Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG - Trang sức hạt chuỗi, nhẫn pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.26 KB, 8 trang )

NHỮNG HÌNH THỨC TRANG PHỤC, MÀU
SẮC
MŨ, KHĂN, VÁY, ÁO, KHỐ THỜI HÙNG
VƯƠNG

6. ĐỒ TRANG SỨC THỜI HÙNG VƯƠNG QUA
CHẤT LIỆU
ĐÁ, ĐỒNG, VÀNG, NGỌC, MÃ NÃO, THỦY
TINH

6.2. Trang sức hạt chuỗi, nhẫn

Những hạt chuỗi được xâu lại bằng đá hình tròn, hoặc
hình ống dài, hình quả trám và hình hạt na. Trang sức
nhẫn, chất liệu chủ yếu là đá và đồng. Buổi đầu văn
hóa Phùng Nguyên, các hạt chuỗi và nhẫn hoàn toàn
bằng đá hay ngọc. Đến văn hóa Đông Sơn, đồng thau
được dùng như một chất liệu bổ sung thêm cho
phong phú. Nhiều mẫu được chế tác bằng đồng, có cả
những trang sức du nhập bằng thủy tinh. Các loại
chuỗi cũng được tìm thấy nhiều ở văn hóa Sa Huỳnh
– miền Nam Trung Bộ nhưng phần đông là các chuỗi
nhập ngoại, có xuất xứ ban đầu từ những lò ven biển
miền Nam Ấn Độ khoảng từ thế kỉ V đến I TCN.
Nội dung ẩn:



Hạt chuỗi được làm từ nhiều loại mã não, đá ngọc
màu, thủy tinh đục, thủy tinh mờ và trong suốt với


nhiều màu sắc đen, lam, trắng, vàng, đỏ, tím nhạt…
Các loại hạt chuỗi làm bằng đá ngọc (nesphirite) màu
trắng, dân gọi là “đá Lạt Ma”. Những hạt chuỗi mã
não đỏ có số lượng nhiều, hạt chuỗi đơn sắc mã não
và thủy tinh, có loại hình cam đục kiểu dáng phong
phú, nhiều nhất là hình quả trám, mặt cắt ngang có
hình 6 cạnh, 7 cạnh, 8 cạnh, 9 cạnh, hình thoi dài có
mặt cắt hình cầu, trình tròn, hình lục giác hẹp ở hai
đầu. Hạt chuỗi có số lượng nhiều nhất là thủy tinh có
độ trong, đục (loại bán thấu quang đục mờ)… Loại
hạt chuỗi trang sức này được phủ rộng dọc theo bán
đảo Malaysia, quần đảo Indonesia (ở Bali), ở Philipin
trong di tích Tabon, đặc biệt địa bàn phân bố đồ trang
sức trên trải rộng khắp miền Bắc nước ta. Các loại
hạt chuỗi bằng mã mão, thủy tinh trong một số di tích
văn hóa Đông Sơn còn thấy ở cả thượng Lào – cánh
đồng Chum (Hà Văn Tấn 1995 – Colani M. 1935).
Những trang sức chuỗi bằng mã não thủy tinh bằng
những thế kỉ đầu công nguyên có thể nói tràn ngập
nhiều vùng dân cư. Những kết quả nghiên cứu của
các nhà khoa học và qua phân tích cho kết quả: phần
lớn loại trang sức này được du nhập từ trung tâm các
trung tâm chế tác xuất khẩu chuỗi hạt ở ven biển
Đông Nam Ấn Độ, chủ yếu ở trung tâm Arikamedu
(Pondichery ngày nay) (Francis P. 1980).
Nội dung ẩn:



Niên đại của những chuỗi hạt khoảng nửa sau thiên

thiên niên kỉ thứ nhất TCN chứng tỏ sự giao thương
trên vùng ven biển Đông Nam Á. Hạt chuỗi vàng tìm
thấy ở Đại Lãnh (Quảng Nam – Đà Nẵng) và trong di
tích Mộ Chum Phú Hòa, Suối Đá (Xuân Lộc), Giồng
Phệt, Giồng Cá Vồ (Cần Thơ – Thành phố Hồ Chí
Minh) (1993 – 1994 Nguyễn Kim Dung và cộng sự).
Những đồ bạc, vàng ở Óc Eo châu thổ sông Cửu
Long là khuyên tai con đỉa, khuyên tai chốt xoay
(thành phần bán thành phẩm còn có mặt trên đảo Java
– Indonesia, Chăm Pa). Nghệ thuật kim hoàn có từ kĩ
nghệ chế tác Ấn Độ, Óc Eo sáng tạo nên trang sức
Chăm độc đáo. Trong thư tịch cổ Trung Quốc, cuốn
“Cựu Đường thư” đã ghi cụ thể trang phục của vua
Chăm Pha: “Vua mặc áo cổ bối bạch diệp, trên đeo
trân châu, dây chuyền vàng kết thành chuỗi. Hoàng
hậu mặc vải cổ bối tiêu hà, mình trang sức dây
chuyền vàng, chuỗi ngọc trai”. Khoảng nửa đầu thế
kỉ IX SCN còn cho biết rõ vua Vincơna Ta Vác Man
IV: “người đeo những dây vàng có đính ngọc trai,
ngọc bích giống như mặt trăng tròn đầy đặn, che một
chiếc lọng trắng bao cả bốn phương trời bởi lòng còn
sâu lớn hơn cả đại dương, trên thân trang trí kín tất cả
bởi vương miện, đai, vòng, hoa tai bằng vàng, những
chuỗi hạt hồng ngọc”. Trong bia đá dựng tượng ở
tháp Pongana (Nha Trang) niên đại 1170 cho biết:
“Các ngón tay vua đeo nhẫn với những hạt đá quý lấp
lánh” (Parmentierh 1919). Ngoài ra trên rất nhiều pho
tượng Chăm bằng đá, bằng đồng, phù điêu đều có
diễn tả nhân vật đeo đồ trang sức trên yếm, cổ, vòng
ngực, đai lưng, vòng đùi, vòng cổ…

__________________

×