Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

NGỘ ĐỘC THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC NGỦ ( SEDATIVES AND HYPNOTICS OVERDOSE ) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.14 KB, 17 trang )

NGỘ ĐỘC THUỐC AN THẦN VÀ
THUỐC NGỦ
( SEDATIVES AND HYPNOTICS
OVERDOSE )




1/ SỰ KHÁC NHAU GIỮA MỘT THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC NGỦ?
 Thuốc an thần (sedatives) là thuốc chủ yếu gây thư giãn (relaxation) và
an thần (tranquilization).
 Thuốc ngủ (hypnotics) nói chung chỉ những thuốc làm cho giấc ngủ
được dễ dàng.
 Tất cả những thuốc này có khuynh hướng tác động bằng một cơ chế
tương tự nhau, và sự phân biệt giữa thuốc an thần và thuốc ngủ chỉ có
tính chất nhân tạo mà thôi.
 Chúng là những thuốc có tác dụng an thần (tranquilizing drugs) và với
liều lượng thích đáng, có thể gây giảm áp hệ thần kinh trung ương.

2/ NHỮNG THUỐC NÀO THUỘC LOẠI NÀY?
 Benzodiazepines, barbiturates, chloral hydrate, phenothiazines,
antihistamines, buspirone và zolpidem.
 những thuốc khác thuộc loai này nhưng bây giờ ít thấy hơn :
glutethimide, ethchorvyol, meprobamate, và methaqualone.
 Glutethimide có thể gây rối loạn hệ thần kinh trung ương xảy ra từng hồi
và các dấu chứng anticholinergic
 Ethchlorvynol phát sinh mùi vinyl và gây hôn mê kéo dài.
 có nhiều tác nhân, đặc biệt là ethanol, có tác dụng an thần/ngủ.
 tác dụng an thần/ngủ là tác dụng phụ của nhiều thuốc và độc tố khi cho
với liều lượng độc


3/ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA NGỘ ĐỘC THUỐC AN
THẦN/NGỦ

Các tác dụng đặc hiệu có thể thay đổi tùy theo loại thuốc, nhưng đặc điểm
chung là làm giảm mức độ tri thức (a decreased level of consciousness), giảm
áp hô hấp (respiratory depression) với các mức độ khác nhau, làm giảm khả
năng bảo vệ đường hô hấp (airway protection) và đôi khi làm hạ huyết áp do
tác dụng hủy giao cảm (sympatholysis).

4/ KHÔNG LẼ NHIỀU NGỘ ĐỘC CÓ CÙNG BỆNH CẢNH LÂM SÀNG
NHƯ VẬY SAO ?
 đúng vậy ! Bệnh cảnh lâm sàng này điển hình cho ethanol,
antihistamines, tricyclics và nhiều loại thuốc khác.
 thái độ xử trí trạng thái tâm thần bị biến đổi trong khung cảnh ngộ độc
nói chung là giống nhau, nhưng có nhiều bệnh lý cần phải chấn đoán
phân biệt.Vì vậy trong khi điều trị bệnh nhân, phải tiếp tục tìm kiếm
nguyên nhân gây nên sự biến đổi của trạng thái tâm thần này.
 bởi vì tác dụng của những tác nhân này sẽ biến mất đi với thời gian, điều
trị hỗ trợ (supportive care) cho đến khi tình trạng bệnh nhân được cải
thiện, thường cho thấy rằng bệnh nhân bị ngộ độc bởi một loại thuốc an
thần/ngủ nào đó, mặc dầu đôi khi có thể sẽ không bao giờ biết được đó
là tác nhân nào.

5/ LÀM SAO CHẨN ĐOÁN NGỘ ĐỘC THUỐC AN THẦN/NGỦ TRÊN
BỆNH NHÂN CÓ MỨC ĐỘ TRI THỨC BỊ GIẢM ?
 sau khi điều trị ổn định bệnh nhân, khám để tìm nguyên nhân của sự
giảm tri thức.
 tùy trường hợp, thử cho naloxone, glucose 50%, thiamine và flumazenil.
 sự cải thiện trạng thái tâm thần sau khi cho một trong những thuốc này
giúp phân biệt nguyên nhân của sự biến đổi trạng thái tâm thần.

