Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Bài tập lớn môn Kinh tế vĩ mô Chính sách tài khóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.94 KB, 32 trang )

Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Chính sách tài khoá
Lời mở đầu
Năm 1995, Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN, năm 2006 gia nhập tổ
chức thương mại thế giới WTO. Điều này đặt ra cho đất nước những cơ hội
lớn đồng thời đi kèm là những thách thức cần vựơt qua để hội nhập và phát
triển cùng với nền kinh tế thương mại thế giới.
Việt Nam tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa từ một đất nước nghèo
vừa thoát khỏi chiến tranh, nền kinh tế lạc hậu, cơ sở vật chất thiếu thốn.
Đã có giai đoạn vấp phải những sai lầm do chủ quan nóng vội đưa kinh tế
đất nước xuống mức suy yếu và trì trệ nghiêm trọng. Đảng và Nhà nước đã
kịp thời nhận ra những khuyết điểm sai lầm, tìm con đường đổi mới để khôi
phục kinh tế.
Thực tế đã khẳng định Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành quả do đổi
mới mang lại thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế và quan trọng hơn sự
phát triển đó là vì mục tiêu con người. Tuy nhiên làm thế nào để giữ cho sự
phát triển đó được nhanh, bền vững, ổn định? Đó là câu hỏi được đặt ra
không phải chỉ đối với các nhà hoạch định kinh tế mà đó là trách nhiệm của
mỗi công dân, đặc biệt hơn là với sinh viên - thế hệ trẻ và là tương lai của
đất nước.
Việc học tập nghiên cứu kinh tế học là việc cần thiết quan trọng trang
bị cho sinh viên những lý thuyết cơ bản về tình hình kinh tế của đất nước nói
riêng và thế giớ nói chung. Kinh tế học vĩ mô là bộ phận quan trọng trong
phân ngành kinh tế học với những lý thuyết về các chính sách thu nhập,
chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ… mà đất nước đã học tập và áp dụng
trong thời kỳ xây dựng kinh tế những năm qua.
Thế hệ trẻ, đặc biệt là một sinh viên khoa kinh tế cần nhận thức rõ
được tình hình kinh tế của đất nước, học tập và nắm vững những kiến thức
cơ bản để tương lai trở thành một nhà hoạch định kinh tế có tầm nhìn và
kiến thức sâu rộng để góp phần xây dựng đất nước.
Nguyễn Thị Ngọc Anh
1


KTB 49 - ĐH1
Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Chính sách tài khoá
Nội dung chính
ChươngI:Lý thuyết về chính sách tài khóa
I.Giới thiệumôn học,vị trí môn học trong chương trình học đại học
1.1. Giới thiệu môn học
• Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô
- Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu xem xã hội sử dụng như thế nào
nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất hàng hoá và dịch vụ thoả mãn nhu cầu
của cá nhân và toàn xã hội
- Kinh tế học vĩ mô - một phân ngành của kinh tế học – nghiên cứu sự vận
động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện
toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vĩ mô gồm:
+ Phương pháp phân tích cân bằng tổng hợp
+ Tư duy trừu tượng
+ Phân tích thống kê số lớn
+ Mô hình hoá kinh tế
•Hệ thống kinh tế vĩ mô
Có nhiều cách mô tả hoạt động của nền kinh tế. Theo cách tiếp cận hệ thống
- gọi là hệ thống kinh tế vĩ mô hệ thống này được đặc trưng bởi ba yếu tố: Đầu
vào, đầu ra và hộp đen kinh tế vĩ mô
Các yếu tố đầu vào bao gồm:
- Những tác động từ bên ngoài bao gồm chủ yếu các biến tố phi kinh tế:
thời tiết, dân số, chiến tranh…
- Những tác động chính sách bao gồm các công cụ của Nhà nước nhằm
điều chỉnh hộp đen kinh tế vĩ mô, hướng tới các mục tiêu đã định trước.
Các yếu tố đầu ra bao gồm: sản lượng, việc làm, giá cả, xuất-nhập khẩu. Đó
là các biến do hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô tạo ra.
Yếu tố trung tâm của hệ thống là hộp đen kinh tế vĩ mô, còn gọi là nền kinh

tế vĩ mô. Hoạt động của hộp đen như thế nào sẽ quyết định chất lượng của các
biến đầu ra. Hai lực lượng quyết định sự hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô là
tổng cung và tổng cầu.
+ Tổng cung bao gồm tổng khối lượng sản phẩm quốc dân mà các doanh
nghiệp sẽ sản xuất và bán ra trong một thời kỳ tương ứng với giá cả, khả năng
sản xuất và chi phí sản xuất đã cho. Tổng cung liên quan đến khái niệm sản
lượng tiềm năng. Đó là sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất ra trong
điều kiện toàn dụng nhân công, mà không gây nên lạm phát. Sản lượng tiềm
năng phụ thuộc vào việc sử dụng các yếu tố của sản xuất, đặc biệt là lao động.
+ Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hoá và dịch vụ ( tổng sản phẩm quốc
dân ) mà các tác nhân trong nền kinh tế sẽ sử dụng tương ứng với mức giá cả,
thu nhập và các biến số kinh tế khác đã cho.
Nguyễn Thị Ngọc Anh
2
KTB 49 - ĐH1
Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Chính sách tài khoá
• Mục tiêu và công cụ trong kinh tế vĩ mô:
- Mục tiêu
+ Mục tiêu sản lượng:
Đạt đựợc sản lượng thực tế cao, tương ứng với mức sản lượng tiềm
năng
Tốc độ tăng trưởng cao và bền vững
+ Mục tiêu việc làm
Tạo được nhiều việc làm tốt
Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp
+ Mục tiêu ổn định giá cả
Hạ thấp và kiểm soát được lạm phát trong điều kiện thị trường tự do.
+ Mục tiêu kinh tế đối ngoại:
Ổn định tỷ giá hối đoái
Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế

+ Phân phối công bằng: Đây là một trong những mục tiêu quan trọng
Lưu ý:
Những mục tiêu trên thể hiện trạng thái lý tưởng và các chính sách kinh
tế vĩ mô chỉ có thể tối thiểu hoá các sai lệch thực tế so với các trạng thái lý
tưởng.
Các mục tiêu trên thường bổ sung cho nhau, trong chừng mực chúng
hướng vào đảm bảo tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế. Song trong từng
trường hợp có thể xuất hiện những xung đột, mâu thuẫn cục bộ.
Về mặt dài hạn thứ tự ưu tiên giải quyết các mục tiêu trên cũng khác nhau
giữa các nước. Ở các nước đang phát triển, tăng trưởng thường có vị trí ưu tiên
số 1.
- Công cụ
Để đạt được những mục tiêu trên kinh tế vĩ mô trên, Nhà nước có thể
sử dụng nhiều công cụ chính sách khác nhau. Mỗi chính sách lại có công cụ
riêng biệt.
Dưới đây là một số chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu mà chính phủ ở
các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thường sử dụng trong lịch sử lâu
dài và đa dạng của họ.
* Chính sách tài khoá: Là việc chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu công
cộng để tác động đến nền kinh tế hướng nền kinh tế tới mức sản lượng và việc
làm mong muốn
-Công cụ:
+ Chi tiêu của chính phủ (G)
+Thuế (T)
-Đối tượng:
+Quy mô của chi tiêu công cộng
+Chi tiêu của khu vực tư nhân
Nguyễn Thị Ngọc Anh
3
KTB 49 - ĐH1

Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Chính sách tài khoá
+Sản lượng
-Mục tiêu:
+Ngắn hạn: ổn định nền kinh tế
+Dài hạn : hướng nền kinh tế đến sự phát triển lâu dài
* Chính sách tiền tệ: tác động đến đầu tư tư nhân, hướng nền kinh tế tới mức
sản lượng và việc làm mong muốn
-Công cụ:
+Mức cung tiền (MS)
+Lãi suất (i)
-Đối tượng:
+Tác động đến đầu tư (I)
+Chi tiêu của hộ gia đình (C)
+Tiết kiệm (S)
+Tỷ giá hối đoái (e)
-Mục tiêu (giống chính sách tài khoá)
* Chính sách thu nhập: bao gồm các biện pháp mà chính phủ sử dụng nhằm
tác động trực tiếp đến tiền công, giá cả và để kiềm chế lạm phát
-Công cụ:
+Tiền lương danh nghĩa (Wn)
-Đối tượng:
+Chi tiêu của các hộ gia đình (C)
+Tổng cung ngắn hạn
-Mục tiêu:
+Kiềm chế lạm phát
* Chính sách kinh tế đối ngoại: Nhằm ổn định tỷ giá hối đoái, giữ cho thâm hụt
cán cân thanh toán quốc tế ở mức có thể chấp nhận được
-Công cụ:
+Thuế quan
+Hạn ngạch

+Tỷ giá hối đoái
-Đối tượng:
+Hoạt động xuất-nhập khẩu và đầu tư nước ngoài
-Mục tiêu:
+Chống suy thoái, lạm phát
+Ổn định tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế
• Một số khái niệm và mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
- Tổng sản phẩm quốc dân và sự tăng trưởng kinh tế
+Tổng sản phẩm quuốc dân (GNP) là giá trị của toàn bộ hàng hoá và
dịch vụ mà một quốc gia sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định
+Tổng sản phẩm quốc dân là thước đo cơ bản hoạt động của nền kinh
tế
Nguyễn Thị Ngọc Anh
4
KTB 49 - ĐH1
Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Chính sách tài khoá
+Tổng sản phẩm tính theo giá hiện hành gọi là tổng sản phẩm danh
nghĩa
+Tổng sản phẩm tính theo giá cố định gọi là tổng sản phẩm thực tế
- Chu kỳ kinh doanh và sự thiếu hụt sản lượng
+Nền kinh tế thị trường của các nước công nghiệp phát triển tiêu biểu
thường phải chống đối với vấn đề chu kỳ kinh tế. Liên quan đến chu kỳ kinh tế
là sự đình trệ sản xuất, thất nghiệp và lạm phát.
+Chu kỳ kinh tế là sự giao động của GNP thực tế xung quanh xu hướng
tăng lên của sản lượng tiềm năng
+Độ lệch giữa sản lượng tiềm năng và sản lượng thực tế gọi là sự thiếu
hụt sản lượng
Thiếu hụt sản lượng = Sản lượng tiềm năng - Sản lượng thực tế
-Tăng trưởng và thất nghiệp
Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những

nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Như vậy tăng
trưởng nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm đi
- Tăng trưởng và lạm phát
Sự kiện lịch sử của nhiều nước cho thấy những thời kỳ kinh tế phát đạt,
tăng trưởng cao thì lạm phát có xu hướng tăng lên và ngược lại. Song mối quan
hệ giữa tăng trưởng và lạm phát như thế nào, đâu là nguyên nhân, đâu là kết
quả? Vấn đề này kinh tế vĩ mô chưa có câu trả lời rõ ràng.
- Lạm phát và thất nghiệp
Các nhà kinh tế cho rằng, trong thời kỳ ngắn thì lạm phát càng cao,
thất nghiệp càng giảm. Trong thời kỳ dài chưa có cơ sở nói rằng lạm phát và thất
nghiệp có mối quan hệ “ trao đổi”. Trong thời kỳ dài tỷ lệ thất nghiệp phụ thuộc
một cách cơ bản vào tỷ lẹ lạm phát trong suốt thời gian đó
Trong điều kiện nước ta, quá trình chuyển đổi kinh tế chưa hoàn tất, các
yếu tố thị trường còn non yếu và chưa phát triển đồng bộ, Nhà nước đóng vai trò
quan trọng trong việc quản lý và điều tiết nền kinh tế.
Vì vậy khi nghiên cứu những mối quan hệ này trong điều kiện nước ta
cần chú ý những đặc điểm trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, tránh rập khuôn
máy móc.
1. 2. Vị trí của môn học trong chương trình học đại học
Kinh tế học vĩ mô là một trong hai bộ phận hợp thành kinh tế học
Trong chương trình học đại học kinh tế học vĩ mô có vai trò quan trọng trong
việc tiếp tục bổ sung cho kinh tế học vi mô, đồng thời trang bị cho sinh viên tầm
nhìn kinh tế sâu rộng hơn trên phạm vi tổng thể nền kinh tế quốc gia với vai trò
của một nhà hoạch định kinh tế cho đất nước.
Vì vậy, việc học tập và nghiên cứu kinh tế vĩ mô là cần thiết với tất cả
sinh viên nói chung, đặc biệt hơn là đối với sinh viên học kinh tế, để có một kiến
thức và tầm nhìn tổng quát về kinh tế trong điều kiện kinh tế hội nhập hiện nay.
Nguyễn Thị Ngọc Anh
5
KTB 49 - ĐH1

Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Chính sách tài khoá
II.Tổng cầu và sản lượng cân bằng.
*GIẢ THIẾT:Giá và tiền công cố định
Tổng cung AS đã cho(có nghĩa là các doanh nghiệp có thể
đáp ứng mọi nhu cầu của nền kinh tế)
Như vậy sản lượng cân bằng chỉ còn phụ thuộc vào tổng cầu.
Với những giả thiết trên,chúng ta sẽ nghiên cứu các mô hình tổng cầu từ
giản đơn đến phức tạp và cách thức mà nó xác định sản lượng cân bằng.
1. Tổng cầu trong mô hình đơn giản.
Hãy giả định về một nền kinh tế chỉ gồm hai tác nhân chủ yếu :Hộ gia đình
và doanh nghiệp.Đó là một nền kinh tế khép kín và chưa co sự tham gia của
Chính phủ.
Tổng cầu là toàn biij số lượng hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình và
các doanh nghiệp dự kiến chi tiêu,tương ứng với mức thu nhập của họ
AD = C + I
Trong đó : AD - Tổng cầu
C - Cầu về hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của các hộ gia đình
I - Cầu về hàng hóa đầu tư của các doanh nghiệp
Trong (4.1),C và I đều là những hàm số.Vì vậy,trước tiên hãy xét các hàm
số tiêu dùng và đầu tư.
1.1 Hàm tiêu dùng.
Tiêu dùng là toàn bộ chi tiêu của dân cư về hàng hóa và dịch vụ cuối cùng.
Tiêu dùng của dân cư phụ thuộc vào nhiều yếu tố :
- Thu nhập từ tiền công và tiền lương
- Của cải hay tài sản,bao gồm cả tài sản thực và tài sản tài chính.
- Những yếu tố xã hội,tâm lý,tập quán sinh hoạt khác.
Trong 3 yếu tố trên,thu nhập co vai trò quan trọng hơn cả.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của dân cư,sự thay
đổi của cơ cấu tiêu dùng cũng như cách thức mà họ quyết định thay đổi mức tiêu
dùng khi thu nhập tăng lên.Nhiều công trình đã đi đến kết luận rằng : Khi thu

nhập thấp,người ta phải chi tiêu nhiều hơn cho các nhu cầu thiết yếu như:
ăn,mặc,ở.Cùng với mức tăng lên của thu nhập,tỷ lệ thu nhập chi cho bữa ăn tăng
lên rất nhanh,trong khi tỷ lệ nhà ở thì tương đối ổn định.
Quan trọng hơn là các kết luận về cách thức tiêu dùng.Nhiều nghiên cứu đưa
ra giả thiết rằng người tiêu dùng quyết định chi tiêu của mình có xét đến những
điều kiện kinh tế lâu dài.Nói cách khác,người ta tiêu dùng dựa trên dự tính của
họ về khả năng thu nhập lâu dài,thương là thu nhập trong suốt thời gian dài hoặc
thu nhập có được trong cả cuộc đời.
Hàm tiêu dùng biểu thị mối quan hệ giữ tổng tiêu dùng và tổng thu nhập,
hàm này được xây dựng bằng phương pháp thống kê số lớn.Đố là một dạng hàm
hồi qua.Trong trường hợp đơn giản nhất,hàm tiêu dùng có dạng :
Nguyễn Thị Ngọc Anh
6
KTB 49 - ĐH1
Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Chính sách tài khoá
C =
C
+ MPC.Y
Trong đó:
Y - Thu nhập (trong nền kinh tế giản đơn,thu nhập bằng thu nhập có thể
sử dụng đươc Y=YD).
- Tiêu dùng không phụ thuộc vào thu nhập (có thể coi là mức tiêu dùng
tối thiểu).
MPC - Xu hướng tiêu dùng cận biên
0 < MPC < 1
Xu hướng tiêu dùng cận biên biểu thị mối quan hệ giữ sự gia tăng của tiêu
dùng với sự gia tăng của thu nhập.Xu hương tiêu dùng cận biên nói lên rằng,nếu
thu nhập tăng bao nhiêu lần một đơn vị thì tiêu dùng tăng lên là bao nhiêu.
MPC =
Đồ thị hàm tiêu dùng mô tả trong hình 4.1.a.Trong hình 4.1.1,đương phân

