BẢN CHẤT VÀ CĂN NGUYÊN CỦA TỘI
PHẠM HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HOA KỲ
Một hành động không tự động được coi là tội phạm
vì nó gây tổn hại hay sai trái. Một hành động chỉ cấu
thành tội phạm thực sự khi hành động đó vi phạm
một cách cụ thể một đạo luật hình sự do Quốc hội,
một cơ quan lập pháp bang hay một số cơ quan công
quyền khác ban hành. Khi đó, tội phạm là một hành
vi chống lại bang, mà có thể bị phạt tiền, ngồi tù hoặc
tử hình. Tội phạm là sự vi phạm các nghĩa vụ đối với
toàn thể cộng đồng và chỉ có thể bị trừng phạt bởi
bang. Chế tài phạt tù hay tử hình không thể được đặt
ra bởi một tòa án dân sự hay trong một hành động
dân sự (mặc dù tiền phạt có thể là hình phạt dân sự
hoặc hình sự).
Ở Mỹ, hầu hết tội phạm đều cấu thành từ một hành
động sai trái như tấn công nghiêm trọng hay tham ô;
một số ít tội phạm cấu thành từ việc không hành động
như không dừng lại hay không trợ giúp sau một tai
nạn giao thông hoặc không nộp một khoản hoàn thuế
thu nhập. Bang coi một số tội phạm là nghiêm trọng
như giết người hay phản quốc, và sự nghiêm trọng
này được phản ánh ở những chế tài tương ứng như tù
chung thân hay án tử hình. Bang coi những tội phạm
khác chỉ bị khiển trách phần nào như vi phạm đỗ xe
hai lần (double parking) hay quấy rối trật tự, và chịu
nộp một ít tiền phạt hay một đêm trong nhà tù địa
phương đại loại như một hành động nhắc nhở của
chính quyền.
Một số tội phạm, như bắt cóc hay cưỡng hiếp, cấu
thành những hành động mà thực sự mọi công dân đều
coi là nằm ngoài phạm vi những hành xử có thể chấp
nhận được của con người, trong khi những tội phạm
khác cấu thành những hành động mà quan điểm về
chúng có thể khác nhau. Chẳng hạn, một điều luật
của bang Michigan năm 1897 coi việc chửi rủa trước
mặt trẻ em là phạm pháp, và một đạo luật của bang
Nebraska cấm chơi bingo trong bữa tối ở nhà thờ.
Những đạo luật hình sự khác lại hết sức ngớ ngẩn:
Tại bang Wisconsin, việc hát trong quán bar là phạm
pháp, và ở bang Louisiana, việc xuất hiện trong tình
trạng say xỉn tại cuộc họp của một hội văn học là
điều bị cấm.
Những tội phạm nghiêm trọng nhất ở Mỹ là những
tội nặng / trọng tội (felonies). Tại phần lớn các bang
trọng tội là bất kỳ sự phạm tội nào mà hình phạt có
thể là tử hình (ở những bang cho phép điều đó) hay
tống giam vào nhà đá (một nhà tù liên bang hoặc
bang); tất cả những tội khác là tội nhẹ / khinh tội
(misdemeanors) hoặc vi cảnh (infractions). Ở những
bang khác và theo luật liên bang, trọng tội là một tội
mà hình phạt có thể là tử hình hoặc phạt tù từ một
năm trở lên. Do vậy, việc định nghĩa trọng tội là khác
nhau ở một số bang tùy theo nơi diễn ra hình phạt; ở
một số bang và theo chính quyền liên bang, thời hạn
của bản án là yếu tố chính. Những ví dụ về trọng tội
bao gồm giết người, hãm hiếp bằng vũ lực và cướp
có vũ khí.
Tội nhẹ / khinh tội (misdemeanors) được bang coi là
những tội ít nghiêm trọng, và hình phạt của chúng
thường là giam trong nhà tù của thành phố hay địa
hạt trong thời gian dưới một năm. Say rượu nơi công
cộng, đánh bạc lặt vặt và sống lang thang là những ví
dụ chung về những vi phạm nhỏ. Một số bang còn có
phân loại thứ ba về tội phạm là vi cảnh (infractions).
Thông thường loại này bao gồm những vi phạm giao
thông nhỏ, như vi phạm nơi đỗ xe, và hình phạt
thường là nộp ít tiền phạt. Tiền phạt cũng có thể là
một phần trong hình phạt dành cho những tội nhẹ /
khinh tội và tội nặng / trọng tội.
