Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Vụ thảm sát Katyn – đâu là nguyên nhân? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.22 KB, 21 trang )

Vụ thảm sát Katyn – đâu là nguyên nhân?Joseph (Józef) Klemens Pilsudski


Joseph (Józef) Klemens Pilsudski
(5 tháng Chạp năm 1867 – 12 tháng Năm năm 1935)
Bài viết này không có tham vọng viết về vụ thảm sát Katyn, vì khả năng tìm kiếm tài liệu
về nó là khó khăn. Nhưng người viết hy vọng sẽ cung cấp được cho các thành viên một
số thông tin về mặt lịch sử để có thể tự rút ra được kết luận về một sự kiện – cũng có thể
được coi là bi thảm đó.

Trên thực tế, khó có thể viết được về vấn đề này mà không dông dài một chút về những
vấn đề trong lịch sử quan hệ quốc tế, nhất là trong thời gian giữa hai cuộc Đại chiến thế
giới. Đó là một thời kỳ có thể nói là phức tạp nhất trong quan hệ quốc tế. Mọi mối quan
hệ được hình thành trong giai đoạn này đều nhằm đến không chỉ một cái đích, mà là
nhiều mục tiêu, do đó nhiều khi có thể được giải thích và đánh giá bằng những cái nhìn
khác nhau, và cũng phụ thuộc nhiều vào cả các nhà chép sử nữa.

Cần phải nhìn nhận thời gian này trong lịch sử châu Âu nói riêng và lịch sử thế giới nói
chung, là thời kỳ ngoài những nghi kỵ, những âm mưu quân phiệt hóa nhằm giành lại đất
đai, còn là những cố gắng để có được một nền an ninh tập thể, được đánh dầu bằng sự
thành lập của Hội quốc liên (thành lập ngày 10 tháng Giêng năm 1920), tổ chức có thể
nói là tiền thân của Liên Hiệp quốc ngày nay.

1 - Nước Balan sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Những mối quan hệ và những
cuộc xung đột với nước Nga Xô-viết.

Chúng ta quay lại với nước Nga thời kỳ sau cuộc Cách mạng tháng Mười. Nước Nga
bước ra được khỏi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất với đầy thương tích, chấm dứt
chiến tranh với Đức bằng Hiệp ước Brext – Litôpxcơ, mà những thiệt thòi được giành
cho Nga là chủ yếu. Thời kỳ này được xem như là thời kỳ nổi bật của chính sách can
thiệp của các nước phương Tây, chủ yếu là nước Anh, vào nội bộ các nước khác trong đó


có nước Nga. Xung quanh nước Nga còn rất nhiều thù trong giặc ngoài, như những bọn
bạch vệ hoạt động không chỉ như những toán phỉ mà còn là những đội quân lớn, có tổ
chức như Côntsắc, Đênikin – Vrăngghen… và cả những mối quan hệ quốc tế mà đế chế
Nga Sa hoàng để lại.

Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc với hiệp ước Véc-xay, trong đó có đề cập
đến vấn đề quan trọng là tái thành lập nước Balan, mà nóng bỏng nhất là vấn đề những
đường biên giới của nước Balan mới. Nước Balan, trong cuộc đại chiến thế giới lần thứ
nhất cũng là một trong những chiến trường chính và bị chiến tranh tàn phá. Sau Cách
mạng tháng Mười, nước Nga Xô-viết đã tuyên bố từ bỏ quyền của Đế chế Nga đối với
Balan và công nhận nền độc lập của nước Balan ngày 29 tháng Tám năm 1918, tức là
chưa đầy một năm sau Cách mạng.

Một vị tướng người Balan, Joseph (Józef) Pilsudski (5 tháng Chạp năm 1867 – 12 tháng
Năm năm 1935) đã tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Balan vào ngày 22 tháng Mười
một năm 1918. Trước đó, đến trước tháng Bảy năm 1917 ông ta đã chỉ huy “Quân đoàn
Balan” chống lại người Nga. Trên đất nước Balan còn tồn tại “Ủy ban quốc gia Balan”,
được các nước đồng minh Anh – Pháp – Mỹ đỡ đầu, Ủy ban này bất hòa với tướng
Pilsudski. Nhân tiện cần phải nói thêm, lúc này “dưới trướng” của ông ta có một nhân
vật, sau này sẽ góp phần quan trọng vào câu chuyện của chúng ta: Đại tá Józef Beck,
chánh văn phòng nội các của Pilsudski.

Cuối năm 1918, đầu năm 1919, nước Balan phải chiến đấu chống lại người Đức, cho đến
khi nước Đức thua hẳn, buộc phải ngừng chiến trước sức ép của các nước đồng minh vào
ngày 16 tháng Hai năm 1918. Tuy nhiên, nước Balan non trẻ không định dừng lại ở đó. Ở
phía đông, họ đánh nhau với Ucraina và chiếm được thành phố Lvov. Cuộc chiến đấu này
của họ khá thắng lợi. Liên minh các nước đồng minh thành lập một Ủy ban do một ông
tướng người Nam Phi làm chủ tịch, ông Botha, đã không thuyết phục được người Balan
ngừng chiến. Kết quả, người Balan còn chiếm thêm được toàn bộ vùng đông Galicie.


Ngày 27 tháng Năm năm 1919, Hội nghị Paris của các nước Đồng minh đã ra tuyên bố sẽ
cắt đường tiếp tế cho Balan nếu tiếp tục phiêu lưu quân sự.

Ở phía bắc, không hiểu vì những lý do gì mà người Balan vẫn tiếp tục đánh nhau với
người Nga, và tháng Năm năm 1919, họ chiếm được đường biên giới kéo dài đến tận thủ
đô Minxcơ của xứ Bạch Nga. Ngày 22 tháng Chạp năm 1919, người Bôn-sê-vích đề nghị
ngừng chiến, công nhận nền độc lập hoàn toàn của Balan và cam kết không vượt qua biên
giới mà họ đã vạch ra trước đây. Cũng trong tháng này, các nước đồng minh thỏa thuận
với Balan về lãnh thổ của nước này: đường biên giới sẽ đi qua Grốdnô, Vôlốpca,
Nêmurốp, Brext – Litôpxcơ và phía đông Przemysl. Đường biên giới này được gọi là
“Đường biên giới Curzon”, theo tên của ngoại trưởng Anh lúc bấy giờ.

Người Balan đồng thời không chấp nhận cả hai đề nghị của hai phía. Hầu hết những
người Balan đều muốn có được đường biên giới năm 1772 nghĩa là chiếm toàn bộ nước
Ucraina. Ngày 25 tháng Tư năm 1920, họ lại tấn công vào quân Nga Xô-viết. Họ thu
được những thắng lợi bước đầu, ngày 6 tháng Năm họ chiếm thủ đô Kiép của Ucraina.
Nhưng họ bị Hồng quân Xô-viết dưới sự chỉ huy của hai Nguyên soái Tukhachépxki và
Buđionnưi nhanh chóng đẩy lùi. Tháng Bảy, Hồng quân chiếm lại được Minxcơ, Vilna,
Grốdnô, Brext – Litôpxcơ. Hồng quân còn cắt đứt đường sắt Vác-sa-va – Đăng-dích,
trong khi nước Đức và Áo từ chối không cho vũ khí đạn dược đi qua nước mình. Balan,
do chính sách hiếu chiến của mình, lâm nguy.

Đối với nước Anh, thì Balan đã thất bại, và người Anh chơi một con bài hai mặt. Một
mặt, họ đề nghị Hồng quân ngừng bắn, dừng lại cách Vác-sa-va 50 ki-lô-mét. Mặt khác,
họ yêu cầu Balan chấp nhận cái gọi là “Đường biên giới Curzon”. Nhưng cả Nga lẫn
Balan đều bác bỏ vai trò trung gian của người Anh. Tuy nhiên, nếu bây giờ đánh giá lại
thì người Nga đã bỏ qua một cơ hội hiếm có, vì nếu nắm được chính sách này của Anh và
thi hành thắng lợi thì đó chính là những tiền đề để thành lập nước Balan cộng sản ngay từ
sau chiến tranh thế giới thứ nhất!


