Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

THỦ TỤC TRƯỚC KHI XÉT XỬ SƠ THẨM HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HOA KỲ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.28 KB, 9 trang )

THỦ TỤC TRƯỚC KHI XÉT XỬ SƠ THẨM HỆ
THỐNG PHÁP LUẬT HOA KỲ


Trước khi một phiên tòa sơ thẩm hình sự được tiến
hành, luật pháp của liên bang và bang yêu cầu rất
nhiều thủ tục và sự kiện. Một số bước do Hiến pháp
Mỹ và hiến pháp bang ủy quyền, một số do phán
quyết của tòa án, và số khác do những đạo luật lập
pháp. Phần còn lại thường là tập tục và truyền thống.
Mặc dù bản chất chính xác của những sự kiện mang
tính thủ tục này thay đổi theo thực tiễn của liên bang
và bang – và giữa các bang với nhau – nhưng vẫn có
những điểm tương đồng trên toàn đất nước. Tuy
nhiên, những thủ tục này không mang tính tự động
hay lệ thường mà đúng hơn là những người ra phán
quyết của hệ thống pháp lý thực thi quyền tự quyết
tại mọi bước tùy theo giá trị, thái độ và thế giới quan
của họ.

Việc bắt giữ

Bắt giữ là sự liên hệ quan trọng đầu tiên giữa bang và
bị cáo. Hệ thống pháp lý Mỹ đưa ra hai loại bắt giữ
cơ bản – bắt giữ có lệnh và bắt giữ không có lệnh.
Lệnh bắt giữ được ban hành sau khi một đơn kiện, do
một người lập hồ sơ để kiện người khác, đã được
trình bày và xem xét bởi một thẩm phán tiểu hình,
người đã tìm ra nguyên nhân hợp lý cho việc bắt giữ.
Bắt giữ không có lệnh xảy ra khi tội phạm diễn ra
trước sự có mặt của một cảnh sát hay khi một viên


cảnh sát có nguyên nhân hợp lý để tin rằng một người
nào đó đã phạm (hoặc dường như phạm) một tội.
Niềm tin như vậy sau đó phải được thể hiện bằng một
tuyên bố cam đoan hoặc một bản cam kết. Ở Mỹ,
95% các cuộc bắt giữ là không có lệnh.

Quyết định của cảnh sát có bắt giữ hay không không
hề đơn giản hay mang tính tự động một chút nào. Để
chắc chắn, viên cảnh sát chứng kiến vụ giết người sẽ
bắt giữ ngay tại chỗ nếu có thể. Nhưng hầu hết những
vụ vi phạm pháp luật đều không đơn giản hay rõ
ràng, và những viên chức cảnh sát có được - và thực
thi - quyền tự quyết lớn về việc có bắt giữ người nào
đó hay không. Những nguồn lực cần thiết không sẵn
có cho cảnh sát một cách giản đơn để họ khởi kiện tất
cả những hành động mà Quốc hội và các cơ quan lập
pháp cấm. Do vậy, quyền tự quyết phải được thực thi
để xác định phân bổ thời gian và nguồn lực đang có
như thế nào. Quyền tự quyết của cảnh sát được phát
huy tối đa trong một số lĩnh vực.

Những vi phạm nhỏ. Nhiều cẩm nang cho cảnh sát
khuyên các sĩ quan rằng khi xảy ra những vi phạm
luật pháp không đáng kể thì cảnh cáo, nhắc nhở là
biện pháp hợp lý hơn so với bắt giữ. Vi phạm giao
thông, những hành xử sai của tuổi vị thành niên, say
rượu, đánh bạc và sống lang thang cấu thành những
tội không quá nghiêm trọng và đòi hỏi cảnh sát phải
có sự phán xét.


Nạn nhân sẽ không tìm cách khởi kiện. Không cưỡng
chế thi hành luật pháp cũng là nguyên tắc trong
những tình huống mà nạn nhân của một tội phạm sẽ
không hợp tác với cảnh sát trong việc khởi tố một vụ
án. Chẳng hạn, trong trường hợp tội phạm tài sản
không đáng kể, nạn nhân thường thỏa mãn nếu có bồi
thường và không thể có đủ thời gian để làm chứng
trước tòa. Nhìn chung, cảnh sát bắt buộc phải tôn
trọng mong muốn của nạn nhân trừ phi họ đã dùng
hết những nguồn lực to lớn để điều tra một tội phạm
tài sản cụ thể.

Khi nạn nhân của một tội phạm đang có mối quan hệ
với kẻ phạm tội thì cảnh sát thường có xu hướng bắt
giữ. Những mối quan hệ như vậy bao gồm chủ nhà và
người thuê nhà, người hàng xóm này với người hàng
xóm khác, và cho đến gần đây là giữa chồng và vợ.
Tuy nhiên, trong trường hợp cuối này, nhận thức
được đề cao về bạo lực trong gia đình có ảnh hưởng
cực kỳ quan trọng đến các thủ tục của cảnh sát.