giác 45
0
hội tụ tất cả các điểm tại đó,tiêu dùng bằng thu nhập.Giao điểm giữa
các đường tiêu dùng và đường phân giác chung ta gọi là điểm vừa đủ.
Điểm vừa đủ là điểm thu nhập vừa đủ để chi tiêu.Phía dưới điểm vừa đủ,tiêu
dùng cao hơn thu nhập.Phía trên điểm đó,tiêu dùng ít hơn thu nhập.Vậy số thu
nhập dôi ra đó được để dành,hoặc tiết kiệm.
Với cách hiểu tiết kiệm là phần còn lại sau khi tiêu dùng,ta có :
S = Y - C
Hay S = - + (1 - MPC).Y
Hay S = - + MPS.Y
Trong đó :
MPS - Xu hướng tiết kiệm biên.
0 < MPS < 1
Xu hướng tiết kiệm cận biên biểu thị dự kiến của các gia đình tăng tiết kiệm
khi thu nhập tăng lên.MPS cho biết,nếu thu nhập tăng lên một đơn vị thì các gia
định dự kiến tăng lên bao nhiêu tiết kiệm của mình.Lưu ý rằng,thu nhập chỉ có
thể đem tiêu dùng hoặc tiết kiệm nên:
MPC + MPS = 1
Hàm tiết kiệm được mô tả trong hình 4.1b.
Hình 4.1b cho thấy tại điểm vừa đủ tiết kiệm bằng không.Dưới điểm vừa đủ
tiết kiệm là âm,còn trên,tiết kiệm tăng cùng với mỗi mức thu nhập tăng lên.
C 45
0
C = + MPC.Y Hình 4.1.a
Nguyễn Thị Ngọc Anh
7
KTB 49 - ĐH1
Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Chính sách tài khoá
V


O Y
s
S = + MSC.Y Hình 4.1.b

o Y

1.2 Hàm đầu tư
Bây giờ chúng ta chuyển sang nghiên cứu về đầu tư - thành phần quan trọng
thứ hai của tổng cầu hay tổng chỉ tiêu.
Đầu tư là bộ phận lớn và hay thay đổi trong tổng chi tiêu.Đầu tư có hai vai
trò trong kinh tế vĩ mô.Thứ nhất,vì là bộ phận lớn và hay thay dổi chủ chi
tiêu,nên những thay đổi thất thường về đầu tư co ảnh hương lớn đến sản lượng
và thu nhập về mặt ngắn hạn.Thứ hai,đầu tư dẫn đến tích lũy cơ bản,co tác dụng
mở rộng năng lực sản xuất.Vì thế,về mặt dài hạn,đầu tư làm tăng sản lượng tiềm
năng,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Vì các hãng kinh doanh dự kiến đầu tư đê mong đợi thu vê được lợi nhuận
lớn hơn trong tương lai,do vậy cầu về đầu tư phụ thuộc rất lớn vào ba yếu tố
sau:
- Mức cầu về sản phẩm do đầu tư sẽ tạo ra.Nói cách khác,đó là mức cầu về
sản lương (GNP).Nếu mức cầu về sản phẩm càng lớn,thì dự kiến đầu tư của
các hãng sẽ càng cao và ngược lại.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu tư.Trong nền kinh tế thị trường, các
doanh nghiệp thường vay vốn ngân hàng hoặc các trung gian tài chính để đầu
tư,nên chi phí đầu tư phụ thuộc nhiều vào lãi suất.Nếu lai suất cao,chi phí đầu tư
sẽ cao,lợi nhuận sẽ giảm,cầu về đầu tư dó đó cũng sẽ giảm.Thuế cũng là yếu tố
quan trọng trong ảnh hưởng đến đầu tư.Nếu thuế đánh vào lợi tức mà cao,sẽ hạn
chế số lương và quy mô các dự án đầu tư.Vì vậy,ở một số nước,người ta áp dụng
chính sách thuế đặc biêt cho các sản phẩm của đầu tư mới,nhằm khuyến khích
các hãng đầu tư cho sản phẩm mới.

- Dự đoán của các doanh nghiệp về tình trạng của nền kinh tế,dự định bô
sung vào tài sản cố định và hàng tồn kho để sản xuất và bán trong tương lai, do
vậy nhu cầu đầu tư phụ thuộc rất lớn vào dự đoán của họ về tình hình kinh tế
tăng trưởng nhanh đến mức nào trong tương lai.
Tuy nhiên,trong mô hình đơn giản này,chúng ta giả định rằng lãi suất và thuế
đã cho,và đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào sản lượng,hay thu nhập.Tuy vậy,giữa
sản lương hay thu nhập hiện thời và dự đoán của các doanh nghiệp không có
mối quan hệ chặt chẽ nào.Nên chúng ta giả định rằng,đầu tự là một lượng không
Nguyễn Thị Ngọc Anh
8
KTB 49 - ĐH1
Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Chính sách tài khoá
đổi,không phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập hiện tại.Đây là một giả định đơn
giản hóa để đạt được mua tiêu nghiên cứu :
Ta có:
I =
I
1.3 Hàm tổng cầu và phương pháp xác định sản lượng cân bằng.
Sau khi đã nghiên cứu về tiêu dùng và hàm tiêu dùng,đầu tư và hàm đầu
tư,chúng ta có biểu thức về hàm tổng cầu đơn giản :
Vì : AD = C + I
Nên : AD =
C
+ MPC.Y +

I

Hay : AD = (C +
I
) + MPC.Y

Tiếp theo,vấn đề đặt ra là,với tổng cầu được xác định như trên,nền kinh tế sẽ
cân bằng tại điểm nào ?
Hãy nhớ lại giả định ban đầu của chúng ta là các doanh nghiệp có thể và sẵn
sàng đáp ứng mọi nhu cầu của nên kinh tế.Lúc này,sản lượng cân bằng sẽ phụ
thuộc vào tổng cầu.Nếu tổng cầu giảm đi,các doanh nghiệp không thể bán hết
sản phẩm mà họ sản xuất ra.Hàng hóa tồn kho không dự kiến sẽ chất đống.
Ngược lại,khi tổng cầu tăng lên,họ phải tung hàng hóa dự trữ ra bán.Hàng tồn
kho giảm xuống dưới mức dự kiến.Vi vậy,khí giá cả và tiền công cố định,thị
trường hàng hóa và dịch vụ sẽ đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn,khi tổng cầu
hoặc tổng chi tiêu dự kiến đúng bằng sản lượng thực tế sản xuất ra trong nên
kinh tế.
Ở trạng thái cân bằng ngắn hạn,lượng hàng tồn kho không dự kiến sẽ bằng
không.Dự kiến chi tiêu không bị phá vỡ do thiếu hàng hóa.Ngược lại các doanh
nghiệp cũng không sản xuất nhiều hơn mức có thể bán được.Muốn cho thị
trường hàng hóa và dịch vụ cân bằng,sản lượng sản xuất trong nền kinh tế phải
bằng tổng cầu :
Y = AD
Hay Y = (
C
+
I

) + MPC.Y
Suy ra :
Y
0
= (
C
+
I


)
Biểu thức trên là biểu thức xác định sản lượng cân bằng.
AD 45
0
AD =C + I
E C = + MPC.Y

