Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bối cảnh văn hóa Tín ngưỡng thời Hùng Vương ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.76 KB, 8 trang )

Bối cảnh văn hóa Tín ngưỡng thời Hùng Vương


Hai vấn đề tiếp theo là nếu Phật giáo truyền vào nước ta vào thời điểm đó, tức vào
những thế kỷ trướoc tây lịch, tình trạng văn hóa tín ngưỡng của dân tộc ta vào thời
ấy như thế nào và những kinh điển gì của Phật giáo được dân tộc ta tiếp thu?
Về vấn đề thứ nhất, ta biết nền văn hóa Hùng Vương đã đạt được một số thành tựu
rực rỡ. Trước tiên, nền văn hóa này đã xây dựng được một bộ máy công quyền
dựa trên luật pháp, để bảo vệ biên cương và điều hành đất nước. Dấu vết cụ thể là
bộ Việt Luật, mà vào năm 43sdl sau khi đánh bại được đế chế Hai Bà Trưng, Mã
Viện đã phải điều tấu: "Hơn mười điều của Việt Luật khác với Hán Luật", như
Hậu Hán thư 54 tờ 9a8-10 đã ghi. Sự kiện "điều tấu" này về Việt Luật đối lập với
Hán Luật xác định cho ta một số điểm. Thứ nhất, việc Lưu Tú sai Mã Viện dẫn
quân đánh Hai Bà Trưng vào năm Kiến Vũ thứ 18 (42 sdl) thực chất không phải là
một đàn áp khởi nghĩa đơn thuần, mà là một cuộc xâm lược đối với một đất nước
có chủ quyền dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng trên cơ sở luật pháp của bộ Việt
Luật. Bộ Việt Luật này ngày nay đã mất, giống như số phận của Hán Luật. Tuy
nhiên chỉ một việc đặt Việt Luật ngang với Hán Luật. Tuy nhiên chỉ một việc đặt
Việt Luật ngang với Hán Luật cho phép ta giả thiết nó là một bộ luận hoàn chỉnh
với các qui định và điều khoản được ghi chép rõ ràng, để cho Mã Viện đem so
sánh với Hán Luật và phát hiện có "hơn mưòi việc" sai khác. Với một bộ luật như
thế tồn tại, tất nhiên một chính quyền khởi nghĩa của Hai Bà Trưng không thể có
đủ thời gian để thiết lập. Một khi đã vậy, Việt Luật là một điểm chỉ chắc chắn về
sự tồn tại của một chính quyền Hùng Vương độc lập năm 110 tdl cho đến 43 sdl.
Chỉ một tồn tại liên tục lâu dài cỡ đó mới cho phép ra đời một bộ luật hoàn chỉnh
và có tác động rộng rãi trong xã hội. Chính vì tác động rộng rãi này mà Mã Viện
bắt buộc phải bắt tay ngay vào việc điều chỉnh các điều khoản của Việt Luật cho
phù hợp với Hán Luật, như đã thấy.
Hai là, để có một bộ máy công quyền quản lý bằng luật pháp, xã hội Việt Nam
thời Hùng Vương phải có một bước phát triển cao, một cơ cấu tổ chức phức tạp
cần quản lý bằng luật pháp. Nếu căn cứ vào truyện 87, tức Ma Điệu Vương Kinh,


