Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

CHẤN THƯƠNG NIỆU-SINH DỤC VÀ VÙNG CHẬU ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.26 KB, 12 trang )

CHẤN THƯƠNG NIỆU-SINH DỤC VÀ VÙNG
CHẬU
(GENITOURINARY AND PELVIC TRAUMA)



1/ NHỮNG CƠ CHẾ NGUYÊN PHÁT CỦA CHẤN THƯƠNG THẬN ?

Những thương tổn do chấn thương đụng dập gây nên bởi va chạm trực tiếp hay
giảm tốc nghiêm trọng (>80%) và những chấn thương xuyên (penetrating
injuries) thường là do những vết thương do súng bắn hay dao đâm (20%).
Thương tổn thận nên được nghi ngờ trước sự hiện diện của những gãy xương
sườn ở phần sau dưới của thành ngực, gãy những mỏm ngang (transverse
process fractures) của phần trên của cột sống thắt lưng, vẹo lưng cấp tính (acute
scoliosis), nhạy cảm đau hay bầm tím vùng thắt lưng, hay tiểu ra máu.

2/ KÊ HAI CẤP CỨU NIỆU-SINH DỤC THẬT SỰ ?

Xuất huyết không cầm được và các thương tổn cuống thận (renal pedicles) đưa
đến thiếu máu cục bộ. Các quả thận di động với một mức độ giới hạn trên
cuống mạch máu. Các nạn nhân với cuống thận bị cắt đứt hoàn toàn thường
chảy kiệt máu tại hiện trường. Những thương tổn giảm tốc (decelerating
injuries) có thể gây nên sự cắt xé của những huyết quản lớn của thận, dẫn đến
huyết khối và thiếu máu cục bộ. Chẩn đoán sớm và can thiệp phẫu thuật là chủ
yếu để cứu quả thận bị thương tổn. Nơi bệnh nhân đa chấn thương, nên theo
các guidelines của chương trình ATLS, khởi đầu tập trung vào ABCs và vào
những thương tổn ngực và bụng đe dọa đến tính mạng.

3/ MÔ TẢ NHỮNG XẾP LOẠI TỔNG QUÁT CỦA THƯƠNG TỔN
THẬN.
LOẠI



I
Đụng dập
Tiểu ra máu vi thể hay
đại thể, thăm dò niệu
học bình thường.

Máu tụ
(hematoma)
Dưới bao nang, không lan
rộng, không rách nhu mô.

III Vết rách
Chiều sâu nhu mô của vỏ thận
> 1cm không có vỡ hệ ống
góp hay thoát mạch nước tiểu.


V
Vết rách Thận bị vỡ hoàn toàn.
Huyết quản
Rốn thận bị nhổ bật ra, làm
mất phân bố mạch thận.



4/ NHỮNG TIẾN TRIỂN LÂM SÀNG CỦA CÁC THƯƠNG TỔN THẬN
NÀY ?

Hầu hết tất cả các đụng dập thận (renal contusions) và những vết rách nhỏ

(minor lacerations) lành một cách ngẫu nhiên với nghỉ ngơi và quan sát theo
dõi. Việc điều trị các vết rách quan trọng nên để cho thầy thuốc niệu khoa. Có
một khuynh hướng gia tăng điều trị bảo tồn tất cả những bệnh nhân với thương
tổn thận ổn định (ngoại trừ những trường hợp thương tổn độ V). Những thương
tổn cuống thận (renal pedicle injuries) và vỏ thận thường đòi hỏi can thiệp phẫu
thuật sớm.

5/ MỘT THƯƠNG TỔN THẬN NHẸ (MINOR RENAL INJURY) LÀ GÌ
?

Một thương tổn thận nhẹ xảy ra nơi 90% của tất cả các bệnh nhân chấn thương
thận và bao gồm đụng dập thận (renal contusion) và những vết rách nông
(shallow renal lacerations) giới hạn ở vỏ thận.

6/ NHỮNG THƯƠNG TỔN THẬN NHẸ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ
NÀO ?

Các bệnh nhân với các thương tổn nhẹ (minor injuries), liên kết với huyết niệu
đại thể, cần được nhập viện và cho nằm nghỉ ngơi cho đến khi nước tiểu trong
suốt. Những bệnh nhân với huyết niệu vi thể và một niệu đồ tĩnh mạch (IVP)
bình thường không đòi hỏi phải đánh giá thêm.

7/ MỘT THƯƠNG TỔN THẬN QUAN TRỌNG (MAJOR RENAL
INJURY) LÀ GÌ ?

