Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Hiệu quả điều trị của ATOSIBAN trong điều trị dọa sanh non pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.74 KB, 12 trang )

Hiệu quả điều trị của ATOSIBAN trong
điều trị dọa sanh non

ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu sanh non vẫn là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Mục tiêu của
điều trị dọa sanh non là cắt cơn gò tử cung, cố gắng kéo dài cuộc sống thai nhi
trong tử cung càng lâu đến mức có thể. Tuy nhiên với những tiến bộ mới trong
chăm sóc trẻ sơ sinh, ngành dưỡng nhi đã nuôi được những thai nhi cực non và
non, nhất là những thai nhi đã được dùng glucocorticoid cho mẹ trước sanh để hỗ
trợ phổi thì khả năng nuôi sống tốt hơn; Glucocorticoid làm giảm mức độ nghiêm
trọng và tần suất suy hô hấp, giảm nhu cầu điều trị bằng surfactant, nồng độ cung
cấp oxygen thấp hơn và giảm nhu cầu sử dụng máy thở lâu dài trong giai đoạn sơ
sinh. Glucocorticoid còn giúp giảm tỉ lệ xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa và
viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh. Do đó quan niệm mới hiện nay là cần trì hoãn cuộc
sanh non tối thiểu 48 giờ, để chờ tác dụng tối đa của glucocorticoid là chấp nhận
được. Mặc dù có nhiều phương thức và thuốc được sử dụng cắt cơn gò nhưng vẫn
chưa có phương thức nào được cho là tối ưu. ATOSIBAN là chất có hoạt động đối
kháng với oxytocin trên các thụ thể ở cơ tử cung làm cắt cơn gò tử cung, đã được
sử dụng từ lâu tại các nước trên thế giới, đặc biệt các nước thuộc khối Châu Au,
được đánh giá là có hiệu quả cao nhưng ít gây tác dụng phụ cho mẹ và thai nhất.
Vì lý do này chúng tôi muốn làm một thử nghiệm lâm sàng để đánh giá hiệu quả
và tác dụng phụ của ATOSIBAN trên sản phụ Việt Nam tại bệnh viện Từ Dũ.
Mục tiêu
- Đánh giá hiệu quả giảm cơn gò tử cung của Atosiban ( Tractocile) trong điều trị
dọa sanh non.
- Xác định tỉ lệ tác dụng phụ trên mẹ và thai nhi trong quá trình điều trị bằng
Atosiban.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu là thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng. Số trường hợp
dự kiến thử nghiệm là 30 trường hợp gồm những phụ nữ mang thai sống không dị
tật từ 28 đến 34 tuần có dấu hiệu dọa sanh non. Thời gian thử nghiệm từ 8/2008-


08/2009, thực hiện tại khoa Cấp cứu bệnh viện Từ Dũ.
Đánh giá hiệu quả qua thời gian cắt cơn gò trung bình, tỉ lệ duy trì thai kỳ được
48 giờ, tỉ lệ duy trì thai kỳ trên một tuần, tỉ lệ tác dụng phụ nếu có (như: buồn nôn-
nôn; chóng mặt, tiểu khó, thay đổi mạch-huyết áp ở mẹ, thay đổi nhịp tim thai).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặt điểm nhóm nghiên cứu
Tổng số trường hợp nghiên cứu là 40 trường hợp. Tuổi trung bình của mẹ: 32 tuổi
(tuổi trẻ nhất 19 tuổi và lớn nhất là 44 tuổi); Có 15 sản phụ trên 35 tuổi, chiếm tỉ lệ
40%. Phân tích theo số lượng thai: có 11 trường hợp song thai (27,5%), 29 trường
hợp đơn thai (72,5%). Tuổi thai trung bình lúc bắt đầu điều trị: 31,05± 2,05 tuần;
Tuổi thai dưới 30 tuần có 18 trường hợp (45%); Tuổi thai dưới 32 tuần 22 trường
hợp (55%). Số cơn gò trung bình trong 20 phút: 04 cơn, chiếm tỉ lệ 32,5%; 05 cơn
(40%); 06 cơn (22,5%). Độ mở cổ tử cung: mở 1cm: 9 trường hợp, chiếm tỉ lệ
23%; mở 2-3cm 27 trường hợp, chiếm tỉ lệ 67%; mở trên 3cm: 4 trường hợp,
chiếm tỉ lệ 10%. Độ xóa trung bình 60%.
Bảng 1: Đặc điểm nhóm nghiên cứu
Đặc điểm nhóm nghiên cứu Tần số Tỉ lệ (%)
Tuổi mẹ trung bình.
- < 35 tuổi.
- ≥ 35 tuổi
32 tuổi
15
25
40
60
Tuổi thai trung bình 31,05t (± 2,05t) 45
- < 30 tuần
- < 32 tuần
18
22

