Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường Những khía cạnh liên quan đến thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.61 KB, 38 trang )

0






CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ THÂN
THIỆN MÔI TRƢỜNG:
NHỮNG KHÍA CẠNH LIÊN QUAN
ĐẾN THƢƠNG MẠI














1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2
GIỚI THIỆU 3


1. MỘT SỐ KHÍA CẠNH MẤU CHỐT TRONG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG 5
1.1. Công nghệ thân thiện môi trường là gì? 5
1.2. Chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường có khác gì chuyển giao các công
nghệ khác? 6
2. NHỮNG KÊNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CHÍNH 8
2.1. Chuyển giao công nghệ thông qua thương mại hàng hóa và dịch vụ 9
2.2. Chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và li-xăng 13
3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ THÂN
THIỆN MÔI TRƯỜNG: CÁC ĐỘNG LỰC VÀ TRỞ NGẠI 15
3.1. Tiếp cận thông tin 15
3.2. Quy định và chính sách 16
3.3. Các chính sách và hoạt động liên quan đến thương mại 23
KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36








2

LỜI NÓI ĐẦU
Trong thế giới hiện nay, để phát triển kinh tế, các nước đang phát triển đều phải
nhập công nghệ từ các nước tiên tiến hơn. Để đảm bảo sự phát triển bền vững, thế giới
đang hướng tới sử dụng những công nghệ thân thiện môi trường (Environmental Sound
Technology-EST), do vậy vấn đề chuyển giao các công nghệ thân thiện môi trường đã

được nhiều nước quan tâm.
Để đảm bảo cho chuyển giao thành công các công nghệ thân thiện môi trường cho
các nước đang phát triển, kinh nghiệm thế giới đã đưa ra nhiều yếu tố tỏ ra hữu ích.
Trong tổng luận này, chúng tôi đề cập đến các vấn đề chính liên quan dến các khía cạnh
thương mại của các chuyển giao công nghệ sạch: các kênh chuyển giao các công nghệ đó
và các nhân tố liên quan đến chuyển giao công nghệ nói chung và chuyển giao công nghệ
thân thiện môi trường nói riêng. Tổng luận cũng trình bày tóm tắt các điều kiện để
chuyển giao công nghệ sạch thành công, cụ thể là những vấn đề liên quan đế nội dung
thương mại, bao gồm cả các quy định của chỉnh phủ và các công cụ thị trường, các chính
sách và thực thi liên quan đến thương mại, quyền sở hữu trí tuệ, năng lực và tài chính.
Việt Nam đang phát triển kinh tế với tốc độ nhanh. Hàng năm, một khối lượng lớn
công nghệ được đưa vào nước ta qua nhiều kênh khác nhau. Để đảm bảo sự phát triển
kinh tế bền vững, đồng thời giữ gìn được môi trường trong sạch, việc khai thác các công
nghệ thân thiện môi trường là một sự lựa chọn tất yếu. Kinh nghiệm của thế giới trong
lĩnh vực này hy vọng sẽ giúp Việt Nam xây dựng được các chính sách và thực thi hữu
hiệu để có thể thu hút thành công các công nghệ thân thiện môi trường, đóng góp cho sự
phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

3


GIỚI THIỆU
Việc chuyển giao công nghệ có khả năng đóng góp vào phát triển bền vững đã được
quốc tế công nhận. Trong bản Tuyên bố Rio, các quốc gia đã tuyên bố họ sẽ hợp tác
“ trong việc đẩy mạnh sự phát triển, thích ứng, phổ biến và chuyển giao các công nghệ,
bao gồm cả các công nghệ mới và đổi mới”. Chương trình nghị sự 21
1
đã dành hẳn một
chương để nói về chuyển giao công nghệ và rất nhiều sáng kiến tạo điều kiện thuận lợi
cho hợp tác và chuyển giao công nghệ giữa các nước phát triển và đang phát triển đã

được khởi xướng. Tuy nhiên, một điều đã được thừa nhận là mức độ và tốc độ chuyển
giao và đổi mới công nghệ ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi
nhằm tiến tới một hệ thống, quy trình sản xuất sạch hơn và sử dụng tài nguyên có hiệu
quả hơn vẫn còn rất chậm (OECD, 2001; UNEP, 2003).
Trong thiên niên kỷ mới này, đã có nhiều lời kêu gọi cho những chương trình mục
tiêu toàn diện về chuyển giao công nghệ. Theo Mục tiêu số 5 (Sự phụ thuộc lẫn nhau của
môi trường toàn cầu; cải tiến quản lý và hợp tác) trong Chiến lược môi trường OECD cho
thập niên đầu thế kỷ 21, được nhất trí bởi các Bộ trưởng Môi trường từ năm 2001, các
quốc gia OECD cần phải “tiếp tục và nâng cao sự hợp tác song phương và đa phương với
các quốc gia không phải là thành viên trong nhiều lĩnh vực, bao gồm chuyển giao công
nghệ thân thiện môi trường và xây dựng năng lực quản lý môi trường.” Tại Hội nghị
Thượng đỉnh Thế giới năm 2002 về Phát triển Bền vững, các quốc gia tiếp tục cam kết sẽ
huy động các nguồn lực và đóng góp vào việc chuyển giao và phổ biến các công nghệ
thân thiện môi trường.
Trong cuộc gặp vào tháng 6 năm 2003, Nhóm công tác hỗn hợp về Thương mại và
Môi trường (JWPTE) đã thống nhất sẽ thực hiện một nghiên cứu để khảo sát các nhân tố
đã chứng tỏ là có ích cho việc chuyển giao thành công công nghệ thân thiện môi trường
tới các quốc gia đang phát triển.
Chuyên đề này cung cấp một cái nhìn tổng quát về những vấn đề chính nằm sau các
khía cạnh liên quan tới thương mại trong chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường,
xem xét những kênh chính để chuyển giao những công nghệ loại này và những nhân tố
liên quan đến chuyển giao công nghệ nói chung và công nghệ thân thiện môi trường nói
riêng. Cuối cùng là tóm tắt về các điều kiền cần cho việc chuyển giao thành công công
nghệ thân thiện môi trường, có liên quan đặt biệt tới thương mại.

1
Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) là một chương trình của Liên Hợp Quốc liên quan đến phát triển bền vững.
Chương trình này là một kế hoạch tổng hợp chi tiết được các tổ chức của Liên Hợp Quốc, các chính phủ và các nhóm
hoạt động chính trong mọi lĩnh vực mà con người tác động đến môi trường triển khai trên tất cả các phạm vi: toàn cầu,
quốc gia và địa phương. Con số 21 ám chỉ Thế kỷ 21. Toàn bộ nội dung của Chương trình nghị sự 21 được công bố tại

Hội nghị thượng đỉnh Trái đất do Liên Hợp Quốc tổ chức năm 1992 tại Rio de Janero (Braxin) với sự thông qua của
179 quốc gia.

4

Chuyên đề này dựa trên nguồn tài liệu rất phong phú và chuyên sâu về chuyển giao
công nghệ nói chung và công nghệ thân thiện môi trường nói riêng, đồng thời dựa trên
những trường hợp thực tế đã được tóm tắt lại trong nhiều báo cáo. Những báo cáo này
chủ yếu được lấy từ các nguồn: Nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế và Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) “Công nghệ không biên giới: Nghiên cứu thực tiễn
về chuyển giao công nghệ thành công” (IEA/OECD, 2001); Báo cáo của Nhóm Chuyên
gia quốc tế về Biến đổi Khí hậu “Những vấn đề về kỹ thuật và phương pháp trong chuyển
giao công nghệ” (IPPC, 2000) và Trung tâm Chuyển giao Công nghệ thân thiện môi
trường “Kinh doanh trong thị trường môi trường Trung Quốc” (CESTT, 2002).
2
Ngoài
ra, số liệu còn được lấy từ rất nhiều nghiên cứu của Hội đồng Kinh doanh Thế giới về
Phát triển Bền vững (WBCSD), bao gồm công trình nghiên cứu “Các nước đang phát
triển và hợp tác về công nghệ, 10 doanh nghiệp điển hình” (WBCSD, 2002) và từ trang
web của WBCSD (www.wbcsd.org). Cuối cùng, báo cáo cũng đề cập đến những nghiên
cứu và phát hiện trong báo cáo năm 1992 của OECD có tên “Các vấn đề về thương mại
trong chuyển giao công nghệ sạch”, đây là một nghiên cứu về vai trò của các chính sách
thực tiễn liên quan đến thương mại trong chuyển giao công nghệ sạch.
3
Ngoài những điển
hình có trong báo cáo năm 1992 của OECD này thì không một báo cáo nào khác tập
trung đặc biệt tới các vấn đề thương mại.

2
Các nghiên cứu IEA/OECD và IPPC chủ yếu tập trung vào các công nghệ nhằm giảm khí thải nhà kính (GHG), các

báo cáo CESST và WBCSD bao trùm một loạt hàng hóa và dịch vụ trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí và
nước, xử lý chất thải rắn, trữ nước và nông nghiệp và quản lý môi trường.
3
Nghiên cứu khảo sát một số công nghệ được mua bán trên thị trường quốc tế, từ đó xem xét việc liệu các chính sách
liên quan đến thương mại và thực tiễn có ảnh hưởng thực sự (và ảnh hưởng tới mức độ nào) đến việc chuyển giao
những công nghệ này. Việc điều tra bao gồm rất nhiều cuộc phỏng vấn những nhà nhập khẩu và xuất khẩu chính.
5

1. MỘT SỐ KHÍA CẠNH MẤU CHỐT TRONG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
THÂN THIỆN MÔI TRƢỜNG

1.1. Công nghệ thân thiện môi trường là gì?
Công nghệ thân thiện môi trường đã được định nghĩa trong Chương trình nghị sự
21 như sau
4
:
“Công nghệ thân thiện môi trường là những công nghệ bảo vệ môi trường, ít gây ô
nhiễm hơn, sử dụng mọi nguồn tài nguyên theo hướng bền vững hơn, tái chế được nhiều
sản phẩm và phế thải và xử lý rác thải dư thừa một cách hợp lý hơn so với những công
nghệ mà nó thay thế”.
Công nghệ thân thiện môi trường trong bối cảnh ô nhiễm là “công nghệ quy trình
và sản phẩm, tạo ra ít hoặc thậm chí không tạo ra chất thải để ngăn ngừa ô nhiễm. Nó
cũng bao gồm cả các công nghệ “đầu cuối” để xử lý các vấn đề ô nhiễm mà nó làm phát
sinh ra.
Các công nghệ thân thiện môi trường không phải là công nghệ đơn lẻ mà là toàn bộ
hệ thống bao gồm các bí quyết, hàng hóa và dịch vụ, thiết bị và các quy trình tổ chức và
quản lý. Điều này có nghĩa là khi đàm phán về chuyển giao công nghệ, thì cũng cần phải
đề cập đến nguồn nhân lực và xây dựng năng lực tại chỗ trong lựa chọn công nghệ, bao
gồm cả các vấn đề thuộc về giới. Công nghệ thân thiện môi trường phải phù hợp với
những ưu tiên về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường của một quốc gia.