PHÂN LOẠI TỘI PHẠM
Năm hạng mục rộng phân loại tội phạm bao gồm
những loại vi phạm hình sự chủ yếu ở nước Mỹ ngày
nay là tội phạm thông thường, tội phạm kinh tế, tội
phạm có tổ chức, tội phạm chính trị và tội phạm đồng
thuận.
Tội phạm thông thường
Tội phạm tài sản chiếm tỷ trọng lớn trong 31,3 triệu
vụ tội phạm thông thường hàng năm ở Mỹ. Tội phạm
tài sản được chính phủ phân biệt với tội phạm bạo lực
mặc dù hai loại tội phạm này thường có mối quan hệ
mật thiết. Chẳng hạn, kẻ trộm đột nhập vào nhà và vô
tình chạm mặt chủ nhà có sức kháng cự; tên trộm này
có thể làm bị thương người chủ nhà và do vậy sẽ bị
kết tội không chỉ là ăn trộm tài sản.
Những tội phạm thông thường ít gặp hơn nhưng đáng
sợ hơn là những tội liên quan đến con người. Những
tội phạm bạo lực này bao gồm giết người và sát hại
có chủ ý, hiếp dâm có bạo lực, cướp và hành hung
nghiêm trọng.
Tội phạm kinh tế
Có bốn loại tội phạm kinh tế lớn:
*
Những tội phạm cá nhân bao gồm hành động phạm
tội không dùng bạo lực mà một người bắt người khác
phải chịu với hy vọng có được tiền. Những ví dụ bao
gồm cố ý viết séc sai, gian trá với thuế thu nhập của
mình và gian lận về tiền trợ cấp.
*
Việc lợi dụng niềm tin xảy ra khi các nhân viên trong
doanh nghiệp và chính phủ vi phạm sự trung thực đối
với người chủ hay khách hàng của họ và tham gia
vào những việc làm như hối lộ thương mại, ăn trộm
và biển thủ từ nơi làm việc, và lập sai hồ sơ các tài
khoản chi tiêu.
*
Tội phạm kinh doanh là những tội phạm mà không
nằm trong mục tiêu trọng tâm của doanh nghiệp kinh
doanh nhưng có liên quan đến (hoặc trợ giúp cho)
mục tiêu đó. Quảng cáo sai, vi phạm các luật chống
tơ-rớt, và tính sai khấu hao để làm lệch thuế thu nhập
công ty đều là tội phạm kinh doanh.
*
Những trò gian lận là hoạt động tội phạm mà những
người lao động trí óc phạm phải dưới hình thức một
doanh nghiệp/hoạt động kinh doanh.
Những tội phạm có tổ chức
Tội phạm có tổ chức là do những nhóm người phạm
phải và thường được điều hành trên cơ sở một hệ
thống thứ bậc nào đó. Nó thể hiện một hành động
đang diễn ra gắn chặt với nỗi sợ hãi và tham nhũng.
Tội phạm có tổ chức có xu hướng tập trung vào
những lĩnh vực cực kỳ cám dỗ như buôn lậu thuốc,
đánh bạc, mại dâm và cho vay nặng lãi (cho vay tiền
với lãi suất và mức trả nợ gốc rất lớn).
Tội phạm chính trị
Tội phạm chính trị thường cấu thà nh một tội chống
lại chính quyền: phản quốc, nổi loạn có vũ trang, ám
sát các quan chức xã hội và xúi giục nổi loạn. Tuy
nhiên, thuật ngữ này đã được chính phủ coi là bao
gồm tội phạm do cá nhân công dân, các nhóm chống
đối và chính quyền hay quốc gia nước ngoài phạm
phải - chẳng hạn những cuộc nghe trộm (wiretaps)
bất hợp pháp do chính quyền của các nhóm chống đối
về chính trị tiến hành hay việc quân đội từ chối điều
tra những vụ quấy rối tình dục.
Tội phạm đồng thuận
Cái gọi là tội phạm không có nạn nhân, như mại dâm,
đánh bạc, sử dụng ma tuý, và những hà nh vi tính dục
bất hợp pháp giữa những người trưởng thành đồng
thuận, được gọi là đồng thuận (consensual) vì cả kẻ
gây ra lẫn đối tượng đều mong muốn hành động bị cấ
m đoán đó.