C
+
I
Nguyễn Thị Ngọc Anh
9
KTB 49 - ĐH1
Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Chính sách tài khoá
C
Y
1.4.Số nhân
Ta có:
Y
0
= (
C
+
I

)
Bây giờ,ta thay :
M = hay m =
Ta co :

Y
0
= m(
C
+
I

)
Trong biểu thức trên,m gọi là số nhân chi tiêu.Số nhân chi tiêu cho biết sản
lượng sẽ thay đổi bao nhiêu khi có thay đổi mỗi đơn vị trong mức chi tiêu không
phụ thuộc vào thu nhập.
Thật vậy,nếu
C

hoặc
I

hoặc cả hai tăng lên một đơn vị,thì sản lượng cân
bằng Y
0
sẽ tăng lên m đơn vị.Vì MPC là một sô nhỏ hơn 1,lớn hơn 0,nên m luôn
lớn hơn 1.Độ lớn của m phụ thuộc vào MPC hoặc MPS.Kết quả là,những thay
đổi nhỏ trong tiêu dùng và đầu tư sẽ được số nhân m khuếch đại lên nhiều lần.
Chính nhờ tác dụng khuếch đại này,số nhân chi tiêu có một ý nghĩa quan trọng
trong kinh tế học.
2.Tổng cầu trong nền kinh tế đóng,có sự tham gia của Chính phủ.
2.1. Chi tiêu của Chính phủ và tổng cầu
Khi Chính phủ mua sắm hàng hóa và dịch vụ,tổng cầu của nền kinh tế sẽ
tăng lên.Lúc này tổng cầu sẽ bằng :
AD = C + I +G

Trong đó : G là chi tiêu của Chính phủ
Ta có khi Chính phủ tăng chi tiêu,tổng cầu sẽ tăng lên.Tuy nhiên,không có
lý do mặc nhiên nào cho thây chi tiêu của Chính phủ biến thiên theo mức sản
lượng và thu nhập.Do vậy,ta giả định rằng dự kiến chi tiêu của Chính phủ là một
số được ấn định trước.
Lúc đó :
G =
G
Khi chưa tính đến thuế,tổng cầu trong trường hợp này là :
AD = C + I + G
AD =
C
+
I
+
G
+ MPC.Y
Ta có điều kiện cân bằng của thị trường hàng hóa :
AD = Y
C
+
I
+
G
+ MPC.Y = Y
Do đó
Nguyễn Thị Ngọc Anh
10
KTB 49 - ĐH1
Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Chính sách tài khoá

Y
0
= (
C
+
I
+
G
)
Hay : Y
0
= m . (
C
+
I
+
G
)
Thực ra trong nền kinh tế,khi tiêu dùng và đầu tư của một hộ gia đình và các
hãng kinh doanh không thay đổi,thì một thay đổi nhỏ trong chi tiêu Chính phủ
có thể dẫn đến một thay đổi lớn trong sản lương do tác động của số nhân chi tiêu
2.2 Thuế và tổng cầu.
Khi Chính phủ thu thuế,thu nhập có thể sử dụng của dân cư giảm,do vậy họ
sẽ quyết định tiêu dùng ít đi.Tuy nhiên,Chính phủ còn tiến hành các trợ cấp Xã
hội như trợ cấp thất nghiệp,hưu trí…và do đó bổ sung vào quỹ tiêu dùng cộng
sản thể sử dụng của dân cư
Trong mô hình này,ta coi thuế là một đại lượng ròng:
T = TA - TR
Trong đó : T - Thuế ròng
TA - Thuế

TR - Các khoản trợ cấp từ Chính phủ cho công chúng
Thuế ròng là một hàm của hàm thu nhập.Khi thu nhập tăng,thuế ròng tự
động tăng lên,vì rằng số thu về thuế tăng lên,mặc dù thuế suất là không đổi.Dể
tiện sử dụng,ta gọi thuế ròng là thuế.
Ta giả sử,thuế là một đại lương cho trước được Chính phủ ấn định
T =
T
Lúc này tiêu dùng của dân cư sẽ phụ thuộc vào thu nhập có thể sử dụng YD
chứ không vào thu nhập Y.
Hàm tiêu dùng có dạng :
C =
C
+ MPC ( Y -
T
)
Và tổng cầu sẽ là :
AD = C + I + G
AD = (
C
+
I
+
G
) + MPC ( Y -
T
)
Ta có :
Y
0
= - .

T
+ (
C
+
I
+
G
)
Nếu thay : m
t
= - và m = ta có :
Y
0
= m
t
.
T
+ m. (
C
+
I
+
G
)
Trong đó : m
t
- Số nhân về thuế
M - Số nhân chi tiêu
* Chú ý :
Nguyễn Thị Ngọc Anh

11
KTB 49 - ĐH1
Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Chính sách tài khoá
- m + m
t
= 1 : Số nhân ngân sách nhà nước
- Khi Chính phủ thu thuế thêm 1 lượng là để chi tiêu thêm 1 lượng là
= thì sản lượng cân bằng sẽ chi tăng thêm 1 lượng đúng bằng lượng tăng
thêm về thuế hoặc là chi tiêu đó ( = = ).
*.Khi thuế phụ thuộc vào thu nhập
T = t . Y
t : Thuế suất
Ta có hàm tiêu dùng
C =
C
+ MPC.( 1 - Y)
Ta có hàm tổng cầu
AD =
C
+
I
+
G
+ MPC.( 1 - Y)
Sản lượng cân bằng dựa vào điều kiện cân bằng thị trường
Y = AD
Y = (
C
+
I

+
G
)
Ta có :
Đặt m’ = : số nhân chi tiêu trong nền kinh tế đóng
Suy ra :
Y = m’(
C
+
I
+
G
)
45
0 AD = C + I
AD E’ AD = C + I + G
E
Y
0
Y’
0
Y
3. Tổng cầu trong nền kinh tế mở.
Trong mô hình tổng cầu này,chúng ta mở rộng đến khu vực ngoại thương,
tức là khu vực xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Cán cân thương mại là giá trị xuất khẩu ròng.Khi xuất khẩu lớn hơn nhập
khẩu,nền kinh tế có thặng dư cán cân thương mại,khi nhập khẩu vượt xuất
khẩu,nền kinh tế bị thâm hụt cán cân thương mại.
Nguyễn Thị Ngọc Anh
12

KTB 49 - ĐH1
Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Chính sách tài khoá
Xuất khẩu ròng làm tăng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm quốc dân.Nhu
cầu vê xuất,khẩu ròng cũng làm tăng tổng nhu cầu của nền kinh tế.
Tổng cầu trong nền kinh tế lúc này bằng.
AD = C + I + G + X - IM
- Xuất khẩu (X) : Việc bán các hàng hóa và dịch vụ nước đó sản xuất được
cho người nước ngoài.
+Phụ thuộc
=>> Như vậy xuất khẩu không phụ thuộc vào thu nhập quốc dân
=>> Hàm xuất khẩu : X =
X
.
- Nhập khẩu (IM) : Việc mua hàng hóa và dịc vụ từ nước ngoài để phục vụ
nhu cầu trong nước
+ Phụ thuộc
+ Hàm số nhập khẩu : IM = MPM . Y
Với MPM : Xu hướng nhập khẩu cận biên
Ý nghĩa của MPM : cho biết khi Y tăng lên 1 đơn vụ thì
người dân nước đó muốn chi tiêu thêm cho nhập khẩu là bao nhiêu
0 < MPM = < 1
- Hàm tổng cầu :
AD =
XGIC
+++
+[ MPC . (1 -t) - MPM ].Y
- Có đồ thị :
45
0
AD

AD=C+I+G+X AD = C + I
XGIC
+++
AD=C+I+G
GIC
++
C
+
I
0 Y
1
Y
2
Y
Nguyễn Thị Ngọc Anh
13
KTB 49 - ĐH1
Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Chính sách tài khoá
- Xác định sản lương cân bằng dựa vào điều kiên cân bằng trên thị trường
hàng hóa :
Y = AD
Ta có
Y = (
XGIC
+++
)
Đặt
m’’ =
ta co m’’ : Số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở
m > m’ > m’’