Khái niệm về công nghệ thân thiện môi trường mang tính tương đối và quy chuẩn.
Thuật ngữ này hàm ý rằng những công nghệ đã được chọn sẽ hoàn thành các mục tiêu
chứ không chỉ là tạo điều kiện cho một quá trình công nghiệp, giám sát, thương mại hay
nội địa, đồng thời sẽ mang lại những lợi ích và giá trị sử dụng rộng lớn hơn chứ không
chỉ là về năng suất (UNCTAD, 1997a). Đây là một khái niệm luôn tiến hóa: một công
nghệ ngày hôm nay có thể làm giảm ô nhiễm và giảm mức sử dụng tài nguyên, vẫn có thể
trở thành một công nghệ “bẩn” chỉ sau vài năm, khi có nhiều công nghệ tiên tiến hơn ra
đời. Vì vậy, duy trì quá lâu những công nghệ được coi là “sạch” của ngày hôm nay (ví dụ
như giảm hoặc áp dụng thuế ưu đãi) có thể sẽ trì hoãn những phát minh mới hoặc làm
lệch hướng các quyết định đầu tư và thương mại hướng tới những công nghệ ít sạch hơn
mà không phải là các loại công nghệ có thể có được nhờ đổi mới và tiến bộ công nghệ
(OECD, 2001b).

4
Chương trình nghị sự 21, chương 34.
6

1.2. Chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường có khác gì chuyển giao các công
nghệ khác?
Trong khuôn khổ nội dung, các tài liệu và các nghiên cứu thực tế đã được đề cập
đến đều không cho thấy sự khác biệt đáng kể nào giữa chuyển giao công nghệ thân thiện
môi trường và chuyển giao các công nghệ khác.Ví dụ, có một chút khác biệt về động lực
chính trong phát triển và chuyển giao công nghệ, về vấn đề tài chính và địa điểm các
phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển, mặc dù những khác biệt nhỏ này cũng không
ảnh hưởng đến những khía cạnh liên quan đến thương mại trong chuyển giao. Những
điểm khác biệt chính sẽ được trình bày dưới đây và được tóm tắt trong Bảng 1.
Khuôn khổ áp dụng công nghệ thân thiện môi trường có tính điều tiết rất cao, từ
luật pháp về xử lý rác thải và nước thải cho đến việc thay thế chất CFC theo Nghị định
thư Montreal. Vì vậy mà công nghệ thân thiện môi trường cần có phạm vi rộng và tập
trung vào đánh giá tính hợp lý và khả năng thành công của nó. Phạm vi này không chỉ

bao gồm các nhu cầu (nhu cầu về môi trường và các nhu cầu khác) của người sử dụng sau
cùng, mà còn bao gồm những mục tiêu định trước về môi trường mà những thành viên
chính – chủ yếu là chính phủ các nước – đã đặt ra. Trong một số trường hợp, yêu cầu của
nhà cung cấp tư nhân và của người sử dụng công nghệ sau cùng có thể không thống nhất
với nguyện vọng của chính phủ của nước tiếp nhận công nghệ. Điều này có thể xảy ra với
trường hợp của công nghệ thân thiện môi trường vì những tiêu chuẩn để dẫn đến thành
công ở tầm chính phủ thường rộng hơn. Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc
(UNEP) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã chỉ ra rằng “sẽ có rất ít quốc gia chọn
một công nghệ đắt tiền hơn nếu như lợi ích duy nhất mà công nghệ đó mang lại là phòng
tránh những hiệu ứng xấu có thể có đối với sự thay đổi khí hậu. Mặc dù vậy, công nghệ
đó có thể mang lại cho ta lợi ích có liên quan, ví dụ như giảm thiểu ô nhiễm không khí và
nguồn nước”. Những lợi ích này thường không có được tức thì hay có thể chứng minh
được. Hơn nữa, thời gian để chúng trở thành hiện thực có thể lâu hơn khoảng thời gian có
thể chấp nhận đuợc, nếu như không tính đến lợi ích công cộng.
Nếu so với chuyển giao công nghệ nói chung thì việc chuyển giao công nghệ thân
thiện môi trường phụ thuộc vào quỹ công cộng nhiều hơn là đầu tư tư nhân. Vì vậy mà xu
hướng chung chuyển giao công nghệ dựa vào nguồn tài chính từ khu vực nhà nước sang
khu vực tư nhân sẽ có ảnh hưởng không cân xứng với công nghệ hợp lý đối với môi
trường. Các nước chậm phát triển so với các nước khác vẫn còn phải phụ thuộc rất nhiều
vào nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) để thực hiện tất cả các loại chuyển giao
công nghệ, và điều này càng đúng hơn trong trường hợp công nghệ thân thiện môi trường
(IEA/OECD, 2001).
Không như những loại công nghệ khác, công nghệ thân thiện môi trường thường
phải có quỹ “gieo giống” công cộng làm đòn bẩy để các công ty bắt đầu nghiên cứu và
phát triển công nghệ thân thiện môi trường. Hơn nữa, nhiều loại công nghệ thân thiện môi
trường được phát triển và thương nghiệp hóa bởi các công ty vừa và nhỏ mà các công ty
7

này lại thường phải dựa vào sự hỗ trợ được kết cấu để phát triển thị trường cả trong và
ngoài nước (UNCTAD, 2000).

Thêm nữa, công nghệ thân thiện môi trường thường có địa chỉ ứng dụng rất chính
xác. Điều này là do môi trường vật lý cũng như phương thức mà con người tác động đến
môi trường này ở các nước là khác nhau. Về phần mình, những phương thức này đã ăn
sâu vào phong tục và văn hóa xã hội nơi đó. Điều đặc biệt này cho ta thấy để có thể thành
công thì công nghệ thân thiện môi trường phải được thích ứng với môi trường cũng như
văn hóa của từng địa phương.
Bảng 1. Những điểm giống và khác nhau giữa công nghệ thân thiện môi trƣờng và
các loại công nghệ khác

Công nghệ thân thiện môi trƣờng
Công nghệ khác
Động lực
chính
Luật pháp, chính sách công, các thỏa
thuận môi trường đa phương
Các lực lượng thị trường: nhu cầu,
cạnh tranh, sản xuất đình trệ, v.v…
Tài chính
Quỹ công là rất quan trọng
Phần lớn là quỹ tư nhân, bao gồm
tiền lãi tái đầu tư, nguồn vốn mạo
hiểm và buôn bán cổ phần
Địa điểm
nghiên cứu
và phát triển
Chủ yếu là ở các trường đại học, tổ
chức nghiên cứu và phát triển và phòng
thí nghiệm công
Chủ yếu là ở các doanh nghiệp
Cơ chế

chuyển giao
Chuyển giao đến khu vực tư nhân; cộng
tác giữa nhà nước và tư nhân có vai trò
ngày càng cao (ví dụ như hợp tác giữa
trường đại học và doanh nghiệp)
Các cơ cấu mới thông qua hợp tác
nghiên cứu và phát triển giữa các
công ty, cũng như cộng tác giữa
công ty với các cơ quan nghiên cứu
và phát triển công
Thương mại
hóa
Ngày càng tư nhân hơn; nhiều doanh
nghiệp vừa và nhỏ tham gia; cần có cơ
cấu và đòn bẩy hỗ trợ
Nói chung là tư nhân
Ứng dụng
Thường là những ứng dụng dành riêng
cho một khu vực hay địa điểm nào đó,
một số công nghệ thân thiện môi
trường có thể được ứng dụng trên toàn
thế giới (ví dụ như chất thay thế cho
CFC)
Ngày càng rộng rãi trên toàn cầu
Chuyển giao
đến các nước
đang phát
triển và nền
kinh tế
chuyển đổi

Thương mại hóa tư nhân; viện trợ phát
triển chính thức; đôi khi do quỹ từ
những nguồn đa phương (ví dụ như Quỹ
Đa phương theo Nghị định thư
Montreal, quỹ GEF)
Gần như hoàn toàn thông qua
thương mại hóa tư nhân
Nguồn: UNCTAD (2003)
8

2. NHỮNG KÊNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CHÍNH
Có ba cách cơ bản để một công ty khai thác công nghệ của mình ở nước ngoài và,
vì vậy, cũng có ba cách khác nhau để một nước tiếp nhận công nghệ. Những kênh này có
quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau. Đó là:
 Thông qua thương mại: chuyển giao công nghệ quốc tế thông qua thương mại là
khi một nước nhập khẩu hàng hóa trung gian chất lượng cao hơn (cao hơn so với
hàng hóa sản xuất trong nước) để sử dụng trong quá trình sản xuất của họ. Công
trình nghiên cứu thực hiện bởi Hakura và Jaumotte (1999) và sau đó là OECD
(2000), sử dụng số liệu của 87 quốc gia, đã kết luận rằng thương mại thực sự là
một kênh chuyển giao công nghệ quốc tế cho những nước đang phát triển. Tuy
nhiên, có vẻ như thương mại trong nội bộ một ngành công nghiệp đóng vai trò
quan trọng hơn thương mại giữa các ngành công nghiệp trong việc chuyển giao
công nghệ. Thương mại trong một ngành phát triển hơn ở những nước phát triển,
còn thương mại giữa các ngành lại chiếm ưu thế hơn trong thương mại giữa các
nước đang phát triển và các nước phát triển. Vì vậy mà ý nghĩa tức thì của những
phát hiện đó là các nước đang phát triển sẽ ít được hưởng chuyển giao công nghệ
thông qua thương mại hơn so với các nước phát triển.
 Thông qua đầu tư: một công ty có thể thiết lập cơ sở ở nước ngoài để tự mình
khai thác công nghệ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những
phương thức quan trọng nhất trong việc chuyển giao công nghệ cho các nước

