SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM
I. Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em
Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em là một gánh nặng của thế giới, đặc biệt
nghiêm trọng ở các nước đang phát triển, gây ảnh hưởng không chỉ trong lãnh vực
sức khỏe mà còn trong mọi lãnh vực khác như kinh tế, xã hội
Bản đồ tình hình suy dinh dưỡng trên thế giới
(5)
Theo thống kế, 60% trường hợp tử
vong dưới 5 tuổi xảy ra ở các trẻ em
có cơ địa suy dinh dưỡng (WHO 2004)
(6)
.
Trên thế giới có 842 trịêu người suy dinh dưỡng : 10 triệu người ở các nước
phát triển, 34 triệu người ở các nước trung gian và 798 triệu người ở các nước
đang phát triển.
Tại Việt Nam, dù tình hình đã cải thiện nhiều so với trước đây nhưng suy dinh
dưỡng vẫn còn là một vấn đề đáng lo ngại với 36,5% trẻ em < 5 tuổi và 32,8%
trẻ em từ 6 đến 14 tuổi có biểu hiện suy dinh dưỡng (Thống kê toàn quốc
1985-2000 do Bệnh viện Bạch Mai thưc hiện)
(2)
. Chính vì vậy, việc cải thiện
chế độ ăn uống để đề phòng suy dinh dưỡng là vấn đề cấp thiết. Bên cạnh đó,
việc điều trị suy dinh dưỡng, nhất là suy dinh dường cấp kịp thời và phù hợp
để ngăn chặn biến chứng và các tác động có hại làm ức chế sự phát triển cơ thể
và trí tuệ sau này của trẻ em cũng là một vấn đề quan trọng.
II. Hậu quả của suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng (do vius, vi khuẩn, ký sinh trùng) .
Suy dinh dưỡng là yếu tố làm trầm trọng thêm các bệnh khi mắc, làm tăng
tỷ lệ tử vong.
Chậm phát triển tâm thần và trí tuệ.
Chậm phát triển các chức năng sinh lý so với lứa tuổi.
III. Phác đồ điều trị suy dinh dưỡng nặng (WHO 2004)
(1, 3, 7)
Việc điều trị suy dinh dưỡng nặng ở trẻ em đòi hỏi các chăm sóc y tế cũng
như tăng cường dinh dưỡng tích cực. Việc điều trị được chia làm 2 giai
đoạn: giai đoạn ổn định trong 1 tuần đầu, trong đó, 24 giờ đầu trẻ phải được
đảm bảo theo dõi chặt chẽ ở một cơ sở y tế và giai đoạn phục hồi kéo dài 5
tuần sau.
Hai giai đoạn điều trị suy dinh dưỡng bao gồm 10 bước cần thiết được phối
hợp chặt chẽ với nhau:
Giai đoạn ổn định Giai đoạn phục
hồi
Ngày 1-
2
Ngày 3-
7
Tuần 2 – tuần 6
Điều trị và dự phòng hạ
đường huyết
Điều trị và dự phòng hạ
nhiệt độ
Điều trị và dự phòng
mất nước
Sửa chữa các rối loạn
điện giải nếu có
Điều trị và dự phòng
các loại nhiễm trùng
Bố sung các loại vi
khoáng chất
Thay đổi chế độ dinh
dưỡng thích hợp
Theo dõi sự tăng trọng
lượng
Khuyến khích và cổ vũ
Chuẩn bị cho sự theo
dõi sau này
1. Điều trị và dự phòng hạ đường huyết
o Nếu bệnh nhi bất tỉnh: G10% 5ml/kg (IV), sau khi bệnh nhi tỉnh tiếp
tục G10% 50ml (uống) ;
o Nếu bệnh nhi tỉnh nhưng đường huyết < 3mmol/l (< 54mg/dl):
G10% 50ml (uống), sau đó cho ăn mỗi 30 phút trong vòng 2 giờ ;
o Theo dõi đường huyết mỗi 2 giờ.