Những thương tổn thận quan trọng có thể được sắp xếp thành những thương
tổn cuống thận (pedicle injuries) và những thương tổn không phải cuống thận
(nonpedicle injuries). Những vết rách thận quan trọng (major renal lacerations)
lan rộng xuyên qua chỗ nối vỏ-tủy thận. Nếu hệ ống góp (collecting system) bị
thương tổn, sự tràn nước tiểu ra ngoài (urinary extravasion) có thể xảy ra.

Nhiều vết rách quan trọng sẽ dẫn đến vỡ thận (a shattered kidney). Các thương
tổn cuống thận gồm có những vết rách hay tắc của các huyết quản phân đoạn
(segmental) hay lớn.

8/ CÁC THƯƠNG TỔN THẬN QUAN TRỌNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ
THẾ NÀO ?

Việc điều trị các thương tổn quan trọng đụng dập thận còn gây tranh cãi. Hầu
hết các bệnh nhân bị nghi ngờ có những thương tổn thận quan trọng, đuợc thăm
khám với CT scan để đánh giá tốt hơn mức độ nghiêm trọng của thương tổn.
Những bệnh nhân ổn định được bù dịch, được đặt nghỉ ngơi trên giường cho
đến khi nước tiểu trong suốt, và được theo dõi sát để tìm những thay đổi của
dấu hiệu sinh tồn chỉ rõ sự xuất huyết vẫn tiến triển. Truyền máu được thực
hiện nếu cần và các kháng sinh có kháng khuẩn phổ rộng được cho. Những
bệnh nhân với tình trạng bất ổn định huyết quản kéo dài mặc đầu những cố
gắng hồi sức thích đáng, phải được thăm dò ngoại khoa.

9/ SỰ HIỆN DIỆN CỦA TRÀN NƯỚC TIỂU RA NGOÀI CÓ ĐÒI HỎI
CAN THIỆP PHẪU THUẬT KHÔNG ?

Sự hiện diện của sự tràn nước tiểu ra ngoài (urinary extravasion) xác nhận chẩn
đoán thương tổn thận quan trọng. Sự tràn nước tiểu ra ngoài (extravasion) riêng
rẻ không đòi hỏi phải can thiệp ngoại khoa.

Những bệnh nhân này được theo dõi sát để tìm những dấu hiệu sepsis hay
những dấu hiệu tràn nước tiểu ra ngoài dai dẳng đòi hỏi thăm dò ngoại khoa và
dẫn lưu. Ngoài ra, điều quan trọng là phải nhìn thấy được niệu quản, bởi vì sự
vỡ của chỗ nối niệu quản bể thận có thể xảy ra và đòi hỏi thăm dò và sửa chữa
tức thời.


10/ CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP THẬN ?
 Xuất huyết kéo dài (bạn không thể cho phép bệnh nhân xuất huyết đến
chết !).
 Một quả thân bị vỡ tan hay một quả thận với nhiều vết rách nát quan
trọng.
 Thương tổn huyết quản.

11/ CÁC VAI TRÒ CỦA CT SCAN, CHỤP BỀ THẬN TĨNH MẠCH (IVP
: INTRAVENOUS PYELOGRAPHY), CHỤP MẠCH CHỌN LỌC
(SELECTIVE ANGIOGRAPHY), VÀ MRI TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤN
THƯƠNG THẬN ?

CT scan ưu việt hơn IVP trong việc xác định độ nghiêm trọng và mức độ lan
rộng của thương tổn và đã trở nên thăm khám chọn lựa để đánh giá xác định
của nhu mô thận. CT với chất cản quang (contrast-enhanced CT) cũng là một
phương pháp chính xác chẩn đoán những thương tổn động mạch thận, làm
giảm sự cần thiết phải chụp động mạch (arteriography). Helical CT đã cải thiện
độ nhạy cảm của CT trong sự nhận diện chấn thương niệu quản (ureteral
trauma). Chụp niệu đồ (hay bể thận) tĩnh mạch (IVP) có thể được sử dụng như
là xét nghiệm thăm dò (screening test) để loại bỏ chấn thương đụng dập thận
quan trọng và thương tổn niệu quản riêng rẻ nếu không có CT hay nếu bệnh
nhân không ổn định. Những thăm khám với IVP bất thường hay không xác
định được, cần những thăm khám thêm để xác định thương tổn. IVP không
đánh giá những thương tổn liên kết trong bụng (intraabdominal injuries). IVP
có thể hữu ích nơi một bệnh nhân không ổn định đòi hỏi can thiệp phẫu thuật
tức thời bởi vì nó có thể được thực hiện ngoài khoa X quang (thí dụ ở phòng
cấp cứu hay phòng mổ). Chụp mạch thận (renal angiography) có thể được chỉ
định khi có một thương tổn mạch máu được nghi ngờ, mặc dầu phương pháp
này được thay thế phần lớn bởi CT. MRI cho thấy chi tiết cơ thể học tương tự
với CT. Tuy nhiên, phương pháp này bị giới hạn bởi thời gian chụp ảnh, phí

