông, vòng ống chân xoắn trôn ốc hình
chóp cụt, hai đầu loe ra và có mối hở với chiều cao
20cm[1].


[1] Trang sức người Việt cổ - NXBDT Hà Nội 2001


×