 khám bệnh nhân nhiều lần có thể cho một ý niệm là tình trạng bệnh nhân
đang tốt hoặc xấu hơn.
 đối với các bệnh nhân mà tình trạng dần dần cải thiện thì ít khi cần phải
can thiệp gì khác hơn là điều trị hỗ trợ (supportive care), cho đến khi
thuốc được thanh lọc khỏi cơ thể.
 đối với những bệnh nhân mà tình trạng trở nên xấu hơn thì có thể cần
điều trị tích cực hơn hoặc tìm kiếm tích cực hơn những nguyên nhân
khác gây biến đổi trạng thái tâm thần (ví dụ CT Scan đầu để loại bỏ một
xuất huyết nội sọ).
 phải giả định rằng tất cả những bệnh nhân được điều trị ngộ độc là do tự
tử cho đến khi có bằng cớ ngược lại và phải đảm bảo là họ được điều trị
thích hợp vì lý do đó.

6/ VAI TRÒ CỦA XÉT NGHIỆM NHẬN DIỆN VÀ ĐỊNH LƯỢNG
NỒNG ĐỘ THUỐC ?
 Đối với bệnh nhân tỉnh táo, có thể trả lời đã uống loại thuốc nào, hoặc
tình trạng bệnh nhân không trở nên xấu hơn, thì không cần phải xét
nghiệm đo nồng độ thuốc.
 Ngoại trừ phénobarbital, điều trị ngộ độc thuốc an thần/thuốc ngủ là
điều trị có tính cách hỗ trợ (supportive), và nếu tình trạng bệnh nhân cải
thiện trong quá trình theo dõi thì có thể tác dụng thuốc đang bắt đầu tan
biến dần. Ngoại lệ đối với các bệnh nhân tự tử hay uống thuốc với toan
tính tự tử. Nên đo nồng độ acetaminophen nơi tất cả các bệnh nhân tự
tử, bởi vì những nồng độ độc của chất này có ít biểu hiện lâm sàng trong
giai đoạn sớm của tiến triển ngộ độc, và có một thuốc giải độc có hiệu
quả.
 Nếu bệnh nhân hôn mê thì vai trò của xét nghiệm gây nhiều tranh cải
hơn. Nếu biết thuốc ngộ độc bệnh nhân đã uống và có thể điều trị hỗ trợ
bệnh nhân đầy đủ, thì xét nghiệm đo nồng độ thuốc chẳng lợi ích gì.
Nếu không biết ngộ độc thuốc loại gì, thì xét nghiệm nhận diện thuốc

(drug screen) có thể làm sáng tỏ tác nhân gây ngộ độc. Tuy nhiên nếu
tình trạng bệnh nhân cải thiện qua thăm khám, thì tìm biết loại thuốc an
thần nào gây biến đổi trạng thái tâm thần cũng không thay đổi gì điều
trị. Nếu tình trạng bệnh nhân không cải thiện hoặc đang xấu dần đi, thì
xét nghiệm nhận diện thuốc có thể giúp xác định một ngộ độc thuốc có
phải là nguyên nhân của tình trạng giảm tri thức hay không. Cần xét
nghiệm định lượng nồng độ acetaminophen trên tất cả các bệnh nhân
ngộ độc thuốc và hôn mê.
 trong ngộ độc benzodiazepines, xét nghiệm nồng độ benzodiazepine
không hữu ích trên phương diện lâm sàng.
 xét nghiệm nồng độ barbiturates có thể giúp chẩn đoán và hữu ích để
phân biệt barbiturates có tác dụng kéo dài với barbiturates có tác dụng
ngắn.

7/ THÁI ĐỘ XỬ TRÍ ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC THUỐC NGỦ

AIRWAY :
 đánh giá đường hô hấp và các phản xạ đường hô hấp. Ngừng hô hấp
(respiratory arrest) là nguyên nhân chính của tử vong sớm.
 Đường hô hấp có thông không ? Bệnh nhân có nuốt và ho không ? Có
gag reflex không ?
 Những biện pháp xử trí thích đáng gồm có : cho bổ sung oxygen, thực
hiện thủ thuật nghiêng đầu-nâng cằm (head tilt-chin lift), thông nội khí
quản và thông khí hỗ trợ (assisted ventilation).
 nếu bệnh nhân không thể giữ thông đường hô hấp, cần phải thông nội
khí quản ngay để bảo vệ đường hô hấp khỏi bị các chất dịch hít vào
(aspiration)

BREATHING :
 đánh giá năng lực hô hấp (respiratory drive) của bệnh nhân.