+ Nhận xét : Sô nhân chi tiêu có tác dụng mạnh nhất trong nền kinh tế giản
đơn.
Trong nền kinh tế đóng và mở thì số nhân chi tiêu này càng giảm.
III. Phân tích chính sách tài khoá duới góc độ lý thuyết kinh tế học.
1.Chính sách tài khoá trong lý thuyết.
Phần này nghiên cứu một ứng dụng của lý thuyết tổng cầu đã nghiên cứu ở
trên trong việc đưa ra chính sách tài khoá chủ động của Chính phủ.
Chính sách tài khoá là việc chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu công
cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế.
Khi nên kinh tế ở quá xa về bên trái hay bên phải mức sản lưọng tiềm năng
thì là lúc cần sự tác động của chính sách tài khoá hoặc tiền tệ để đưa nền kinh tế
về mức sản lưọng tiềm năng.
Bây giờ,hãy xem xét về mặt lý thuyết,Chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài
khoá như thế nào?
Giả sử nền kinh tế đang lâm vào tình trạng suy thoái và thất nghiệp.Các hãng
tư nhân không muốn đầu tư thêm còn nguời tiêu dùng không muốn chi thêm cho
tiêu dùng.Tổng cầu ở mức rất thấp.Lúc này để mở rộng tổng cầu.Chính phủ phải
tăng chi tiêu hoặc giảm thuế,nâng cao mức chi tiêu chung của nên kinh tế.Trong
1 mô hình số nhân đầy đủ,việc Chính phủ tăng chi tiêu và giảm thuế sẽ khiến
sản lưọng tăng lên và mức việc làm đầy đủ có thẻ khôi phục.
Ngược lại khi nền kinh tế đang trong trạng thái phát đạt quá mức,lạm phát
tăng lên,Chính phủ có thể giảm chi tiêu và tăng thuế nhờ đó mức chi tiêu chung
giảm đi,sản lượng giảm theo và lạm pháp sẽ chững lại.
Trong một thế giới theo số nhân của Keynes đơn giản như vậy,chính sách tài
khoá có thể coi là một phương thuốc hữu hiệu để ổn định nền kinh tế.Tuy
nhiên,trong thực tế,chính sách tài khoá không có đủ sức mạnh đến như vậy trong
nên kinh tế hiện đại.Chả thế mà các nền kinh tế thị trường luôn không ổn
Nguyễn Thị Ngọc Anh
14
KTB 49 - ĐH1

Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Chính sách tài khoá
định,chu kỳ kinh doanh chưa đựoc khắc phục hoàn toàn.Trứơc khi nghiên cứu
những vấn đề áp dụng chính sách tài khoá trong thực tiễn,hãy xem xét một cơ
chế đặc biệt của chính sách này, đó là cơ chế ổn định tự động.
Hệ thống tài chính hiện đại có những yếu tố tự ổn định mạnh mẽ. Đó là :
a. Những thay đổi tự động về thuế.Hệ thống thuế hiện đại bao gồm thuế
thu nhập luỹ tiến với thu nhập cá nhân và lợi nhuận của doanh nghiệp.khi thu
nhập quốc dân tăng lên.số thu về thuế tăng theo và ngựoc lại,khi thu nhập
giảm,thuế giảm ngay,mặc dù Quốc hội chưa kịp điều chỉnh thuế suất.Vì
vậy,hệ thống thuế có vai trò như là một bộ tự ổn định tự động nhanh và
mạnh.
b. Hệ thống bảo hiểm,bao gồm bảo hiểm thất nghiệp và các chuyển
khoản mang tính chất xã hội khác.Hệ thống này hoạt động khá nhạy cảm.
Khi mất việc hay thất nghiệp thì ngưòi thất nghiệp đựơc nhận trợ
cấp.khi có việc làm thì họ bị cắt tiền trợ cấp đi.Như vậy,hệ thống bảo hiểm
bơm tiền vào và rút tiền ra khỏi nền kinh tế.Ngựơc lại,chiều hướng của chu
kỳ kinh doanh,góp phần ổn định hệ thống kinh tế.
Tuy nhiên,những nhân tố ổn định tự động chỉ có tác dụng làm giảm một
phần các giao động của nền kinh tế,mà không xoá bỏ hoàn toàn những giao
động đó.Phần còn lại đặt lên vai các chính sách tài chính và tiền tệ chủ động
của Chính phủ.
2. Chính sách tài khoá và vấn đề thâm hụt ngân sách.
Chính sách tài khoá thường thể hiện trong quá triình lập.phê chuẩn,và
thực hiện ngân sách Nhà nước.Thật vậy,chi tiêu chính phủ về hàng hoá và
dịch vụ là bộ phận chính của chi ngân sách,cũng như thuế là nguồn chủ yếu
của thu ngân sách.Ngân sách của các quốc gia trên thế giới luôn phải đương
đầu với vấn dề thâm hụt ngân sách.
a. Khái niệm về thâm hụt ngân sách.
Ngân sách Nhà nước là tổng các kế hoạch chi tiêu và thu nhập hàng năm của
chính phủ,bao gồm khoản thu (chủ yếu từ thuế),các khoản chi ngân sách.

Gọi B là hiệu số giữa thu và chi ngân sách,ta có :
B = T – G
Khi B > 0, ta có thặng dư ngân sách
B = 0, ta có cân bằng ngân sách
B < 0, ta có thâm hụt ngân sách
Các lý thuyết hiện đại cho rằng,ngân sách Nhà nước không nhất thiết phải
cân bằng theo tháng theo năm.Vấn đề là phải quản lý các nguồn thu và chi sao
cho ngân sách không bị thâm hụt quá lớn và kéo dài.Tuy vậy,trong nhiều nước,
đặc biệt là các nước đang phát triển,các Chính phủ vẫn theo đuổi một chính sách
tài khoá thận trọng,trong đó chi ngân sách phải nằm trong khuôn khổ các nguồn
thu ngân sách.
Nguyễn Thị Ngọc Anh
15
KTB 49 - ĐH1
Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Chính sách tài khoá
Thực ra,trong nên kinh tế thị trường,thâm hụt ngân sách thực tế chưa phải là
một chỉ bảo tốt về chính sách tài khoá của Chinh phủ.Thật vậy,một khi nền kinh
tế vận động theo chu kỳ thì tính chu kỳ kinh doanh có tác dụng không nhỏ đến
thâm hụt ngân sách.Nguời ta dễ dàng nhận thất,thu ngân sách tăng lên trong thời
kỳ phồn thịnh và giảm đi trong thời kỳ suy thoái.Ngựơc lại,chi ngân sách vận
động ngược chiều với chu kỳ :Chi ngân sách tăng trong thời kỳ suy thoái và
giảm trong thời kỳ phồn thịnh.Chính vì vậy,thâm hụt ngân sách sẽ trầm trọng
hơn trong thời kỳ suy thoái,bất chấp sự cố gắng của chính phủ.
Vì lý do trên , để đánh giá tác động của chính sách tài khoá đến thâm hụt
ngân sách,nguời ta thưòng sử dụng ngân sách trong điều kiện nền kinh tế hoạt
động ở mức sản lượng tiềm năng.
Phân biệt 3 khái niệm thâm hụt ngân sách:
(1) Thâm hụt ngân sách thực tế: Đó là thâm hụt khi số chi thực tế
vượt số thu thực tế trong một thời kỳ nhất định.
(2) Thâm hụt ngân sách cơ cấu: Đó là thâm hụt tính toán trong trường