tổn gia tăng, và những khó khăn monitoring. MRI có thể hữu ích nơi những
bệnh nhân ổn định với dị ứng thuốc cản quang.

12/ CÁCH CHỤP HÌNH ẢNH NÀO ĐƯỢC CHỌN LỰA ĐỐI VỚI MỘT
BỆNH NHÂN BỊ NGHI ĐỤNG DẬP THẬN ?

Chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc có chặt cản quang (contrast-enhanced spiral
computed tomography) xác định một cách chính xác mức độ lan rộng của
thương tổn và có thể phân biệt mô thận còn sống được với mô thận mất phân
bố mạch.

13/ CHẤN THƯƠNG NIỆU QUẢN (URETERAL TRAUMA) ĐƯỢC
NGHI NGỜ KHI NÀO ?

Trước sự hiện diện của những chấn thương xuyên (penetrating injuries), kế cận
với niệu quản. Có thể không có tiểu ra máu. Chụp niệu đồ (hay bể thận) tĩnh
mạch (IVP) hay CT scan nhận diện được thương tổn. Chấn thương đụng dập
niệu quản (blunt ureteral trauma) thường được liên kết với những thương tổn
khác trong bụng và thường được chẩn đoán trong phẫu thuật.

14/ TỶ LỆ BỊ THƯƠNG TỔN NIỆU ĐẠO (URETHRAL INJURY)
TRONG MỘT GÃY XƯƠNG CHẬU ?

Khoảng 10% các gãy xương chậu được liên kết với các thương tổn của đường
tiểu dưới. Những thương tổn niệu đạo (urethral injuries) hiện diện trong khoảng
3,5 đến 5% các trường hợp.

15/ KHI NÀO NGHI NGỜ MỘT THƯƠNG TỔN NIỆU ĐẠO
(URETHRAL INJURY) ?


Những bệnh nhân với một bệnh sử chấn thương đáy chậu hay xương chậu, đặc
biệt là với sự hiện diện của một gãy xương chậu, nên được nghi ngờ có một
thương tổn niệu đạo. Máu ở lỗ đái (urethral meatus) là một dấu hiệu thường
thấy, và bệnh nhân có thể không đi tiểu được. Tuy nhiên những dấu hiệu này
không luôn luôn hiện diện và cần có một mức độ nghi ngờ cao. Các thương tổn
niệu đạo nghiêm trọng có thể được liên kết với sưng và bầm tím của dương vật
và/hoặc đáy chậu.

16/ NHỮNG CHỐNG CHỈ ĐỊNH THÔNG NIỆU ĐẠO NƠI BỆNH
NHÂN BỊ CHẤN THƯƠNG ?

Thông niệu đạo không nên được thực hiện nơi một bệnh nhân nghi thương tổn
niệu đạo bởi vì một vết rách không hoàn toàn có thể được biến thành một vết
rách hoàn toàn, và những nguy cơ nhiễm trùng và gây thương tổn thêm gia
tăng. Trong số những bệnh nhân với thương tổn niệu đạo, 80% đến 90% có
máu nơi lỗ sáo niệu đạo (urethral meatus). Các khối máu tụ bao tinh hoàn và
đáy chậu (scrotal and perineal hematomas) hay một tuyến tiền liệt nằm cao lúc
khám trực tràng là những dấu hiệu khác của vỡ niệu đạo (urethral rupture).
Không nên thông tiểu những bệnh nhân với các dấu hiệu này cho đến khi chụp
niệu đạo ngược dòng (retrograd urethrogram) được thực hiện để loại bỏ thương
tổn niệu đạo.

17/ CHỤP NIỆU ĐẠO NGƯỢC DÒNG NHƯ THỂ NÀO ?