 Bệnh nhân có thở không ? Bệnh nhân có khó thở không ? Phổi có thông
không ? Độ bảo hoà oygen (Sa02) là bao nhiêu ?
 một bệnh nhân hầu như không thở có thể có năng lực hô hấp (respiratory
drive) không đầy đủ do hậu quả của ngộ độc thuốc an thần.
 một bệnh nhân bị suy kiệt hô hấp (respiratory distress) có thể đã hít vào
phổi chất dịch dạ dày và bây giờ bị suy giảm hô hấp do viêm phổi hít
dịch (aspiration pneumonia).
 nếu bệnh nhân không có thể thở đầy đủ, cần phải thông nội khí quản để
hỗ trợ hô hấp.
 thông nội khí quản thường cần thiết trong trường hợp ngộ độc thuốc an
thần/thuốc ngủ thể nặng.

CIRCULATION :
 đánh giá xem bệnh nhân có bị hạ huyết áp không.
 hạ huyết áp là do giảm trương lực mạch máu và do máu ứ đọng ở các
tĩnh mạch (venous pooling)
 capillary refill như thế nào ?
 bệnh nhân cảm thấy lạnh hay ấm ?
 huyết áp bao nhiêu ?
 bệnh nhân, bị hạ huyết áp sau ngộ độc thuốc, cần truyền dịch muối đẳng
trương để tăng thể tích (volume expansion).
 làm tăng thể tích (volume expansion) với muối đẳng trương là điều trị
chủ yếu trong trường hợp sốc và hạ huyết áp do ngộ độc.
 ở người già hoặc những bệnh nhân bị suy tim hoặc suy thận có thể tiêm
truyền thận trọng 250 ml.
 đôi khi, nếu không đáp ứng với truyền dịch hoặc có dấu hiệu quá tải
dịch (fluid overload), có thể sử dụng thuốc tăng áp mạch (pressors).
 bởi vì benzodiazepines có thể gây nên phù phổi, truyền dịch thận trọng
và cho thuốc tăng áp mạch (vasopressors) được chỉ định trong trường
hợp hạ huyết áp.

 dopamine và norepinephrine có thể cần thiết nếu hồi sức thể tích
(volume resuscitation) không có hiệu quả.
 tuy nhiên hạ huyết áp có thể do một nguyên nhân khác và ngộ độc thuốc
an thần/thuốc ngủ chỉ là một bộ phận của vấn đề.

DEFICIT :
 Xác định xem bệnh nhân bị an thần (sedated) đến mức độ nào.
 Nếu bệnh nhân thức tỉnh, xác định xem bệnh nhân có định hướng
(oriented) không ? và bệnh nhân có bị lú lẩn (confused) không ?
 Nếu bệnh nhân không có vẻ thức tỉnh, hãy xét đoán xem bệnh nhân bị
an thần đến mức độ nào.
 việc đánh giá khởi đầu mức độ an thần do ngộ độc thuốc là quan trọng
vì nhờ thế trong lúc thăm khám nhiều lần (serial examination) sau đó,
người theo dõi có thể xác định là tình trạng bệnh nhân đang được cải
thiện hay trở nên xấu đi. Nhờ vậy có thể hướng dẫn thêm thái độ xử lý.
 bệnh nhân có mở mắt khi nghe một giọng nói bình thường, một tiếng nói
lớn hoặc một cú thúc nhẹ, hoặc một thủ thuật như cọ sát trên xương ức
(sternal rubbing) hoặc ép nhẹ dưới tai dọc bờ sau xương hàm dưới.
 bệnh nhân có phải hoàn toàn không thể đánh thức dậy được hay không ?
 những dấu hiệu khác chỉ dẫn mức độ hôn mê như mức độ lơi giãn
(relaxation) ở các cơ mặt (hàm xệ xuống) và ở mắt (mắt mở hoặc sa mí
mắt hoặc mắt nhắm lại).
 theo dõi các dấu chứng này cho phép đánh giá tiến triển của tình trạng
hôn mê của bệnh nhân.