Tuy nhiên sau đó người Balan đã có được một thắng lợi ngoạn mục chưa từng có, nhưng
với sự giúp đỡ của Pháp. Tổng thống Pháp lúc bầy giờ - ông Alexandre Millerand (sinh
tại Paris 10 tháng Hai năm 1859 và chết tại Versailles ngày 6 tháng Tư năm 1943) - cử
sang Balan tướng Weygand, cùng với sự giúp đỡ nhiều vũ khí, đạn dược. Người Balan
phản công và đẩy lùi được Hồng quân 400 ki-lô-mét về phía đông. Các cuộc hòa đàm
đang được đặt ra bị cắt đứt, không còn vấn đề “Đường biên giới Curzon”. Ngày 25 tháng
Chín năm 1920, Ủy ban hành pháp trung ương Xô-viết toàn Nga đã từ bỏ các điều kiện
đặt ra cho Balan trước đây và, từ tháng Tám họ đã bắt đầu những cuộc thương lượng mới
với người Balan. Ngày 12 tháng Mười năm 1920, các hiệp định hòa bình sơ bộ đã được
ký, đường biên giới phía đông của Balan nằm cách “Đường biên giới Curzon” 150 ki-lô-
mét về phía đông, nghĩa là bao gồm cả những vùng đất của người Ucraina và Bêlôruxia.
Các hiệp ước sơ bộ này trở thành Hiệp ước hòa bình vĩnh viễn Riga ngày 12 tháng Ba
năm 1921. Đồng thời người Balan còn thu được một thắng lợi nữa, là đạt được một liên
minh chiến lược với nước Pháp bằng hiệp ước ký tháng Giêng năm 1921. Về phía Pháp,
là có được một liên minh chống Đức, và có lẽ, cả nước Nga Xô-viết nữa.

Kết luận: như vậy, sau Thế chiến thứ nhất, nước Balan đã giành được độc lập, cái đó xuất
phát từ sự suy yếu của nước Nga, và người kế thừa là những người Bôn-sê-vích thì không
đủ mạnh để thi hành chính sách quốc tế sô-vanh, tự từ bỏ quyền đế chế đối với nước các
nước thuộc địa Sa hoàng cũ. Thứ hai, đó cũng chính do họ còn yếu, thời kỳ năm 1920 là
thời kỳ Hồng quân phải thanh toán Đênikin, Côntsắc… do đó việc Balan có được sự ủng
hộ quân sự của Pháp đã thu được thắng lợi. Thời kỳ này chấm dứt bằng việc Balan chiếm
được đất của người Bạch Nga và Tiểu Nga (Bêlôruxia và Ucraina).

2. Những hiệp ước song phương và đa phương tại châu Âu thời kỳ giữa hai cuộc Đại
chiến. Mối quan hệ Xô - Đức.

Thực ra, không thể quy kết cho Xta-lin là đặt quan hệ với Đức quốc xã được, mà ngay từ
những năm 1920, khi nước Đức lúc đó chưa có Hit-le cầm quyền, đã đặt quan hệ với Nga
Xô-viết và sau này là Liên Xô (trong đoạn này vì có nhiều sự kiện xảy ra trước và sau khi

thành lập Liên bang Xô-viết nên tôi tạm viết là Liên Xô, không phân biệt nước Nga Xô-
viết hay Liên Xô). Năm 1922 được đánh dấu bằng Hội nghị Gènes, được các nước đồng
minh sau đại chiến thế giới 1 tổ chức, đã có nhiều lần nhóm họp không thành công do
không mời đại diện Liên Xô (chủ yếu việc không mời này do không muốn thỏa thuận giải
quyết nợ nần và chiến phí với người Nga; do những bất đồng Pháp – Anh, do sự xích lại
gần nhau Xô - Đức…). Tuy nhiên khi được mời, Liên Xô tham gia với mục đích thuần
túy thương mại, đại diện Nga là Chicherin. Hội nghị không đi đến được kết quả đáng kể
vì kể cả phía phương Tây và Liên Xô đều không nhượng bộ về những khoản nợ nần
(Liên Xô đòi phương Tây bồi thường những thiệt hại do quá trình can thiệp vào cuộc nội
chiến, đồng thời phương Tây cũng đòi Liên Xô bồi thường nợ nần sau chiến tranh và nhất
là những tài sản đã bị Liên Xô quốc hữu hóa sau Cách mạng).

Tuy nhiên, như một hệ quả của Hội nghị, là đã dẫn đến một kết quả bất ngờ: ngày 16
tháng Tư Chicherin và đại diện Đức Rathenau đã gặp nhau ở Rapallo, gần Gènes và ký
kết được với nhau một hiệp ước quan trọng mà sau này người ta gọi là Hiệp ước Rapallo.
Theo Hiệp ước này, Đức sẽ không đòi lại những xí nghiệp của tư bản Đức đã bị quốc hữu
hóa, với điều kiện là Liên Xô cũng không thỏa mãn những yêu cầu đòi bồi thường của
các quốc gia khác (với Liên Xô cái này thì dễ quá). Quan hệ ngoại giao và lãnh sự giữa
hai nước được phục hồi, hai bên áp dụng cho nhau chế độ tối huệ quốc trong lãnh sự và
thương mại. Bộ trưởng, tức Ủy viên nhân dân ngoại giao Xô-viết thời bấy giờ, ông
Pôtemkin đã phát biểu: “Rapallo đã làm thất bại âm mưu của đồng minh về lập mặt trận
tư bản thống nhất. Kế hoạch phục hồi châu Âu trên cơ sở gây thiệt hại cho những nước
thua trận và cho nước Nga, sẽ sụp đổ”.

Rapallo là sự xóa bỏ vĩnh viễn Hòa ước Brext – Litôpxcơ, chấm dứt việc cô lập Liên Xô
về kinh tế và chính trị. Nước Đức, thật bất ngờ, đã là nước phương Tây đầu tiên công
nhận Liên Xô. Hiệp ước này chưa phải là hết. Nó được ký kết độc lập với quân đội Đức,
nhưng tổng tư lệnh lục quân Đức thời gian đó là tướng Von Seeckt đã ngấm ngầm có
những quan hệ bán chính thức với Hồng quân. Những cuộc tiếp xúc đầu tiên bắt đầu từ
mùa thu năm 1919, nhưng quan hệ tích cực hơn diễn ra vào các năm 1921, 1922. Người

Nga tìm cách sử dụng công nghệ Đức để sản xuất vũ khí, còn người Đức thì “lách luật”,
né khỏi Hiệp ước Véc-xay để thử nghiệm những vũ khí mới cần thiết cho tái vũ trang trên
đất Nga. Một vài nhà máy vũ khí của Đức được xây dựng trên đất Nga. Từ năm 1924 đến
năm 1932, có các trại huẩn luyện xe tăng (ở Kama), máy bay (ở Lipetxcơ), hơi độc
(Xaratốp) của Đức được xây dựng trên đất Liên Xô. Quân đội Đức có ở Liên Xô một
“trung tâm chỉ huy Mát-xcơ-va” (Zentrale Moskau). Nhưng tất cả những hoạt động này,
và cả cái trung tâm này bị triệt tiêu khi bắt đầu thời kỳ Hit-le cầm quyền.

Thời kỳ này còn là thời kỳ hợp tan của hàng loạt những liên minh to nhỏ, đều nhằm mục
tiêu hướng tới một nền an ninh tập thể. Từ 1923 đến 1925 là thời kỳ mà sớm hay muộn,
các nước phương Tây và cả Nhật Bản, công nhận Liên Xô là một thực thể của pháp luật
quốc tế.

Ngày 19 tháng Mười một năm 1925, Đức gia nhập Hội quốc liên, một bước cuối cùng
của quá trình biến Đức từ kẻ tội đồ của thế chiến I thành một quốc gia đáng gờm, không
bị hạn chế. Thời gian này còn được đánh dấu bằng sự xích lại gần nhau của Đức và Pháp.

3. Hiệp ước Đức – Balan năm 1934.


Józef Beck (4 tháng Mười năm 1894 – 5 tháng Sáu năm 1944)


Sự kiện quan trọng nhất trong câu chuyện của chúng ta có lẽ là việc Hít-le và Đảng quốc
xã của y lên cầm quyền. Ngày 30 tháng Giêng năm 1933, Hít-le trở thành Thủ tướng
nước Đức. Thời điểm đó Chính phủ của y chỉ có thêm hai đảng viên Đảng quốc xã là
Goering và Frick Von Papen là phó Thủ tướng, ngoài ra còn có thêm Von Neurath giữ
chức ngoại trưởng. Nhưng nhanh chóng Hít-le đã biến Chính phủ của mình thành Chính
phủ độc tài, như chúng ta đã biết.


Thời gian này cũng là thời kỳ của các Hiệp ước an ninh tập thể, hâu như là thất bại, nhằm
giảm đi cái vai trò vốn đã không mấy quan trọng của Hội quốc liên. Một trong những ví
dụ điển hình là việc Mút-xô-li-ni hô hào ký “Hiệp ước tay tư” giữa Italia, Anh, Pháp và
Đức, chủ yếu là nhằm điều chỉnh lại bản đồ châu Âu đang bất lợi cho Italia và Đức.
Nhưng vì sự quân phiệt hóa ngày càng rõ nét của hai nước Italia và Đức, đồng thời các
Chính phủ Tổng thống Dalalier (Pháp), Thủ tướng Mc Donald (Anh), thì có những lợi ích
riêng lẻ khác không hòa đồng được. Giữa Pháp và Balan còn tồn tại Hiệp ước liên minh.

Ngày 19 tháng Mười năm 1934, Đức rút ra khỏi Hội quốc liên, đánh dấu bước đầu sự tan
rã của tổ chức này.

