Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.45 KB, 4 trang )

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản


Trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng trong đó acid dạ dày hoặc đôi khi là
dịch mật chảy ngược vào thực quản, gây kích ứng niêm mạc thực quản và gây
viêm. Tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng như hẹp thực quản, loét
hoặc thậm chí tăng nhẹ nguy cơ ung thư thực quản.
Dấu hiệu và triệu chứng
 Ợ nóng - cảm giác nóng rát trong ngực, đôi khi lan lên họng, kèm theo vị
chua trong miệng
 Đau ngực, nhất là về ban đêm khi nằm ngủ
 Nuốt khó
 Ho, thở khò khè, hen, khản giọng hoặc đau họng
 Ợ ra thức ăn hoặc dịch chua
Nguyên nhân
Bình thường khi nuốt, cơ vòng thực quản dưới nằm ở chỗ nối giữa thực quản và dạ
dày sẽ mở ra để cho thức ăn đi xuống dạ dày và sau đó đóng kín lại. Nếu cơ này bị
giãn bất thường hoặc bị yếu, acid trong dạ dày có thể chảy ngược lên thực quản.
Một số yếu tố làm nặng thêm bệnh trào ngược dạ dày thực quản là:
 Một số loại thức ăn, như đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị, sô cô la, caffein, hành,
sốt cà chua, nước ngọt có ga và bạc hà.
 Rượu
 Ăn quá nhiều
 Nằm ngay sau khi ăn
 Một số loại thuốc, như thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chẹn kênh calci
 Hút thuốc lá
Xét nghiệm và chẩn đoán
Thông thường chần đoán sẽ được đưa ra căn cứ vào triệu chứng. Một số xét
nghiệm để chẩn đoán xác định và loại trừ các nguyên nhân khác gồm:
· Chụp X quang đường tiêu hóa có thuốc cản quang giúp quan sát hình dạng của
thực quản, dạ dày và tá tràng. Chụp X quang cũng giúp phát hiện thoát vị lỗ thực


quản và tính trạng chít hẹp thức quản gây khó nuốt.
· Nội soi thực quản dạ dày tá tràng phát hiện viêm loét thực quản, dạ dày, tá tràng,
có thể kèm theo sinh thiết xác định vi khuẩn gây loét.
· Xét nghiệm thăm dò pH lưu động ghi lại các thông số acid dạ dày và thực quản.
· Đo trở kháng thực quản giúp đánh giá khi chất trào ngược vào thực quản là khí
hay dịch không có tính acid và không đo được bằng xét nghiệm thăm dò pH.
Điều trị
Điều trị nội khoa:
· Các thuốc trung hòa acid dạ dày như Maalox, Mylanta, Gelusil, Rolaids và Tums
giúp giảm nhanh triệu chứng nhưng không làm liền các tổn thương ở thực quản.
· Các chất chẹn thụ thể H2 như cimetidin, famotidin, nizatidin hoặc ranitidin làm
giảm tiết acid và có tác dụng thuyên giảm bệnh lâu dài.
· Các chất ức chế bơm proton ức chế sản sinh acid và giúp niêm mạc thực quản có
thời gian liền tổn thương.
Điều trị ngoại khoa:
Thủ thuật Nissen siết chặt cơ vòng thực quản dưới để ngăn ngừa trào ngược bằng
cách khâu phần đỉnh của dạ dày bao quanh bên ngoài đoạn thực quản dưới. Hiện
nay phẫu thuật này có thể được tiến hành qua nội soi.

×