8/ THEO DÕI CÁC BỆNH NHÂN BỊ NGỘ ĐỘC THUỐC AN THẦN/
THUỐC NGỦ NHƯ THỂ NÀO ?
 các bệnh nhân cần được đánh giá thường xuyên để xác định những thay
đổi trạng thái tâm thần.
 tình trạng hô hấp có thể suy đồi trong lúc quan sát bởi vì hiệu quả độc

tính của thuốc tiến lên mức cao điểm hoặc do kích thích bị giảm sau khi
hoàn tất đánh giá sơ khởi.
 bệnh nhân có thể được theo dõi bằng pulse oxymetry liên tục.
 bệnh nhân có thể được theo dõi bằng end-tidal carbon dioxide, với một
nasal cannula probe.
 huyết áp cần được đánh giá thường xuyên và cardiac monitor cần được
sử dụng đối với những bệnh nhân uống thuốc có độc tính lên tim
(chloral hydrate và đôi khi phenobarbital ).
 Barbiturates có khả năng gây hôn mê và giảm áp cơ tim (myocardial
depression) hơn là benzodiazepines.
 Chloral hydrate liên kết với rối loạn nhịp tim.

9/ PHUƠNG PHÁP TỐT NHẤT ĐỂ LÀM SẠCH BỘ MÁY TIÊU HOÁ ?
 cho than hoạt hóa phải được dự kiến trong trường hợp mới uống thuốc
vào.
 than hoạt hóa (activated charcoal) có thể cho với liều lượng khởi đầu
1g/kg, để ngăn ngừa thuốc hấp thụ thêm vào đường dạ dày ruột.
 các thuốc tẩy (cathartics) như sorbitol, magnesium sulfate, magnesium
citrate có thể cho cùng với than hoạt hóa.
 nếu mức độ tri thức của bệnh nhân bị giảm, phản xạ đường hô hấp của
bệnh nhân có thể bị giảm, do đó làm đầy dạ dày với than hoạt hóa có thể
dẫn tới viêm phổi do hít chất dịch (aspiration pneumonia), nghiêm trọng
hơn nhiều tác dụng độc tính của thuốc uống vào. Luôn luôn xét đến nhu
cầu xử lý đường hô hấp trước khi cho than hoạt hóa.
 rửa dạ dày có thể có một lợi ích nào đó nếu được thực hiện sớm.
 sau một giờ, thuốc còn lại trong dạ dày chẳng bao nhiêu và rửa dạ dày ít
có lợi ích.

10/ CÓ CÁCH GÌ ĐỂ GIA TĂNG SỰ THANH LỌC CÁC THUỐC AN
THẦN/THUỐC NGỦ ?

 bởi vì hầu hết các thuốc an thần/thuốc ngủ được thanh lọc qua chuyển
hóa gan, do đó ít khả năng làm được gì thêm ngoài điều trị hổ trợ bệnh
nhân và cho than hoạt hóa để ngăn ngừa sự hấp thụ thêm nữa của thuốc.
 trường hợp ngoại lệ là phenobarbital, được thanh lọc chủ yếu qua bài tiết
nước tiểu, và sự thanh lọc này có thể được gia tăng bằng cách kiềm hóa
nước tiểu. Gia tăng pH nước tiểu hơn 7,3 có thể làm gia tăng 10 lần sự
thanh lọc phénobarbital. Gia tăng pH nước tiểu có thể thực hiện bằng
cách cho bằng đường tĩnh mạch 1 ampoule NaHCO3, sau đó cho 2-3
ampoules NaHCO3 trong 1L Dextrose 5%, truyền tĩnh mạch với tốc độ
1-2ml/kg/h.
 thẩm tách máu (hemodialysis) thường không hữu ích vì thể tích phân bố
(volume of distribution) lớn của thuốc an thần /thuốc ngủ. Trường hợp
ngoại lệ là phenobarbital và chloral hydrate có thể thanh lọc với số
lượng đáng kể bằng thẩm tách má .