Đôi điều về đại tá Beck. Ông sinh ngày 4 tháng Mười năm 1894 tại Vác-sa-va và chết
ngày 5 tháng Sáu năm 1944 tại Stăneşti, Rumani. Là quân nhân, sau này là nhà ngoại
giao kiêm chính khách, ông đã bỏ nhiều công sức trong việc đưa Balan có một mối quan
hệ đối ngoại mềm dẻo giữa hai thế lực là Đức và Liên Xô. Sau chiến tranh thế giới lần
thứ nhất, đại tá Beck là ủy viên Tổ chức quân sự Balan được Pilsudski thành lập năm
1914. Trong năm 1924, ông đã hoạt động để Chính phủ của Pilsudski được thành lập có
quyền lực trên thực tế. Trong các năm từ 1926 – 1930 Beck làm việc tại Bộ ngoại giao
Balan và từ năm 1930 đến 1932, là phó Thủ tướng Balan, kiêm bộ trưởng Ngoại giao từ
tháng Mười một năm 1932 và giữ cương vị quan trọng đó trong Chính phủ Balan đến tận
khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ. Ở Bộ ngoại giao, ông ta thay chân cho cựu bộ
trưởng Zaleski, một người thích các biện pháp phi dân chủ. Tuy nhiên, Beck lại luôn ngờ
vực những chính sách của người Pháp, nhất là thái độ không kiên quyết của họ thời
Laval.

Một trong những thắng lợi của Đức là việc ký kết một tuyên bố không xâm lược với
Balan ngày 26 tháng Giêng năm 1934, có giá trị trong mười năm. Beck, vốn bất bình với
“Hiệp ước tay tư” (gạt Balan ra ngoài không có quyền lợi gì), tìm cách cân bằng giữa
Đức và Liên Xô, bằng những việc tiếp xúc liên tục với lãnh đạo các nước khác nhau, nhất
là các cường quốc. Tháng Tư, và cả vào tháng Chạp năm 1933, ông ta đã bí mật đề nghị

với Pháp một chiến dịch ngăn ngừa đánh vào chủ nghĩa Hít-le. Khi bị Pháp từ chối, ông
ta quay sang Đức và đề nghị ký với Đức một Hiệp định. Trong năm 1933, có nhiều cuộc
đụng độ quân sự nhỏ trong quan hệ Đức – Balan, nhất là khi Balan tăng cường quân đội
đồn trú ở bán đảo Westerplatte, trên lãnh thổ Dantzig ngày 6 tháng Ba năm 1933. Ngày 4
tháng Năm năm 1933, Hít-le tuyên bố với báo chí là đã có cuộc họp với công sứ Balan ở
Béclin, ông Wysoki, bạn thân của Đại sứ Pháp tại Đức, Francois – Poncet, vì thế bị coi là
thân Pháp. Sau đó, Lipski thay Wysoki tại Béclin.

Ngày 16 tháng Mười một năm 1933, Hít-le gặp Lipski, đã có một thông báo rằng hai bên
sẽ không sử dụng vũ lực trong mối quan hệ với nhau. Ngày 27 tháng đó, một dự án Hiệp
ước hòa bình được bộ trưởng Đức Von Molke trình cho nguyên soái Pilsudski. Ngày 4
tháng Giêng năm 1934, Lipsky trình một bản dự án của Balan trả lời cho dự án của Đức,
mà chính những dự thảo dự án này đã được đại tá Beck trong khi đi Genève đã rẽ qua
Béclin ngày 13 tháng Giêng và có được những thỏa thuận bí mật với Chính phủ quốc xã.
Tại sao những thỏa thuận này cần bí mật? Đó là vì trong nội bộ nước Đức có những thế
lực Phổ căm ghét Balan, đồng thời thế lực Balan thân Pháp còn mạnh. Thậm chí ngày 25
tháng Giêng (trước hôm ký Hiệp định một ngày), Lipsky còn tuyên bố với đồng nghiệp
Tiệp Khắc tại Đức, ông Mastny rằng không đời nào có chuyện “ác” như vậy. Hòa ước
được ký kết, tuyên bố “hai Chính phủ muốn mở đầu một giai đoạn mới trong mối quan hệ
chính trị hoàn toàn hòa bình… hai Chính phủ sẽ tham khảo ý kiến của nhau và sẽ bao giờ
sử dụng vũ lực trong giải quyết những bất đồng”. Bản tuyên bố có giá trị trong 10 năm,
và sẽ không làm thay đổi hiệu lực của các Hiệp ước đã ký trước đây.

Trong nội dung của Hiệp định không hề chống lại nước Pháp, nhưng rõ ràng với hoàn
cảnh của Balan, thì đó là một việc không khôn khéo. Về danh chính ngôn thuận, thì đó là
việc làm không “fair play” với đồng minh Pháp, dù là Pháp còn chưa quyết đoán được
chính sách với Đức. Đại sứ Pháp tại Đức Francois – Poncet nói: “Thái độ của Balan đối
với chúng tôi và nhất là thái độ của Đại tá Beck, bộ trưởng ngoại giao Balan, không phải
là thái độ của một người bạn, mà là của kẻ thù đích thực”.


Như vậy bằng Hiệp ước này, Balan đã đặt một chân vào thảm họa diệt vong.

4 - Liên Xô trên trường quốc tế trong những năm 1930. Nỗ lực của nước Pháp trong
ngăn chặn chiến tranh.

Thủ tướng Pháp Louis Barthou (25 tháng Tám năm 1862 – 9 tháng Mười năm 1934)

Trước năm 1930, quan hệ Pháp – Xô rất xấu (cũng có thể do Hiệp ước Đức – Xô tháng
Tư năm 1926?). Nhưng từ năm đó trở đi, quan hệ có được cải thiện hơn. Ngày 29 tháng
Mười một năm 1932, Hiệp ước tương tự đã được ký kết giữa hai nước Pháp – Xô. Từ đó
trở đi, mối quan hệ giữa hai nước tốt hơn nhiều, nhất là những giao lưu trao đổi về quân
sự.

Xin quay một chút sang nước Pháp. Để đối phó với sự nguy hiểm ngày càng tăng từ phía
nước Đức quốc xã, mà nước Pháp cũng đang cố gắng có được những hành động tăng
cường an ninh tập thể, vai trò chủ yếu thuộc về Thủ tướng thứ 78 của nền Cộng hòa,
Louis Barthou (25 tháng Tám năm 1862 – 9 tháng Mười năm 1934). Ông ta đề ra một kế
hoạch dự định thực hiện trong xuân – hè năm 1934. Theo kế hoạch, nước Pháp cần
hướng mạnh về phía Đông. Không trông cậy gì được vào chính sách biệt lập của nước
Anh, ông ta định quay sang Italia và Liên Xô. Nhưng ông ta, về đối nội, là người chống
cộng lại vẫn tin tưởng ở Hồng quân hơn là quân đội Italia. Ngày 16 tháng Năm năm
1934, ông có cuộc gặp quan trọng với Ủy viên nhân dân ngoại giao Xô-viết Lítvinốp tại
Genève. Tháng 6, ông thăm một số nước Đông Âu và Hoa Kỳ. Ngày 2 tháng Sáu, ông lại
gặp lại Lítvinốp và trình bày kế hoạch “Hiệp ước phương Đông” chứa đựng những nội
dung đi đến một liên minh quân sự Pháp – Xô thực sự. Đáng tiếc, những nỗ lực của ông
chỉ đưa đến một kết quả duy nhất là việc ủng hộ mạnh mẽ cho Liên Xô gia nhập Hội
quốc liên ngày 18 tháng Chín năm 1934, với 32/42 phiếu bầu. Ngày 9 tháng Mười năm
đó, xảy ra một sự kiện nghiêm trọng. Thủ tướng Pháp Louis Barthou tiếp vua Alexandr
của Nam Tư tại Marseille và cả hai cùng bị tổ chức khủng bố người Crôatia thân quốc xã
“Oustacha” ám sát. Chính cái chết của Barthou đã chấm dứt những cố gắng của nước

Pháp trong việc ngăn ngừa cuộc chiến tranh đến đã quá gần. Người kế vị ngai vàng Nam
Tư, hoàng tử Paul, nhanh chóng xích lại gần nước Đức phát-xít. Thủ tướng mới của
Pháp, Pièrre Laval (lên từ ghế ngoại trưởng thay Barthou) làm ra vẻ tiếp tục chính sách
của ông, nhưng trên thực tế, là người có lập trường xoa dịu và hòa hoãn với phát-xít. Paul
– Boncour nói: “Tôi nghĩ rằng không phải ngay một lúc ông ta đã đi theo tiến trình sẽ đưa
ông ta đến các lập trường sau này. Thiên về kinh nghiệm chủ nghĩa hơn là lý thuyết giáo
điều, ông ta chuyển biến dần theo hướng khác, tiếp tục dung hòa Hội quốc liên và các
liên minh phương Đông của Pháp lúc đấy đang được đưa vào Hội. Ngay khi việc trừng
phạt đang rộ lên ông ta vẫn còn tỏ ra bái phục Hội quốc liên và do đó gây ảo tưởng rằng
ông ta vẫn tiếp tục những chính sách cũ”. Trong khi Barthou muốn thành lập một liên
minh thực tế và có hiệu quả và khi cần thiết đã biết chống lại ảnh hưởng của Anh thì
Laval lại thi hành chính sách hòa giải với tất cả mọi người, bằng một loạt thỏa hiệp ít
nhiều bị khập khiễng. “Thay vì một chính sách lớn, với Laval người ta bước vào thời đại
của những cuộc mặc cả ngắn hạn”. Đáng tiếc, điều này quá đúng và, ngay cả Liên Xô
trong thời kỳ đó cho đến trước chiến tranh, cũng đã rơi vào những cuộc mặc cả ngắn hạn
như thế.