hợp nếu nền kinh tế hoạt động o mức sản lượng tiềm năng.
(3) Thâm hụt ngân sách chu kỳ: Đó là thâm hụt ngân sách bị động do
tình trạng của chu kỳ kinh doanh.
Thâm hụt chu kỳ bằng hiệu số giữa thâm hụt thực tế và thâm hụt cơ cấu.
Trong 3 loại thâm hụt trên, thâm hụt cơ cấu phản ánh kếtqủa hoạt động
chủ quan củ chính sách tài khoá như: định ra thuế suất phúc lợi, bảo hiểm… Vì
vậy, để đánh giá kết quả chính sách tài khoá phải sử dụng thâm hụt cơ cấu.
b.Chính sách tài khoá cùng chiều và chính sách tài khoá ngược chiều
Hàm ngân sách đơn giản có dạng như sau:
B=-G + tY
Trong đó: B - Cán cân ngân sách
G - Chi tiêu ngân sách
tY – thu ngân sách
Nếu Chính phủ thiết lập một chích sách thu chi ngân sách sao cho tại mức
sản lượng tiềm năng thì ngân sách là cân bằng.Ta có:
B = -G + tY=0
Hay tY=G
Như vậy, với bất kỳ mức thu nhập hay sản lượng nào nhỏ hơn sản lượng tiềm
năng,ngân sách sẽ thâm hụt.Ngược lại,với bất kỳ mức thu nhập hay sản lượng
nào lớn hơn sản lượng tiềm năng,ngân sách sẽ thặng dư.Chỉ tại điểm sản lượng
tiềm năng,ngân sách sẽ cân bằng.
Nếu mục tiêu của Chính phủ là luôn đạt được ngân sách cân bằng dù sản
lượng có thể thay đổi thế nào cũng được,thì chính sách đó gọi là chính sách tài
khoá cùng chiều.Lúc đó khi nền kinh tế suy thoái,ngân sách thâm hụt.Chính phủ
phải giảm chi tiêu,hoặc sử dụng cả hai biện pháp,ngân sách sẽ trở nên cân bằng.
Nguyễn Thị Ngọc Anh
16
KTB 49 - ĐH1
Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Chính sách tài khoá
Đổi lại,chi tiêu của nền kinh tế sẽ giảm đi,sản lượngg cũng sẽ giảm theo,suy

thoái sẽ sâu sắc thêm.
Ngược lại,nếu mục tiêu của Chính phủ là giữ cho nền kinh tế lun ở mức sản
lượng tiềm năng với mức việc làm đầy đủ,thì Chính phủ phải thực hiện chính
sách tài khoá ngược chiều(với chu kỳ kinh doanh).Lúc đó,khi nền kinh tế suy
thoái,Chính phủ cần tăng chi tiêu,hoặc giảm thuế,hoặc áp dụng cả hai biện pháp
nhằm giữ cho chi tiêu ở mức cao,sản lượng tăng lên đến sản lượng tiềm năng.
Đổi lại ngân sách sẽ bị thâm hụt.Thâm hụt đó gọi là thâm hụt cơ cấu,do chính
sách chủ quan của Chính phủ.
Việc Chính phủ theo đuổi chính sách cũng chiều hay ngược chiều(với chu kỳ
kinh doanh)phụ thuộc rất nhiều vào chu kỳ chính trị,vào các tình huống kinh tế
cụ thể của mỗi nước ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau.
3.Thâm hụt ngân sách và vấn đề tháo lui đầu tư
Các biện pháp của chính sách tài khoá chủ động gây nên thâm hụt cơ cấu
và kéo theo hiện tượng tháo lui đầu tư.
-Cơ chế tháo lui đầu tư như sau:Khi G tăng(hoặc T giảm) GNP sẽ tăng
lên theo hệ số nhân,nhu cầu về tiền tăng theo.Với mức cung về tiền như trước,lãi
suất sẽ tăng lên,bóp nghẹt một số đầu tư.Kết quả là một phần GDP tăng lên có
thể bị mất đi do thâm hụt cao kéo theo tháo lui đầu tư.Vì vậy,tác động của chính
sách tài khoá sẽ giảm đi.Tác động tương tự cũng có thể xảy ra với tiêu dùng.
-Có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề quy mô của tháo lui
đầu tư. Điều phỏng đoán tốt nhất là:Về mặt ngắn hạn,quy mô của tháo lui đầu tư
là nhỏ.Song về vấn đề lâu dài,quy mô này có thể rất lớn.
-Nghiên cứu tác động của thâm hụt vào tháo lui dầu tư đưa đến kết luận
là:
Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khoá và tiền tệ.
4.Các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách
Khi thâm hụt quá lớn và kéo dài,các Chính phủ đều phải nghĩ đến các biện
pháp hạn chế thâm hụt.Biện pháp cơ bản thường là”tăng thu ,giảm chi”.
Tuy vậy,vấn đề đặt ra là phải tính toán số tăng thu và giảm chi thế nào để
gây ra ảnh hưởng ít nhất đến tăng trưởng kinh tế.

Khi các biện pháp tăng thu và giảm chi không giải quyết được toàn bộ
thâm hụt,các Chính phủ phải sử dụng các biện pháp tài trợ cho thâm hụt.
Có 4 biện pháp tài trợ sau:
+Vay nợ trong nước(vay dân)
+Vay nợ nước ngoài
+Sử dụng dự trữ ngoại tệ
+Vay ngân hàng(in tiền)
Mỗi biện pháp đều có thể gây nên những ảnh hưởng phụ đến nền kinh
tế.Nghệ thuật quản lý vĩ mô là phải làm sao hạn chế và trung hoà các ảnh hưởng
này,làm cho chúng không gây nên những tác động xấu đến các mục tiêu kinh tế
vĩ mô.
Nguyễn Thị Ngọc Anh
17
KTB 49 - ĐH1
Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Chính sách tài khoá
***********************************
Từ những cơ sở lý thuyết cùng sự nhận thức về vai trò của tài chính trong
nền kinh tế thị trường,Chính phủ ta đã vận dụng và đã có những thành tựu
đáng khích lệ trong công cuộc đổi mới hệ thống tài chính.
Nhất là sau khi nước ta gia nhập WTO,chính sách tài khoá của nước ta có
những chuyển biến phù hợp.
Đặc biệt là thời kỳ 2007-2008-thời kỳ ngay sau khi gia nhập WTO vào năm
2006.
Chương II : Đánh giá việc thực hiện chính sách tài khóa của Việt
Nam thời kỳ 2007-2008.
I. Nhận xét chung tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam.
1.1 Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2007.
Bước vào năm 2007 chúng ta có thuận lợi cơ bản là sau hơn 20 năm đổi
mới thế và lực của nền kinh tế nước ta cũng như những kinh nghiệm tổ chức,
quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đều đã

được tăng lên đáng kể. Việc nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) đã tạo thêm cơ hội để nền kinh tế nước ta hội nhập sâu
hơn và rộng hơn vào kinh tế thế giới. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp nhiều khó
khăn, thách thức: trong khi nền kinh tế còn nhiều mặt yếu kém, chất lượng tăng
trưởng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh thấp thì giá của nhiều
loại vật tư nguyên liệu đầu vào quan trọng phải nhập khẩu tăng cao. Những
tháng cuối năm lại xuất hiện một số khó khăn không lường trước được như bão,
lũ; dịch tiêu chảy cấp; dịch tai xanh ở lợn; dịch cúm gia cầm tái bùng phát ở
một số nơi. Tuy nhiên, với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự
điều hành quyết liệt khẩn trương có hiệu quả của Chính phủ, hầu hết các chỉ
tiêu kinh tế xã hội đều đạt và vượt mức Quốc hội đề ra, nền kinh tế tiếp tục phát
triển, chính trị xã hội ổn định.
Khái quát lại, năm 2007 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2006-2010, mặc
dù gặp nhiều khó khăn thách thức, trong đó có những yếu tố không lường trước
được, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao và khẩn trương của
Chính phủ, sự nỗ lực của các ngành, các địa phương nên hầu hết các lĩnh vực
Nguyễn Thị Ngọc Anh
18
KTB 49 - ĐH1
Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Chính sách tài khoá
kinh tế then chốt đều đạt được những kết quả vượt trội so với năm 2006 và tạo
đà cho những năm tiếp theo phát triển mạnh hơn. Năm 2007, tổng sản phẩm
trong nước tăng 8,48%, cao hơn hẳn mức tăng 7,1% của năm 2002, cũng là năm
bản lề của kế hoạch 5 năm 2001-2005; mức tăng của giá trị sản xuất nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản và mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp đều đạt chỉ tiêu
Quốc hội đề ra; kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng 21,5% cao hơn mức Quốc
hội đề ra; nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp tăng nhanh; tỷ lệ
hộ nghèo của cả nước giảm từ 15,47% năm 2006 xuống còn 14,75% năm 2007.
Các lĩnh vực xã hội khác như giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá thông tin, thể dục
thể thao cũng có những tiến bộ lớn, quan trọng.