11/ CÓ THUỐC GIẢI ĐỘC (ANTIDOTE) ĐẶC HIỆU NÀO ĐỐI VỚI
NGỘ ĐỘC THUỐC AN THẦN/THUỐC NGỦ KHÔNG ?
 Flumazénil (Anexate) được sử dụng trong ngộ độc benzodiazepines và
zolpidem.

12/ FLUMAZENIL TÁC DỤNG NHƯ THỂ NÀO ?
 dùng flumazénil cho phép đánh thức bệnh nhân dậy (giá trị chẩn đoán)
hoặc điều chỉnh tình trạng suy giảm hô hấp (dépression respiratoire)
hoặc cải thiện tri thức bệnh nhân và như thế làm nhẹ bớt công tác điều
trị.
 flumazénil là chất đối kháng đặc hiệu của benzodiazépines nhưng cũng
hiệu quả đối với các chất tương tự như zopiclone và zolpidem
 chất đối kháng đặc hiệu tại aminobutyric acid A receptor. Đây là thụ thể
nơi mà benzodiazepines và zolpidem tác dụng vào.
 flumazénil đối kháng với benzodiazepines và zolpidem bằng cách cản

hoàn toàn sự chiếm giữ các thụ thể (receptor) bởi các thuốc này
 đối với ngộ độc benzodiazepine có triệu chứng, có thể cho từ 0,5 đến
10mg flumazenil bằng đường tĩnh mạch với liều lượng tăng dần.
 tiêm tĩnh mạch flumazénil với những liều lượng nhỏ 0,2-0,3 mg bằng
nhiều lần kế tiếp nhau (titration de l’effet) cho đến khi làm giảm tình
trạng suy giảm hô hấp mà không cần phải đánh thức bệnh nhân tỉnh dậy,
vì sau đó bệnh nhân có thể giãy dụa
 flumazénil được trình bày dưới dạng ống thuốc chích (ampoules
injectables) 5ml/0,5mg hoặc 10ml/1mg.

13/ CÓ NÊN CHO FLUMAZENIL NƠI TẤT CẢ CÁC BỆNH NHÂN
TRONG TÌNH TRẠNG HÔN MÊ ?
 Nói chung là không.
 Flumazénil là một thuốc tương đối an toàn, cho phép chẩn đoán ngộ độc
benzodiazepine nếu bệnh nhân đang hôn mê đáp ứng với thuốc giải độc
(antidote) bằng sự tỉnh dậy.
 Sử dụng flumazénil với mục đích chẩn đoán có thể tránh được những
xét nghiệm sâu rộng và tốn kém và có thể tránh cần phải thông nội khí
quản trước khi chẩn đoán.
 Lợi ích chính của flumazénil là chẩn đoán nhanh sự hôn mê do
benzodiazépines và cải thiện tình trạng hô hấp, như vậy đôi khi cho
phép tránh khỏi phải thông nội khí quản hoặc hô hấp hỗ trợ (ventilation
assistée).
 tuy nhiên flumazénil có thời gian bán phân hủy (half life) 1 giờ, do đó
bệnh nhân có thể hôn mê trở lại khi thuốc hết tác dụng.Thuốc giải độc
này có thời gian tác dụng ngắn hơn nhiều so với hầu hết các
benzodiazépines và do đó không biến đổi thời gian tiến triển của ngộ
độc mà chỉ biến đổi biểu hiện lâm sàng mà thôi. Do thời gian bán phân
hủy ngắn ngủi, flumazénil chủ yếu có hiệu quả đối với các
benzodiazepine có thời gian tác dụng ngắn như midazolam.

 một đáp ứng dương tính đối với flumazénil không đảm bảo chẩn đoán
ngộ độc benzodiazepine.
 sự thức tỉnh có thể xảy ra ở bệnh nhân bị hôn mê do ngộ độc ethanol hay
hôn mê gan.Tuy nhiên đáp ứng đối với flumazénil trong những trường
hợp này ít có thể tiên đoán được so với trường hợp ngộ độc
benzodiazepine.
 flumazénil không hủy bỏ độc tính gây nên bởi các thuốc an thần/thuốc
ngủ khác.