5 - Hội nghị Munich và sự thôn tính nước Tiệp Khắc

Bản đồ vùng Xuyđét (Sudètes)

Sở dĩ tại sao phải nói một chút về giai đoạn này, mặc dù nó không liên quan gì đến sự
kiện Katyn, nhưng dù sao cũng góp phần làm rõ hơn những âm mưu và nước cờ của nước
Đức phát-xít.

Cho đến giữa năm 1937, nổi lên vấn đề kiều dân Đức ở Xuyđét (Sudètes), đông khoảng
3.200.000 người. Việc sáp nhập vùng đất này thuộc nước Tiệp Khắc được Hítle đặt lên
hàng đầu trong chương trình của nước Đức. Thực chất, kiều dân Đức ở đây chưa hề có ý
định muốn được gắn bó với đế chế Đức cho đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Họ chung sống hòa thuận với cư dân người Séc và Xlôvakia. Vùng này Chính phủ Tiệp

Khắc đã xây dựng nhiều cơ sở công nghiệp quốc phòng quan trọng và biến vùng này trở
thành một vùng công nghiệp hóa cao của đất nước.

Nhưng tình thế năm 1937 lại khác. Đảng Sudèten Deusche Partei (Đảng của người Đức ở
Xuyđét) do Konrad Henlein cầm đầu, nắm 70% ghế trong Quốc hội của vùng, lại có xu
hướng thân quốc xã rõ rệt. Việc thành lập chính quyền tự trị, trong đó những công chức
biết tiếng Đức được xúc tiến. Ghi nhận quyền lựa chọn sinh sống dưới chính thể Tiệp
Khắc hay Đế chế Đức của kiều dân Đức.

Một loạt hoạt động quân sự, chủ yếu là tổng động viên và tập trung quân ở biên giới hai
nước Đức - Tiệp diễn ra trong năm đó và đầu năm sau, phía quân đội Tiệp là đêm ngày
20, rạng sáng ngày 21 tháng Năm năm 1938. Người ta đặt câu hỏi phải chăng điều này là
do lời khuyên của phía Liên Xô, lúc đó cũng rất muốn giúp đỡ nước Tiệp để chống lại
nước Đức phát-xít đang muốn bành trướng?

Chính phủ Anh cũng đã có những can thiệp mạnh mẽ do đó Hítle đã không hành động dù
hắn ta rất bực bội. Còn Chính phủ Pháp của Daladier (ngoại trưởng Pháp giai đoạn này là
Georges - Bonnet) thì có xu hướng ôn hòa.

Việc thôn tính vùng Xuyđét, đối với Đức quốc xã, chỉ còn là ngày một ngày hai.

Thông tin quan trọng trong phần này, là thái độ của Liên Xô như thế nào? Ngày 12 tháng
Năm năm 1938, ngoại trưởng Pháp Bonnet xin gặp Bộ trưởng dân ủy ngoại giao Liên Xô
Lítvinốp ở Giơnevơ (Genève). Chính phủ Liên Xô tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ nước Tiệp
Khắc nếu như Balan và Rumani đồng ý để cho Hồng quân Liên Xô đi qua lãnh thổ của
mình. Nhưng Balan đang thi hành một chính sách ngoại giao hết sức liều mạng và nguy
hiểm, là chọn phương án đối đầu cả Liên Xô và Đức, trong khi vẫn đang hy vọng vào sự
bảo trợ của nước Pháp, là nước mà dần dần người ta sẽ thấy, bảo vệ chính mình còn chưa
xong. Quan trọng hơn cả là họ đang bất hòa với Tiệp Khắc. Còn Rumani, vẫn đang lo
lắng về vùng Bétxarabi (năm 1940 bị cắt về lãnh thổ Mônđavi xô-viết). Trên thực tế,

nước Rumani có thể cho quân Liên Xô đi qua nhưng họ chỉ có duy nhất một con đường
sắt rất tồi, và họ cho phép máy bay Liên Xô bay qua vùng trời của mình sang Tiệp. Trên
thực tế, Liên Xô biết rõ tình thế đó và rõ ràng đây là nước cờ “tuyên bố nhưng không
hành động” khá rõ nét. Tuy nhiên trên thực tế, trong thời gian diễn ra Hội nghị Munich
đã có 200 máy bay chiến đấu Liên Xô có mặt trên đất Tiệp Khắc, cũng không thể phủ
nhận hoàn toàn những hành động cụ thể của Chính phủ Liên Xô trong tình thế ai cũng
phải đi trên dây trong giai đoạn này.

Ngày 23 tháng Chín năm 1938, Phó Ủy viên nhân dân ngoại giao Liên Xô Pôtemkin
thông báo cho phía Balan rằng, Liên Xô sẽ hủy bỏ Hiệp ước không xâm lược với Balan
đã được ký ngày 25 tháng Bảy năm 1932, nếu như Balan xâm lược Tiệp Khắc (Ý đồ này
đã trở nên hết sức rõ rệt). Cũng trong thời gian này lại diễn ra thỏa hiệp giữa một bên là
Đức, bên kia là Anh – Pháp theo đó, bất cứ một lãnh thổ nào có trên 50% dân cư nói
tiếng Đức sẽ được sáp nhập vào Đức! Ngày 21 tháng Chín năm 1938, Anh và Pháp thông
báo với Tiệp là nếu có ý định kháng cự, họ sẽ không được ai ủng hộ cả. Đây là một sự
bội ước ghê gớm của Chính phủ hai nước, nhất là Pháp, với thành viên liên minh của
mình.

Hội nghị Munich

Và thế là với những diễn biến như trên, ngày 29 tháng Chín năm 1938, đã diễn ra Hội
nghị Muních, với sự tham gia của Đức, Pháp, Anh, Italia. Tệ hại nhất là sự toàn vẹn lãnh
thổ của nước Tiệp Khắc đã bị hy sinh vì “hòa bình”. Đồng thời, chính Hội nghị này đã
cho thấy manh nha âm mưu “xử lý” Hunggari và nhất là Balan - đối tượng nghiên cứu
chính của chúng ta ở đây. Trong quyết định của mình, hội nghị còn có một phụ lục nữa
liên quan đến những kiều dân Balan và Hung ở Tiệp, sẽ liên quan sâu hơn đến những
hành động của Balan sau này: “Vấn đề dân tộc thiểu số Balan và Hung ở Tiệp Khắc, nếu
không được giải quyết bằng hiệp định giữa các Chính phủ hữu quan trong vòng 3 tháng,
thì sẽ là mục tiêu cho một cuộc họp khác của Chính phủ 4 cường quốc đang họp cuộc
họp hôm nay”.


6 – Những cố gắng ngăn chặn cuộc chiến tranh đã ở ngay ngưỡng cửa

Bản đồ vùng Silésie

Ngày 7 tháng Mười một năm 1938, bí thư thứ ba sứ quán Đức tại Paris Ernst Von Rath bị
Herschel Grynspan một người Đức Do thái gốc Balan ám sát chết. Sự kiện này chính là
cái cớ cho làn sóng bài Do thái và sau đó là thái độ thù địch với Balan ở nước Đức.

Sau hội nghị Munich, Liên Xô hết sức chống đối Pháp (có tin đồn rằng chính Liên Xô đã
ủy quyền cho Daladier đại diện tại Hội nghị, nhưng tờ Pravda đã đưa ra cải chính tin đồn
này). Liên Xô cho rằng Pháp đã quá tệ bạc và bội ước. Liên Xô đang làm cho người ta tin
rằng, chính họ chứ không có ai cả, tin vào các biện pháp an ninh tập thể đã được vạch ra
trước đó mấy năm bởi một người Pháp (Thủ tướng thứ 78 của nền Cộng hòa, Louis
Barthou).

