Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

skkn một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường thpt trần quang khải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.57 KB, 62 trang )

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài và Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 4
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4
6. Phương pháp nghiên cứu 4
B. PHẦN NỘI DUNG 5
I. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
ở trường THPT 5
II. Cơ sở thực tiễn để đề xuất biện pháp đẩy mạnh HĐGDNGLL 19
III. Biện pháp đẩy mạnh Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả
ở trường THPT Trần Quang Khải 26
IV. Kết quả thực tiễn đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
có hiệu quả ở trường THPT Trần Quang Khải 45
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
1. Kết luận 56
2. Kiến nghị 57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả
ở trường THPT Trần Quang Khải
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài.
"Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với
thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” là
nguyên lý giáo dục trong Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cùng với chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy
học, Đảng và Nhà nước cũng chỉ đạo tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp cho học sinh, sinh viên.


Nghị quyết 40 /2000/ QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội nêu mục tiêu đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông là:“ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện thề hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt nam” {5, tr.1}.
Báo cáo số 1534/CP- KG của Chính phủ về tình hình Giáo dục nêu rõ định
hướng và chủ trương, mục tiêu phát triển Giáo dục là: “Xây dựng con người Việt
nam phát triển toàn diện, có lý tưởng, đạo đức, có tính tổ chức và kỷ luật, có tính
cộng đồng và tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức hiện đại, có tư duy sáng tạo, kỹ
năng thực hành, tác phong công nghiệp và có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc”{ 21, tr2}.
Hướng dẫn HĐGDNGLL thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học
2006-2007 ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Giáo dục & Đào tạo yêu cầu:”Tuyên
truyền, giáo dục và áp dụng mọi biện pháp phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội và
chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học. Đẩy mạnh giáo dục môi
trường và hoạt động văn nghệ, TDTT”.
Yêu cầu đó tức là yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa HĐGDNGLL ở trường phổ thông.
HĐGDNGLL là một bộ phận quan trọng của quá trình giáo dục, đáp ứng được
nhu cầu hoàn thiện nhân cách học sinh theo tinh thần giáo dục toàn diện mà các chỉ
thị nghị quyết của Đảng và Nhà nước yêu cầu. Quản lý tốt HĐGDNGLL sẽ tạo môi
trường thống nhất giữa quá trình dạy học và quá trình giáo dục để tiềm năng học
sinh có cơ hội bộc lộ nhằm phát triển phẩm chất và năng lực.
HĐGDNGLL giúp học sinh củng cố và mở rộng tri thức, nâng cao tầm hiểu
biết, hình thành xúc cảm, tình cảm, đạo đức, lối sống, niềm tin, kích hoạt năng lực
tiềm ẩn của con người. Đặc biệt là HĐGDNGLL giúp học sinh có kỹ năng sống: khả
Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả
ở trường THPT Trần Quang Khải
năng giao tiếp, ứng xử; sự linh hoạt, năng động sáng tạo; tính tự giác, độc lập; khả
năng hòa nhập và hội nhập khi rèn luyện làm việc hợp tác theo nhóm
HĐGDNGLL chính là phương thức thực hiện yêu cầu của nguyên lý giáo dục được

ghi trong điều 3, mục 2 Luật giáo dục (sửa đổi).
Về thực tiễn, năm học 2006 - 2007 chương trình HĐGDNGLL mới được chính
thức đưa vào áp dụng đại trà trong các trường THPT. Cho nên, việc thực hiện
HĐGDNGLL ở các trường THPT nói chung còn nhiều hạn chế và yếu kém.
Phương pháp tổ chức các tiết HĐGDNGLL còn đơn điệu và lúng túng. Còn tư
tưởng xem HĐGDNGLL như là tiết học ngoại khoá hoặc sinh hoạt lớp đơn thuần.
Về mặt nhận thức, HĐGDNGLL chưa được các nhà trường thực sự chú ý do
nhiều lý do trong đó có lý do còn xem nhẹ HĐGDNGLL hơn hoạt động chuyên
môn. Còn tư tưởng coi trọng việc “dạy chữ” hơn “dạy người”. Do đó, hiện tượng
học sinh có tri thức khoa học nhưng thiếu kiến thức đời sống, “chuyên” mà không
“hồng” còn khá phổ biến.
Bối cảnh hiện nay cũng đặt ra nhiều vấn đề cho giáo dục. Việt nam đã chính
thức trở thành thành viên của WTO (7/11/2006). Sự kiện đó mở ra nhiều cơ hội
nhưng cũng lắm thách thức. Tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu của nước ta, thu hút đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam cao nhất từ trước đến nay. Đó là tiền đề rất quan trọng,
là cơ hội cho phát triển giáo dục. Nhưng đồng thời thuận lợi đó cũng đặt ra nhiệm vụ
phải khẩn trương đổi mới giáo dục và đào tạo. Trong xu thế hội nhập, xu thế quốc tế
hóa, toàn cầu hóa, cạnh tranh khốc liệt thì không có chỗ cho sự trì trệ, thiếu ý chí,
thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng; khi UNESCO đề cao yêu cầu xác định mục đích học
tập với người học (là học để biết, học để làm, học để làm người, để tự khẳng định
mình và học để cùng chung sống), thì việc rèn luyện để học sinh có tri thức, có đạo
đức, có khả năng thích ứng, khả năng hòa nhập là rất cấp thiết, việc tăng cường hơn
nữa các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp càng cần phải được chú trọng.
Chính từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nói trên, tôi chọn đề tài: “Một số biện
pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT
Trần Quang Khải” để nghiên cứu nhằm giúp các nhà quản lý quan tâm hơn và có
biện pháp quản lý HĐGDNGLL tốt hơn, đáp ứng nhu cầu đào tạo phát triển con
người một cách toàn diện.
Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả

ở trường THPT Trần Quang Khải
1. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
HĐGDNGLL là hoạt động giáo dục quan trọng trong các nhà trường. Sự quan
tâm đến hoạt động này ở các cơ sở giáo dục đào tạo là còn hạn chế. Chính vì vậy,
nghiên cứu nó, xác định tầm quan trọng của HĐGDNGLL nhằm giúp các nhà quản
lý đổi mới giáo dục là vấn đề đang được quan tâm. Xung quanh vấn đề này đã có
một số công trình nghiên cứu như :
“Một số hình thức tổ chức HĐGDNGLL về phòng chống nhiễm HIV/AIDS
cho sinh viên Đại học sư phạm Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sỹ của của Bùi văn Vân,
mã số: 7.01.01. Hà Nội 1998.
“Các biện pháp tăng cường quản lý học tập NGLL của học sinh Trường Trung
học Cảnh sát nhân dân I”, Luận văn Thạc sỹ của Dương Danh Cường, mã số:
5.07.03. Hà Nội 2000.
“Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho sinh viên
trường Cao đẳng sư phạm Hải Dương”, Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Oanh.
Ngoài ra, bên cạnh các công trình nghiên cứu đã nói ở trên cũng có một số
công trình nghiên cứu về HĐGDNGLL khác ở giáo dục phổ thông như :
“Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT qua các HĐGDNGLL tại thành phố Hồ
Chí Minh” của Nguyễn Văn Ngai , thành phố Hồ Chí Minh 2004.
“Đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL ở trường THPT” của Nguyễn
Dục Quang - Viện CL&CTGD, 2003.
“Những biện pháp quản lý HĐGDNGLL của học sinh ở trường THPT Nam
Sách” (Hải Dương) - Nguyễn Thị Tiến.
Như vậy, việc nghiên cứu về quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT cũng còn
hạn chế và chưa có hệ thống. Nghiên cứu một cách trọn vẹn về HĐGDNGLL ở
trường THPT thì đáng chú ý hơn chỉ có công trình “Đổi mới phương pháp tổ chức
HĐGDNGLL ở trường THPT” của Nguyễn Dục Quang - Viện CL &CTGD 2003 và
“Những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh ở
trường THPT Nam Sách” (Hải Dương) của tác giả Nguyễn Thị Tiến. Khu vực tỉnh
Hưng Yên và trường THPT Trần Quang Khải chưa có công trình nghiên cứu nào về