đang phát triển. Chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo
ra nguồn lợi mà ta không có được khi sử dụng những phương thức chuyển giao
khác. Ví dụ, một nguồn đầu tư không chỉ bao gồm công nghệ đơn thuần mà còn
bao gồm “cả gói”, kể cả kinh nghiệm quản lý và khả năng kinh doanh cũng được
chuyển giao qua các chương trình đào tạo và phương thức học thông qua thực
hành. Hơn nữa, nhiều công nghệ và những bí quyết khác được chi nhánh của các
doanh nghiệp đa quốc gia (MNE) sử dụng thường không có sẵn trên thị trường,
mà chỉ có ở trong chính các doanh nghiệp đó. Đồng thời, kể cả nếu một số công
nghệ đã có sẵn trên thị trường, thì chúng chỉ có thể được sử dụng một cách có giá
trị hơn hoặc ít tốn kém hơn ở chính công ty đã phát triển ra công nghệ đó so với
các công ty khác.
 Thông qua li-xăng: một công ty có thể cấp phép sử dụng công nghệ (li-xăng) của
mình cho một khách hàng ở nước ngoài để họ nâng cấp sản phẩm của họ. Quá
trình thâm nhập thành công vào thị trường nước ngoài đôi khi chỉ có thể dựa trên
xuất khẩu. Những rào cản thuế quan và phi thuế quan, chính sách của Chính phủ
hay môi trường đầu tư chung có thể khiến cho việc xuất khẩu trở nên tốn kém.
9

Ngoài ra, đối với một số ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành dịch vụ, thương
mại có thể là một phương thức phức tạp để khai thác những công nghệ hay năng
lực quản lý tốt hơn của một công ty ở nước ngoài. Trong trường hợp đó, công ty
có thể lựa chọn việc cấp phép sử dụng công nghệ của mình cho một công ty bản
địa.

Khung 1. Những kênh chính cho việc chuyển giao công nghệ thông qua FDI
Những kênh chính để chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài
thường trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua hiện tượng lan tỏa, bao gồm:
Liên kết theo chiều dọc: Các doanh nghiệp đa quốc gia có thể chuyển giao công nghệ
cho các công ty cung ứng cho họ hàng hóa trung gian, hoặc cho những khách hàng
mua sản phẩm của họ.

Liên kết theo chiều ngang: Các công ty bản địa trong cùng một ngành công nghiệp
hoặc cùng một giai đoạn sản xuất có thể áp dụng công nghệ thông qua mô phỏng, hoặc
buộc phải cải tiến công nghệ của họ vì sự cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp đa quốc
gia ngày càng tăng.
Di trú lao động: Công nhân được đào tạo hoặc đã từng làm việc cho chi nhánh của
doanh nghiệp đa quốc gia có thể chuyển giao kiến thức của mình cho các công ty bản
địa khác khi chuyển sang công ty khác hoặc tự thành lập cơ sở kinh doanh.
Quốc tế hóa nghiên cứu và phát triển: Khi được đặt ở nước ngoài, hoạt động nghiên
cứu và phát triển của các công ty đa quốc gia có thể đóng góp cho việc tạo ra khả năng
sản sinh kiến thức bản địa xuất phát từ thuộc tính hàng hóa phần nào có tính chất
chung có liên quan tới các hoạt động của họ.
Nguồn: OECD (2002)

2.1. Chuyển giao công nghệ thông qua thương mại hàng hóa và dịch vụ
Công nghệ không chỉ bao gồm những yếu tố “phần cứng” như máy móc và thiết bị
trong khâu sản xuất, mà còn cả những yếu tố “phần mềm”, bao gồm kiến thức khoa học
và công nghệ, kỹ năng, bí quyết và các cách bố trí về mặt tổ chức và thể chế tạo thành có
liên quan, cũng như hàng hóa và dịch vụ được tạo ra từ quá trình sản xuất. Khi những yếu
tố này được mua và bán ra ngoài ranh giới công ty, thì chúng tượng trưng cho dòng công
nghệ thông qua hàng hóa và dịch vụ.
10

Chuyển giao công nghệ thông qua hàng hóa và dịch vụ thường liên kết với nhau
theo nhiều cách. Ở một mức độ đơn giản, một bộ phận của phần cứng thường không dễ
thích ứng nếu không có sách hướng dẫn kèm theo hoặc đào tạo nhân sự, và tương tự, việc
đào tạo trong các quy trình công nghiệp thường kèm theo một số phương thức tiếp cận
đến phần cứng. Có bốn phương thức khác nhau cho việc chuyển giao công nghệ thông
qua thương mại được vạch ra thông qua các ví dụ ở bảng 2 dưới đây. Các ví dụ này cũng
chứng tỏ tầm quan trọng của những mối quan hệ giữa hàng hóa và dịch vụ.
Làm thế nào để tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ mang lại lợi ích cho việc

chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường?
Những khó khăn trong việc xác định công nghệ thân thiện môi trường đã chồng lên
những khó khăn về việc xác định hàng hóa và dịch vụ môi trường. Ví dụ, một trong
những vấn đề đó là động lực kép vốn là bản chất của nhiều loại công nghệ sạch hơn.
Những ví dụ của ngành công nghiệp hóa chất bao gồm việc sử dụng máy trộn nhằm giảm
sự hình thành cặn bùn trong thùng chứa, phát hiện rò rỉ, dọn rửa ống chuyển nhiệt và
kiểm soát phản ứng tốt hơn nhằm loại bỏ những điểm nóng và lạnh hoặc đẩy nhanh phản
ứng. Lựa chọn này có thể kinh tế hơn là biện pháp “đầu cuối”, và vì ở đây sự ô nhiễm
được giải quyết như là một cách sử dụng tài nguyên, nên việc giảm chi phí cho những tài
nguyên (gây ô nhiễm) sẽ được tính cùng với chi phí của những tài nguyên khác. Trong
những trường hợp như vậy, rất khó có thể phân biệt những thay đổi được thúc đẩy bởi
động cơ môi trường với những thay đổi bởi động cơ tiết kiệm kinh phí.
Bảng 2. Các phƣơng thức chuyển giao công nghệ thông qua thƣơng mại
Phƣơng
thức
Nhập khẩu hàng hóa
Nhập khẩu dịch vụ
Chuyển giao
kỹ thuật
Trong cuộc tập huấn dành cho
người vận hành tại Trung Quốc,
họ đã được cung cấp kỹ năng và
kỹ thuật sử dụng lò hơi nóng một
cách hiệu quả, sử dụng trang thiết
bị cơ bản được nhập khẩu từ Nhật
Bản. Quá trình đó có thể được
thích ứng với những lò hơi sẵn có
nhờ việc tập huấn đầy đủ và tiếp
cận tới thiết bị cơ bản (IPCC,
2000).

Chương trình GEF đã cấp kinh phí
cho các quốc gia đang phát triển để
đầu tư cho các buổi tập huấn kỹ
thuật được tổ chức bởi công ty tư
vấn năng lượng Hà Lan và công ty
này cũng đã tổ chức các cuộc hội
thảo về việc sử dụng chiếu sáng có
hiệu quả (IPCC, 2000).
Chuyển giao
thiết kế và
mô hình
Bộ Lâm nghiệp và Môi trường Ấn
Độ, với kinh phí một phần từ viện
trợ của Đức và Thụy Sỹ, đã mua
trang thiết bị cơ bản nhằm chế tạo
tủ lạnh không gây hại cho tầng
Dưới những chính sách tài chính ưu
đãi, Công ty Totalgaz đã xuất khẩu
6kg chai làm bằng butan và lò hơi
cho Sê-nê-gan và nước này nhờ đó
đã giảm bớt việc phá rừng cũng như
11

ôzôn trong dự án “Ecofrid”. Các
trang thiết bị này được miễn các
loại thuế và hải quan (IPCC,
2000).
sử dụng than củi. Lò hơi ở đây được
thiết kế để đáp ứng nhu cầu địa
phương nhờ sự hợp tác chặt chẽ

giữa kỹ sư nước ngoài của công ty
Total và nhà cung cấp trong nước,
từ đó hỗ trợ cho thị trường của
Total (IPCC, 2000).
Chuyển giao
thông tin kỹ
thuật
Tại Ấn Độ, vốn cơ bản để sử dụng
năng lượng gió được giảm thuế
nhập khẩu và tua-bin chạy bằng
gió thì được miễn thuế nhập khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu đã thúc đẩy
cho sự hình thành các liên doanh
giữa nhà sản xuất trong và ngoài
nước, thông qua nhiều mô hình
kinh doanh khác nhau, nhằm
mang lại thông tin kỹ thuật liên
quan đến việc bảo trì tua-bin nhập
khẩu cũng như sản xuất trong
nước (IEA/OECD, 2001).
Chính phủ Thụy Điển đã hỗ trợ tài
chính cho những dịch vụ hỗ trợ kỹ
thuật của các công ty cung cấp nhiệt
tại vùng Baltic, đang tìm nguồn
thay thế năng lượng nhiên liệu sinh
học được sản xuất trong nước. Việc
hỗ trợ về mặt kỹ thuật bao gồm đào
tạo các công ty về cách bỏ thầu,
định giá thầu, thương lượng các hợp
đồng cung cấp nhiên liệu sinh học