14/ CÁC CHỒNG CHỈ ĐỊNH SỬ DỤNG FLUMAZENIL ?
 có nguy cơ bị co giật khi dùng flumazenil trong trường hợp bệnh nhân
có bệnh động kinh tiềm tàng, lạm dụng mãn tính benzodiazépine hoặc
dùng đồng thời với những thuốc có khuynh hướng gây co giật
(proconvulsant) hoặc gây loạn nhịp (arythmogène) (thuốc chống trầm
cảm, théophylline, hydrate de choral, solvants halogénés )
 các bệnh nhân có nồng độ độc tính của thuốc chống trầm cảm ba vòng
(tricyclic antidepressants) trong máu dễ bị co giật lúc cho flumazenil,
đặc biệt nếu đó là một ngộ độc hỗn hợp thuốc chống trầm cảm
(antidepressant) và benzodiazepine.
 cần làm ECG để loại bỏ ngộ độc bởi thuốc chống trầm cảm ba
vòng(tricyclic antidepresant). Nếu ECG không có sóng R nổi bật ở AVR
và bề rộng của QRS không lớn hơn 100 msec ở các chi, thì có thể an
toàn cho rằng không có nồng độ nguy hiểm của tricyclics trong máu.
 nếu flumazenil cho bằng đường tĩnh mạch một cách không thận trọng
trên một bệnh nhân phụ thuộc benzodiazepine, hội chứng rút thuốc cấp
tính (acute withdrawal) có thể xảy ra với cơn co giật. Flumazénil được
cho rất chậm bằng đường tĩnh mạch theo một kỹ thuật được gọi là chuẩn
độ tác dụng (titration de l’effet).Thuốc giải độc được cho 0,2 mg bằng
đường tĩnh mạch rồi sau đó cứ mỗi 30 đến 60 giây cho 0,1 mg để tránh
sự thức dậy hẳn quá đột ngột.Tiêm truyền duy trì (thường là 0,5 đến 1

mg/giờ) có thể cần thiết để duy trì tác dụng, bởi vì sự biến đổi tình trạng
tri thức thường tái phát sau đó.
 nếu bệnh nhân có bệnh động kinh, flumazenil có thể gây co giật.
 flumazenil không nên cho nếu bệnh nhân uống đồng thời
benzodiazepine và thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc các chất có
khuynh hướng gây động kinh (proconvulsants).
 flumazenil nên tránh sử dụng ở những bệnh nhân bị bệnh động kinh và
những bệnh nhân được điều trị kinh niên với benzodiazepines (nguy cơ
hội chứng rút thuốc).
 cũng chống chỉ định dùng flumazenil trong trường hợp nghi tăng áp suất
nội sọ hoặc chấn thương đầu.

15/ FLUMAZENIL CÓ NÊN CHO TẤT CẢ BỆNH NHÂN BỊ HÔN MÊ
DO NGỘ ĐỘC BENZODIAZEPINES HOẶC ZOLPIDEM ?
 flumazenil làm đảo ngược hợp chứng ngộ độc (toxidrome) và thức tỉnh
bệnh nhân.
 đối với bệnh nhân rất hôn mê, cho flumazenil có thể tránh khỏi phải
thông nội khí quản.
 tuy nhiên, flumazenil đắc tiền và trong vài trường hợp có thể gây nguy
hiểm.
 hầu hết các bệnh nhân ngộ độc benzodiazepine hoặc zolpidem đáp ứng
tốt với điều trị hỗ trợ (supportive).
 vài trường hợp cần thông nội khí quản. Ngay với những bệnh nhân bị
thông nội khí quản, sự hồi phục nói chung không để lại di chứng.

16/ ROHYPNOL LÀ GÌ ?

Flunitrazepam (Rohypnol) là một benzodiazepine, không được bán hợp pháp ở
Hoa Kỳ, nhưng được bán ở Mễ Tây Cơ. Rohypnol nổi danh là date rape drug.
Tương tự với tất cả các benzodiazepine, flunitrazepam làm giảm mức độ tri

giác và làm giảm hay mất trí nhớ (amnésie). Mặc dầu flunitrazepam nổi tiếng
nhằm sử dụng như thuốc để cưỡng dâm, nhưng Rohypnol có khác nhiều với
những benzodiazepine khác hay không là điều không được rõ. Tên đường phố
của Rohypnol là roshay, roofies và roach.