Bên cạnh các kết quả tích cực đã đạt được trong năm 2007, nền kinh tế
cũng đang đứng trước những yếu kém và khó khăn.
(1) Chất lượng tăng trưởng và hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn còn hạn
chế, sức cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ thấp, trong khi phải mở cửa theo lộ
trình đã cam kết làm cho cán cân thương mại mất cân đối lớn, nhập siêu cao.
(2) Tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chậm, nhất là vốn trái phiếu Chính
phủ, công tác quản lý chất lượng xây dựng, giám sát thi công công trình còn yếu
kém, gây thiệt hại, lãng phí về vốn và mất an toàn cho người lao động. Khả năng
hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao.
(3) Giá tiêu dùng tăng nhanh, nhất là giá lương thực, thực phẩm đang tác
động tiêu cực đến sản xuất và đời sống, đặc biệt là đời sống bộ phận dân cư
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số có thu nhập thấp.
(4) Một số vấn đề xã hội chậm được cải thiện như vệ sinh an toàn thực
phẩm, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông cần được quan tâm giải quyết
đồng bộ và dứt điểm.
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 07/2007/QH12 của Quốc hội khoá
XII về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2008 và phấn đấu hoàn thành về
cơ bản một số chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006-2010 vào năm 2008,
chúng ta cần phải đề ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực nhằm huy động tối đa
các nguồn lực, phát huy tính năng động, sáng tạo của toàn xã hội, khắc phục có
hiệu quả những yếu kém nêu trên và biến thời cơ, thuận lợi thành sức mạnh để
tiếp tục phát triển nhanh và bền vững.
1.2 Tình hình kinh tế - xã hôi Viêt Nam 2008.
Nguyễn Thị Ngọc Anh
19
KTB 49 - ĐH1
Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Chính sách tài khoá
Tình hình kinh tế-xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình
thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô và
giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh

trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt
hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài
chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy
giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn
cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.
Trước tình hình đó, Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ đã khẩn trương
xem xét tình hình và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến phát triển
kinh tế-xã hội năm 2008 của đất nước như: Kết luận số 22/KL-TW ngày
04/4/2008 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 17/4/2008 của
Chính phủ đề ra 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững; Kết luận số 25/KL-TW
ngày 05/8/2008 của Bộ Chính trị về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm
2008 và các giải pháp chủ yếu trong 6 tháng cuối năm nhằm thực hiện mục tiêu,
chỉ tiêu kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2008; Nghị quyết số 20/2008/QH12 của
Quốc hội về một số vấn đề kinh tế-xã hội năm 2008 trong tình hình mới.
Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính
phủ; sự nỗ lực cố gắng và chủ động khắc phục khó khăn của các Bộ, Ngành, địa
phương, các tập đoàn, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và của toàn dân nên
kinh tế-xã hội nước ta năm 2008 từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, kinh
tế có bước tăng trưởng khá, lạm phát được kiềm chế, an sinh xã hội được bảo
đảm, nhiều vấn đế xã hội bức xúc đã tiếp tục được giải quyết có hiệu quả.
Khái quát lại, năm 2008 là năm kinh tế-xã hội nước ta phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức, nhất là khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát tăng
cao, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra trong nước. Tuy nhiên, Đảng, Chính phủ
đã kịp thời đề ra 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững; đồng thời chỉ đạo quyết liệt
các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện nghiêm và đồng bộ các nhóm giải
pháp đó. Những kết quả quan trọng mà chúng ta đạt được trong năm qua đã
khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Chính phủ là kịp thời và phù hợp
Nguyễn Thị Ngọc Anh

20
KTB 49 - ĐH1
Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Chính sách tài khoá
với thực tế. Vì vậy, lạm phát đã được kiềm chế; xuất khẩu ổn định; nhập siêu
chuyển biến tích cực; thu ngân sách nhà nước tiếp tục tăng; thu hút đầu tư nước
ngoài phát triển tốt; sản xuất nông nghiệp đạt kết quả cao; đời sống dân cư ổn
định.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được trong năm qua chưa thật vững chắc,
cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; cân đối vĩ mô chưa hợp lý; đời sống dân cư
chưa được cải thiện nhiều, giá cả tăng và đứng ở mức cao nên đời sống bộ phận
dân cư thu nhập thấp, vùng sâu, vùng xa, vùng thiên tai đang gặp nhiều khó
khăn.
Nền kinh tế nước ta đang phát triển nhanh theo hướng mở, do đó dễ bị tác
động trong điều kiện khủng hoảng tài chính thế giới hiện chưa kết thúc. Để vượt
qua được những khó khăn và thách thức, trong quá trình thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế-xã hội năm 2009, cần thực hiện có hiệu quả một số vấn đề quan
trọng sau đây:
Một là, các cấp, các ngành phải khẩn trương tập trung mọi nỗ lực,
chủ động thực hiện đồng bộ và có hiệu quả 5 nhóm giải pháp trọng tâm của
Chính phủ nhằm ngăn chặn sự suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo
đảm an sinh xã hội trên cơ sở đề ra những giải pháp cụ thể liên quan đến hoạt
động của từng ngành, lĩnh vực.
Hai là, có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các Bộ, Ngành
liên quan khi thực hiện các giải pháp nhằm tạo sự thống nhất, linh hoạt trong chỉ
đạo điều hành.
Ba là, cần có chiến lược và giải pháp để các doanh nghiệp Việt Nam
cạnh tranh thắng lợi trên thị trường trong nước. Cần củng cố hệ thống phân phối,
khắc phục các điểm yếu của hệ thống này để đối phó với việc mở cửa dịch vụ
phân phối cho các doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu từ 01/01/2009.
Bốn là, tăng cường khả năng dự báo, đánh giá tình hình để đối phó kịp

thời với những diễn biến phức tạp của thời tiết, của thị trường thế giới nhằm hạn
chế tối đa thiệt hại cho nền kinh tế nói chung và người sản xuất, kinh doanh nói
riêng.
Năm là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính, tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Sáu là, công tác an sinh xã hội phải được các cấp, các ngành và cả xã
hội đặc biệt quan tâm; tổ chức triển khai thực hiện các chế độ, chính sách kịp
thời, đúng đối tượng.
II.Trình bày mục tiêu chính sách tài khoá thời kỳ 2007-2008
Như chúng ta đã biết,sau gần 12 năm nỗ lực,kiên trì đàm phán,ngày
7/11/2006,Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO).Sau khi là thành viên WTO,cũng như một số chính
sách kinh tế khác,chính sách tài khoá của Việt Nam chắc chắn phải được điều
Nguyễn Thị Ngọc Anh
21
KTB 49 - ĐH1
Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Chính sách tài khoá
chỉnh trên nhiều phương diện.Lý do là quy chế thành viên WTO bắt buộc các
thành viên phải thực hiện các cam kết gia nhập, điều này có thể tác động sâu
rộng(cả trực tiếp và gián tiếp)trên các phương diện như tăng trưởng kinh
tế,thương mại, đầu tư và thu nhập-việc làm của người lao động.
Các tác động trực tiếp có thể thấy là nguồn thu ngân sách thừ thuế nhập
khẩu có thể bị giảm trong khi mức tăng từ các nguồn thu ngân sách khác chưa
kịp bù đắp trong ngắn hạn.Bên cạnh đó,việc thực thi các cam kết gia nhập WTO
đòi hỏi những khoản chi ngân sách rất đáng kể ví dụ như cho việc rà soát khung
pháp lý,thực thi công khai,minh bạch,thương mại công bằng. Đặc biệt chính
sách ngày của Việt Nam cho đến nay trọng tâm vẫn là bảo hộ các ngành hàng
trong nước và khuyến khích xuất khẩu thông qua hệ thống thuế,thuế quan và trợ
cấp,trong đó hầu hết các biện pháp đều bị WTO cấm.Chính vì vậy,việc gi nhập
WTO có tác động rất đáng kể tới phạm vi,cách thức và mức độ sử dụng các