Sau Hội nghị Muních, là thời gian tan rã của nước Tiệp Khắc. Xuyđét bị sáp nhập vào
Đức. Nhiều vùng lãnh thổ phải tổ chức trưng cầu dân ý về việc ở lại với Tiệp hay bị sáp
nhập. Nhân cơ hội này, Đại tá Beck muốn sáp nhập vùng Silésie de Teschen vào Balan.
Từ năm 1937, họ đã bãi bỏ hiệp ước không xâm lược ký với Tiệp năm 1924, và sau 6
tháng từ khi bãi bỏ, Hiệp ước cho phép họ tự do hành động. Họ cho rằng Tiệp Khắc đã
“bạc đãi” dân Balan ở vùng này.

Ngày 19 tháng Chín năm 1938, Beck trình bày ý định của Balan đối với vùng Teschen.

Hai ngày sau, ngày 21, Chính phủ Balan chính thức bãi bỏ hiệp định Balan - Tiệp về
người thiểu số năm 1925 và chính thức đòi lại vùng Teschen. Quân đoàn Silésie được
thành lập ở Vácxava vì mục đích chiếm vùng đất này.

Liên Xô lên tiếng, dọa sẽ xóa bỏ Hiệp ước không xâm lược năm 1932 đối với Balan.

Pháp cũng dậm dọa Balan. Nhưng thế đã quyết, Balan kiên quyết đứng về phía Đức. Sau
hội nghị Munich mà Beck không được mời dự, cho là mình bị xỉ nhục và đã gửi cho
Chính phủ các nước tham gia hội nghị một tối hậu thư rất thô lỗ vào ngày 30 tháng Chín,
các yêu sách về lãnh thổ của Balan “phải” được phía Tiệp Khắc chấp thuận trước ngày 1
tháng Mười, và nước Tiệp Khắc cô độc, đã phải chấp nhận. Từ 1 giờ sáng ngày hôm đó,
quân Balan vượt sông Olza tràn vào lãnh thổ Teschen của nước Tiệp, chiếm được 1000
ki-lô-mét vuông với số dân 230.000 người.

Ghê gớm hơn, Balan tiếp tục muốn chiếm lãnh thổ Ucraina vùng nam Cácpát, vì cho rằng
vùng này có những ổ hoạt động có ảnh hưởng đến phong trào chống chính quyền của
cộng đồng người Ucraina ở Balan. Hítle đã không đồng ý với mưu đồ này nên Beck tạm
dừng lại.

Như vậy, sau hội nghị Munich, đại tá Beck đã tưởng rằng Balan “đã là một cường quốc”
có thể tham gia vào thôn tính nước Tiệp Khắc, và thi hành chính sách thân, gần như là
chư hầu với quốc xã, đẩy mình vào thế thù địch với Pháp và nhất là với Liên Xô.

Trong cuộc gặp giữa ngoại trưởng Von Ribbentrop với đại sứ Balan tại Đức Lipsky, phía
Đức vẫn nhấn mạnh tính bền vững của hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa hai nước
Đức – Balan.

Nhưng cũng chính thời gian này mà âm mưu của nước Đức quốc xã đối với Balan đã thể
hiện khá rõ nét.

Trong tháng Mười một, hàng loạt người Balan nói tiếng Đức di cư về Đức. Cũng trong
tháng này, Đức trục xuất 15.000 người Balan gốc Do thái về Balan.

Từ tháng Mười, Đức đã “nhẹ nhàng” nói về vấn đề thành phố Đăngdích (Dantzig). Ngày
24 tháng Mười, Von Ribbentrop nói với đại sứ Balan tại Đức Lipsky rằng thành phố
Đăngdích tự do cần phải được sáp nhập về Đức. Đức còn muốn xây dựng một tuyến

đường sắt cao tốc xuyên qua đất Balan đến đó và tuyến đường sắt này phải được hưởng
quy chế tài phán lãnh sự của Đức. Ngược lại Balan sẽ có một cảng miễn thuế tại
Đăngdích và được xây dựng một tuyến đường sắt tương tự của mình đến thành phố này.
Bù lại, hai bên sẽ kéo dài hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau ký năm 1934 không phải là
10 năm nữa mà là 25 năm. Đạt được như vậy, quan hệ Đức – Balan sẽ tốt đẹp y như quan
hệ Đức – Italia!

Lipsky vội vàng về nước báo cáo với Beck, ông ta hứa sẽ xem xét nhưng kiên quyết
chống lại đề nghị sáp nhập Đăngdích vào Đức. Chính quyền Đức như đã nói, hết sức
“nhẹ nhàng” và không đặt lại vấn đề nữa. Có lẽ với Đức, mọi chuyện của đất nước Balan
gần như đã an bài.

Nhưng Beck hình như cũng đã nhận ra lờ mờ tình thế của đất nước, và tìm cách xích lại
gần Liên Xô. Tháng Mười năm 1938, đại sứ Balan tại Mátxcơva ông Grzybowsky đề
nghị ký kết một hiệp ước hữu nghị mới trên cơ sở hiệp ước không xâm lược được ký năm
1932. Ngày 24 tháng Mười một hiệp ước được ký kết, công bố hai ngày sau đó. Hai bên
tuyên bố tán thành việc trao đổi thương mại. Các hiệp định thương mại được đàm phán
và ký kết vào ngày 10 tháng Hai năm 1939.

Ngày 5 tháng Giêng năm 1939, đại tá Beck được Hítle mời đến Berchtesgaden. Trong
cuộc hội đàm, hai bên đã nhấn mạnh sự thù địch chung chống Liên Xô. Nhưng đồng thời
Hítle lại nêu vấn đề Đăngdích và đường sắt hành lang, đồng hời hứa hẹn là sẽ không bao
giờ giải quyết vấn đề theo hướng “việc đã rồi”. Khi về, Beck thỏa mãn được việc liên
minh với Đức để chống Liên Xô, nhưng lại bị đẩy vào thế phải “quyết” về thành phố
Đăngdích. Ông ta không thổ lộ gì với Pháp dù giữa họ còn tồn tại một liên minh.

Sau chuyện này, Léon Noël (1888 – 1987, Đại sứ Pháp tại Balan từ 1935 đến 1940, sau
này tham gia Chính phủ kháng chiến của Thống chế Charles De Gaulle) đã nói: “Không
có gì mù quáng hơn điều mà Beck đã làm!”.


Cuối tháng Giêng, ngoại trưởng Đức Von Ribbentrop thăm Balan, là chuyến thăm chính
thức đầu tiên (và cũng là cuối cùng) của một chính khách cao cấp quốc xã tới Balan. Hắn
ta khẳng định tình hữu nghị giữa hai nước và tính bền vững của những gì hai bên đã ký
kết. Đồng thời hắn cũng thăm dò Beck xem khả năng cùng đánh Liên Xô, với mục tiêu rõ
rệt là chiếm Ucraina, có được không? Vì đang ở trong tình thế “Đăngdích”, nên Beck đã
lịch sự từ chối cả hai vấn đề trên. Ông ta vẫn chưa hiểu tất cả chỉ là đòn gió của phía Đức
mà thôi.

Ngày 15 tháng Ba, nước Tiệp Khắc hoàn toàn tan rã, vùng Rutheni nam Cácpát bị sáp
nhập vào Hunggari, vùng Memel bị sáp nhập tiếp vào Đức, làm cho tình thế nước Balan
trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. Nguy hiểm xuất hiện rõ nhất là trong cuộc hội đàm
diễn ra vào các ngày 26 và 27 tháng Ba năm 1939 giữa Lipsky và Von Ribbentrop, Balan
“bị buộc” phải gia nhập vào liên minh chống Liên Xô, đồng thời những yêu sách về
Đăngdích được đặt lại lên bàn với áp lực ngày càng tăng. Ngày 29 tháng Ba, một cuộc
biểu dương lực lượng của Hải quân quốc xã được tiến hành tại biển Bantích. Ngày 28
tháng Ba, Beck tuyên bố sẵn sàng dùng chiến tranh chứ không nhượng bộ về Đăngdích,
nhưng ngược lại ông ta lại đánh tiếng với Đức rằng, chính ông ta chứ không phải ai khác,
mới có thể duy trì tình thân hữu của Balan với nước Đức quốc xã bất chấp dư luận nhân
dân Balan trong nước.

Đại tá Beck chỉ đạo vội vã tìm kiếm sự ủng hộ từ Anh và Pháp, và đã đạt được những
tuyên bố từ phía hai “ông kẹ” này. Nhưng chính điều đó lại tạo cớ cho Đức. Quốc vụ
khanh Đức Von Weizsacker đã tuyên bố những thỏa thuận Anh – Balan ngày 6 tháng Tư
là trái với những gì Balan đã ký kết với Đức!