HĐGDNGLL.
Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả
ở trường THPT Trần Quang Khải
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp đẩy
mạnh HĐGDNGLL của trường THPT Trần Quang Khải huyện Khoái Châu tỉnh
Hưng Yên.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp đẩy mạnh HĐGDNGLL ở trường THPT Trần Quang Khải huyện
Khoái Châu tỉnh Hưng Yên.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Công tác đẩy mạnh HĐGDNGLL ở trường THPT hiện nay.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý HĐGDNGLL của trường THPT.
4.2. Tìm hiểu thực trạng để đề xuất biện pháp đẩy mạnh HĐGDNGLL ở THPT.
4.3. Đề xuất một số biện pháp đẩy mạnh HĐGDNGLL của trường THPT Trần
Quang Khải huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên
5. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài chỉ nghiên cứu các biện pháp đẩy mạnh HĐGDNGLL của trường THPT
Trần Quang Khải huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận (hồi cứu các tài liệu,các công trình
nghiên cứu khoa học có liên quan, các tài liệu về HĐGDNGLL )
6.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn (đối tượng khảo sát là hiệu trưởng,
giaó viên, học sinh, phụ huynh học sinh ) bằng phiếu hỏi.
6.3. Phương pháp chuyên gia ( hỏi ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý giỏi
về công tác quản lý HĐGDNGLL)
6.4. Phương pháp thống kê toán học (dùng xử lý các số liệu thu thập trong quá

trình nghiên cứu)
6.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm (qua hội thảo, qua họp rút kinh nghiệm
để đánh giá và đề xuất giải pháp phù hợp)
Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả
ở trường THPT Trần Quang Khải
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI
GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THPT
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Quản lý
Triết gia V.G. Afanasev cho rằng “Quản lý có nghĩa là: Nhận thức, phát hiện
các quy luật, các khuynh hướng phát triển xã hội và hướng (kế hoạch hoá, tổ chức
điều chỉnh và kiểm tra) sự vận động xã hội cho phù hợp với khuynh hướng ấy.”
Harold Koontz và Cyrilodonnell Heinweihrich cùng thống nhất quan niệm:
"Quản lý là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với
nhau trong nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu đã định."
Ở Việt Nam, một số tác giả trong lĩnh vực khoa học giáo dục cũng đưa ra các
định nghĩa khác nhau về quản lý:
Phan Văn Kha đưa cách hiểu theo chức năng: "Quản lý là quá trình lập kế
hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ
thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt các mục đích đã định".
Còn Nguyễn Văn Lê thì cho rằng:" Quản lý là một hệ thống tác động khoa học
nghệ thuật vào từng thành tố của hệ thống bằng phương pháp thích hợp nhằm đạt
được các mục tiêu đề ra của hệ thống và cho từng thành tố của hệ thống".
Từ những định nghĩa về quản lý nêu trên, chúng ta có thể hiểu: Quản lý là một
quá trình tác động có định hướng, có tổ chức, có lựa chọn trong số các tác động có
thể có, dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ
cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục tiêu
đã định.

Các khái niệm về quản lý cho thấy: Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác
động có mục đích của người quản lý (chủ thể quản lý) đến người bị quản lý (khách thể
quản lý) nhằm đạt mục tiêu chung.
1.2. Quản lý giáo dục
Nguyễn Minh Đường trong cuốn "Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong
điều kiện mới"cho rằng: "Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành phối hợp các lực
lượng xã hội nhằm đẩy mạnh hoạt động đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội hiện nay".
Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả
ở trường THPT Trần Quang Khải
"Quản lý giáo dục, quản lý trường học cụ thể là chuỗi tác động hợp lý (có mục đích
tự giác, có kế hoạch, có hệ thống) mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến
tập thể giáo viên và học sinh, đến các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường,
làm cho qui trình này vận hành tới việc hoàn thành những mục đích dự kiến".
Có thể hiểu QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp
quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo
dục quốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp
các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển xã
hội.
* Chức năng của quản lý giáo dục
QLGD cũng có những chức năng cơ bản của quản lý nói chung. Theo sự thống
nhất của đa số các tác giả nghiên cứu về QLGD, đó là bốn chức năng: Lập kế hoạch;
Tổ chức; Chỉ đạo và Kiểm tra.
a- Lập kế hoạch:
Lập kế hoạch bao gồm các việc:
•Xác định chức năng, nhiệm vụ và các công việc của đơn vị
•Dự báo, đánh giá triển vọng
•Đề ra mục tiêu, chương trình
•Lập kế hoạch chương trình

•Nghiên cứu xác định tiến độ
•Xác định ngân sách
•Xây dựng các nguyên tắc tiêu chuẩn
•Xây dựng các cách thức thực hiện.
b- Tổ chức:
Chi tiết công việc tổ chức là:
•Xây dựng các cơ cấu, nhóm (cơ cấu, cấu trúc)
•Tạo sự hợp tác, liên kết (xây dựng mô hình)
•Xây dựng các yêu cầu
•Lựa chọn, sắp xếp
•Bồi dưỡng cho phù hợp
Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả
ở trường THPT Trần Quang Khải
•Phân công nhóm và cá nhân.
c- Chỉ đạo, lãnh đạo, điều khiển:
Đó là:
•Kích thích động viên
•Thông tin hai chiều
•Bảo đảm sự hợp tác trong thực tế.
d- Kiểm tra:
Những công việc cụ thể của kiểm tra là:
•Xây dựng định mức và tiêu chuẩn
•Các chỉ số công việc, phương pháp đánh giá
•Rút kinh nghiệm và điểu chỉnh.
Mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản của QLGD được thể hiện ở mô hình
dưới đây.
Mô hình: Mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản của QLGD

* Nội dung quản lý giáo dục

- Quản lý mục tiêu giáo dục: Người học sinh sau khi tốt nghiệp thông qua quá
trình giáo dục đã được thay đổi, cải biến về nhân cách (phẩm chất và năng lực):
+ Phẩm chất người học sinh trong mô hình nhân cách gồm: Phẩm chất người
công dân (thái độ trong hoạt động, quan hệ với gia đình, bạn bè, tổ quốc, dân tộc,
nhân loại); phẩm chất người lao động nói chung và ở một lĩnh vực lao động nhất
định (thái độ trong lao động nghề nghiệp).
Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải
Lập
kế hoạch
Tổ chức
thực hiện
Chỉ đạo,
lãnh đạo
Kiểm tra,
đánh giá
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả
ở trường THPT Trần Quang Khải
+ Năng lực trong mô hình nhân cách học sinh tốt nghiệp bao gồm: Hệ thống
các kiến thức khoa học - công nghệ; hệ thống các kỹ năng kỹ xảo thực hành (chân
tay và trí óc) chung và riêng (các hoạt động nghề nghiệp, các hoạt động chính trị xã hội).
- Quản lý nội dung chương trình giáo dục: Để thực hiện được mục tiêu giao
dục, người học phải lĩnh hội được một hệ thống các nội dung chương trình giáo dục,
bao gồm:
+ Nhóm nội dung chính trị xã hội (Giáo dục công dân, dân số, môi trường) góp
phần chủ yếu vào việc giáo dục đạo đức, thái độ cho học sinh.
+ Nhóm nội dung khoa học - kỹ thuật - công nghệ, được chia thành các nội dung
khoa học cơ bản; lý thuyết - kỹ thuật cơ sở, lý thuyết - kỹ thuật chuyên môn; các nội
dung thực hành, chủ yếu nhằm hình thành năng lực, kỹ năng, kỹ xảo cho người học.
+ Nhóm nội dung giáo dục thể chất và quốc phòng.
Các nhóm nội dung trên được khái quát trong một mô hình giáo dục đào tạo,