17/ MÔ TẢ TRIỆU CHỨNG VÀ DẦU CHỨNG CỦA NGỘ ĐỘC
BARBITURATE ?
 các triệu chứng lâm sàng gồm có suy giảm hô hấp, tim đập chậm, hôn
mê, các đồng tử thu nhỏ và đáp ứng với ánh sáng (ngay sau khi ngộ độc)
và trở nên giãn và không đáp ứng với ánh sáng với tiến triển của bệnh,
đặc biệt là nếu có giảm oxy-huyết (hypoxemia).Trụy tim mạch và hạ
huyết áp kéo dài chứng tỏ ngộ độc thể nặng. Hạ huyết áp gây nên bởi
giãn mạch và giảm áp cơ tim (dépression myocardique). Lâm sàng của
ngộ độc barbiturate có thể có vẻ tương tự với ngộ độc nha phiến
(narcotics) nhưng các triệu chứng không bị hủy bỏ bởi naloxone. Hạ
đường huyết và các bọng nước (bullae, phlyctènes) trên các vùng bị đè
ép, ở mặt lưng của bàn tay và ngón tay là những triệu chứng tuy hiếm
nhưng quan trọng.
 trạng thái sững sờ (stupor), hôn mê, không đáp ứng thần kinh hoàn toàn,
giảm áp hô hấp, hạ huyết áp và hạ nhiệt xảy ra với ngộ độc thể nặng.
 hạ huyết áp là do giảm trương lực thành mạch máu và ứ máu trong tĩnh
mạch (venous pooling).
 ngộ độc barbiturates dễ gây hôn mê và giảm áp cơ tim
(myocardialdepression) hơn là ngộ độc alcool .
 tử vong sớm do ngộ độc barbiturate là do trụy tim mạch và ngừng hô
hấp .
 ngộ độc thể nặng có thể được giả định nếu 10 lần liều lượng gây ngủ
(hypnotic dose) được uống vào cùng lúc .

18/ NGỘ ĐỘC BARBITURATE ĐƯỢC CHẤN ĐOÁN NHƯ THẾ NÀO ?

 nồng độ barbiturate giúp xác định chẩn đoán và giúp phân biệt
barbiturates có thời gian tác dụng dài với barbiturates có thời gian tác
dụng ngắn.
 có thể định lượng nồng độ đặc hiệu đối với phénobarbital.
 tuy nhiên vài barbiturate với thời gian tác dụng ngắn (như pentobarbital,
thiopental) khó phát hiện trong máu bởi vì sự tái phân bố nhanh vào các
mô sau khi thuốc được hấp thụ.


19/ ĐỐI VỚI NGỘ ĐỘC BARBITURATE, KHỬ SẠCH THUỐC BẰNG
ĐƯỜNG RUỘT THỂ NÀO LÀ THÍCH HỢP ?
 ngộ độc barbiturate làm nhu động dạ dày và ruột chậm lại, do đó trì
hoãn sự tống xuất thuốc ở dạ dày.
 than hoạt hóa (activated charcoal) nối kết tốt với barbiturate.
 than hoạt hóa cho 25-50g mỗi 4 giờ (multiple dose) có thể làm giảm
nồng độ barbiturate.
 tuy nhiên cần đảm bảo đường hô hấp trước khi cho than hoạt hóa.
 rửa dạ dày có thể được chỉ định sau khi thông nội khí quản, trên bệnh
nhân ngộ độc nặng ít lâu sau khi uống thuốc.
 nên tránh sử dụng ipecac.

20/ CÓ NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ LÀM GIA TĂNG THẢI
BARBITURATE KHÔNG ?
 trong trường hợp ngộ độc mức trung bình bởi các barbituriques có thời
gian tác dụng dài và kèm theo nồng độ trong máu cao ( >150 mg/L), có
thể cho lợi tiểu bằng chất kiềm hoặc cho than hoạt hoá nhiều lần.
 lợi tiểu bằng chất kiềm (alkaline diuresis) làm gia tăng sự bài tiết
phenobarbital qua thận nhưng đối với các barbiturate khác thì không.
 cho than hoạt hóa nhiều lần (multiple doses of activated charcoal) cũng
làm gia tăng thanh lọc phenobarbital nhưng không làm giảm thời gian

hôn mê.