và vận hành nồi hơi đã sửa đổi
(IPCC, 2000).
Chia sẻ các
kết quả
nghiên cứu
Ủy ban châu Âu cùng chương
trình ASEAN COGEN đã liên kết
những ngành công nghiệp của các
nước Đông Nam Á với những nhà
cung cấp thiết bị đồng sản xuất
của châu Âu lại với nhau nhằm
quảng bá cho lợi ích của việc
đồng sản xuất. COGEN đã giúp
đẩy mạnh dự án hợp tác sản xuất
Nhà máy gạo Chia Meng tại Thái
Lan. COGEN đã liên kết người
mua và người bán công nghệ
đồng sản xuất với nhau thông qua
một mạng lưới các nhóm đa quốc
gia. Trong trường hợp nhà máy tại
Thái Lan, họ đã trình diễn sự đáng
tin cậy về mặt kỹ thuật của phần
cứng được nhập khẩu
(IEA/OECD, 2001).
Công ty xi-măng Taiheyo của Nhật
Bản đã thực hiện nghiên cứu về sợi
tre nhằm gia cố cho xi-măng để
thay thế khoáng chất và sợi tổng
hợp bằng chất liệu tự nhiên. Nghiên
cứu ban đầu đã được thực hiện bởi

các kỹ thuật viên người Nhật Bản
tại Java, nơi được lựa chọn vì có
sẵn nguồn tre, nhưng bằng việc mua
các dịch vụ kỹ thuật, các công ty In-
đô-nê-xia đã “tinh chỉnh” công
nghệ và chuyển giao nó tới các rừng
tre ở Cô-lôm-bia. Từ đó, các công
ty In-đô-nê-xia và Cô-lôm-bia đã
xuất khẩu công nghệ này
(IPCC,2000).

12

Chương trình nghị sự số 21 nhấn mạnh rằng chuyển giao công nghệ không chỉ liên
quan đến trang thiết bị hay “phần cứng”, mà còn liên quan đến toàn bộ hệ thống cũng như
các thành phần của nó, bao gồm bí quyết, hàng hóa và dịch vụ, trang thiết bị và các quy
trình tổ chức và quản lý. Việc tự do hóa nền kinh tế thế giới mang lại cả thời cơ cũng như
thách thức cho những ai muốn khuyến khích chuyển giao công nghệ thân thiện môi
trường tới các nước đang phát triển. Mức độ linh hoạt hơn cũng có thể có đối với việc
thuê khoán nguồn tri thức và hỗ trợ tài chính, cùng với những lộ trình khác nhau cho
công nghệ cũng sẵn có hơn khi mà rào cản kinh doanh hàng hóa và dịch vụ được hạ thấp
hơn. Tự do hóa thương mại có thể giúp dỡ bỏ những hàng rào cản trở việc chuyển giao
công nghệ thân thiện môi trường. Điển hình là thuế đánh vào hàng hóa về môi trường hay
những hạn chế về phương thức cung cấp dịch vụ của nước ngoài. Nói một cách gián tiếp
thì tự do hóa có thể mang lại một môi trường cạnh tranh đặc trưng tại một nền kinh tế
nhất định.
Các rào cản cho việc cung cấp dịch vụ có thể tạo ra những rào cản đáng kể trong
chuyển giao công nghệ, vì luồng hàng hóa, dịch vụ và công nghệ có liên quan lẫn nhau.
UNCTAD chỉ ra rằng “các rào cản đối với một phương thức sẽ trở thành rào cản thực sự
hoặc tiềm tàng cho những phương thức khác, tuy nhiên cũng chọn ra những lợi ích tiềm

năng cho việc phát triển và chuyển giao công nghệ của những rào cản thấp cho Phương
thức số 4 của GATS (sự di chuyển thể nhân). Sự di chuyển của các cá thể hỗ trợ cho
ngành dịch vụ dưới phương thức GATS đã vượt trên những lợi ích thống kê thuần túy về
kinh tế, thương mại và tính cạnh tranh cho những nền kinh tế đang phát triển. Những lợi
ích năng động đối với nước chủ nhà là rất có ý nghĩa, bởi chúng làm tăng các khoản đầu
tư và tiết kiệm trong nước, tăng cường phát triển các ngành khác trong nền kinh tế và
thương mại, đảm bảo chuyển giao công nghệ, kinh doanh và tri thức, đồng thời tạo dựng
khả năng nhân lực. Với những điều kiện đó, các rào cản với thương mại dịch vụ trong tất
cả các phương thức có thể tạo ra những trở ngại cho việc chuyển giao công nghệ thân
thiện môi trường.
Thường thì ngành dịch vụ môi trường không được định hướng mạnh để xuất khẩu,
bởi các nhà cung cấp dịch vụ thường phải có kiến thức đặc trưng về điều kiện môi trường
bản địa. Tuy nhiên, vì tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với chuyển giao
công nghệ và những mối liên kết giữa đầu tư và nhập khẩu dịch vụ, nên việc cải cách và
tự do hóa chế độ dịch vụ có thể được coi là một trong những công cụ chính sách thương
mại quan trọng nhất cho việc đẩy mạnh chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường.
Những lợi ích tiềm tàng của việc tự do hóa hàng hóa và dịch vụ môi trường đối với
các nước đang phát triển là việc tạo ra những cơ hội xuất khẩu mới và đẩy mạnh nhập
khẩu dịch vụ môi trường chất lượng cao. Vì việc cung cấp dịch vụ môi trường cơ bản đòi
hỏi mức đầu tư cao và tri thức chuyên gia, nên sự hiện diện thương mại của các doanh
nghiệp nước ngoài có thể đóng góp cho việc tăng mức đầu tư và tạo vốn cũng như cải
thiện mức độ bao phủ và chất lượng của các dịch vụ môi trường (UNCTAD, 2003a).
13

2.2. Chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và li-xăng
Như đã đề cập, những phương tiện chuyển giao công nghệ quan trọng nhất cho các
nước đang phát triển vẫn là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tương tự với FDI, nhưng
không có mức kiểm soát tương tự đối với các công ty đầu tư mẹ, là một loạt các thỏa
thuận hợp tác, bao gồm liên doanh, chuyển giao li-xăng giữa các hãng, thầu phụ và
chuyển nhượng thương hiệu.

FDI tìm kiến thị trường
FDI thúc đẩy chuyển giao các công nghệ sạch bằng cách tìm kiếm các thị trường
mới cho công nghệ thân thiện môi trường. Một thí dụ của việc “công nghệ thân thiện môi
trường tìm kiếm thị trường” là giới thiệu các hệ thống quang điện (điện mặt trời) ở
Kenya, quá trình được bắt đầu khi các kỹ sư Hoa Kỳ phát hiện thấy nhu cầu to lớn của
những người tiêu thụ điện ngoài mạng lưới điện quốc gia. Đối với họ, các hệ thống quang
điện rẻ hơn những nguồn điện khác có thể có. Trên cơ sở nhu cầu này, một thị trường
xuất khẩu đã được thiết lập, mà không cần sự bao cấp đáng kể nào, và hiện Kenya là một
thị trường cho các hệ thống quang điện được quốc tế thừa nhận. Trong trường hợp này,
chuyển giao công nghệ được khởi xướng từ đầu tư và các dịch vụ thương mại phục vụ thị
trường công nghệ nội địa.
Một thí dụ về “FDI tìm kiếm các thị trường cho các sản phẩm và dịch vụ môi
trường” là 7 công ty Nhật Bản đầu tư vào các nhà máy sản xuất tủ lạnh ở Thái Lan để sản
xuất các tủ lạnh không dùng chất CFC để bán cho thị trường nội địa. Nhu cầu trong nước
mạnh mẽ được tạo ra bởi quyết định của Chính phủ Thái Lan đặt ra thời hạn rõ ràng loại
bỏ CFC. 3 trong số các công ty này đã nhập khẩu các bộ phận chủ chốt, còn 4 công ty còn
lại triển khâi một dự án chung với các nhà sản xuất Thái Lan để hỗ trợ các công ty Thái
Lan nâng cao độ tin cậy và giúp họ tiến hành việc loại bỏ CFC. Với các tín hiệu đúng đắn
của Chính phủ, FDI đã thúc đẩy sự lãnh đạo công ty, giúp thúc đẩy chuyển giao công
nghệ thân thiện môi trường.
Một thí dụ khác cho thấy đầu tư quốc tế tìm kiếm các thị trường là các công ty tái
chế của Nhật Bản đầu tư vào và xây dựng các cơ sở tái chế ở Trung Quốc. Kết quả dẫn
đến sự phát triển công nghiệp tái chế bao bì ở Trung Quốc gần đây, nhu cầu tái chế các
chai nhựa PET đã tăng cao và Trung Quốc đã bắt đầu nhập các chai nhựa PET thải từ
Nhật Bản. Sự cạnh tranh giữa những người mua Trung Quốc đã trở nên gay cấn và gây
khó khăn cho các công ty tái chế Nhật Bản trong thu mua các chai nhựa PET thải. Thêm
vào đó, một vài chính quyền địa phương của Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng các
chương trình thu thập các chai PET thải. Mọi việc diễn ra cho thấy dường như Trung
Quốc cũng tăng cường việc tái chế các chai nhựa PET thải trong tương lai. Xem xét các
hoàn cảnh như vậy, Negoro Sangyo, một công ty tái chế Nhật Bản sản xuất thảm từ các

chai nhựa PET thải sử dụng công nghệ tiên tiến và có 50% thị phần thảm loại này ở Nhật
Bản, đã tiến hành xây dựng một nhà máy thảm tiên tiến để sản xuất ra nhưng tấm thảm từ
các chai nhựa PET thải ở Trung Quốc, dùng công nghệ tiến tiến nhất của Nhật Bản. Bằng
14