được coi như một chương trình khung.
- Quản lý phương pháp giáo dục: Quản lý phương pháp giáo dục là quản lý
con đường, cách thức giải quyết một công việc cụ thể trong qúa trình giáo dục. Quản
lý phươg pháp giáo dục đặt ra vấn đề đổi mới quan điểm giáo dục (giáo dục toàn
diện, dạy chữ kết hợp với dạy người), đổi mới phương pháp dạy học (dạy cách học,
cách tự chiếm lĩnh tri thức khoa học). Quản lý phương pháp giáo dục luôn đặt ra vấn
đề dạy học và giáo dục như thế nào cho tốt nhất.
- Quản lý giáo viên: Quản lý giáo viên là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ
của đội ngũ giáo viên và của từng giáo viên. Nội dung quản lý giáo viên là:
+ Theo dõi, đôn đốc thực hiện, đánh giá được kết quả thực hiện các nhiệm vụ
giảng dạy- giáo dục của toàn thể đội ngũ giáo viên và của từng giáo viên
+ Theo dõi, chỉ đạo thực hiện và đánh giá được kết quả thực hiện việc học tập,
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và sư phạm của đội ngũ giáo viên và từng
giáo viên
+ Nắm được các ưu, khuyết, nhược điểm, đánh giá được sự tiến bộ về các mặt
chính trị - tư tưởng, phẩm chất đạo đức của từng giáo viên.
- Quản lý hoạt động học tập của học sinh: Quản lý hoạt động học của học sinh
là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của học sinh
trong quá trình GD&ĐT. Nhiệm vụ, nội dung quản lý hoạt động học của học sinh là:
Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả
ở trường THPT Trần Quang Khải
+ Theo dõi, tìm hiểu để nắm những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc
thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũng như sự biến đổi nhân cách của học sinh
nói chung và của từng học sinh.
+ Theo dõi, thúc đẩy, khuyến khích học sinh phát huy các yếu tố tích cực, khắc
phục những yếu tố tiêu cực, phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập và tu dưỡng rèn
luyện ngày một cao.
- Quản lý hoạt động GDNGLL: HĐGDNGLL là một bộ phận quan trọng trong
quá trình sư phạm tổng thể. HĐGDNGLL là một hoạt động thực tiễn ảnh hưởng

nhiều đến nhân cách học sinh. Nhà quản phải chú ý đến quản lý hoạt động
GDNGLL, như: lên kế hoạch, chỉ đạo, lãnh đạo, kiểm tra, đánh giá nhằm thực hiện
được mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh.
- Quản lý CSVC và trang thiết bị dạy học: Đó là những yếu tố có ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng dạy học. Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học tức
là tạo điều kiện đầy đủ nhất, tốt nhất và sử dụng có hiệu quả nhất CSVC, trang thiết
bị dạy học hiện có phục vụ cho quá trình giáo dục và đào tạo.
2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và quản lý hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp ở trường THPT
2.1 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Khoản 2, điều 26 Điều lệ trường THPT chỉ rõ:" HĐGDNGLL bao gồm các
hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, TDTT, an toàn giao thông,
phòng chống các tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật nhằm phát
triền toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch,
giao lưu văn hóa, giáo dục môi trường; các hoạt động xã hội, từ thiện phù hợp với
đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh".
Như vậy, HĐGDNGLL được hiểu là những hoạt động tổ chức ngoài giờ học
văn hóa trên lớp, theo chương trình qui định của Bộ GD&ĐT. HĐGDNGLL là nội
dung bắt buộc phải thực hiện trong chương trình giáo dục đào tạo của các nhà
trường. Nó có một ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình sư phạm tổng thể và được
thực hiện nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra. Nó có phần bắt buộc và phần tự chọn.
2.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của HĐGD NGLL ở trường THPT
* Hoạt động nào cũng nhằm hướng tới một mục tiêu nhất định. Mục tiêu của
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trung học phổ thông là:
Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả
ở trường THPT Trần Quang Khải
- Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những
giá trị tốt đẹp của nhân loại; củng cố, mở rộng kiến thức đã học trên lớp, có ý thức
trách nhiệm đối với bản thân và xã hội, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân.

- Củng cố vững chắc các kỹ năng cơ bản đã được rèn luyện từ Trung học cơ sở
(THCS), để trên cơ sở đó tiếp tục phát triển các năng lực chủ yếu như : năng lực tự
hoàn thiện, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực thích ứng, năng lực hoạt động chính
trị - xã hội, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
- Bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học để từ đó có thái độ đúng
đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản
thân và đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của người khác, biết cảm thụ
và đánh giá cái hay cái đẹp trong cuộc sống.
* Nhiệm vụ của HĐGDNGLL ở trường trung học phổ thông:
- HĐGDNGLL có nhiệm vụ tăng cường nhận thức cho học sinh
Thông qua thực tiễn HĐGDNGLL, nhà trường giúp học sinh củng cố, khắc
sâu, hoàn thiện kiến thức sách vở; đồng thời giúp các em tăng cường thêm sự hiểu
biết thực tế đời sống, làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân. HĐGDNGLL là
điều kiện tốt để học sinh vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, thông qua quá trình giải
quyết những tình huống, những bài toán do thực tiễn đặt ra mà tư duy học sinh được
kích thích phát triển. Quá trình giao tiếp khi tham gia các HĐGDNGLL, học sinh sẽ
biết rút ra những bài học cho bản thân, biết tự điều chỉnh mình cho phù hợp chuẩn
mực của xã hội, từ đó tích luỹ được vốn sống mà trở nên hiểu biết, từng trải.
Các nội dung, chủ đề HĐGDNGLL, nhất là nội dung giáo dục truyền thống sẽ
cho học sinh thêm hiểu biết nhiều về những phẩm chất quí báu của con người Việt
Nam. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần cần cù, ý chí cách mạng kiên cường,
sự hiếu học và truyền thống tôn sư trọng đạo, tình cảm yêu quí Bác Hồ Học sinh
có thêm nhận thức về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, về
quê hương đất nước tươi đẹp. Những chủ đề khác của HĐGDNGLL giúp học sinh
hiểu biết về những vấn đề của thời đại như hòa bình, hữu nghị và hợp tác; vấn đề
dân số, môi trường; vấn đề an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội
Có thể nói, bên cạnh hoạt động chuyên môn, thông qua HĐGDNGLL, học sinh
sẽ được trang bị kiến thức đầy đủ hơn, các em trở nên hiểu biết hơn. HĐGDNGLL
giúp các em có thể phát triển toàn diện.
- HĐGDNGLL giáo dục thái độ cho học sinh

Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả
ở trường THPT Trần Quang Khải
HĐGDNGLL, thông qua nội dung và hình thức tổ chức phù hợp với tâm sinh
lý lứa tuổi thanh niên, giáo dục được hứng thú ham muốn hoạt động ở học sinh. Đó
là yêu cầu số 1 trong nhiệm vụ giáo dục thái độ. Bởi vì, chỉ có thông qua hoạt động,
nhân cách học sinh mới được hoàn thiện. Thông qua HĐGDNGLL mà các nhà
trường hình thành cho thế hệ trẻ những phẩm chất cao quí, như lòng tự hào tự tôn
dân tộc, ước mong được cống hiến để làm giàu đẹp cho quê hương đất nước, mong
muốn trở thành công dân có ích cho Tổ quốc. Muốn thế, trước hết, phải giáo dục
được học sinh thái độ học tập đúng đắn, ham học hỏi để có kiến thức lập thân, lập nghiệp.
HĐGDNGLL bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm đạo đức trong sáng:
tình bạn, tình yêu, tình thày trò, tình cảm gia đình, tình quê hương làng xóm.
HĐGDNGLL phải bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thương, trân trọng con người;
tôn trọng những chuẩn mực đạo đức và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc; tôn
trọng pháp luật. Từ đó giúp các em biết trân trọng cái tốt, cái hay, cái đẹp; biết ghét
những cái ác, cái xấu, cái lạc hậu, bảo thủ, trì trệ, có tinh thần hợp tác quốc tế trong
sáng, cao cả.
- HĐGDNGLL có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh các kỹ năng
Đầu tiên là kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Với hình thức sinh hoạt tập thể ngoài
trời, HĐGDNGLL là dịp tốt rèn luyện cho học sinh các kỹ năng xã giao . Học sinh
được tập dượt trình bày, giải quyết một vấn đề trước đám đông, biết ứng xử các tình
huống và ứng xử thế nào là lịch lãm có văn hóa, ứng xử thể nào để đạt hiệu quả giao
tiếp, biết điều chỉnh bản thân cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội để được mọi
người đồng tình chấp nhận. Thông qua đó học sinh cũng được rèn luyện các kỹ năng
tham gia các hoạt động.
HĐGDNGLL còn rèn cho học sinh những thói quen tốt trong học tập, trong lao
động và trong các hoạt động khác như đức tính cần cù, kiên nhẫn, ý chí quyết tâm,
sự hoạt bát, nhanh nhẹn, khéo léo, tính quyết đoán, tinh thần hợp tác làm việc giữa
cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể; ý thức tổ chức kỷ luật, khả năng tự học tự

rèn, tự hoàn thiện
Một điều vô cùng quan trọng là HĐGDNGLL rèn luyện cho học sinh kỹ năng
tự quản hoạt động tập thể. Học sinh có kỹ năng xây dựng kế hoạch, tổ chức và điều
khiển hoạt động, kỹ năng đánh giá kiểm tra kết quả và những kỹ năng khác Nói
Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả
ở trường THPT Trần Quang Khải
tóm lại, HĐGDNGLL rèn cho học sinh kỹ năng làm chủ lấy bản thân và công việc,
sự tích cực chủ động và độc lập trong cuộc sống. Đó là những kỹ năng rất cần thiết
khi vào đời.
2.1.2. Nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp ở trường THPT
* Nội dung HĐGDNGLL ở THPT tập trung vào 6 vấn đề lớn, đó là:
1, Lẽ sống của thanh niên trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước.
2, Tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình.
3, Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4, Truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng, bảo vệ di sản văn hoá.
5, Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp.
6, Những vấn đề có tính nhân loại như : bệnh tật; đói nghèo; giáo dục và phát
triển; dân số; môi trường; hoà bình, hợp tác giữa các dân tộc; tệ nạn xã hội;
* Sáu nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói trên được cụ thể hoá
thành 10 chủ đề hoạt động cho từng tháng:
Tháng 9 - Thanh niên với học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước.
Tháng 10 - Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình.
Tháng 11 - Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo.
Tháng 12 - Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tháng 1 - Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Tháng 2 - Thanh niên với lý tưởng cách mạng.
Tháng 3 - Thanh niên với vấn đề lập nghiệp.

Tháng 4 - Thanh niên với hoà bình, hữu nghị và hợp tác.
Tháng 5 - Thanh niên với Bác Hồ.
Tháng 6,7,8 - Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
Ngoài ra, nội dung của HĐGDNGLL còn bao gồm chủ đề tự chọn là những
vấn đề thời sự khác của xã hội như: phòng chống các tệ nạn xã hội; giáo dục pháp
luật; giáo dục luật lệ an toàn giao thông; những hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính
trị-xã hội của địa phương, đất nước Những nội dung này có thể được lồng ghép
hoặc tích hợp vào nội dung hoạt động của các chủ đề thích hợp để tổ chức hoạt động
cho học sinh theo qui mô lớp hoặc khối lớp. Nhà trường chỉ đạo phối hợp các hoạt
Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả
ở trường THPT Trần Quang Khải
động này trong mỗi tháng để HĐGDNGLL vừa đáp ứng được các yêu cầu giáo dục
của nhà trường, của xã hội; đồng thời thực sự góp phần vào nhiệm vụ giáo dục toàn
diện cho học sinh.
* Hình thức, phương pháp tổ chức HĐGDNGLL ở trường THPT
Hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT bao gồm:
- Hoạt động giáo dục truyền thống
- Hoạt động văn nghệ, nghệ thuật
- Hoạt động TDTT
- Hoạt động lao động công ích
- Hoạt động vui chơi, giải trí
- Hoạt động hướng nghiệp, học nghề
- Hoạt động học tập, nghiên cứu, thực hành
- Hoạt động câu lạc bộ
- Các hoạt động khác
Chương trình và sách HĐGD NGLL ở trường THPT đã được Bộ GD&ĐT
chính thức ban hành triển khai thực hiện trong cả nước từ năm học 2006-2007.
HĐGD NGLL có vị trí, vai trò như một môn học và nằm trong kế hoạch dạy học -
giáo dục chính thức của nhà trường THPT. GVCN có nhiệm vụ triển khai thực hiện

(lựa chọn, thiết kế HĐ, tổ chức cho học sinh thực hiện). BGH nhà trường chỉ đạo,
quản lí, kiểm tra, đánh giá GVCN thực hiện HĐGD NGLL theo kế hoạch và nhiệm
vụ được giao
HĐGDNGLL ở trường THPT được tổ chức hoạt động theo chủ đề. Mỗi chủ đề
hoạt động được thực hiện trong một tháng, chủ đề hoạt động hè "Mùa hè tình
nguyện vì cuộc sống cộng đồng" thực hiện trong 3 tháng 6+7+8.
Quĩ thời gian dành cho HĐGDNGLL một tháng là 2 tiết, có thể bố trí vào :
- Tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần
- Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần
- Do nhà trường tự bố trí thời gian ngoài giờ học chính khóa
Giờ chào cờ và giờ sinh hoạt lớp là cố định, còn thời gian HĐGDNGLL
không nhất thiết chia đều mỗi tuần một tiết mà các trường THPT căn cứ vào nội
Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả
ở trường THPT Trần Quang Khải
dung, chương trình và điều kiện cụ thể của trường để bố trí thời gian sao cho có hiệu
quả nhất.
2.2. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm việc quản lý xây dựng
kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá HĐGDNGLL.
2.2.1. Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Công tác này bao gồm quản lý xây dựng kế hoạch về nội dung; quản lý xây
dựng kế hoạch thực hiện nội dung chương trình; quản lý xây dựng kế hoạch về thời
gian tiến hành; quản lý xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá thực hiện
HĐGDNGLL
Quản lý xây dựng kế hoạch về nội dung bao gồm quản lý xây dựng kế hoạch
thực hiện các nội dung bắt buộc và kế hoạch thực hiện các nội dung tự chọn. Cần
chú ý hơn vào phần nội dung tự chọn. Căn cứ vào nhiệm vụ chính trị xã hội cụ thể
của địa phương và của đất nước, các nhà trường xây dựng kế hoạch cho
HĐGDNGLL. Hoạt động tự chọn này được tổ chức ngoài trời vào thời gian thích