Hãm hiếp và quấy rối trẻ em cấu thành một hạng mục
tội phạm quan trọng khác mà đối với chúng thường
không có bắt giữ vì nạn nhân sẽ không hoặc không
thể hợp tác với cảnh sát. Thông thường, về mặt cá
nhân nạn nhân quen biết với, hoặc liên quan đến, kẻ
phạm tội và nỗi sợ bị trả đũa hay công khai thù địch
ngăn cản nạn nhân khởi kiện.

Nạn nhân cũng tham gia vào hành vi sai trái. Khi

cảnh sát nhận thấy rằng nạn nhân của một tội phạm
cũng có liên quan đến một số hành xử không đúng
hoặc đáng ngờ thì cảnh sát thường lựa chọn không
bắt giữ.

Xuất hiện trước thẩm phán tiểu hình

Khi một người bị bắt giữ vì tình nghi phạm tội thì
người đó sẽ bị lưu giữ ở đồn cảnh sát; có nghĩa là
những sự kiện xung quanh việc bắt giữ được ghi chép
lại và bị cáo có thể bị lấy vân tay và chụp hình. Sau
đó bị cáo xuất hiện trước một quan chức tư pháp cấp
thấp mà chức danh có thể là thẩm phán, thẩm phán
tiến hành, hay ủy viên hội đồng (commissioner). Sự
xuất hiện như vậy phải xảy ra “mà không có sự chậm
trễ vô cớ”; năm 1991, Tòa án tối cao Mỹ quyết định
rằng cảnh sát có thể lưu giữ một người bị bắt giữ
không có lệnh trong vòng 48 giờ mà không cần phải
có một phiên tòa xem xét việc bắt giữ đó có đúng hay
không.

Sự xuất hiện này ở tòa án là dịp diễn ra một số sự
kiện quan trọng trong thủ tục tố tụng hình sự. Trước
hết, bị cáo phải được thông báo trước về những lời
buộc tội chính xác và phải được thông tin về bảo lãnh
và những quyền được hưởng theo Hiến pháp. Trong
số những quyền khác, những quyền được hưởng theo
Hiến pháp này bao gồm những quyền nêu trong phán
quyết của vụ án nổi tiếng hiện nay, vụ Miranda kiện
Arizona, do Tòa án tối cao đưa ra năm 1966. Bị cáo

“phải được cảnh báo trước bất kỳ câu hỏi nào rằng
anh ta có quyền giữ im lặng, rằng bất cứ điều gì anh
ta nói đều có thể dùng làm bằng chứng chống lại anh
ta ở tòa án, rằng anh ta có quyền thuê luật sư, và rằng
nếu anh ta không có khả năng thuê luật sư thì sẽ có
một người được chỉ định thay mặt anh ta trả lời bất
kỳ câu hỏi nào”. (Những cảnh báo như vậy cũng phải
được viên cảnh sát bắt giữ thông báo nếu viên cảnh
sát đó là người đặt câu hỏi về tội phạm cho kẻ bị tình
nghi). Ở một số bang, bị cáo phải được thông báo về
những quyền khác nêu trong Hiến chương nhân
quyền của bang, như quyền được xét xử nhanh và
quyền đối chất với những nhân chứng đối nghịch.

Thứ hai, thẩm phán tiểu hình sẽ xác định bị cáo có
được bảo lãnh tại ngoại hay không, và trong trường
hợp đó thì số tiền bảo lãnh là bao nhiêu. Về mặt Hiến
pháp, yêu cầu duy nhất đối với số tiền bảo lãnh là nó
không được “quá lớn”. Bảo lãnh được coi là một đặc
quyền - chứ không phải quyền lợi - và nó có thể bị từ
chối trong những vụ án tử hình mà bằng chứng phạm
tội có tính thuyết phục cao hoặc nếu thẩm phán tiểu
hình tin rằng bị cáo sẽ lẩn trốn khỏi bị kiện tụng mà
không cần quan tâm số tiền bảo lãnh là bao nhiêu.
Một biện pháp thay thế bảo lãnh là giải phóng bị đơn
bằng cam kết trước tòa, về cơ bản là một lời hứa của
bị đơn sẽ quay lại tòa án vào ngày xét xử được chỉ
định.

Trong những vụ án nhỏ, bị cáo có thể được yêu cầu

bào chữa có phạm tội hoặc không phạm tội. Nếu lời
bào chữa là có phạm tội thì một bản án có thể được
tuyên đọc ngay tại chỗ. Nếu bị đơn bào chữa là vô tội
thì sẽ lên kế hoạch một ngày xét xử. Tuy nhiên, trong
vụ án nghiêm trọng điển hình (tội phản quốc), nhiệm
vụ quan trọng tiếp theo của thẩm phán tiểu hình là
xác định liệu bên bị có yêu cầu một phiên tòa sơ bộ
hay không. Nếu một phiên tòa như vậy là cần thiết thì
vụ án sẽ được công tố hoãn lại và bắt đầu một bước
tiếp theo của thủ tục tố tụng hình sự.

×