Chụp niệu đạo ngược dòng (retrograd urerthrogram) được thực hiện , dùng một
catheter đường tiểu cỡ 12F được giữ chắc vào hố lỗ tiểu (meatal fossa) bằng
cách bơm phồng quả bóng khoảng 3 mL. Chất cản quang hòa tan trong nước
(25 đến 30 mL) được tiêm vào dưới áp suất nhẹ khi phim được chụp theo vị trí
trước-sau và nghiêng.


18/ MÔ TẢ NHỮNG PHUƠNG PHÁP ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ CHẤN
ĐOÁN NHỮNG THƯƠNG TỐN BÀNG QUANG.

Chụp bàng quang ngược dòng (retrograde cystography) quy ước từ lâu đã được
xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán các thương tổn bàng quang do chấn
thương. Kỹ thuật thích đáng là quan trọng. Bàng quan nên được làm đầy dưới
trọng lượng với 300-400ml chất cản quan qua catheter đặt tại chỗ (indwelling
catheter). Một hình chụp bụng tư thế trước sau nằm ngửa được thực hiện sau
khi cho vào chất cản quang và sau khi tháo đi. Phim chụp sau khi chất cản
quang tháo đi cho phép nhận diện những đường nứt nhỏ không được thấy lúc
chụp phim khởi đầu với bàng quang căng phồng.

Chụp bàng quang cắt lớp vi tính (CT cystography) đã xuất hiện như một
phuơng pháp chính xác và đáng tin cậy để nhận diện những thương tổn bàng
quang và đã thay thế chụp bàng quang quy ước nơi nhiều trung tâm y tế. Mức
độ chính xác của mỗi phương pháp tùy thuộc vào sự căng phồng thích đáng của
bàng quang. Những công trình sơ khởi đánh giá CT cystography đã báo cáo
mức độ nhạy cảm bị giảm do bàng quang không được làm đầy thích đáng. Sự
làm đầy ngược dòng bàng quang đảm bảo sự căng phồng thích đáng và ít tốn
thời gian. Khi được chỉ định, CT cystography có thể được thực hiện như là một
bổ trợ cho CT bụng-chậu dùng thường quy trong khung cảnh chấn thương, tiết
kiệm thời gian và loại bỏ sự cần thiết phải xê dịch thêm một bệnh nhân với một
gãy xương cột sống tiềm tàng không ổn định hay gãy xương chậu. Chụp bàng
quang cắt lớp vi tính (CT cystography) cũng có thể nhận diện những lượng nhỏ
dịch nội hay ngoại phúc mạc với mật độ của nước, gợi ý nước tiểu tràn ra
ngoài. Những khuyết điểm của CT cystography là sự tiếp xúc phóng xạ và phí
tổn gia tăng.

19/ NHỮNG CHỈ ĐỊNH CỦA CHỤP BÀNG QUANG NGƯỢC DÒNG ?


Chụp bàng quang ngược dòng quy ước (conventional retrograde cystography)
hay Chụp bàng quang cắt lớp vi tính (CT cystography) được chỉ định nếu nghi
vỡ bàng quang. Những khuyến nghị hình ảnh bàng quang trong chấn thương
đụng dập vẫn còn tranh cãi. Sự kết hợp của tiểu ra máu đại thể và gãy xương
chậu là một chỉ định tuyệt đối của chụp bàng quang. Những chỉ định tương đối
gồm có tiểu ra máu đại thể (gross hematuria) không có gãy xương chậu và gãy
xương chậu với tiểu ra máu vi thể. Chấn thương xuyên với bất cứ mức độ tiểu
ra máu vi thể nào đều nên được đánh giá tìm thương tổn niệu-sinh dục. Nếu vết
thương ở gần bàng quang, bất kể sự hiện diện của tiểu ra máu hay không, một
hình chụp bàng quang (cystogram) nên được thực hiện.

20/ NHỮNG CHỈ ĐỊNH ĐÁNH GIÁ BÀNG QUANG NƠI NHỮNG
BỆNH NHÂN VỚI CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP BỤNG DƯỚI ?

Một hình chụp bàng quang (cystogram) được chỉ định nơi tất các bệnh nhân với
tiểu ra máu đại thể (gross hematuria). Nếu bệnh nhân không thể đi tiểu, có máu
nơi lỗ sáo (urethral meatus), hay có đáy chậu bị sưng và bầm tím hay một tuyến
tiên liệt không sờ đuợc, thì một hình chụp niệu đạo (urethrogram) nên được
thực hiện trước khi thực hiện hình chụp bàng quang.