hợp. Nội dung tự chọn này có thể được tích hợp hoặc lồng ghép thực hiện với các
chủ đề HĐGDNGLL bắt buộc khác.
Quản lý xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung chương trình tương ứng với
thời gian và các chủ đề hoạt động từng tuần, từng tháng và cả năm học.
Kế hoạch thực hiện HĐGDNGLL bao gồm kế hoạch quản lý CSVC để thực
hiện HĐGDNGLL, quản lý việc phối hợp các lực lượng xã hội tham gia thực hiện
chương trình HĐGDNGLL, quản lý và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo
viên thực hiện chương trình HĐGDNGLL.
Kế hoạch quản lý kiểm tra đánh giá việc thực hiện HĐGDNGLL của đội ngũ
giáo viên bao gồm quản lý kiểm tra đánh giá việc soạn bài, việc lên lớp, việc tổ
chức các hoạt động tự chọn
Quản lý xây dựng kế hoạch phải đảm bảo trả lời tốt các câu hỏi: Chúng ta
muốn đi đến mục tiêu nào (đề ra mục tiêu chương trình)? Làm thế nào để đến đó
(xây dựng cách thức thực hiện)? Ai làm (người thực hiện)?
Để khả thi, quản lý xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL cần đặc biệt lưu ý các
điều kiện để thực hiện HĐGDNGLL .
Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả
ở trường THPT Trần Quang Khải
2.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
2.2.2.1. Quản lý thực hiện kế họach hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của
đội ngũ giáo viên.
Điều 31- Điều lệ trường phổ thông, qui định: "Giáo viên bộ môn có những
nhiệm vụ sau đây: Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục; soạn
bài; dạy thực hành thí nghiệm, kiểm tra đánh giá theo qui định ,quản lý học sinh
trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động của tổ
chuyên môn"; "Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm , các giáo viên khác, gia đình học
sinh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục
học sinh". Giáo viên chủ nhiệm lớp, ngoài các nhiệm vụ qui định còn có nhiệm
vụ:"Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ

môn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên
quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm".
Chương trình, kế hoạch HĐGDNGLL là nội dung bắt buộc thực hiện đối với
giáo viên mà trực tiếp và thường xuyên là giáo viên chủ nhiệm.
Quản lý thực hiện chương trình, kế họach HĐGDNGLL của đội ngũ GV được
thực hiện qua sự phân cấp quản lý. Hiệu trưởng xây dựng nội dung, chương trình kế
hoạch và quản lý thực hiện nội dung chương trình HĐGDNGLL qua các khối
trưởng tới các giáo viên. Các chủ đề HĐGDNGLL ở các khối lớp là giống nhau (10
chủ đề tương ứng với từng tháng của năm học và chủ đề hoạt động hè), nhưng yêu
cầu và mức độ thực hiện nhằm đạt được mục tiêu giáo dục ở các khối lớp lại khác
nhau. Tuy nhiên, tất cả các chủ đề hoạt động cũng như các hoạt động cụ thể ở mỗi
khối lớp đều nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của chương trình khối lớp và mục
tiêu giáo dục chung của chương trình cả cấp học. Các khối trưởng nhận nội dung
chương trình HĐGDNGLL từ BGH triển khai đến đội ngũ giáo viên và chịu trách
nhiệm về HĐGDNGLL ở khối mình phụ trách. GV chịu trách nhiệm trực tiếp với
khối trưởng và là người cụ thể hoá thực hiện nội dung chương trình HĐGDNGLL
theo qui định trước học sinh.
Quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch HĐGDNGLL của đội ngũ giáo
viên phải gắn liền với việc kiểm tra, đánh giá giáo viên.
2.2.2.2. Quản lý cơ sở vật chất để thực hiện công tác HĐGDNGLL
Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả
ở trường THPT Trần Quang Khải
Cơ sở vật chất để thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm sách
HĐGDNGLL (SGK, SGV), băng đĩa với các bài hát Quốc ca, Quốc tế ca, các bài
hát truyền thống, các thiết bị âm thanh loa đài, phông bạt, các thiết bị trình chiếu,
phòng chức năng với hội trường có sân khấu nhỏ, phòng truyền thống, dụng cụ thể
thao (bóng đá, bóng bàn, cờ vua, cờ tướng, cầu lông ), sân chơi và các phương tiện
hỗ trợ khác
CSVC giữ một vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định thành công trong các

HĐGDNGLL. Quản lý CSVC để thực hiện công tác HĐGDNGLL là lo tạo điều
kiện đầy đủ về CSVC đồng thời tận dụng những điều kiện CSVC sẵn có để phục vụ
cho HĐGDNGLL. Các nhà trường phải đóng vai trò tham mưu tích cực với các cơ
quan quản lý cấp trên để tạo điều kiện đầy đủ về CSVC phục vụ HĐGDNGLL và
hiện đại hóa trường học.
Bên cạnh đó, quản lý CSVC để thực hiện công tác HĐGDNGLL, đồng thời với
việc mua sắm trang thiết bị là việc phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên và học
sinh trong việc tự thiết kế làm thiết bị phục vụ cho HĐGDNGLL; quán triệt, phân
công, phân nhiệm giữ gìn tốt những điều kiện CSVC hiện có. Khai thác triệt để, sử
dụng tiết kiệm, có hiệu quả các điều kiện CSVC hiện có vào quá trình tổ chức
hoạt động.
2.2.2.3. Quản lý việc phối hợp các lực lượng xã hội tham gia thực hiện chương
trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Điều 45 Điều lệ trường phổ thông qui định "Nhà trường phải chủ động phối
hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo
dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục".
Luật Giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng qui định rõ
trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội như sau: "Nhà trường có trách nhiệm
chủ động phối hợp với gia đình và xã hội thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục"
(điều 81)." Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, tạo
điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia
các hoạt động của nhà trường" (điều 82). "Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang
nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm giúp nhà trường tổ chức các hoạt động
giáo dục, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh thiếu niên, tạo
Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả
ở trường THPT Trần Quang Khải
điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao lành
mạnh" ( điều 84).