của Lục độ tập kinh 8, ĐTK 152 tờ 49a 10-12 ta có thể thấy một phần nào cách
quản lý bằng luật pháp này: "Có kẻ không thuận hóa thì tăng nặng thuế và việc
công ích, đem một nhà máy này sống giữa năm nhà người hiền, khiến năm nhà
này dạy một nhà kia, người thuận theo trước thì thưởng. Bề tôi giúp việc thì dùng
người hiền, mà không dùng dòng dõi quí phái" (hữu bất thuận hóa giả trùng dao
dịch chi, dĩ kỳ nhất gia xử vu hiền giả. Ngữ gia chi gian lệnh ngũ hóa nhất gia, tiên
thuận giả thưởng. Phụ thần dĩ hiền, bất dĩ quí tộc).
Ba là để duy trì cho một cơ cấu xã hội phức tạp như vậy, tất nhiên đòi hỏi phải có
một nền kinh tế phát triển đa dạng, năng động, một nền văn hóa có bản sắc đặc
tính riêng. Và cuối cùng, để có một bộ luật như Việt Luật, ngôn ngữ tiếng Việt
thời Hùng Vương quyết đã đạt đến một trình độ phát triển chính xác, đủ để phát
biểu những qui định thành một văn bản pháp quy. Và để ghi những văn bản pháp
quy đó, tiếng Việt phải có một hệ thống chữ viết riêng, mà dấu tích ngày nay ta có
thể thấy qua bài "Việt ca"_1 ghi trong Thuyết uyển 11 tờ 6a11-4a4.
Bài Việt ca và ngôn ngữ việt thời Hùng Vương [^]
Thuyết Uyển là bộ sách duy nhất đã chép lại nguyên văn một tác phẩm văn học
khác với tiếng Trung Quốc, đó là bài Việt ca mà có khả năng là Lưu Hương (77-
6tdl) đã rút tư liệu từ bí phủ nhà Hán. Khi mới lên ngôi năm 33tdl, Hán Thành đế
đã giao cho Lưu Hương giữ chức Hiệu trung ngũ kinh bí thư, như Tiền Hán thơ 36
tờ 5b4-10 đã ghi. Văn nghệ chí trung Tiền Hán thư 36 tờ 1a 11-b7 cũng chép:
"Đến đời Hữu Vũ (140-86tdl), Thi thiếu, Thư rơi, Lễ nát, Nhạc đỗ. Thánh thượng
bùi ngùi nói: Trẫm rất đau xót". Do thế, đưa ra chính sách cất sách, đặt quan chép
sách, dưới tới truyền thuyết các nhà đều sung bí phủ. Đến đời Thành đế (32-6 tdl)
cho là sách đã tán vong nhiều, bèn sai yết giả Trần Nông tìm sách sót ở thiên hạ, ra
chiếu quang lục đại phu Lưu Hướng hiệu đính kinh truyện chư tử thi phú [ ]. Mỗi
một sách xong, Hưóng bèn xếp đặt thiên mục, tóm tắt đại ý, chép ra tâu vua".
Cũng Tiền Hán thư 36 tờ 22a7: "Hướng thu tập truyện ký hành sự viết Tân tự,
Thuyết uyển gồm 50 thiên, tâu vua". Bản thân Lưu Hương trong lời tâu dâng sách
Thuyết uyển ở Thuyết uyển tự tờ 2a 13-b6 cũng nói: "Bề tôi Hướng nói Thuyết
uyển tạp sự của Trung thư_1, do [Hướng] hiệu đính ( ) sự loại lắm nhiều, chương

cứ hỗn tạp ". Riêng Tăng Củng, khi viết về Thuyết uyển, trong Thuyết Uyển tự tờ
1a5-7, cũng đề cập xa gần tới bài Việt ca: "[Lưu] Hướng lựa cọn sự tích hành
trạng do truyện ký trăm nhà chép lại, để làm ra sách Thuyết uyển tâu lên, muốn
lấy làm phép răn".
Thuyết uyển được viết vào những năm 18-12 tdl. Về một bài ca của người Việt gọi
là Việt ca, Thuyết Uyển 11 tờ 6a11-7a4 ghi thế này: "Tương Thanh Quân bắt đầu
ngày được phong mặc aó thúy, đeo kiếm ngọc, đi giày the, đứng trên sông Du.
Quan đại phu ôm dùi chuông, huyện lịnh cầm dùi trống, ra lệnh bảo: "Ai có thể
đưa vua qua sông?" Quan đại phu nước Sở là Trang Tân đi qua nói chuyện. Bèn
đến giả bộ vái ra mắt, đứng lên nói: Thần xin cầm tay vua, được không?" Tương
Thành Quân giận, đổi sắc mà không nói gì.
"Trang Tân né chiếu, chấp tay nói: "Chắc có mình ngài không nghe việc Ngạc
quân Tử Tích thả thuyền chơi trong giòng Tân ba, cỡi thuyền Thanh hàn rất lộng
lẫy, trương lộng thúy, cầm đuôi tê, trải chiếu vạt đẹp. Khi tiếng chuông trống
xong, thì chèo thuyền. Người Việt ôm mái chèo ca. Lời ca nói:
Lạm hề biện thảo
Lạm dư xương hộ
Trạch dư xương châu
Châu khán châu
Yên hồ tần tư
Tư mạn dư
Hồ chiêu thiền tần dũ
Sấm thật tùy hà hồ.
Ngạc quân Tử Tích nói: "Ta không biết lời ca Việt. Ông thử vì ta nói bằng tiếng
Sở". Lúc đó mới gọi Việt dịch, bèn nói tiếng Sở rằng:
Kim tịch hà tịch hề khiền trung châu lưu
Kim nhật hà nhật hề đắc dự vương tử đồng chu
Mông tu bị hảo hề bất tí cấu sĩ
Tâm cơ ngoan nhi bất tuyệt hề tri đắc vương tử
Sơn hữu mộc hề mộc hữu chi