cách đưa công nghệ tới Trung Quốc, công ty này đã có thể sản xuất các tấm thảm chất
lượng cao từ các nguyên liệu tái chế Trung Quốc.
FDI tìm kiếm tài nguyên
Hủy hoại môi trường nặng nề nhất thường là các hoạt động sản xuất có năng suất
thấp với công nghệ lạc hậu, các phương pháp làm việc lỗi thời, phát triển nguồn nhân lực
kém và sử dụng năng lượng và nguồn vốn không hiệu quả. Các MNE có thể xem là các
nguồn cung cấp các công nghệ sạch, có thể chuyển giao được cho các nền kinh tế đang
phát triển. Do vậy, MNE với sự tiếp cận công nghệ tiên tiến có thể là động lực thúc đẩy
chuyển giao công nghệ.
Một thí dụ về lĩnh vực này là việc phát hiện ra khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Mỏ
Khí tự nhiên Arun ở nông thôn Inđônêxia năm 1971. Hãng Mobil đã phát triển Mỏ Arun
để chế biến LNG để xuất khẩu cho Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như sử dụng ở
Inđônêxia. Trung quá trình chế biến, nó đã tạo ra ở đó một hạ tầng công nghiệp chưa từng
tồn tại trước đó. Trong trường hợp này, đầu tư nước ngoài đã tìm kiếm nguồn tài nguyên
để bán tại nội đia và xuất khẩu. Để khai thác nguồn tài nguyên này, công ty đã phát triển
hợp tác để nuôi dưỡng cho chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường.
Một thí dụ khác về đầu tư tim kiếm tài nguyên và qua đó đã tạo ra một luồng
chuyển giao các công nghệ sạch và các hàng hóa và dịch vụ môi trường là của Taiheyo,
một công ty xi măng của Nhật Bản. Taiheyo đã đầu tư vào nghiên cứu khoáng chất thay
thế và sợi tổng hợp trong xi măng bằng các nguồn tự nhiên. Việc nghiên cứu được tiến
hành ở Java, Inđônêxia, do ở đây có nguồn cung cấp tre dồi dào và rẻ. Các đối tác
Inđônêxia tiếp tục cải tiến công nghệ đó hướng vào xuất khẩu. Đầu tư nước ngoài ban
đầu là tìm kiếm nguồn tài nguyên Inđônêxia, việc này đã dẫn tới chuyển giao công nghệ
thân thiện môi trường. Nỗ lực nghiên cứu đã tạo ra các luồng dịch chuyển hàng hóa và
dịch vụ (các chuyên gia Nhật Bản hoạt động cùng với các đối tác Inđônêxia ở Java), dưới

dạng xuất khẩu xi măng sợi tự nhiên sang Colombia từ các nhà sản xuất Inđônêxia trong
nước. Đặc điểm của các điều kiện môi trường địa phương cũng đã thúc đẩy chuyển giao
công nghệ thân thiện môi trường.
Chuyển giao công nghệ thông qua li-xăng
Có một thời kỳ việc chuyển giao li-xăng được các chính phủ của các nước đang
phát triển rất ưa thích bởi họ cho rằng FDI không buộc các hãng bộc lộ đầy đủ công nghệ
của họ cho các nước chủ nhà. Gần đây hơn, hình ảnh các liên doanh và chuyển giao li-
xăng có giá trị hơn trong việc cung cấp công nghệ tiên tiến đã bị thách thức bởi cả về lý
thuyết lẫn kinh nghiệm thực tế.
Việc chuyển giao li-xăng có thể là một cách thức có ý nghĩa kinh tế để chuyển giao
công nghệ đối với các công nghệ tiêu chuẩn đã hoàn thiện. Các số liệu của UNCTAD cho
thấy rằng các giao dịch giữa các công ty mẹ và các chi nhánh của nó về tiền thanh toán và
phí li-xăng cho trên 80% của các giao dịch công nghệ quốc tế, cho thấy rằng FDI và
chuyển giao li-xăng luôn đồng hành với nhau. FDI cũng mang lại các giá trị, bởi các lợi
15

ích được thể hiện trên toàn bộ các kỹ năng, chứ không chỉ ở công nghệ mà nước chủ nhà
tìm kiếm.

3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ THÂN
THIỆN MÔI TRƢỜNG: CÁC ĐỘNG LỰC VÀ TRỞ NGẠI
Phần này phân tích các nhân tố chính tác động đến chuyển giao các công nghệ sạch
đã được thể hiện ở nhiều nghiên cứu. Trong một số hoàn cảnh, các nhân tố này có thể có
các ảnh hưởng tích cực, và qua đó thúc đẩy chuyển giao công nghệ, trong một số hoàn
cảnh khác, chúng có thể là các rào cản cho chuyển giao công nghệ. Trong số những nhân
tố này, chỉ có một số có liên quan trực tiếp đến thương mại. Tuy nhiên chúng không thể
dễ dàng tách rời khỏi các nhân tố khác được nêu trong các tài liệu và xuất hiện trong các
nghiên cứu liên quan đến tất cả các loại chuyển giao công nghệ, như tiếp cận thông tin;
không đủ năng lực; và tiếp cận nguồn tài chính.


3.1 Tiếp cận thông tin
Thông tin đầy đủ về tính năng hoạt động của các công nghệ, quy trình và sản phẩm,
với chỉ dẫn chi tiết đối với những lợi ích tài chính và môi trường, là bước cần thiết đầu
tiên hướng tới chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, thường việc thiếu thông tin và hiểu biết
các kỹ năng và hạ tầng cần có cho hoạt động thành công của các hệ thống sử dụng các
công nghệ chuyển giao hay kiếm được, dẫn đến hoạt động dưới mức tối ưu.
Việc tiếp cận thông tin ở các nước đang phát triển thường nghèo nàn. Việc không
có đầy đủ thông tin ở các nước đang phát triển đã khiến cho các chính phủ và người sử
dụng lệch lạc trong lựa chọn các công nghệ thân thiện môi trường, đã hạn chế đào tạo
trong sử dụng và tiếp thị các công nghệ thân thiện môi trường, và cản trở sự phát triển
hợp tác công-tư hỗ trợ chuyển giao công nghệ sạch. Việc không có thông tin giữa các cơ
quan đa biên và các bên tài trợ về các nhu cầu công nghệ hay các bên nhận viện trợ cũng
tạo ra những rào cản cho chuyển giao công nghệ. Việc đánh giá không đầy đủ các nhu
cầu của những người tiêu dùng công nghệ có thể dẫn đến các rào cản cho chuyển giao
công nghệ mà có thể tránh được nếu việc đánh giá nắm bắt được đầy đủ tác động xã hội
và các khía cạnh khác của công nghệ.
Nhiều nghiên cứu đã đánh giá cao tầm quan trọng những trao đổi thông tin liên tục,
thông qua quá trình chuyển giao toàn bộ. Một thí dụ về tầm quan trọng của dòng thông
tin 2 chiều là việc kiển tra và tiếp nhận bếp đun dùng năng lượng mặt trời ở Nam Phi.
Được CHLB Đức tài trợ, các nhóm dự án đã thẩm định một loạt mô hình, cân nhắc các
phản ứng của địa phương để truyền đạt cho sản xuất địa phương. Sau đó họ hỗ trợ phổ
biến các thông tin xung quanh các lợi ích của hệ thống cho những người tiêu dùng.
Không có thông tin hay phổ biến thông tin không đầy đủ về các nhu cầu địa phương và
16

các đặc tính kỹ thuật và những lợi ích của các bếp đun này, thì dự án sẽ dậm chân tại chỗ
và ngăn cản chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường.
Những nghiên cứu thị trường môi trường Trung Quốc cho thấy rõ những khó khăn
trong việc sao chép những kinh nghiệm và yêu cầu thực tế ở nước nhập khẩu hay nước
chủ nhà, và nhấn mạnh nhu cầu hợp tác với các đối tác địa phương, hay thuê những người

am hiểu thị trường địa phương. Một vấn đề hay gặp phải nữa là những khó khăn đối với
những người nước ngoài hiểu được và điều chỉnh những thực tế kinh doanh ở địa
phương, thí dụ trong vấn đề đấu thầu. Những nghiên cứu cũng đánh giá cao tầm quan
trọng của việc giao tiếp một cách hiệu quả với những đối tác địa phương, ngay từ giai
đoạn đầu và trong suốt quá trình chuyển giao công nghệ.

3.2. Quy định và chính sách
Các chính sách và quy định môi trường
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng quy định môi trường là nhân tố quan trọng hàng
đầu trong phát triển, và thương mại, các công nghệ thân thiện môi trường.
Các quy định môi trường nghiêm ngặt sẽ nuôi dưỡng sự phát triển các công nghệ và
tạo ra các thị trường công nghệ. Một điều cũng được thừa nhận rộng rãi là quy định và
việc thực thi môi trường nghiêm ngặt là những động cơ chính để các hãng tìm kiếm các
công nghệ mới. Các chính sách mở rộng trách nhiệm của những nhà sản xuất, đã trở nên
phổ biến ở các nước OECD và cũng đang bắt đầu được thực hiện ở các nước đang phát
triển, là sự khích lệ nữa cho chuyển giao công nghệ sạch.
Ngược lại, các quy định và việc thực hiện môi trường yếu được coi là một trong
những trở ngại chính cho việc chuyển giao và quảng bá công nghệ sạch thành công. Các
tiêu chuẩn môi trường thấp có thể duy trì mãi việc kiểm soát các công nghệ hiện tại chứ
không hỗ trợ cho đổi mới. Loại áp đặt tiêu chuẩn này có thể dẫn đến các quy định nhằm
vào các công nghệ kiểm soát ô nhiễm cuối nguồn (end-of-pipe), và có thể không khuyến
khích phát triển các tiêu chuẩn cao hơn các công nghệ hiện tại. theo IPCC, một vấn đề
thường gặp ở các nước đang phát triển là các cấu trúc luật pháp không hiệu quả để hỗ trợ
cho loại bỏ các “công nghệ bẩn”.
Nghiên cứu về các chất thay thế CFC dùng trong ngành công nghiệp điện tử cho
thấy rằng ở các nước có Chính phủ không thực hiện việc kiểm soát CFC, các nhà xuất
khẩu các công nghệ thay thế này đạt thành công rất hạn chế trong việc thâm nhập các thị
trường công nghiệp điện tử. Thật vậy, nhiều công ty đã coi các quy định môi trường, hoặc
thường là không có quy định này, là rào cản duy nhất để xuất khẩu vào các thị trường
tiềm năng. Những kết luận tương tự cũng được áp dung cho các trường hợp khác, như

công nghệ màng tế bào trong công nghiệp sản xuất chloralkali, khi mà thiếu các kiểm
soát môi trường đối với mức thủy ngân được xem là rào cản quan trọng nhất trong
thương mại chúng. Các nghiên cứu về các thị trường môi trường ở Trung Quốc đề cập
17