Quản lý việc phối hợp các lực lượng xã hội tham gia thực hiện chương trình
HĐGDNGLL là bằng các hoạt động cụ thể làm cho các cấp, các ngành, các tổ chức
Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội, mọi cá nhân, tập thể, cộng
đồng nhận thức được một cách sâu sắc vị trí vai trò quan trọng của giáo dục đào tạo
đối với việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh; qua đó, các lực lượng xã hội thể hiện được trách nhiệm cao của mình
trong việc học tập và đóng góp sức người, sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục,
đào tạo.
Quản lý việc phối hợp các lực lượng xã hội tham gia thực hiện chương trình
HĐGDNGLL, bao gồm :
+ Quản lý việc phối hợp gia đình và nhà trường tham gia thực hiện chương
trình HĐGDNGLL
+ Quản lý việc phối hợp các tổ chức xã hội, các lực lượng xã hội khác và nhà
trường tham gia thực hiện chương trình HĐGDNGLL
2.2.2.4. Quản lý thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên thực hiện
chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Thuật ngữ chế độ, chính sách nói chung bao hàm cả các khái niệm chủ trương,
đường lối hoặc phương hướng chiến lược của một ngành, một quốc gia. Nhưng
thông thường thuật ngữ chính sách được hiểu theo nghĩa hẹp, đó là những chủ trương
cụ thể của nhà nước trong phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, hoặc trong
đãi ngộ đối với người lao động. Có phương hướng chiến lược đúng đắn, nhưng cũng
phải có đãi ngộ thoả đáng mới động viên được các thành viên của hệ thống, cơ quan,
đơn vị nhiệt thành với công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Quản lý thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên thực hiện chương trình
HĐGDNGLL là quản lý việc bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho giáo
viên; là quản lý xây dựng chương trình kế hoạch HĐGDNGLL cho giáo viên chủ
nhiệm thực hiện; quản lý việc giáo viên chủ nhiệm thực hiện chương trình
HĐGDNGLL theo qui định của Bộ GD&ĐT ; đặc biệt là quản lý đãi ngộ với GVCN
thực hiện chương trình HĐGDNGLL .
Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải

Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả
ở trường THPT Trần Quang Khải
Quản lý thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên thực hiện chương trình
HĐGDNGLL gắn liền với quản lý thi đua khen thưởng, trao đổi kinh nghiệm
HĐGDNGLL.
Điều 115 Luật giáo dục qui định: “Tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp
cho sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo qui định của pháp luật”. Trong công
tác quản lý điều hành, việc trao đổi kinh nghiệm và bình xét thi đua khen thưởng là
một nội dung quan trọng mà người hiệu trưởng phải chú ý nhằm thúc đẩy cơ quan
đơn vị hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ giáo dục của mình. Không có thi đua,
không có phát triển. Thi đua phải có khen thưởng. Khen thưởng đúng đắn, khách
quan dựa trên cơ sở đánh giá đúng thành tích công tác thật sự của người thực hiện
HĐGDNGLL, không vì bệnh thành tích, sẽ là nguồn cổ vũ, động viên thúc đẩy sự
cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của giáo viên. Thi đua là động lực của sự tiến bộ.
Tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau cũng là một việc làm giúp
hiệu trưởng có tri thức và phương pháp quản lý tốt hơn HĐGDNGLL trong nhà
trường. Cho nên việc trao đổi kinh nghiệm và bình xét thi đua khen thưởng là điều
mà các cơ sở giáo dục nói chung và trường THPT Trần Quang Khải nói riêng phải
luôn chú trọng. Công tác này cần phải được đổi mớt và tiến hành thường xuyên, liên
tục trong cả năm học.
2.2.3. Quản lý kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp.
Kiểm tra, là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Đánh giá là nhận
định giá trị. Muốn có đánh giá chính xác, phải dựa trên kết quả kiểm tra. Mục đích
cuối cùng của kiểm tra đánh giá là nhằm tích cực hóa nhận thức, nâng cao chất
lượng công tác, tăng cường ý thức trách nhiệm của giáo viên. Muốn kiểm tra, đánh
giá, trước hết phải giao việc cho đối tượng được kiểm tra, đánh giá, kèm theo những
yêu cầu khi giao việc. Trên cơ sở kế hoạch HĐGDNGLL đã triển khai theo hướng
dẫn chung (về phân phối chương trình và cách thức tổ chức thực hiện), lãnh đạo nhà
trường xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch HĐGDNGLL

của giáo viên, nhằm giúp giáo viên nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của
HĐGDNGLL và thực hiện tốt kế hoạch đã được xác lập. Quản lý kiểm tra và đánh
giá việc thực hiện kế hoạch HĐGDNGLL bao gồm việc thu thập, phân tích, xử lý
Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả
ở trường THPT Trần Quang Khải
thông tin, rồi đem so sánh với chuẩn mực (yêu cầu) đặt ra để đánh giá chất lượng tổ
chức thực hiện kế hoạch HĐGDNGLL của giáo viên. Kiểm tra đánh giá là xác định
cái hiện có và cái cần có trong kết quả hoạt động của giáo viên dựa theo những tiêu chí
đặt ra.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HĐGDNGLL
1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội và tình hình giáo dục của huyện
Khoái Châu có ảnh hưởng đến hoạt động ở trường THPT Trần Quang Khải.
Huyện Khoái Châu nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hưng Yên thuộc vùng đồng bằng
Bắc Bộ, trên bờ tả ngạn sông Hồng. Diện tích tự nhiên của huyện Khoái Châu là
130.9 km2. Dân số trên 19 vạn người, trong đó có một số ít nhân dân theo đạo Thiên
chúa và một bộ phận nhân dân theo đạo Phật. Tổ chức hành chính huyện Khoái
Châu gồm 24 xã và 1 thị trấn, 112 làng. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở
Khoái Châu tương đối ổn định.
Khoái Châu là nơi có truyền thống yêu nước đấu tranh cách mạng. Thời kỳ nào
cũng có những cá nhân, đơn vị điển hình. Xa xưa, Khoái Châu là căn cứ địa của
tướng quân Triệu Quang Phục. Nguyễn Thiện Thuật và căn cứ đầm Dạ Trạch, bến
Chương Dương- Hàm Tử với tên tuổi vị thượng tướng Thái sư Trần Quan Khải
từng vang danh một thời. Kháng Chiến chống Pháp, đội nữ du kích Hoàng Ngân đã
nhiều phen làm quân thù thất điên bát đảo. Cây đa Đông Tảo còn ghi tội ác thực dân
Pháp cắt cổ 42 du kích cách mạng vì không ai hé răng khai báo nửa lời, dù kẻ thù
trói 2 người một cặp, cắt cổ người này để uy hiếp người kia. Thôn Sài Thị, (xã
Thuần Hưng- Khoái Châu) là nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh
Hưng Yên. Văn có Lê Lựu (xã Tân Châu), võ có Nguyễn Tuyên (anh hùng tên lửa,
quê xã Tân Dân). Trong 2 cuộc kháng chiến, nhân dân trong huyện không tiếc công

sức, xương máu, đảm bảo "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người"
phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Tổng kết 2 cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, huyện Khoái Châu có 9 xã và 3 cá nhân được Đảng
và Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 146 bà
mẹ Việt Nam anh hùng.
1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội
1.1.1.Về kinh tế
Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả
ở trường THPT Trần Quang Khải
Khoái Châu vốn là huyện nông nghiệp. Nhân dân chủ yếu phát triển nghề nông
và một số ngành nghề tiểu thủ công khác. Trước đây, " oai oái như phủ Khoái xin
cơm" là câu dân gian phản ánh đời sống người dân vùng quê nghèo này. Ngày nay,
thực hiện sự nghiệp đổi mới công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn, nhân dân
trong huyện tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tích cực xây dựng cơ sở
hạ tầng. Bộ mặt nông nghiệp nông thôn đã có những khởi sắc. Kinh tế xã hội ngày
càng phát triển, đời sống cán bộ nhân dân ngày càng được cải thiện. Tăng trưởng
kinh tế bình quân đạt 10,07%/năm. Thu nhập bình quân đạt 5,09 triệu
đồng/người/năm. GDP bình quân đầu người đạt 10,2 triệu. Khoái Châu là nơi đầu
tiên trong tỉnh Hưng Yên thực hiện "dồn thửa, đổi ruộng" làm kinh tế trang trại, mở
ra vùng sản xuất hàng hoá mới, thu hút hơn một nghìn lao động. Hiện nay Khoái
Châu có 900 trang trại tổng hợp VAC, nâng tổng diện tích chuyển đổi lên 300 ha,
trong đó có 450 trang trại đạt tiêu chuẩn của tỉnh, 136 trang trại đạt tiêu chí mới của
Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ruộng lúa thành ao cá, vườn cây với nhãn
Miền, cam Vinh, bưởi Diễn cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Khoái Châu có
giống nhãn muộn đầu dòng ở Hàm Tử, Bình Minh cho quả to, mã đẹp hơn cả nhãn
lồng Phố Hiến. Một số diện tích ở 2 xã Bình Minh, Đông Tảo đưa vào trồng cây
thuốc, trồng cây cảnh cũng cho thu nhập cao. Công ty da dày liên doanh với Hàn
Quốc, công ty phân bón Trường Sơn, công ty Ánh Hồng chuyên sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ xuất khẩu từ bẹ ngô, cọng bèo Tây; làng nghề mây tre đan ở xã Liên