21/ TỶ LỆ VỠ BÀNG QUANG NƠI CÁC BỆNH NHÂN VỚI GÃY
XƯƠNG CHẬU ?

Vỡ bàng quang (bladder rupture) xảy ra nơi khoảng 5-10% các bệnh nhân với
gãy xương chậu. Thủng có thể là ngoại phúc mạc (50-85%), nội phúc mạc (15-
45%), hay hiếm hơn cả hai ( 0-12%).

22/ NHỮNG BỆNH NHÂN VỚI GÃY XƯƠNG CHẬU VÀ VI HUYẾT
NIỆU CÓ ĐÒI HỎI ĐÁNH GIÁ BÀNG QUANG KHÔNG ?


Các công trình nghiên cứu đã cho thấy một tỷ lệ bị thương tổn bàng quang thấp
nếu không có tiểu ra máu đại thể, và do đó sự đánh giá niệu khoa không được
thực hiện nếu không có những dấu hiệu khác gợi ý một thương tổn niệu khoa.

23/ NHỮNG DẤU HIỆU LÂM SÀNG LIÊN KẾT TRONG THƯƠNG
TỔN BÀNG QUANG LÀ GÌ ?

Khoảng 10% các gãy xương chậu được liên kết với vỡ bàng quang hay niệu
đạo. Nén ép bụng dưới, như được thấy với chấn thương do dây an toàn bụng
(lap belt injuries) và do bánh lái (steering wheel injuries), có thể làm vỡ bàng
quang căng đầy mà không gây thương tổn đai chậu (pelvic girdle).Tiểu ra máu
đại thể hiện diện nơi hơn 95% các bệnh nhân với vỡ bàng quang sau chấn
thuờng đụng dập.

24/ GÃY DƯƠNG VẬT (PENILE FRACTURE) LÀ GÌ ?
 Một sự rách đột ngột của lớp trắng (tunica albuginea) với vỡ thể hang
(corpora cavernosa). Thường chỉ xảy ra khi dương vật cương và thường
được liên kết với những té ngã hay những chuyển động đột ngột bất ngờ
trong lúc giao hợp. Cũng được báo cáo với chấn thường đụng dập trực
tiếp. Một cơn đau dữ dội đột ngột liên kết với một tiếng động tách và
mất cương máu tức thời thường xảy ra. Hầu hết các tác giả gợi ý can
thiệp ngoại khoa hỗ trợ trong mục đích tái lập chức năng bình thường và
ngăn ngừa sự gập góc. Không thể tiểu tiện, xuất huyết ở lỗ đái, hay tràn
nước tiểu ra ngoài có thể chỉ rõ thương tổn thể xốp (corpora
spongiosum) và niệu đạo, thường xảy ra trong khoảng 20% các trường
hợp.
 Một dương vật bị gãy (fractured penis), do vỡ thể hang (corpus
cavernosum) gây nên bởi chấn thương, được xử trí bằng dẫn lưu ngoại
khoa máu đông và sửa chữa lớp trắng (tunica albuginea) bị rách và bất
cứ thương tổn niệu đạo nào được liên kết.


25/ MÔ TẢ THÁI ĐỘ XỬ TRÍ ĐỐI VỚI DƯƠNG VẬT BỊ CẮT CỤT
(AMPUTED PENIS).

Sự cắt cụt dương vật (penile amputation) có thể xảy ra do chấn thương tai nạn
hay cắt xẻo tự ý (deliberate mutilation). Da của dương vật không thể sống còn
được sau hai giờ thiếu máu cục bộ ấm. Nhìn toàn bộ, tỷ lệ sống sót ghép là
khoảng 18 giờ. Phần bị cắt cụt nên được nhúng vào dung dịch Ringer’s lactate
chứa heparin và các kháng sinh, có thể kéo dài thời gian sống còn trong khi chờ
hội chẩn tiết niệu. Đánh giá tâm thần được chỉ định trong trường hợp cắt xẻo cố
ý (intentional mutilation).

26/ NHỮNG LOẠI CHẤN THƯƠNG NÀO XẢY RA NƠI TINH HOÀN ?