Trong giai đoạn này, phải nói đến một người có những cố gắng rất lớn cho hòa bình.
Người đó không phài là I. Xtalin, mà lại là cố Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt. Ngày 14
tháng Tư, Ông đã đọc một bài diễn văn ở Ủy ban thống nhất liên Mỹ, nói rõ: “Vấn đề đặt
ra là trên thực tế cần phải biết liệu nền văn minh của chúng ta có bị lôi kéo vào một cơn
lốc bi thảm của chủ nghĩa quân phiệt vô hạn độ được đánh dấu bằng các cuộc chiến

tranh định kỳ, hay chúng ta biết duy trì lý tưởng hòa bình, tự do cá nhân và văn minh vốn
là nền tảng của cuộc sống chúng ta”. Hai ngày sau ông gửi cho Hítle và Mútxôlini hai
bức thư cá nhân, đề nghị họ khẳng định trong 10 năm tới sẽ không xâm lược 29 quốc gia
mà ông liệt kê trong thư. Nếu họ đồng ý, ông sẽ có đề nghị tương tự tới 29 quốc gia đó và
Hoa Kỳ sẽ tham gia vào việc giải trừ quân bị và việc phân chia nguồn lợi nguyên liệu
giữa các quốc gia.

Những động thái này, không được Hítle hoan nghênh. Chính Roosevelt cũng không hy
vọng nhiều vào những hành động của mình, mà chỉ nhằm làm cho những nước trong
cuộc, ở châu Âu, nhất là Anh và Pháp, nhận rõ âm mưu và thái độ hiếu chiến của Hítle.

Ngày 28 tháng Tư, Hítle đọc trước Quốc hội Đức một bài diễn văn dài, lấy cớ là đã có
những cuộc hội đàm Anh – Balan, và sau đó thì nước Đức đã chuẩn bị cho kế hoạch
Weiss (được Keitel ký ra lệnh cho quân đội Đức ngày 3 tháng Tư) - kế hoạch đánh chiếm
Balan vào ngày 1 tháng Chín năm đó.

Ngày 22 tháng Năm, Đức và Italia ký Hiệp ước - được gọi là “Hiệp ước Thép”, làm cơ sở
hình thành phe Trục sau này.

Từ đây, những diễn biến của tình hình chỉ là việc ngăn không cho một cuộc Đại chiến thế
giới mới không xảy ra quá nhanh mà thôi, dù trên thực tế bên nào cũng hình dung rõ nét
về nó lắm rồi.

Cuộc chiến tranh đang đến quá gần làm cho các nước phương Tây cũng như Hítle muốn
lôi kéo Liên Xô đứng về phía mình. Cho đến tháng Tám năm 1939 Liên Xô vẫn chưa có
được một sự lựa chọn nào cả. Về phần mình, Liên Xô được ngăn cách với nước Đức ở
Balan và Rumani, do đó việc tham gia bất cứ một liên minh chống Đức nào, Liên Xô cho
là nguy hiểm và chưa cần thiết. Trong khi đó về ý thức hệ, Liên Xô cũng khó có thể gần
gũi hơn được với Anh, Pháp… và thấy gần gũi hơn, muốn bảo vệ các nước dân chủ châu
Âu như Tiệp Khắc. Ngày 11 tháng Ba năm 1939, trong diễn văn được đọc tại Đại hội

Đảng cộng sản Liên Xô - Mátxcơva, Manuilxki đã tuyên bố: “Kế hoạch của giai cấp tài
sản phản động Anh là hy sinh các quốc gia nhỏ bé ở đông nam châu Âu cho phát-xít
Đức, hướng Đức sang phía Đông để đánh bại Liên Xô, nhắm lấy chiến tranh phản cách
mạng để ngăn chặn sự tiến bộ của chủ nghĩa xã hội và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản
ở Liên Xô”. Cho đến nay, cái vế đầu “Kế hoạch của giai cấp tài sản phản động Anh là hy
sinh các quốc gia nhỏ bé ở đông nam châu Âu cho phát-xít Đức, hướng Đức sang phía
Đông để đánh bại Liên Xô…” đã chứng minh với lịch sử là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng
nếu Đức thắng Liên Xô, thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc Đức chiếm nốt cả nước
Anh không mấy khó khăn!

Chính vì hướng về các nước dân chủ, nên ngày 19 tháng Ba, Liên Xô phản đối việc chia
cắt làm tan rã nước Tiệp Khắc. Đồng thời Liên Xô bắt đầu đã có các cuộc hội đàm với
nước Anh. Liên Xô đề nghị một cuộc hội đàm giữa những nước có liên quan nhất đến
tình hình: Liên Xô, Anh, Pháp, Balan, Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng vì nhiều lý do mà đề nghị này
không thành công, những lý do này không cần viết ra chúng ta đều đã biết là mỗi nước
đều có những vấn đề và cách giải quyết riêng của mình.

Nhìn chung trong lúc dầu sôi lửa bỏng này, nhưng những cố gắng của các bên vẫn rất kỳ
lạ và đi theo những chiều hướng khác nhau, như những con kiến cùng kéo một miếng
thức ăn, mỗi con đi về một hướng, nhưng lại làm cho tình hình chung đi về cái hướng tàn
bạo và khốc liệt: chiến tranh!

Người Anh phản ứng hết sức chậm chạp, ngược lại để trả lời “không!” thì người Xô-viết
bao giờ cũng phản ứng hết sức nhanh chóng. Cả hai đều không có những dấu hiệu của
thiện chí. Chỉ có người Pháp là vội, vì họ ở sát nách nước Đức. Nếu Đức đánh Balan, có
nghĩa là chiến tranh. Mà chiến tranh, có nghĩa là Đức sẽ đánh nước Pháp. Pháp hoàn toàn
chấp thuận một liên minh đầy đủ với Liên Xô, nghĩa là một trong hai nước bị đánh thì
nước kia sẽ tham chiến. Còn Anh thì chỉ muốn Liên Xô đảm bảo cho trường hợp Balan
và Rumani bị xâm lược, chứ không sẵn lòng tham chiến trong trường hợp Liên Xô bị tần
công. Liên Xô thì muốn cả Anh và Pháp đều “được như Pháp”. Về phần mình, thật kỳ lạ,

nước Balan của đại tá Beck thì phản đối mọi thỏa thuận có Liên Xô tham gia, và hơn nữa
không ủng hộ bất cứ thỏa thuận nào bảo đảm cho Rumani. Đến tình thế này rồi, mà ông
ta vẫn còn có những suy nghĩ kỳ lạ đến thế!

Ngày 18 tháng Tư, Ủy viên nhân dân ngoại giao Liên Xô Lítvinốp đề nghị một hiệp ước
an ninh tập thể, gồm có 3 định ước: 1- Hiệp định tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau giữa 3
nước; 2 - Một thỏa ước quân sự và 3 - Hiệp ước đảm bảo cho các quốc gia nằm giữa biển
Bantích và biển Đen. Trong Hiệp ước an ninh này có sự đảm bảo không có sự ký kết các
hiệp ước riêng rẽ khác của các nước thành viên. Nhưng đây mới chỉ là đề nghị vì ngay
sau đó, Môlôtốp thay Lítvinốp (người luôn hướng về an ninh tập thể) làm Ủy viên nhân
dân ngoại giao Liên Xô. Đây là sự kiện làm đình chỉ việc đàm phán ký kết Hiệp ước nói
trên và đánh dấu sự thay đổi chính sách của Liên Xô.

Đến đây đã có được những nhượng bộ bước đầu của Anh, nhưng cũng không đi đến đâu
vì một số những bất đồng, mà có thể do cố tình tạo ra. Ngày 27 tháng Năm, Anh và Pháp
chấp thuận một dự án hiệp ước an ninh tập thể, Anh và Pháp sẽ tham chiến nếu Liên Xô
bị xâm lược. Việc đảm bảo sẽ áp dụng với Balan, Rumani, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Bỉ.
Với các nước vùng Bantích như Estonia, Latvia, Anh muốn ký kết một nghị định thư
riêng, nhưng Liên Xô lại khăng khăng đòi đưa những nước đó vào diện được đảm bảo
trong cùng Hiệp ước. Đây chính là cái cớ để Liên Xô bác bỏ đề nghị này của nước Anh.

Ngày 1 tháng Bảy, Anh và Pháp lại đưa đề nghị mới, chấp nhận đề nghị của Liên Xô là
đưa các nước Bantích vào diện được bảo đảm, có thêm Phần Lan trong số này – nhưng
lại đưa thêm vào danh sách Thụy Sỹ và Hà Lan, vốn là hai nước không được Liên Xô
chấp thuận ngay từ đầu. Và thế là các cuộc đàm phán lại quay về vạch xuất phát. Ngày 18
tháng Bảy, Anh và Pháp đồng ý bỏ hai nước trên ra khỏi danh sách, nhưng họ lại vấp
phải những bất đồng khác, nhất là trong định nghĩa về một cuộc “xâm lược trực tiếp”, là
cái cớ để hành động tham chiến sau này cho các quốc gia thành viên hiệp ước. Thế là câu
chuyện lại chẳng đâu vào đâu.