công cụ chính sách tài khoá này.Bên cạnh đó,việc gia nhập WTO có tác động
sâu rộng cả tích cực lẫn tiêu cực tới nền kinh tế,chính vì vậy trên quan điểm
quản lý Nhà nước,việc điều chỉnh chính sách tài khoá là cần thiết để thực hiện
các cam kết,tối đa hoá các lợi ích mà quy chế WTO mang lại(động cơ hiệu
quả),giảm thiểu những phí tổn có thể phát sinh nhất là hỗ trợ những nhóm đố
tượng dễ bị tổn thương trong quá trình hội nhập(động cơ công bằng Xã hội).
Dẫu rằng khi thực thi cam kết của WTO,một số khoản trợ cấp từ NSNN sẽ
bị giảm một cách trực tiếp(chẳng hạn.giảm trợ cấp xuất khẩu,trợ cấp cho các
doanh nghiệp nhà nước),một số khoản thu thuế nội địa tăng;tuy nhiên,do nguồn
thu ngân sách của việt Nam trong những năm gần đây chưa bền vững(như thu
nội địa còn nhỏ,thu NSNN còn phụ thuộc vào thu từ xuất khẩu dầu thô,tỷ trọng
thuế trực thu tăng chậm,thu thuế từ nhập khẩu có tỷ trọng trong tổng thu thuế
còn tương đối cao và có xu hướng giảm)
Chính vì vậy,mục tiêu chính sách tài khoá trong thời kỳ 2007-2008 là sự
điều chỉnh các công cụ chính sách tài khoá(chủ yếu là chính sách thuế,thuế
quan(thu NSNN),trợ cấp(chi NSNN)) đảm bảo nguồn ngân sách Nhà nước được
bền vững,nâng cao năng lực của các ngành hàng,thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng
kinh tế giảm thiểu tác động tiêu cực của việc gia nhập WTO.Các mục tiêu cụ thể
như sau:
1. Để đảm bảo tối thiểu hoá thất thu NSNN từ thuế nhập khẩu,xây
dựng mức cắt giảm thuế quan thực tế hợp lý trên cơ sở tính đến
lợi ích tổng thể quốc gia với linh động cần thiết để bảo hộ một
cách hữu hiệu một số ngành hàng có thể bị tổn thương và có
tiềm năng phát triển.
2. Thực hiện việc cắt bỏ các hàng rào thuế thương mại và các công
cụ thuế khác hướng phát triển các nguồn thu NSNN để bù đắp sj
giảm sút có thể có trong thu từ nhập khẩu,thực hiện cắt giảm và
điều chỉnh có hiệu quả các loại thuế để giảm chi NSNN góp
phần kiểm soát mức thâm hụt NSNN ở mức an toàn.Trong chi
Nguyễn Thị Ngọc Anh

22
KTB 49 - ĐH1
Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Chính sách tài khoá
NSNN,các chi phí có liên quan tới thực thi các cam kết gia nhập
cũng cần lưu tâm đúng mức.
3. Trên cơ sở các quy định của WTO và hiện trang trong nước,
điều chỉnh cjính sách trợ cấp để bảo hộ ngành một cách thích
hợp và có hiệu quả giảm thiểu tác động tiêu cực có thể đối với
những đối tưọng dễ bị tổn thương.
4. Hiệu quả chính sách hỗ trợ xuất khẩu nói chung và công tác xúc
tiến thương mại, đầu tư nói riêng cũng cần đựơc đánh giá một
cách toàn diện,tổng thể trong bối cảnh Việt Nam là thành viên
của WTO qua đó có những điều chỉnh cần thiết để nâng cao hoạt
động và hỗ trợ các tổ chức này.
5. Sau khi gia nhâp WT,việc nhận dạng những dạng thất bại thị
trưòng (ví dụ thiếu vắng thị trường tín dụng cho các nghiệp vừa
và nhỏ,mạng lưới an ninh xã hội) để đối phó và giảm thiểu
chúng là rất cần thiết.Hơn thế nữa,Việt Nam cũng cần phòng
tránh “thất bại của Chính phủ” và “ thất bại của hội nhập” những
rủi ro có liên quan tới năng lực thực thi điều hành quản lý nhà
nước trong bối cảnh hội nhập sâu rông, đa phưong.
III : Thu thập số liêu về tình hình thu chi ngân sách và so sánh giữa thu và
chi ngân sách của Chính phủ.
1. Thu ngân sách nhà nước .
Đơn vị tính: Tỷ đồng -Bill VND
TT Dự toán Dự toán
No Chỉ tiêu 2007 2008
(Plan2007) (Plan2008)
A
Tổng thu và viện trợ trong

năm: (I+IV+V)
281,900 323,000
I
Thu thường xuyên:
(II+III)
263,557 301,849
II Thu thuế 251,213 287,369
1 Thuế thu nhập doanh nghiệp 98,965 108,121
2 Thuế thu nhập cá nhân 6,119 8,135
3 Thuế nhà đất 584 698
4 Thuế môn bài 772 861
5 Lệ phí trước bạ 3,750 5,194
6
Thuế chuyển quyền sử dụng
đất
1,249 1,974
Nguyễn Thị Ngọc Anh
23
KTB 49 - ĐH1
Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Chính sách tài khoá
7 Thuế giá trị gia tăng (VAT) 78,929 96,670
8
Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng
sản xuất trong nước
17,110 19,875
9 Thuế tài nguyên 19,854 19,559
10
Thuế sử dụng đất nông
nghiệp
81 82

11
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
và TTĐB hàng nhập khẩu
23,800 26,200
12 Các loại thuế khác
III
Thu phí, lệ phí và thu
ngoài thuế
12,344 14,480
13 Thu chênh lệch giá hàng NK
14
Thu phí, lệ phí (cả phí xăng
dầu)
8,578 9,868
15 Thu tiền cho thuê đất 1,117 1,742
16 Thu khác ngân sách 2,649 2,870
IV
Thu về vốn (thu bán nhà ở,
thu tiền sử dụng đất)
15,343 17,551
V Viện trợ không hoàn lại 3,000 3,600
B Thu kết chuyển năm trước 19,000 9,080

2. Chi ngân sách nhà nước .
Đơn vị tính: Tỷ đồng -Bill VND
STT Dự toán Dự toán
Chỉ tiêu 2007 2008
No (Plan2007) (Plan2008)
A Tổng chi cân đối NSNN 320,721 364,030
I Chi thường xuyên 212,231 253,600

1 Chi quản lý hành chính 24,800 28,438
2 Chi sự nghiệp kinh tế 16,330 19,532
3 Chi sự nghiệp xã hội 97,290 115,678
Chia ra:
Nguyễn Thị Ngọc Anh
24
KTB 49 - ĐH1
Bài tập lớn kinh tế vĩ mô Chính sách tài khoá
3.1 Chi giáo dục 38,060 43,518
3.2 Đào tạo 9,220 10,542
3.3 Chi Y tế 14,660 16,643
3.4 Chi khoa học công nghệ 3,580 3,827
3.5 Chi văn hoá thông tin 2,250 2,440
3.6 Chi phát thanh truyền hình 1,310 1,420
3.7 Chi thể dục thể thao 820 880
3.8
Chi dân số và kế hoạch hoá
gia đình
590 615
3.9
Chi lương hưu và đảm bảo xã
hội
26,800 35,793
4 Chi quốc phòng 23,630 29,800
5
Chi an ninh, trật tự - an toàn
xã hội
11,000 13,780
6 Chi trả nợ lãi 11,711 15,450
7 Chi cải cách tiền lương 24,600 28,400

8 Chi thường xuyên khác 2,870 2,522
II Chi đầu tư phát triển 99,450 99,730
1 Chi xây dựng cơ bản 95,230 96,110
2 Chi về vốn khác 4,220 3,620
III Dự phòng 9,040 10,700
B Chi kết chuyển năm sau

3. Cân đối thu chi ngân sách nhà nước.
Nguyễn Thị Ngọc Anh
25
KTB 49 - ĐH1

×