Có lẽ mọi người trên 18 tuổi đều đã kinh qua một dạng chấn thương tinh hoàn
nào đó. Mặc dầu hầu hết các trường hợp không đủ nghiêm trọng để đòi hỏi
thăm khám. Chấn thương đụng dập là nguyên nhân thông thường nhất của chấn
thương tinh hoàn, theo sau là các chấn thương xuyên, chấn thương tự ý gây
nên, và cuối cùng các chấn thương gây trật. Chấn thương tinh hoàn đã được
báo cáo xảy ra khi đẻ ngôi ngược, nhưng hầu hết các trường hợp đều xảy ra nơi
các thiếu niên và những người trưởng thành trẻ tuổi dưới 40. Hầu hết là những
chấn thương tinh hoàn đơn độc, mặc dầu một vài, nhất là những chấn thương
gây nên bởi một vật xuyên, có thể ảnh hưởng lên tinh hoàn đối diện hay dương
vật và niệu đạo.

27/ HÀNH ĐỘNG NÀO NÊN ĐƯỢC THỰC HIỆN KHI MỘT BỆNH
NHÂN BỊ MỘT CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP TINH HOÀN ?

Nếu có thể, một bệnh sử chính xác nên được thực hiện để xác định nguyên
nhân của chấn thương và do đó cho phép một sự đánh giá đầy đủ hơn mức độ

nghiêm trọng của biến cố. Chấn thương đụng dập gây nên vỡ tinh hoàn
(testicular rupture) khi một cú đánh khá mạnh ép tinh hoàn đột ngột vào xuong
mu. Nếu tinh hoàn còn có thể ấn chẩn được và sự phù nề không quá mức, sự
thăm khám nhẹ nhàng tinh hoàn, mào tinh hoàn, và sau cùng, các thừng tình
nên được thực hiện. Bất cứ một sự khuyết nào có thể sờ thấy trong lớp trắng
(tunica albuginea) đều đủ lớn để đòi hỏi sửa chữa ngoại khoa. Thường một sự
thăm khám kỹ bao tinh hoàn và các cơ quan bên trong là khó khăn, bởi vì vùng
này có thể rất bị sưng và rất nhạy cảm. Nếu sự sưng tinh hoàn rõ rệt và tinh
hoàn không thể ấn chẩn được, và nếu tình trạng bệnh nhân ổn định, một thăm
khám siêu âm là cần thiết để xác định mức độ của thương tổn. Với một mức độ
nghi ngờ cao rằng lớp trắng đã bị vỡ, dầu có xác nhận bởi siêu âm hay không,
can thiệp ngoại khoa nên được xét đến.

28/ VAI TRÒ SIÊU ÂM TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤN THƯƠNG TINH
HOÀN ?

Siêu âm là một công cụ quý giá trong việc đánh giá sự toàn vẹn của các tinh
hoàn. Sự ấn chẩn thích đáng có thể bị cản trở do sự hình thành khối máu tụ.
Siêu âm có thể phân biệt giữa máu tụ đơn thuần và gãy vỡ nhu mô. Việc không
nghi ngờ và chẩn đoán vỡ tinh hoàn có thể dẫn đến sự mất tinh hoàn.

29/ PHƯƠNG THỨC CHẮN ĐOÁN ĐỐI VỚI VI HUYẾT NIỆU
(MICROHEMATURIA) NƠI BỆNH NHÂN VỚI CHẤN THƯƠNG
ĐỤNG DẬP ?

Bất cứ bệnh nhân chấn thương nào có tiểu ra máu thấy rõ, vi huyết niệu và
choáng, hay các chấn thương xuyên và bất cứ mức độ huyết niệu nào đều phải
đòi hỏi đánh giá X quang thêm. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu những
bệnh nhân chấn thương đụng dập trưởng thành hay nhi đồng cho thấy rằng vi
huyết niệu không có triệu chứng không phải là một yếu tố tiên đoán tốt về

thương tổn đường niệu sinh dục. Lượng máu trong nước tiểu không tương ứng
với mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Tỷ lệ tương đối thấp của những
thăm dò dương tính đòi hỏi phẫu thuật không biện minh một sự đánh giá X
quang sâu rộng. Theo dõi sát những bệnh nhân này và xét nghiệm nước tiểu lập
lại được khuyến nghị, với những thăm dò bổ sung chỉ khi huyết niệu tồn tại dai
dẳng. Vẫn còn tranh cãi trong sự đánh giá các bệnh nhân nhi đồng với huyết
niệu vi thể không triệu chứng (asymptomatic microhematuria). Những bệnh
nhân nhi đồng khả dĩ hơn bị thương tổn thận đáng kể với các cơ chế tương đối
hiền, và do đó nhiều người chủ trương thăm dò hình ảnh với bất cứ mức độ
huyết niệu nào, bất kể có triệu chứng hay không.

×