đến một thực tế là mức tiền phạt cho việc không tuân thủ các quy định nhất định (trong
trường hợp nghiên cứu là phát thải dioxit lưu huỳnh) là rất thấp và chỉ bằng một phần rất
nhỏ so với chi phí đầu tư vào các công nghệ mới (thí dụ, tiền phạt chỉ bằng 1-2% giá
thành của các thiết bị khử lưu huỳnh). Điều này rõ ràng không khuyến khích cơ sở đầu tư
vào các công nghệ mới.
Các sáng kiến của chính phủ
Vai trò của chính phủ đã thay đổi trong việc tạo ra các kênh cho chuyển giao công
nghệ, và hiện nhiều chính phủ chủ yếu giúp đưa ra các chính sách và biện pháp nhằm đẩy
nhanh việc chuyển giao các công nghệ cho khu vực tư nhân. Theo IPCC, những thay đổi
rộng rãi trong các kênh chuyển giao công nghệ đã giảm bớt vai trò của các chính phủ ở
các nước phát triển trong hợp tác và chuyển giao công nghệ. Trong một số lĩnh vực, ví dụ
như quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải ở các nước đang phát triển, công nghệ vẫn
chủ yếu chuyển dịch theo các kênh được chính phủ chỉ đạo. Trong lĩnh vực nhiên liệu
hóa thạch, công nghệ nâng cao hiệu suất đã đạt mức hoàn thiện, và chúng dịch chuyển
chủ yếu thường thông qua kênh doanh nghiệp.
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của lãnh đạo của chính phủ trong
việc khuyến khích những thay đổi đối với các hoạt động không bền vững và giới thiệu
các công nghệ mới có tính bền vững môi trường hơn. Một ví dụ trong khía cạnh này là
chương trình của Khu tự trị Nội Mông của Trung Quốc thúc đẩy sản xuất và phổ biến ở
địa phương các hệ thống phong điện đơn lẻ tại các bộ lạc dân cư ở đây. Chính quyền khu
vực này đã kết hợp các cơ chế thị trường và kế hoạch hóa của chính quyền để tạo ra các
thị trường, thích nghi các công nghệ nước ngoài và phát triển một hệ thống thiết kế, sản
xuất và dịch vụ thống nhất. Vào cuối thập kỷ 1990, một phần ba số dân cư mục tiêu đã sử
dụng công nghệ này, và đã tránh được đáng kể lượng khí nhà kính thải ra, so với phải sử
dụng than đã hay diesel để phát điện.

Một ví dụ khác là các nỗ lực của Trung Quốc để cập nhật các hệ thống quản lý chất
thải rắn, bằng cách thúc đẩy các hoạt động quản lý chất thải rắn bền vững và thân thiện
môi trường. Dự án này dự kiến đưa ra các sáng kiến để loại bỏ các phát thải khí nhà kính
của methan ở những bãi chôn rác khi Trung Quốc phát triển các phương pháp phân hủy
chất thải rắn, và tập trung vào thiết kế và triển khai 3 dự án thử nghiệm để thu hồi và sử
dụng khí từ các bãi chôn rác đo thị.
Các chính sách mua sắm của chính phủ cũng có tác dụng tăng cường, hay ngược
lại, tạo rào cản cho, chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường. Các chính phủ là
những khách mua hàng quan trọng đối với các hàng hóa và dịch vụ thường có sự lựa
chọn về khía cạnh môi trường. Hơn nữa, các chính quyền, nhất là ở các cấp vùng và đô
thị, là những khách hàng mua chủ yếu của các dịch vụ môi trường, ví dụ như quản lý chất
thải và xử lý nước, và các công nghệ liên quan. Các chiến lược mua sắm của chính phủ
có quan tâm thúc đẩy cạnh tranh và được thực hiện minh bạch sẽ không làm giảm hiệu
quả của các thị trường EGS và các công nghệ liên quan. Một trong những lợi ích của các
chính sách mua sắm của chính phủ hỗ trợ mua các sản phẩm và dịch vụ “xanh” là, bằng
18

cách ủng hộ nhu cầu đối với các sản phẩm đó, chúng có thể được phổ biến rộng rãi hơn
trên toàn nền kinh tế. Những chính sách như vậy sẽ cổ vũ cho sáng tạo và đổi mới.
Các thỏa thuận môi trường đa phương
Nhiềuthỏa thuận môi trường đa phương có các điều khoản cụ thể khuyến khích
chuyển giao các công nghệ cần phải thực hiện một cách bắt buộc theo Thỏa thuận hay đạt
được các mục đích của nó. Ví dụ như Nghị định thư Montreal về các chất hủy hoại tầng
ozon, và Hiệp định về Đa dạng sinh học. Tại nhiều nước, Nghị định thư Montreal đã tạo
động lực cho cải tiến và chuyển giao công nghệ. Đáng kể nhất là Thái Lan và Ấn Độ. Tại
cả 2 quốc gia này, những cam kết đa phương đã tạo điều kiệncho chính phủ đặt ra những
mục tiêu nghiêm ngặt, nhưng khả thi, và đưa ra các khuôn khổ cho lãnh đạo các công ty
trong chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường. Sau khi Nghị định thư Montreal có
hiệu lực, nhằm mục đích tiếp cận tới các thị trường ở các nước công nghiệp hóa, các nhà
sản xuất hàng tiêu dùng Ấn Độ nhận đã thấy rằng họ phải sản xuất các tủ lạnh không sử

dụng CFC. Điều này đã đẩy nhanh quá trình loại bỏ CFC ở Ấn Độ, và quốc gia này đã
phát triển được thị trường xuất khẩu ở các nhà sản xuất thay thế CFC vào năm 1992.
Một nghiên cứu về các chất thay thế CFC dùng trong ngành công nghiệp điện tử đã
chỉ ra rằng “do chi phí cao hơn rất nhiều (của công nghệ này) so với việc làm sạch thông
thường bằng CFC, các quy định môi trường kiểm soát việc nhập khẩu và tiêu thụ CFC
được xem là một yếu tố quan trọng nhất xác định khối lượng thương mại trong các công
nghệ này. Các hiệp định môi trường đa phương khác thúc đẩy chuyển giao công nghệ chủ
yếu thông qua thay đổi nhu cầu liên quan tới các hàng hóa, dịch vụ cà công nghệ. Các thí
dụ ở đây gồm Hiệp định Khung về thay đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc và Nghị định thư
Kyoto, dành những đặc quyền cho những nguồn năng lượng không phải nhiên liệu hóa
thạch, đã mở rộng phạm vi của các công nghệ thay thế.
Các nghiên cứu của cả IEA/OECD và IPCC đều đưa ra nhiều ví dụ về chuyển giao
công nghệ trong lĩnh vực năng lượng, nhằm mục tiêu tham gia ngăn chặn sự thay đổi khí
hậu. Một trong số đó là dự án khai thác gỗ giảm tác động môi trường nhằm hạ thấp
những phát thải khí nhà kính trong các khu rừng ở Malaysia, với hỗ trợ tài chính từ một
tổ chức của Mỹ. Dự án này tập trung vào việc làm giảm những phát thải các-bon từ các
họat động khai thác gỗ. Dự án gồm nhiều loại hình hoạt động như đào tạo về các kỹ thuật
khai thác gỗ giảm tác động môi trường; nghiên cứu hiện trường để lượng hóa dự trữ và
những biến đổi các-bon; phát triển mô hình mô phỏng sự kích thích những thay đổi trong
các khu chứa sinh khối và các-bon sau khi khai thác gỗ và một mô hình đơn giản đưa ra
ước tính lợi ích của các-bon.
Bổ sung cho các khuyến khích trong các Hiệp định môi trường đa phương, các sáng
kiến liên quan xuất hiện đã đóng góp cho chuyển giao các công nghệ thân thiện môi
trường. Ví dụ như Sáng kiến Công nghệ khí hậu, được phát triển tthông qua Cơ quan
Năng lượng Quốc tế bao hàm nhiều hành động góp phần thúc đẩy chuyển giao công
nghệ, như thành lập các kế họach phát triển công nghệ và tư vấn quốc gia, tăng cường các
19

thị trường cho các công nghệ mới xuất hiện cad thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia và
nghiên cứu và triển khai công nghệ.


Hộp 2. Chuyển giao công nghệ trong một số thỏa thuận môi trƣờng đa phƣơng
Hiệp định Khung về thay đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh chuyển giao
công nghệ là một thành tố quan trọng trong quá trình giảm nhẹ thay đổi khí hậu. Hiệp
định này có các điều khoản liên quan đến phát triển, ứng dụng, phổ biến và chuyển
giao công nghệ, cùng với việc cung cấp tài chính, nhận được sự ủng hộ và thúc đẩy
của các bên tham gia Hiệp định. Cam kết này cũng được phản ánh trong những điều
khoản tượng tự trong Nghị định thư Kyoto.
Tiếp cận và chuyên giao các công nghệ để bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh
học (hay công nghệ sử dụng các nguồn gen) được xem là các thành phần căn bản để
đạt được tất cả 3 mục tiêu của Hiệp định về đa dạng sinh học.
Một số điều khoản của Hiệp định của LHQ về chống sa mạc hóa đề cập đến việc
chuyển giao và phổ biến các công nghệ thích hợp cho các nước đang phát triển. Thí
dụ, Điều 12 về hợp tác quốc tế, và Điều 18 kêu gọi “chuyển giao, tiếp nhận, thích nghi
và phát triển công nghệ” cũng như hỗ trợ cung cấp tài chính cần thiết.
Điều 10 của Nghị định thư Montreal về các chất phá hủy tầng ozon kêu gọi chuyển
giao “các chất thay thế và các công nghệ liên quan an tòan cho môi trường tốt nhất có
được” cho các nước đang phát triển. Trong các ngành công nghiệp sử dụng các chất
phá hủy tầng ozon, ngay cả ở các nước đang phát triển mà các doanh nghiệp xứng
đáng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ Quỹ Đa phương được thành lập trong khuôn khổ Nghị
định thư này, khu vực tư nhân, cả các công ty trong nước lẫn đa quốc gia, đang đầu tư
đáng kể vào các công nghệ thay thế theo những toan tính của riêng mình chủ yếu vì
các lý do kinh tế.
Nguồn: OECD (2005)

Năm 2002, một sáng kiến với sự tham gia của nhiều bên đã được xây dựng để cung
cấp đủ các dịch vụ năng lượng bền vững có thể chấp nhận được ở các vùng nông thôn,
ngoại ô và, thành thị để tham gia làm giảm biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, cũng
như xóa đói nghèo. Mục tiêu chính của sự hợp tác này là tạo ra các điều kiện kinh tế, xã
hội và thể chế dể có thể đáp ứng được các nhu cầu năng lượng của các nước đang phát

triển trong khi vẫn tuân thủ UNFCCC và các điều khoản khác của các hiệp định môi
trường đa phương.