Không thành công về Hiệp định chính trị, họ quay ra đàm phán về Hiệp định quân sự.
Nhưng vấn đề lớn nhất là Liên Xô cứ khăng khăng trong việc, liệu Balan có cho phép
Hồng quân đi qua lãnh thổ của mình hay không? Pháp và Anh lại sa lầy vào việc thuyết
phục Balan, mà chúng ta và cả những lãnh đạo Liên Xô đều thừa biết chẳng đời nào Beck
đồng ý điều đó. Ngày 21 tháng Tám, Daladier (Thủ tướng Pháp) chỉ thị cho Doumenc
(Đại sứ Pháp) phải ký bằng được Hiệp ước với Liên Xô, về việc đi qua lãnh thổ Balan
cũng được, bất chấp Balan có đồng ý hay không. Nhưng đã quá muộn, vì Liên Xô yêu
cầu có được sự đồng ý chính thức của Balan. Ngày 28 tháng 8, Vôrôsilốp cho triệu
Doumenc đến để thông báo rằng những điều kiện từ phía Pháp chuẩn bị là không đủ, và
Liên Xô cần có câu trả lời chính thức từ phía Balan và Rumani. Thái độ của Balan thì hết
sức rõ ràng: nguyên soái Balan Smigly-Rydz nói: “Với người Đức chúng tôi có nguy cơ
sẽ mất tự do, nhưng với người Nga chúng tôi sẽ mất cả linh hồn!”.

Xin nhớ rằng, Hiệp ước Xô - Đức được ký ngày 23 tháng Tám năm 1939!

Quay lại với Đại hội Đảng cộng sản Liên Xô ngày 10 tháng Ba năm 1939, Xtalin không
hề đả kích mạnh mẽ Hítle và tập đoàn cầm quyền của y. Ông chỉ nói rằng sự yếu kém của
các nước phương Tây chính là nguyên nhân chính của những hành động bạo lực của Đức.
Ông ta cũng chi ra rằng, không có căn cứ để xác định chính sách thù địch với nước Đức
của Liên Xô.

Ngày 3 tháng Năm, Môlôtốp được cử giữ chức Ủy viên nhân dân ngoại giao. Ngày 17
tháng Tư năm đó, đại sứ Liên Xô tại Đức Mêrêkalốp đã gặp Quốc vụ khanh Đức Von
Weizsacker vừa đề ra mắt, trình quốc thư và đồng thời xúc tiến thực hiện những Hợp
đồng đã ký kết, được thực hiện tại những xí nghiệp quốc phòng của tổ hợp Skoda (Tiệp)
bây giờ đã thuộc về Đức. Trong cuộc hội kiến, ông ta đã nói khá rõ ràng là Liên Xô đã
đang và sẽ không lợi dụng mối bất hòa Đức – phương Tây, và không có lý do gì để cho
quan hệ Đức – Xô xấu đi cả! Ngoài ra sau đó Liên Xô còn có một số những động thái
mới, trong khi chính Đức quốc xã lại e dè, sợ rơi vào một âm mưu gì đó của Liên Xô!


Nhưng dần dần thì họ cũng nắm được cơ hội. Họ đang chứng minh cho Liên Xô thấy
rằng, về ý thức hệ, Đức và Italia gần gũi hơn với Liên Xô trong việc chống lại “bọn tư
bản phương Tây”! Và trong mối quan hệ hỗ tương đó, Đức sẽ đem lại cho Liên Xô nhiều
hơn là những gì mà nước Anh sẽ mang lại cho Liên Xô!

Ở đây còn một kẻ vội vã nữa: chính là bọn Đức quốc xã. Chúng đã quyết định tấn công
Balan vào ngày 1 tháng Chín, nên phải quyết định nhanh. Ngày 23 tháng Tám năm 1939,
Von Ribbentrop đến Mátxcơva – y được ủy quyền toàn quyền ký với Môlôtốp một Hiệp
ước có hiệu lực ngay. Ngay đêm đó Hiệp ước được ký kết, cam kết không xâm lược lẫn
nhau, không tham gia vào một liên minh nào chống lại nước kia, không ủng hộ bất cứ
một nước thứ ba nào chống lại nước kia và giải quyết những bất đồng qua trọng tài.
Nhưng Hiệp ước không quan trọng bằng nghị định thư bí mật đi kèm. Theo A. Rossi
(“Hai năm liên minh Đức – Xô”) thì nghị định thư này gồm 3 chương chính:

Chương 1: các nước nằm trong vùng ảnh hưởng của Liên Xô gồm Phần Lan, Estonia,
Látvia. Những nước nằm trong vùng ảnh hưởng của Đức có Lítva. Hai nước Đức – Xô
công nhận quyền lợi của Lítva ở Vilna.
Chương 2: quy định ranh giới vùng ảnh hưởng của hai nước trên đất Balan, được vạch ra
trên tuyến ba con sông Narép – Vixtuyn – Xan (Narew – Vistule – San) “Vấn đề liệu có
nên, vì lợi ích của cả hai bên, duy trì một nước Balan độc lập và quy định các biên giới
của nước này như thế nào, chỉ có thể được giải quyết trong diễn biến chính trị trong
tương lai. Trong mọi trường hợp hai Chính phủ sẽ giải quyết bằng con đường thỏa thuận
hữu nghị”.
Chương 3: ghi nhận sự quan tâm của Liên Xô đối với vùng Bétxarabi, và phía Đức quốc
xã tuyên bố không có lợi ích chính trị nào ở khu vực này.

Xtalin đã nâng cốc chúc sức khỏe của Hítle: “Tôi biết là dân tộc Đức yêu mến vị Quốc
trưởng của mình như thế nào; và tôi muốn được nâng cốc chúc mừng sức khỏe của ông
ta”. Xtalin theo đuổi chính sách một nước Balan thu hẹp chỉ còn một dải đất mỏng dính
kẹp giữa ông ta và Hítle, đủ để làm vùng đệm phòng thủ sau này.


Như vậy với Hiệp ước này, chính là thời khắc đánh dấu việc cuộc chiến tranh bùng nổ là
không thể tránh khỏi.

7 – Thôn tính Balan – Bùng nổ cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ 2

Arthur Neville Chamberlain (1869 - 1940) Thủ tướng Anh

Từ đó trở đi, là thời gian của những sự kiện biên giới Đức – Balan, hầu hết do phía Đức
gây ra. Đại tá Beck bình tĩnh một cách kỳ lạ. Ông ta ra tuyên bố lấy làm tiếc về việc Hiệp
ước Đức – Balan bị phía Đức phá bỏ, và vẫn kiên quyết trong việc bảo vệ Đăngdích
nhưng có vẻ không mấy cương quyết trong việc chuẩn bị chiến tranh. Trên thực tế, người
dân Balan không hào hứng lắm với việc kháng chiến chống Đức. Theo nhiều tài liệu,
Quân đội của Beck chỉ tuyển được có 700.000 quân trong số 3 triệu người trong tuổi
động viên. Ngoài ra cho đến phút cuối cùng, Beck vẫn tin ở việc Đức không thể tấn công
được trước cuối tháng Chín.

Ngày 30 tháng Tám, Đức lần cuối cùng đưa yêu sách 16 điểm, trong đó có việc thành phố
tự do Đăngdích phải được sáp nhập vào Đức, Gdynia vẫn là của Balan nhưng bị phi quân
sự hóa, và lập lại trật tự bảo vệ kiều dân Đức “đang bị vi phạm quyền lợi từ sau năm
1918”. Người Balan đã không nhận thức được những điều kiện đó, vì bây giờ tất cả phụ
thuộc vào ý chí của Hítle: hoặc là Balan đầu hàng, hoặc chiến tranh!

Ngày 31 tháng Tám, Balan mới ra lệnh tổng động viên, thì đến 0 giờ ngày 1 tháng Chín,
đất nước đã bị tấn công. Cùng lúc đó chính quyền thành phố Đăngdích tuyên bố tự sáp
nhập vào nước Đức quốc xã.

Về quân sự, Balan không thể kháng cự được Đức. Đây là lần đầu tiên chiến thuật “Chiến
tranh chớp nhoáng” (Blitzkrieg) được thử nghiệm thành công. Nhưng quân đội Balan
cũng đã gây cho Đức những thiệt hại đáng kể.


Liên Xô bắt đầu động viên từng phần. Ngày 9 tháng Chín, Môlôtốp đánh tiếng với Đức là
Liên Xô chuẩn bị can thiệp vào tình hình. Ngày 12 tháng Chín, ở Liên Xô có một chiến
dịch báo chí rầm rộ về việc người Bạch Nga và Ucraina bị đối xử tồi tệ ở Balan.

Xin nhắc lại, từ tháng Năm năm 1939, Liên Xô đã tiến hành các cuộc giao tranh ở
Khankhin Gôn, nhằm “dằn mặt” Nhật Bản. Và rõ ràng là Liên Xô đã hoàn toàn yên tâm
về mặt này.