Khê và một số liên doanh khác cũng giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập
cho hàng ngàn lao động. Huyện đặt ra mục tiêu phấn đấu đến 2020 Khoái Châu cơ
bản trở thành huyện công nghiệp. Nông nghiệp đạt 50 triệu đồng/ha/năm . Công
nghiệp, Tiểu TCN nâng lên hơn 700 tỉ năm 2013. GDP bình quân 5 năm tăng trưởng
11,19%. Nâng mức GDP bình quân đầu người trong toàn huyện từ 410 USD năm 2005
lên 800 USD năm 2010. Câu "oai oái như phủ Khoái xin cơm " xưa giờ được thay bằng
câu:" Ai muốn sống lâu về Khoái Châu mà ở".
1.1.2.Về văn hoá xã hội
Cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện Khoái Châu đã
nhận thức được tương đối đầy đủ, sâu sắc về vai trò nền tảng của đạo đức trong việc
ổn định và phát triển kinh tế xã hội; gắn chặt phát triển kinh tế với xây dựng văn
hoá, đạo đức, lối sống; tuyên truyền những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt
Nam theo tinh thần Nghị quyết TW5 khoá IX cho cán bộ công chức và nhân dân
trong huyện. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Huyện ủy
Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả
ở trường THPT Trần Quang Khải
Khoái Châu xây dựng tiêu chuẩn chung về đạo đức lối sống cho cán bộ đảng viên,
công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân với 4 tiêu chí:
- Thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh:"Trung với nước, hiếu với dân"
- Thực hiện đúng lời dạy Bác Hồ:"Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư", nêu
cao phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
- Thực hiện nghiêm túc lời dạy của Bác Hồ:" Nâng cao ý thức dân chủ và kỷ
luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ".
- Thực hiện đúng việc:" phát huy chủ nghĩa yêu nước gắn chặt với chủ nghĩa
Quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trong điều kiện toàn cầu
hóa, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế".
Phong trào xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá được đẩy mạnh. Huyện
đặt ra chỉ tiêu phấn đấu:
- 90% tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, và các đoàn thể

chính trị - xã hội đạt trong sạch vững mạnh và tương đương.
- 90% - 100% làng văn hoá, cơ quan đơn vị văn hoá, xã có câu lạc bộ gia đình
bền vững, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ; ngăn chặn và
đẩy lùi các tệ nạn xã hội, HIV/AIDS; làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc
người có công, đảm bảo đời sống cho các đối tượng chính sách đạt mức sống trung
bình khá so với cụm dân cư. Đầu tư tôn tạo nghĩa trang liệt sỹ trở thành điểm văn hoá.
Hiện nay, chăm sóc sức khoẻ cho người dân, Khoái Châu có 1 bệnh viện trung
tâm với 120 giường, 25 trạm y tế và 4 cụm y tế khu vực, 70% trạm y tế xã có bác
sỹ, đáp ứng được cơ bản nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Xây dựng cụm
dân cư, Khoái Châu có 44 làng văn hoá (43,6%); 84% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn
gia đình văn hoá; 32 cơ quan đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hoá; 25/25 xã có CLB TDTT
hoạt động có hiệu quả, có nề nếp thu hút được mọi lứa tuổi, mọi giới tính sinh hoạt
đều đặn, tạo được nếp sống vui khỏe, lành mạnh cho người dân. Đó là những điều
kiện có ảnh hưởng tốt đến sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Khoái Châu có cụm di tích lịch sử-văn hóa đền thờ Chử Đồng Tử-Tiên Dung
ở 2 xã Dạ Trạch và Bình Minh, cách Hà Nội 25 km. Thiên tình sử này kể về người
con chí hiếu-một trong "Tứ bất tử" của Việt Nam. Đó là nơi có thể tham quan kết
hợp giáo dục thế hệ trẻ tốt. Sử cũ truyền lại: Danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc
Nguyễn Trãi đã về cầu mộng tại đền Hóa Dạ Trạch rồi mới vào Lam Sơn giúp Lê
Lợi. Lối vào cụm di tích này "trên bến dưới thuyền", có cả đường thủy và đường bộ
(Cụm di tích nằm trên tuyến du lịch sông Hồng: Hà Nội-Phố Hiến). Đền thờ Chử
Đồng Tử-Tiên Dung vừa là một di tích, vừa là một danh lam thắng cảnh. Hàng năm,
Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả
ở trường THPT Trần Quang Khải
vào dịp từ 10-12 tháng 2 âm lịch, cụm di tích- danh thắng này thu hút hàng chục
ngàn lượt du khách khắp mọi nơi về dự lễ hội. Vì vậy, giao lưu văn hóa tương đối
rộng giữa địa phương với các vùng miền khác. Trình độ dân trí khu vực huyện
Khoái Châu so với các huyện khác trong tỉnh là tương đối cao.
Tuy nhiên, nói về ảnh hưởng của văn hóa xã hội dịa phương đến hoạt động

giáo dục, ở Khoái Châu cũng có mặt gặp không ít khó khăn. Người dân Khoái Châu
lúc nông nhàn thường đi ra ngoài làm ăn: hoặc đi làm lò gạch, hoặc đi cân kiểm tra
sức khỏe ở khắp mọi miền đất nước, hoặc ra Hà Nội kiếm việc làm thêm. Nhiều gia
đình cả bố và mẹ đều đi làm ăn xa, để con cái lại nhà cho ông, bà trông nom học
hành. Có nhiều gia đình, học sinh chỉ ở một mình, hoặc 2 anh chị em ở với nhau. Rõ
ràng như vậy, việc phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học
sinh sẽ có nhiều hạn chế. Có khi học sinh vi phạm khuyết điểm, nhà trường không
gặp được phụ huynh để trao đổi, bàn biện pháp giáo dục. Hơn nữa, thị tứ Bô Thời
nằm trên trục đường 39A nối liền Phố Nối và thị xã Hưng Yên là nơi phức tạp. Tội
phạm ma túy lấy đây làm địa điểm trung chuyển ma túy đi Thái Bình, Nam Định và
các tỉnh lân cận khác. Nạn nghiện hút tấn công mạnh mẽ vào giới trẻ. Hầu như
không làng xã nào không có đối tượng mắc nghiện. Từ đó sinh ra nạn trộm cắp vặt ở
các địa phương và cả ở các cơ quan do các đối tượng nói trên gây ra. Một số thanh
niên ở các địa phương có lối sống buông thả, hưởng thụ, chơi bời lêu lổng thường
vào quấy rối trường học.
Tất cả những yếu tố đó đều ít nhiều có ảnh hưởng đến việc giáo dục thế hệ trẻ,
ảnh hưởng đến HĐGDNGLL ở trường THPT Trần Quang Khải.
1.2.Tình hình giáo dục
Khoái Châu có 25 xã, thị trấn, là một trong những huyện lớn nhất tỉnh Hưng
Yên. Người dân Khoái Châu cần cù, hiếu học. Về qui mô giáo dục, huyện có 27
trường Tiểu học, 26 trường THCS, 05 trường THPT (THPT Khoái Châu, THPT
Nam Khoái Châu, THPT Trần Quang Khải, THPT Dân lập Khoái Châu, THPT
Nguyễn Siêu), 01 Trung tâm GDTX, 01 trường CĐCN, 01 trường TCCN của tỉnh và
bộ (CĐKT cơ điện, THKT Tô Hiệu), 01 trường ĐH (ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên).
Về đội ngũ, giáo dục Tiểu học và THCS có 1418 cán bộ giáo viên, trong đó có
454 đạt trình độ trên chuẩn, (tỉ lệ 32%). Giáo dục THPT có 274 cán bộ giáo viên,
trong đó có 19 trình độ Thạc sỹ, ( tỉ lệ 0,62%). Số lượng giáo viên THPT có trình độ
trên chuẩn ở Khoái Châu còn thấp. Cần phải có chính sách tiếp tục đào tạo nâng
chuẩn nhiều hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải

Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả
ở trường THPT Trần Quang Khải
Về cơ sở vật chất, hầu hết các trường học đều có nhà kiên cố cao tầng. Trang
thiết bị đồ dùng dạy học đã được bổ sung nhiều nhưng việc sử dụng còn hạn chế,
tình trạng dạy chay, học chay vẫn còn.
Huyện có chính sách động viên khuyến khích các cháu học sinh giỏi, học sinh
đỗ đại học cao đẳng thiết thực bằng quĩ khuyến học. Hằng năm đều tổ chức gặp
mặt, trao quà khích lệ các cháu một cách trọng thể, nhằm tôn vinh nhân tài. Nhiều
xã, nhiều dòng họ có quĩ phát triển tài năng động viên con cháu học hành.
Vượt qua khó khăn, thiếu thốn, nhiều năm liên tiếp, ngành giáo dục huyện
Khoái Châu luôn là đơn vị lá cờ đầu của ngành Giáo dục- Đào tạo tỉnh Hưng Yên.
Đội ngũ cán bộ giáo viên toàn ngành yêu nghề, có trình độ chuyên môn chuẩn hóa
cao, luôn có ý thức thực hiện đổi mới phương pháp quản lý và giảng dạy nhằm đáp
ứng yêu cầu của giáo dục trong thời kỳ đổi mới. Công tác XHHGD phát triển rộng
khắp, chương trình phổ cập giáo dục đi vào nề nếp ổn định, 100% số xã duy trì
thành quả phổ cập giáo dục tiểu học và hoàn thành phổ cập THCS. Giáo dục THPT,
tỉ lệ tuyển sinh vào hàng năm đạt xấp xỉ 60%. Tỉ lệ tốt nghiệp năm học 2012-2013
đạt trên 90% (toàn tỉnh khoảng 85%). Tỉ lệ đỗ Đại học Cao đẳng đạt xấp xỉ 65%.
Giáo dục THPT ở Khoái Châu luôn là đơn vị nằm trong tốp dẫn đầu của giáo dục
THPT tỉnh Hưng Yên.
Điều tra cho thấy giáo dục của Khoái Châu 3 năm gần đây như sau:
Qui mô giáo dục phát triển nhanh, bình quân mỗi năm số học sinh vào THPT
tăng 300 em, tương đương thêm hơn 6 lớp học. Điều đó đặt ra những khó khăn về
CSVC cho đào tạo bồi dưỡng. Số lượng 5 học sinh lớn ngồi chung một bàn học là
bất cập. Tình trạng mất cân đối giữa số lượng học sinh và CSVC trường học làm
hạn chế nhiều đến chất lượng đào tạo bồi dưỡng ở Khoái Châu.
Tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm tốt giảm đi qua các năm học, tất nhiên do quan điểm
đánh giá và tiêu chí đánh giá có khe khắt hơn, nhưng cũng cho thấy sự tích cực tu
dưỡng, rèn luyện ở học sinh còn hạn chế và có biểu hiện sa sút. Tuy nhiên tỉ lệ học
sinh xếp loại hạnh kiểm yếu giảm đi, đó là một tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ giáo

dục đạo đức có hiệu quả tốt.
Tỉ lệ học sinh giỏi giảm đi, tỉ lệ học sinh xếp học lực khá, TB và yếu tăng lên
do thực hiện nghiêm túc qui chế đánh giá xếp loại, thực hiện cuộc vận động "2
không". Số học sinh giỏi và học sinh yếu này phản ánh đúng thực chất, không vì
"bệnh thành tích".
Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả
ở trường THPT Trần Quang Khải
Tuy có một vài thành công, nhưng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hơn
nữa vẫn đang là nhiệm vụ trọng tâm của đảng bộ và nhân dân cũng như ngành giáo
dục Khoái Châu hiện nay.
1.3.Vài nét về trường THPT Trần Quang Khải.
Trường THPT Trần Quang Khải ở khu Bắc huyện Khoái Châu, thành lập ngày
27/09/2001 theo Quyết định số 38/QĐ-UB của UBND tỉnh Hưng Yên. Lễ công bố
thành lập trường ngày 20/12/2001. Đây là trường khu vực trong hệ thống các trường
THPT của huyện Khoái Châu (trường THPT Trần Quang Khải được tách ra từ
Trường THPT Khoái Châu là trường trung tâm, thành lập năm 1962).
Trường THPT Trần Quang Khải đóng trên địa bàn xã Dạ Trạch, nơi có đền thờ
Đức thánh Chử mà Nguyễn Trãi đã về cầu mộng tìm minh chủ; có đầm Dạ Trạch -
căn cứ của nghĩa quân Triệu Quang Phục. Đây là chốn "địa linh nhân kiệt".
Trong mô hình phát triển, qui mô xây dựng nhà trường là trường loại I với biên
chế 28-30 lớp. Năm học đầu tiên 2001-2002 trường có 10 lớp với 18 thầy cô giáo.
Năm học 2013-2014 đã phát triển thành 27 lớp với 65 cán bộ giáo viên. Trong đó
Ban giám hiệu gồm 3 người: 1 Hiệu trưởng và 2 Phó hiệu trưởng, tuổi đời từ 42 đến
52, có 2 trình độ thạc sỹ. BGH tâm huyết với nghề, nhiệt tình, đoàn kết và có trách
nhiệm cao trong công việc.
Bảng 2. Về thực trạng đội ngũ giáo viên của nhà trường:
STT MÔN
SỐ LƯỢNG
GIÁO VIÊN

TRÌNH ĐỘ
ĐÀO TẠO
GHI CHÚ
1 Toán 12 Đại học
2 Lý 5 Đại học 1 GV có trình độ thạc sỹ
3 Hoá 4 Đại học 1 GV đang học cao học
1 GV có trình độ thạc sỹ
4 Sinh 5 Đại học
5 Văn 10 Đại học 2 GV có trình độ thạc sỹ
6 Sử 4 Đại học
7 Địa 3 Đại học
8 Tiếng Anh 8 Đại học
9 GDCD 1 Đại học
10 Kỹ thuật CN 3 Đại học 1 GV có trình độ thạc sỹ
11 Thể dục 5 Đại học
12 Tin 3 Đại học
13 HĐGDNGLL 0 0
Lê Ngọc Cảnh - Trường THPT Trần Quang Khải

×