20

Công cụ thị trường
Một điều được thừa nhận rộng rãi là một tập hợp chính sách đầy đủ bao gồm cả các
công cụ pháp luật với các cơ chế dựa vào thị trường, cũng như sự tham gia đầy đủ của
các bên liên quan, là chìa khóa của các chính sách môi trường thành công. Các khuyến
khích và không khuyến khích tài chính, và về tổng thể, các kế hoạch áp dụng rộng rãi chi
phí cho các mục đích môi trường trong toàn bệ nền kinh tế đóng vai trò quan trọng trong
việc khuyến khích đầu tư và nhập khẩu các công nghệ sạch hơn. Các sáng kiến tài chính
cho tăng cường sử dụng và chuyển giao các công nghệ sạch có thể thực hiện dưới các
hình thức khác nhau như miễn hoặc giảm thuế thu nhập hay bán hàng từ đầu tư, kể cả
FDI; miễn thuế; giảm thuế tùy theo mức độ cải thiện môi trường.
Thụy Sĩ đã đệ trình một báo cáo lên Nhóm công tác về Thương mại và chuyển giao
công nghệ của Tổ chức Thương mại thế giới trình bày kinh nghiệm của Thụy Sĩ về
chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển thông qua các trung tâm đặc biệt
làm việc trong lĩnh vực chuyển giao các công nghệ sạch. Theo báo cáo này, các công
nghệ sạch làm giảm sử dụng các nguồn lực như năng lượng, nước, nguyên liệu thô v.v
và giảm phát thải ác chất có tiềm tàng nguy cơ hủy hoại môi trường. ở các nước mà các
chi phí môi trường được gộp vào chi phí (tối thiểu là một phần), các công nghệ thân thiện
môi trường đều có tỷ lệ giá thành-lợi ích tích cực và do vậy chúng được áp dụng rộng rãi.
Các công nghệ cũ và “quá đát” ở đó nhanh chóng được thay thế hơn so với các nước mà
chi phí môi tường không được tính đến, hoặc quan tâm không đúng mức. Kinh nghiệm
của các trung tâm tài chính công nghệ của Thụy Sĩ cho thấy rõ ràng sự tăng dần các biện
pháp nhằm vào việc tính các chi phí môi trường có thể có tác động tích cực 2 lần: môi
trường và sức khỏe người dân được cải thiện và chuyển giao công nghệ sạch tăng lên, và
do vậy cũng mang lại lợi ích từ tác động lan tỏa sang các doanh nghiệp khác.
Việc định giá tài nguyên đầy đủ cũng có thể góp phần cho yêu cầu tiếp thu công

nghệ thân thiện môi trường tốt hơn. Các nghiên cứu về thị trường môi trường ở Trung
Quốc cho thấy các mức phí cấp nước và nước thải là quá thấp, thậm chí không đủ cho chi
phí vận hành, đã không khuyến khích việc giới thiệu các công nghệ mới, thường là đắt
tiền hơn.
Vì những lý do xã hội, đôi khi có thể gặp khó khăn khi tăng giá các nguồn lực một
cách nhanh chóng. Ở Kiev (Ucraina), các cơ chế chuyển giao đã dẫn tới những đầu tư
hiệu quả năng lượng sở hữu tập thể và chính quyền thành phố ở cấp người sử dụng cuối
cùng trong các tòa nhà công cộng và nhà ở. Chương trình này dựa vào khoản “tài chính
mềm”, hay khoản tài chính không trực tiếp cho các đầu tư vào hiệu quả, mà cho xây dựng
năng lực và hướng dẫn thể chế hỗ trợ. Việc tăng giá năng lượng để phản ánh giá trị thực
của chúng có thể làm tăng nhu cầu đối với công nghệ thân thiện môi trường. Tuy nhiên,
trong trường hợp này, cách tiếp cận chuyển giao công nghệ hoàn toàn dựa vào thị trường
đã không được chấp nhận về mặt xã hội hay chính trị, bởi nó yêu cầu tăng giá điện quá
nhanh. Thay vào đó, cần một quá trình cải cách thị trường để thực hiện một mực chi giá
mà có thể chấp nhận được về mặt xã hội và chính trị. Hơn nữa, theo IPCC, mặc dù đường
đi theo khu vực tư nhân là một trong những kênh chủ chốt cho chuyển giao công nghệ
21

sạch, nó chưa cho thấy rằng sự tìm kiếm những lợi nhuận kinh tế về phía các các nhân và
cong ty sẽ đảm bảo cho việc tiếp nhận các kỹ thuật tốt nhất đã sử dụng.
Năng lực có thể có ý nghĩa sống còn để cho các quy định và công cụ thị trường vận
hành được hiệu quả. Để cho những công cụ thuế họat động hiệu quả cần phải có sự cam
kết của các chính quyền có hiệu lực, đầy đủ thông tin cho các nhà hoạch định chính sách
về những nguy hại công nghệ; năng lực làm thích nghi các thông tin có được với các điều
kiện của địa phương và khu vực; hợp tác đa phương và song phương giữa các quốc gia vầ
các cơ quan phát triển để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm cũng như điều phối các chính
sách và họat động cụ thể để tránh những “tập kết ô nhiễm”, hay những biện pháp chống
đối thương mại đơn phương.
Các tiếp cận tình nguyện
Nhiều công ty có những hành động khuyến khích chuyển giao công nghệ cho các

nước chủ nhà. Các chính phủ cũng tăng cường khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân
chuyển giao công nghệ và bí quyết là biện pháp bổ sung cho những nỗ lực của chính phủ
và góp phần cho phát triển bền vững và xây dựng năng lực. Chỉ dẫn về doanh nghiệp đa
quốc gia của OECD là một ví dụ khuyến khích các họat động kinh doanh cho phép
chuyển giao công nghệ và phổ biến nhanh chóng các công nghệ và bí quyết (xem hộp3).
Một số sáng kiến khác nhằm vào nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp. Trong số đó
“Các nguyên tắc quản lý môi trường” của Hiến chương Kinh doanh cho phát triển bền
vững của ICC khuyến khích các doanh nghiệp “đóng góp vào chuyển giao các công nghệ
và các phương pháp quản lý thân thiện môi trường vtrong cả khu vực công nghiệp lẫn
công cộng. Tương tự, Tuyên bố Global Compact của LHQ cũng đề cập “các doanh
nghiệp phải khuyến khích phát triển và phổ biến các công nghệ thân thiện với môi
trường.

Hộp 3. Chuyển giao công nghệ trong “Chỉ dẫn cho các công ty đa quốc gia”
của OECD
Theo Chỉ dẫn cho các công ty đa quốc gia của OECD, các nước tham gia cam kết
thúc đẩy khuyến khích các doanh nghiệp phải:
 Nỗ lực đảm bảo rằng các họat động của họ phù hợp với các chính sách và các kế
hoạch khoa học và công nghệ của các nước mà họ hoạt động, và đóng góp vào phát
triển năng lực sáng tạo địa phương và quốc gia một cách phù hợp;
 Tiếp thu, những nơi có thế áp dụng vào quá trình các họat động kinh doanh của
họ, các họat động cho phép chuyển giao và nhanh chóng phổ biến công nghệ và bí
quyết, trong khi tôn trọng bảo vệ sở hữu trí tuệ;
22

 Khi cấp li-xăng sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ hay khi chuyển giao công
nghệ,tiến hành theo những điều khoản và điều kiện hợp lý theo cách thức đóng góp
vào triển vọng phát triển lâu dài của nước sở tại.