Ngày 17 tháng Chín năm 1939, viện cớ nội bộ nước Balan đã tan rã, các hiệp ước giữa
Liên Xô và Balan đã không còn giá trị, nên quân đội Liên Xô tiến vào Balan để bảo vệ
người Bạch Nga và Ucraina. Von Ribbentrop đã nói sự can thiệp của Liên Xô là hoàn
toàn phù hợp với kế hoạch. Ngày 18 tháng Chín hai bên ra một tuyên bố chung Xô - Đức
là việc hai nước liên minh quản lý nước Balan đã tan vỡ và cứu giúp nhân dân Balan.
Nhưng đã xuất hiện những mầm mống đầu tiên của sự tan vỡ liên minh. Đức quốc xã
không thiện cảm với chiến dịch của Liên Xô, tiến vào đất Balan mà chẳng vấp phải trở
ngại nào, trong khi người Balan lại kháng cự kịch liệt ở phía Tây.

Ngày 22 tháng Chín, sau vài ngày thương lượng, ranh giới giữa hai nước được xác định
nằm trên tuyến sông Pixa – Narép – Búc – Vixtuyn (tên Balan là Vixla) – Xan (Pissa –
Narew – Bug – Vistule – San). Chính quyền Vácxava cố chống cự đến ngày 29 tháng
Chín rồi thua hẳn. Thủ đô Balan nằm trong vòng kiểm soát của phát-xít Đức, từ bờ phải
sông Vixtuyn (Vixla) thuộc về Liên Xô.

Như vậy cùng với sự tan rã của chính quyền Balan, Xtalin là từ bỏ ý định “nhân đạo” duy
trì một những Balan “mỏng dính”. Ngày 27 tháng Chín, Von Ribbentrop đến Mátxcơva
và ngày 28 ký một hiệp ước Xô - Đức mới, với một nghị định thư bí mật mới, trong đó
quan trọng nhất là việc quy định lại ranh giới vùng chiếm đóng giữa hai nước, có lợi hơn
cho Đức so với ranh giới ngày 22 tháng Chín vì không theo sông Vixla nữa mà theo sông
Búc, đổi lại, Lítva sẽ chuyển sang vùng ảnh hưởng của Liên Xô. Ranh giới này có lợi hơn

cho Liên Xô so với nước Nga của thời kỳ năm 1795, vì như vậy Liên Xô sẽ có thêm vùng
Galicie và cũng có lợi hơn so với tuyến biên giới Curzon năm 1920.

Tiếp đó là những sự kiện khác của cuộc Đại chiến, trong đó có các âm mưu chống lại
Liên Xô của phát-xít Đức. Một trong những sự kiện tôi cảm thấy cần nhắc đến là yêu
sách của Đức đối với Liên Xô về đường biên giới Đức – Xô, được phía Đức đưa ra vào
thời gian mùa xuân năm 1941, và Liên Xô đã chấp thuận vào ngày 25 tháng Tư năm
1941, rút quân về phía biên giới cũ của mình, chính tuyến biên giới mà ngày 22 tháng
Sáu năm 1941, Hítle cho quân tràn qua bắt đầu bước vào cuộc phiêu lưu quân sự lớn nhất
trong lịch sử.


KẾT LUẬN

Như vậy chúng ta có thể rút ra một số kết luận về những sự kiện lịch sử này. Về lịch sử
mà nói, thì sự kiện Katyn là một tội ác của Bêria, nhưng chắc chắn có sự chỉ đạo của
Xtalin. Trước Cách mạng tháng Mười, nước Balan nằm trong đế chế của Nga hoàng, như
vậy có thể nói, nước Balan chưa bao giờ nguôi ý thức phản kháng với người Nga. Ngược
lại, chắc hẳn người Nga cũng chưa thể quen ngay với việc nước Nga mất đi những
khoảng đất lớn, như Balan và sau này, Tiểu Nga, Bạch Nga, các nước vùng Bantích và
nhiều nữa… Hơn nữa như ở những phần đầu tôi đã trình bày, chính tại nước Balan cũng
đã từng tồn tại những mưu đồ chống lại người Nga, thể hiện rõ nhất là những hoạt động
của Bạch vệ Balan (gây rất nhiều tội ác) trong các vùng đất Ucraina và Bêlaruxia xô-viết
thời nội chiến.

Sai lầm của chính giới Balan là ở chỗ họ đã có một thái độ thù địch quá rõ rệt với người
Nga - khi mà không phải ai khác, chính chính quyền Xô-viết sau Cách mạng đã trả lại
độc lập cho Balan, cũng như Phần Lan vậy. Cùng với tâm lý trên đây, sự thù địch quá rõ
ấy đã đẩy họ vào thế hết sức bất lợi. Tiếp nữa, chính họ cũng là những người “yếu còn ra
gió”, chưa lo được thân mình còn định đi chiếm đất của nước khác!


Lịch sử trong cùng một lúc xuất hiện đến ba “thằng đểu”. Người thứ nhất, chính là Thủ
tướng Arthur Neville Chamberlain của Anh. Chính ông ta chứ không phải ai khác, muốn
hướng cuộc chiến tranh của Đức sang phía Liên Xô.

Người thứ hai, là Xtalin. Đây là một người phức tạp và khó đánh giá. Ông ta rõ ràng là
đúng khi tính toán chiến lược, vì nếu không chiếm được đất Balan làm vùng đệm thì Đức
cũng chiếm, và thế thì còn nguy hiểm hơn. Cũng khó mà đoán được rằng liệu ông ta có
tính toán cho việc sau này, Hồng quân Liên Xô sẽ tràn sang chiếm nước Đức, lập nên cả
một hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu hay không, vì thế vụ thảm sát Katyn như tác
giả của loạt 8 bài đưa ra là nhằm làm sạch hậu phương của Hồng quân sau này, có vẻ như
là xa vời quá. Theo tôi, đó là hành động “làm sạch” hậu phương của Hồng quân vào
chính thời điểm đó thì đúng hơn. Nhưng Xtalin phải chăng đã quá ngây thơ khi tin vào
hứa hẹn của Hítle? Tôi đoán thời gian đầu thì có, nhưng càng về sau thì ông ta càng
không tin nữa và gấp rút chuẩn bị chiến tranh. Ông ta đã không đoán được ngay từ đầu
rằng, việc đánh Liên Xô là tất yếu, chứ không phải nước Anh trước! Thực ra, Xtalin còn
tàn ác cả với chính những người Xô-viết bị cho là chống đối, thì đúng là việc “xử lý”
những sỹ quan Balan đó, cũng không quá khó hiểu. Có thể nói những sỹ quan bị thủ tiêu
đó là nạn nhân của chế độ độc đoán Xtalin. Chính trị đồng hành với tội ác.

Người thứ ba, một thằng đểu chính hiệu là Hítle. Hắn đã rất logic khi tính toán là cuộc
chiến chống nước Anh sẽ “cù cưa”, còn nước Pháp thì không được tính! Vì thế để đảm
bảo nguồn lực cho cuộc chiến đó, sẽ phải là lúa mì Ucraina, là quặng Ural, là dầu Bacu!
Vì thế mà hắn tính toán kỹ đến từng nước cờ và rõ ràng trên bàn cờ chính trị giai đoạn
trước Đại chiến, hắn là người thắng cuộc. Hắn chỉ tính sai một điều, đó là hắn không biết
người Nga là ai!

Ngày hôm nay, người Nga đã chính thức xin lỗi người Balan vì sự kiện Katyn bi thảm
trên. Nhưng gần đây, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng Việt Nam, cụ thể là
trên mạng internet xuất hiện những bài báo còn chưa đầy đủ, phiến diện. Tôi muốn

nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến nó như là một trong tổng thể những sự kiện nằm
giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, và nhất là nằm trong những sự kiện trực tiếp dẫn đến
cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Những nguyên nhân của Katyn phải được xem xét
dưới góc độ lịch sử khách quan và trong mối quan hệ biện chứng với những sự kiện khác
là nguyên nhân của cuộc Đại chiến. Tôi muốn cố gắng để đưa ra một nghiên cứu đầy đủ
và khách quan nhất về sự kiện trên, là như thế. Xin giành lời cuối để tưởng niệm những
nạn nhân của tội ác, và mong tội ác sẽ không còn diễn ra trên thế giới trong tương lai gần.

Đây mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu, còn phải hoàn thiện nhiều. Hơn thế nữa nó
cũng ngốn của tôi khá nhiều thời gian vì phải tìm lại sách cũ trong máy tính, đọc, dịch,
tổng hợp chúng lại cho thành mạch xuyên suốt, nhưng không phải lúc nào cũng theo trình
tự thời gian. Tôi cố gắng sắp xếp các sự kiện theo mạch logic của những hành động và
nước cờ chính trị, vì thế có đôi chỗ có thể khó hiểu. Những nhận xét đánh giá nhiều khi
còn chủ quan và chưa chính xác, vì thế những đóng góp xin gửi về email:

×