Tâm duyệt quân hề quân bất tri.
Dịch:
Chiều nay chiều nào hề nhổ dòng trung châu
Ngày nay ngày nào hề được cùng thuyền với vua
Được ăn mặc đẹp hề không trácn nhục hổ
Lòng từng ngang mà không dứt hề biết được vương tử.
Núi có cây hề cây có cành
Lòng thích vua hề vua chẳng rằng.
"Lúc đó, Ngạc quân Tử Tích dơ tay áo dài đi mà che, đưa mền gấm mà phủ. Ngạc
quân Tử Tích là em mẹ vua Sở Thần, làm quan đến lịnh doãn, tước là chấp khuê.
Một lần chèo thuyền, mà người Việt còn được vui hết ý.
Nay ngài sao vượt hơn Ngạc quân Tử Tích, bề tôi sao riêng không bằng người
chèo thuyền? Xin cầm tay ngài, sao lại không được?".
"Tương Thành Quân bèn đưa tay mà đi lên, nói: "Ta thuở nhỏ cũng thường nổi
tiếng sang trọng về đối đáp, chưa từng bỗng bị nhục nhã như thế. Từ nay về sau,
xin lấy lễ lớn nhỏ, kính cẩn nhận lệnh".
Thông tin về bài Việt ca này, được ghi trong truyện Nguyên Hậu trong Tiền Hán
thư 98 tờ 8b4-6 như sau: "Nguyên trước Thành đô hầu Thương thường bệnh,
muốn tránh nóng, theo vua, mượn cung Minh Quang, sau lại đục thành Trường An
dẫn nước sông Phong đổ vào hồ lớn trong nhà mình, để đi thuyền, dựng lọng lông
chim, trướng màn vây khắp, chèo thuyền hát lối Việt" (trấp dịch Việt ca).
Thành đô hầu Thương túc Vương Thương (?-14tdl) làm đại tu mã đại tướng quân,
phụ chính cho Hán Thành đế những năm 17-14 tdl. Việc Thương lấy thuyền cho
dựng lọng lông chim gợi cho ta hình ảnh các thuyền với người mặc áo mũ lông
chim trên những hoa văn trống đồng Ngọc Lũ, một trống đồng có niên đại gần gũi
với Vương Thương. Không những thế, Thương lại cho người cầm chèo hát bài hát
tiếng Việt mà từ đây ta gọi là bài Việt ca. Thương lại la đồng đại cuả Lưu Hướng
(77-6 tdl) người Việt Thuyết Uyển và đầu tiên chép trọn bài Việt ca bằng tiếng
Việt và dịch ra tiếng Sở như ta đọc ở trên. Một người tầm cỡ như Vương Thương
làm đại tư mã đại tướng quân từ năm 17-14 tdl tất không thể nào Hướng không

biết tới. Cho nên, nếu Thương đã đục cả "thành vua" (đế thành) dễ dẫn nước sông
vào hồ minh cho người ta "chèo thuyền hát Việt ca", thì những bài "Việt ca" naỳ
không thể không lôi cuốn sự chú ý của Hướng, một người "chuyên dồn lòng vào
kinh thuật, ngày đọc sách truyện, đêm xem trăng sao, có khi không ngủ đến sáng"
Như thế, bài "Việt ca", mà Lưu Hướng chép luôn cả nguyên văn chữ Việt của nó
vào Thuyết uyển, dù có xuất phát từ bí phủ đi nữa, thì ít nhiều cũng chịu ảnh
hưởng của lối hát Việt ca thịnh hành tại kinh đô Trường An nhà Hán trong các gia
đình quyền quí thời đó, trong đó có Vương Thương.
Bài Việt ca này không thể xuất hiện chậm hơn năm 16tdl, năm Lưu Hương hoàn
thành Thuyết Uyển. Ta biết Trang Tân và Tương Thành Quân là những nhân vật
thế kỷ thứ IV tdl, còn Ngạc quân Tử Tích là con thứ tư của Sở Cung vương, và tự
sát lúc Bình Vương lên ngôi. Sở cung vương trị vì giữa những năm 590-560 tdl,
còn Sở Bình Vương lên ngôi năm 528 tdl_1. Việc lưu hành của bài Việt ca do thế,
phải xảy ra vào thế kỷ thứ VI-V tdl, nếu không sớm hơon, để cho chuyện Trang
Tân và Tương Thành Quân ghi lại và được nghe đến. Và tiếng Việt như thế không
chỉ hiện diện như một ngôn ngữ của giống người Việt, mà còn như một ngôn ngữ
có chữ viết tương đối hoàn chỉnh, để cho Lưu Hương có thể chép lại nguyên văn
cùng bản dịch "tiếng Sở" của nó có từ một bản văn nào đó trong bí phủ của hoàng
cung nhà Hán. Sự kiện Việt ca được chép cả nguyên bản lẫn dịch bản chứng tỏ
người viết bản gốc ấy tương đối thông thuộc cả hai ngôn ngữ cùng hệ thống chữ
viết của chúng. Và người này tối thiểu phải sống trước thời Lưu Hướng, để cho tác
phẩm cuả ông ta có đủ thời gian đi vào "bí phủ" và "trung thư" của nhà Hán.

×