2. Điều trị và dự phòng hạ nhiệt độ
o Sưởi ấm cho bệnh nhi ;
o Tránh tiếp xúc với lạnh ;
o Mặc đủ ấm cho bệnh nhi, nhất là ban đêm. Tốt nhất nên cho bệnh
nhi ngủ với mẹ ;
o Theo dõi nhiệt độ mỗi 2 giờ.
3.& 4. Điều trị và dự phòng mất nước và rối loạn điện giải
o Bù nước cho trẻ bằng dung dịch bù nước dành riêng cho trẻ suy dinh
dưỡng: cho uống 5ml/kg mỗi 30 phút trong vòng 2 giờ đầu, sau đó
5-10ml/giờ trong 4-10 giờ tiếp theo ;
o Bổ sung Kali: 3-4 mmol/kg /ngày, Mg
2+
: 0,4-0,6 mmol/kg /ngày ;
o Dự phòng:
i. Cho trẻ uống 50-100ml dung dịch nêu trên sau mỗi lần đi
tiêu ;
ii. Cho bú thường xuyên.
o Theo dõi: mạch, nhịp thở, phân, chất ói mỗi 30 phút trong vòng 2
giờ, sau đó mỗi giờ trong vòng 6-12 giờ tiếp theo.
5. Điều trị và dự phòng các lọai nhiễm trùng trong 7 ngày đầu
o Với các nhiễm trùng không nặng: 8mg cotrimoxazole /kg/ngày ;
o Với các nhiễm trùng nặng:
i. Ampicilline 50 mg/kg/ngày chia 4 lần (tiêm bắp/tiêm mạch) +
Gentamycine 7,5 mg/kg/ngày 1 lần (tiêm bắp/tiêm mạch)
ii. Sau đó Amoxycylline 15 mg/kg/ngày chia 3 lần (uống).
5. Bố sung các loại khoáng chất và vitamin
o Vit A:
o
< 6 tháng: 50 000 UI
6-12 tháng: 100 000 UI
> 12 tháng: 200 000 UI
Cẩn thận ở những trẻ đă được cho uống vit A trước đó để
không gây ngộ độc do quá liều;
o Acide folic: 5mg/ ngày trong vòng 2 tuần;
o Kẽm: 2mg/kg/ngày trong vòng 2 tuần;
o Bố sung multivitamine (C, B1, B6, B12, D) và Iod.
o Lưu ý: Không bổ sung sắt trong tuần đầu vì có thể làm nhiễm trùng
nặng hơn.
5. Thay đổi chế độ dinh dưỡng thích hợp
o Trong giai đoạn ổn định
o
Cung cấp tối đa 100 kcal/kg/ngày với tối đa 3g
protein/kg/ngày ;
Cho ăn thành nhiều bữa nhỏ: Ngày 1-2 chia làm 12 bữa, ngày
3-7 chia làm 8 bữa.
o Trong giai đoạn hồi phục
o
Cung cấp năng lượng nhiều hơn với 200kcal/kg/ngày ;
Chia làm 6 bữa.
5. Theo dõi sự tăng trọng lượng
o Điều trị thành công nếu trẻ tăng > 10 g/kg/ngày;
o Cần thận trọng nếu trẻ tăng 5-10 g/kg/ngày;
o Thất bại nếu nếu trẻ tăng < 5 g/kg/ngày.
5. Khuyến khích và cổ vũ trẻ về sinh lý và tình cảm
o Tạo môi trường cho trẻ vui chơi để hồi phục về cả sinh lý và tâm
thần;
o Khuyến khích cha mẹ và gia đình theo đúng điều trị.
5. Theo dõi sau xuất viện
o Khuyến khích bà mẹ:
o
Cho bú đúng đủ và cho ăn thích hợp;
Vui chơi với trẻ;
Đưa trẻ đi theo dõi sức khỏe thường xuyên;
Tiêm chủng cho trẻ theo lịch.
5. Điều trị khác:
o Mebendazole 2 viên/ngày x 3 ngày trong tuần điều trị thứ 2;
o Sắt 1viên /ngày x 1tháng, bắt đầu từ tuần điều trị thứ 2.