Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY – THỰC QUẢN ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.49 KB, 3 trang )

TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY – THỰC QUẢN

Trào ngược dạ dày – thực quản (TNDDTQ) là vấn đề liên quan tiêu hóa thường
gặp nhất ở trẻ nhũ nhi, với tỷ lệ mắc khá lớn và có khuynh hướng gia tăng (từ
1/300 vào năm 1980 đến 1/5 trẻ nhũ nhi những năm gần đây).
TNDDTQ đặc trưng bởi một sự trào ngược xảy ra khá thường xuyên những chất
chứa trong dạ dày vào thực quản mà không có sự tác động của các lực gây nôn
cũng như không có các hành động gây nôn chủ động. Ợ chua và nôn ói có thể
cùng hiện diện với biểu hiện TNDDTQ, nhưng cần lưu ý không được lẫn lộn giữa
những vấn đề này.
TNDDTQ sinh lý (ví dụ như sự tống xuất sữa khi ợ) khác với TNDDTQ bệnh lý
vốn đặc trưng bởi sự trào ngược xảy ra một cách bất thường, có tính thường
xuyên, tạo cảm giác đau và theo sau bởi các biến chứng: viêm thực quản, đau
ngoài bữa ăn, quấy khóc, tăng trương lực, một vài biểu hiện hiếm gặp hơn bao
gồm nôn máu, viêm tai, viêm phế quản. Một số xét nghiệm có thể giúp ích cho sự
phân biệt trên (đo pH thực quản, nội soi mềm…) nhưng chúng chỉ được chỉ định
trong những tình huống nặng và phức tạp.
TNDDTQ sinh lý được giải thích bởi một bất thường trong hệ thống chống trào
ngược (cơ vòng dưới thực quản, các trụ cơ hoành, góc His giữa thực quản và dạ
dày). Những trường hợp thoát vị hoành rất hiếm gặp.
Ngoài ra, một số điều kiện khác cũng giúp diễn tả triệu chứng này bao gồm phân
độ nặng, sự thay đổi tư thế khi ngủ, độ đặc của thức ăn, điều kiện môi trường xung
quanh…
Sự tiến triển của TNDDTQ khó có thể đoán trước. Lứa tuổi thường gặp nhất là 12-
18 tháng tuổi, triệu chứng trào ngược sẽ giảm khi trẻ bắt đầu tập đi, tuy nhiên,
cũng có một vài trường hợp biểu hiện này sẽ nặng thêm đòi hỏi điều trị với thuốc
thậm chí phải phẫu thuật trong vài tình huống đặc biệt sau 3 tuổi.
Một số nghiên cứu gần đây đã ghi nhận mối liên quan giữa TNDDTQ với các vấn
đề về tâm thể. Nổi bật hơn cả là mối quan hệ mẹ-con (thiếu quan tâm săn sóc từ
mẹ, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ bị suy sụp, sợ hãi…).
Ngày nay, TNDDTQ được hiểu như một vấn đề tương tác mà thông qua đó, trẻ


biểu hiện những cảm xúc của mình trong môi trường sống sợ hãi và bi quan,
chống lại những chăm sóc quá mức không thích đáng, một kích thích quá mức
hoặc một khiếm khuyết trong cơ chế bảo vệ.
Bên cạnh đó, việc xác định hoàn cảnh xuất hiện của TNDDTQ cũng cần thiết
(hoàn cảnh gia đình, xã hội), bởi lẽ trong một vài báo cáo, lạm dục tình dục được
xem như yếu tố khởi phát.
Ngoài ra, nấc và trào ngược quan sát dưới siêu âm trong giai đoạn bào thai là
những bằng chứng củng cố thêm cho giả thuyết tồn tại một “nhân tâm thể nguyên
thủy”, là tiền đề để có thể phát hiện tình trạng mất cân bằng tâm thể ở trẻ sơ sinh
từ rất sớm trong giai đoạn trước sinh.

×