Một ví dụ về nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tham gia vào chuyển

giao công nghệ sạch là xây dựng năng lực quản lý ngũ cốc tích hợp ở Braxin và
Guatemala. Một trong những động lực thúc đẩy chính đằng sau sự phát triển của dự án,
bao gồm cả đào tạo khuyến nông cho các nhân viên địa phương về các kỹ thuật mới, là
chiến lược doanh nghiệp của các nhà cung cấp và cam kết của họ về các nguyên tắc và
tiếp cận “Có trách nhiệm chăm sóc” (một hành vi tự nguyện do ngành công nghiệp hóa
chất đưa ra).
Các quan hệ đối tác giữa chính phủ và doanh nghiệp (đối tác công-tư) cũng mở ra
những hướng mới cho chuyển giao công nghệ. Thí dụ Dự án “Ánh sáng xanh” của Cục
Bảo vệ môi trường Mỹ triển khai ở Ba Lan dựa vào cách tiếp cận tình nguyện đẻ khuyến
khích các thể chế công và tư nhân tham gia vào các quan hệ đối tác. Các đối tác chính
phủ và doanh nghiệp đồng ý đầu tư 90% vào việc nâng cấp hiệu quả chiếu sáng trong 5
năm. Các đối tác chỉ định các giám đốc triển khai và hàng năm để trình các báo cáo về sự
tiến bộ. Dự án này cũng tuyển các công ty chiếu sáng và công ích làm các liên minh
chính thức. Dự án “Ánh sáng xanh” đã có trên 1.600 đối tác (trong đó, 85% là doanh
nghiệp và 15% thuộc chính phủ) và 594 liên minh (41% là các nhà sản xuất, 25% là các
nhà phân phối, 21% là các công ty quản lý chiếu sáng, và 14% là các công ty cung cấp
dịch vụ công ích). Những thỏa thuận này đã giúp kích thích nhu cầu chiếu sáng hiệu suất
cao và các sản phẩm hiệu suất năng lượng cao và các dịch vụ liên quan.
Nghiên cứu phát triển và các chính sách công nghiệp
Chính phủ ở các nước nhận công nghệ chuyển giao có vai trò quan trọng trong việc
đưa ra các chính sách công nghiệp tích cực và hiệu quả để thúc đẩy chuyển giao công
nghệ sạch môi trường. Khuyến khích các công nghệ thích hợp, hỗ trợ việc tiếp nhận
chúng, và tăng cường cạnh tranh trong việc cung cấp các công nghệ này sẽ có thể thúc
đẩy các công nghệ thân thiện môi trường trong khu vực tư nhân.
Quyết định của Thái Lan trong đầu những năm 1990 thay thế các đèn ống T12
bằng loại T8 đã được thúc đẩy nhờ nhu cầu giảm tiêu thụ điện năng vào thời điểm mà
việc bổ sung thêm công suất phát điện là rất tốn kém. Xác định được việc nâng cao hiệu
quả sử dụng năng lượng là sự lựa chọn ít tốn kém nhất, Nội các Thái Lan vào tháng 11
năm1991 đã trao cho Cục Điện lực Thái Lan (là đơn vị nhà nước về sản xuất và phân
phối điện cho các nhu cầu điện năng của 60 triệu người dân Thái Lan) nhiệm vụ và quyền

hạn pháp lý để theo đuổi Kế hoạch tổng thể quốc gia về Quản lý Bên yêu cầu. Các hoạt
động quản lý bên yêu cầu tìm cách đáp ứng nhu cầu năng lượng thông qua việc tác động
lên yêu cầu của khách hàng chứ không xây dựng nguồn cấp mới. Cục Điện lực Thái Lan
23

đã nhanh chóng tránh được các chương trình bao cấp và thay vào đó, tìm cách dựa vào
các thỏa thuận tình nguyện, các cơ chế thị trường, các chiến dịch giáo dục công chúng và
tích cực quảng cáo tuyên truyền. Cục đã đi đến kết luận cách hành động tốt nhất là thuyết
phục tất cả 5 nhà sản xuất trong nước (Asia Lamp, Daichi, Philips, Saffi và Toshiba) và 1
công ty nhập khẩu (Osram) chuyển việc sản xuất của họ từ đèn T12 sang T8. Tháng 9-
1993, một Bản ghi nhớ được ký kết giữa Thủ tướng Thái Lan, Cục trưởng Cục Điện lực
Thái Lan, và các chủ tịch của 5 nhà sản xuất, trong đó các nhà sản xuất cam kết chuyển
đổi việc sản xuất của họ từ đèn T12 sang T8 trong vòng 2 năm. Đổi lại, Cục Điện lực
Thái Lan hứa hỗ trợ các nhà sản xuất thông qua một chiến dịch tuyên truyền nhận thức
công chúng trị giá 8 triệu đôla Mỹ.
Bổ sung cho việc xác định các ưu tiên môi trường dài hạn và tạo các thị trường,
NCPT được nhà nước tài trợ và đào tạo các nhà khoa học và kỹ sư đã đóng góp cho sự
họat động hiệu quả của các hệ thống đổi mới quốc gia. Một số chuyên gia xem những nỗ
lực nghiên cứu hợp tác và phối hợp giữa các trung tâm nghiên cứu công và khu vực tư
nhân có ý nghĩa sống còn cho thúc đẩy các kết quả tích cực trong các công nghệ thân
thiện môi trường bởi nhiều công nghệ môi trường từ nghiên cứu công vẫn “nằm trong
ngăn tủ” và không được đưa ra thị trường sớm như mong đợi.
Tư nhân hóa và phi tập trung hóa
Tư nhân hóa có thể có hiệu quả trong thúc đẩy chuyển giao công nghệ thân thiện
môi trường theo kênh thị trường. Thí dụ, cải cách Luật điện lực của El Salvador năm
1996 dẫn đến làm tăng các cơ hội chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường do khu
vực tư nhân điều hành, mở cửa cho tư nhân sản xuất, truyền tải và phân phối điện. Ngòai
ra, cải cách này còn tạo ra các cơ hội mang lại lợi ích cho sản xuất điện từ sinh khối.
Những tiến triển từ tư nhân hóa đã được sử dụng để đưa ra những sáng kiến mới cho các
dự án năng lượng.

Một thí dụ khác về cải cách thị trường thúc đẩy chuyển giao công nghệ thân thiện
môi trường là trường hợp ở Braxin. Những nỗ lực của Chính phủ trung ương nhằm cung
cấp năng lượng miến phí hay giá rẻ cho các vùng nông thôn xa xôi đã thất bại do không
đủ nguồn lực. Sau đó, Chính phủ theo đuổi chiến lược phi tập trung hóa. Các quỹ được
chuyển cho các dự án ở những cộng đồng nghèo nhất để tăng cường năng lực thể chế.
Dước những điều kiện quy tắc này, các công ty tư nhân đã tìm thấy các cơ hội có lợi để
cung cấp năng lượng nhiên liệu phi hóa thạch và chuyển giao công nghệ sạch.
3.3. Các chính sách và hoạt động liên quan đến thương mại
Chính sách thương mại có thể ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ sạch một cách
trực tiếp trong các lĩnh vực khác nhau. Một lọat điều khoản trong các thỏa thuận WTO có
đề cập đến nhu cầu để chuyển giao công nghệ được diễn ra giữa các nước phát triển và
đang phát triển (ví dụ như Khoản 66 của Thỏa thuận TRIPS). Tuy nhiên vẫn chưa rõ việc
chuyển giao như vậy sẽ diễn ra như thế nào trong thực tế và nếu các biện pháp cụ thể
trong khuôn khổ WTO để khuyến khích các dòng công nghệ như vậy. Trong Tuyên bố
24

Doha, các bộ trưởng đã đồng ý xem xét mối quan hệ giữa thương mại và chuyển giao
công nghệ và mọi kiến nghị về các bước có thể được thực hiện trong phạm vi của WTO
để tăng các dòng công nghệ tới các nước đang phát triển. Những thảo luận này đang diễn
ra trong Nhóm công tác về Thương mại và Chuyển giao công nghệ. Dưới đây trình bày
về vai trò, trong chuyển giao công nghệ, của các biểu thuế xuất nhập khẩu, các biện pháp
và trợ cấp đầu tư liên quan đến thương mại.
Thuế xuất nhập khẩu
Thuế xuất nhập khẩu sẽ làm tăng giá thành nhập khẩu của các hàng hóa môi trường
và các sản phẩm liên quan, bao gồm cả những sản phẩm liên quan đến các dịch vụ môi
trường. Ngược lại, các mức thuế thấp có thể tác động tốt đến việc chuyển giao và sử dụng
các công nghệ thân thiện môi trường dó hạ thấp được giá thành tương đối của chúng so
với các công nghệ khác ở các nước nhập khẩu. Tầm quan trọng của việc giảm thuế xuất
nhập khẩu đánh vào các hàng hóa và dịch vụ môi trường đã được Tuyên bố Doha công
nhận. Tại đây, các Bộ trưởng đã đồng ý thảo luận về việc giảm hay miễn thuế và các

hàng rào phi thuế đối với các hàng hóa và dịch vụ môi trường.
Tác động của thuế và các yếu tố giá thành khác đối với chuyển giao công nghệ
không giống nhau giữa các thị trường khác nhau, và sẽ phụ thuộc rất lớn vào các mức
thuế được áp dụng. Một số nghiên cứu vê thị trường môi trường Trung Quốc đã chỉ ra
rằng các mức thuế cao là vấn đế chính đối với các nhà nhập khẩu công nghệ thân thiện
môi trường.
Một số nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của việc giảm thuế chuyển giao công
nghệ. Một ví dụ là trường hợp của Kenya. Năm 2000, Bộ trưởng Tài chính Kenya cam
kết giảm thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với các modul và tấm pin mặt trời
xuồng bằng 0. Quyết định này đã góp phần làm giảm giá thành nhập khẩu của những sản
phẩm liên quan đến công nghệ và tạo khả năng sinh lợi của các hoạt động có sự chênh
lệch nhỏ về giá thành giữa các lựa chọn thay thế ít thân thiện môi trường hơn. Năm 2001,
các nhà sản xuất Kenya đã làm được trên 90% các loại pin dùng trong các hệ thống năng
lượng mặt trời gia đình ở trong nước, 30-50% bóng đèn và khoảng 10% bộ điều chỉnh
sạc. Môộ loạt sản phẩm thường được sử dụng kèm theo những hệ thống năng lượng mặt
trời gia đình, như acquy, bộ điều chỉnh sạc, bộ điều tần và các thiết bị điện hiệu quả, vẫn
bị áp thuế suất cao hơn 35%, là tàn dư của thời kỳ chính sách thay thế nhập khẩu. Thuế
nhập khẩu đối với đèn chiếu sáng bằng acquy 12-14 volt ở mức 25% cũng là mức thuế có
thể được áp dụng cho các đền chiếu sáng bằng điện lưới. Một số công ty hàng đầu về hệ
thống năng lượng mặt trời gia đình ở Kenya đã kiến nghị thành công Bộ Tài chính giảm
thuế đối với các tấm pin mặt trời và các hàng hóa liên quan. Từ đó, Kenya đã phát triển
được năng lực xuất khẩu đáng kể đối với nhiều bộ phận khác nhau cho các hệ thống năng
lượng mặt trời gia đình.
Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
Khu vực tư nhân dường như là động lực chính của đổi mới công nghệ trong một
nềnkinh tế và là đường dẫn chính cho luồng công nghệ được chuyển giao. Các chính sách

×