21/ GHB LÀ GÌ ?

GHB là chữ viết tắt của gamma-hydroxybutyrate, là một chất dẫn truyền thần
kinh gây ngủ. GHB đã được bán như là thuốc giúp phát triển cơ (muscle
buider), giúp kiêng khem, và giúp ngủ. Nhưng GHB cũng bi lạm dụng cho
nhiều mục đích khác. Thuốc không còn được bán hợp pháp, nhưng sự tổng hợp
nó được thực hiện dễ dàng. Những chất tiền sinh của GHB và những hướng
dẫn tổng hợp được phổ biến rộng rãi trên internet. Nhiều chất tiền thân, được
chuyển hóa thành GHB và có cùng những tác dụng, có thể tìm thấy, gồm có
gamma-butyrlactone và 1,4-butandiole.

22/ TRIỆU CHỨNG CỦA NGỘ ĐỘC GHB ?

Bệnh nhân thường có tình trạng trí giác bị giảm. Trái với ngô độc những thuốc
an thần/thuốc ngủ khác, mức độ tri giác có khuynh hướng dao động nhanh giữa
trạng thái kích động và giảm áp. Những quyết định về việc xử lý đường hô hấp
của những bệnh nhân này nên được căn cứ trên tình trạng của bệnh nhân khi
trạng thái tâm thần bị suy giảm. Tử vong do ngộ độc GHB, tương tự với những
thuốc an thần/thuốc ngủ khác, thường do suy hô hấp.

23/ CÓ GÌ ĐẶC BIỆT VỚI NGỘ ĐỘC CHLORAL HYDRATE ?
 ngộ độc choral hydrate có những triệu chứng và dấu chứng điển hình
của ngộ độc thuốc an thần/thuốc ngủ.
 rối loạn nhịp nhĩ thất, đặc biệt là rối loạn nhịp nhanh có thể xảy ra với
ngộ độc chloral hydrate
 các bệnh nhân này cần phải được theo dõi tim mạch sát.

24/ MỘT BỆNH NHÂN VỚI BIẾN ĐỔI TRẠNG THÁI TÂM THẦN VÀ

HƠI THỞ CÓ MÙI VINYL, ĐIỀU NÀY CÓ NGHĨA LÀ GÌ ?
 mùi vinyl liên kết với ngộ độc thuốc an thần/thuốc ngủ phải nghĩ đến
ngộ độc ethchlorvynol .
 ethchlorvinyl là một thuốc an thần/thuốc ngủ bây giờ được sử dụng ít
hơn so với trước đây.
 bệnh cảnh lâm sàng gồm có suy giảm tri thức và hôn mê thường kéo dài.
 hạ nhiệt, hạ huyết áp, tim đập chậm và phù phổi không do tim có thể xảy
ra.
 điều trị chủ yếu là hổ trợ (supportive).

25/ SAU NGỘ ĐỘC THUỐC, MỘT BỆNH NHÂN NẰM BẤT TỈNH VỚI
HAI ĐỒNG TỬ GIÃN RỘNG. PHẢI NGHĨ ĐẾN NGỘ ĐỘC THUỐC GÌ
?
 Glutethimide.
 Đây là thuốc an thần/thuốc ngủ được sử dụng phổ biến vào cuối thập
niên 50 nhưng bây giờ ít dùng.
 những đặc điểm của ngộ độc gồm có hôn mê kéo dài và từng hồi, các
triệu chứng anticholinergic như đồng tử giãn rộng.
 những biểu hiện lâm sàng của ngộ độc glutethimide tương tự với ngộ
độc barbiturate ngoại trừ các triệu chứng anticholinergic nổi bật và tình
trạng hôn mê kéo dài và thay đổi thất thường.

26/ BỆNH NHÂN CHẾT VÌ NGỘ ĐỘC THUỐC AN THẦN/THUỐC
NGỦ NHƯ THỂ NÀO ?
 nói chung sự an thần dẫn tới suy giảm hô hấp là nguyên nhân gây tử
vong thường xảy ra nhất.
 nếu sự suy giảm hô hấp có thể ngăn ngừa bằng cách xử lý đường hô hấp,
thì bệnh nhân nói chung sống sót mà không bị di chứng về sau.


×