55
Số lượng thai:
- Đơn thai.
- Song thai.
29
11
72,5
27,5
Cơn gò trong 20 phút
- 04 cơn
- 05 cơn
- 06 cơn
- 7-8 cơn
13
16
9
2
32,5
40
22,5
5
Độ mở cổ tử cung
- Mở 1cm.
- Mở 2-3cm.
09
27
4
23
67
10

- Mở > 3cm
Thời gian cắt cơn gò trung bình
Thời gian cắt cơn gò trung bình là 03 giờ36 phút ± 01giờ 06; Trường hợp lâu nhất
là 05 giờ và nhanh nhất là 01 giờ và có 04 trường hợp không cắt được cơn gò;
Trong đó có 3 trường hợp song thai; một trường hợp có khâu cổ tử cung; 01
trường hợp cổ tử cung 4cm, có 6-8 cơn gò trong 20 phút (đã quá chỉ định dùng,
nhưng do gia đình sản phụ tha thiết yêu cầu dùng, kéo dài được 12 giờ, kịp chích
một liều Bétène); có 02 trường hợp ối rỉ, bạch cầu tăng cao nên quyết định ngưng
dùng thuốc cắt cơn gò.
Bảng 2: Thời gian cắt cơn gò
Thời gian cắt cơn gò Tần số Tỉ lệ (%)
Cắt gò <= 30 phút
Cắt gò > 30phút <= 1giờ
Cắt gò > 1 giờ <= 3 giờ
Cắt gò > 3 giờ
3
4
12
17
7,5
10,0
30,0
42,5
Không cắt được cơn gò
Tổng số
4
40
10,0
100,0
Tỉ lệ duy trì thai kỳ được 48 giờ

Tỉ lệ duy trì thai kỳ được 48 giờ chung cho cả song thai và đơn thai khá cao 87,5%
(35 trường hợp), có 05 trường hợp sanh trước 48 giờ, trong đó có 04 trường hợp
kể trên.
Biểu đồ1: Tỉ lệ duy trì thai kỳ được 48 giờ

Phân tích theo đơn thai và song thai thì tỉ lệ duy trì thai kỳ được 48 giờ ở nhóm
đơn thai là 93,1% cao hơn nhóm song thai là 72,7%.
Bảng 3: Duy trì thai kỳ được 48 giờ theo song thai/ đơn thai

Song thai Đơn thai
Thất bại trước 48 giờ
Thành công sau 48 giờ
Tổng cộng
Tỉ lệ thành công sau 48 giờ
3
8
11
72,7%
2
27
29
93,1%
Tỉ lệ duy trì thai kỳ được trên một tuần
Tỉ lệ duy trì thai kỳ được 2-7 ngày: 20,5% (08 trường hợp). Tỉ lệ duy trì thai kỳ
được trên một tuần là 67,5% (27 trường hợp). Có 05 trường hợp thất bại đã nói
trên.
Biểu đồ 2: Tỉ lệ duy trì thai kỳ được trên một tuần

Nếu phân tích theo số lượng thai tỉ lệ duy trì thai kỳ được trên một tuần ở nhóm
song thai là 45,6%, nhóm đơn thai là 75,8%.

Bảng 4: Thời gian duy trì thai kỳ trên 07 ngày
Thời gian duy trì thai kỳ Song thai Đơn thai
Duy trì được 2-7 ngày
Duy trì được trên 7 ngày
Thất bại
Tổng số
3 (27,2%)
5 (45,6%)
3 (27,2%)
11 (100%)
5 (17,2%)
22 (75,8%)
2 (07%)
29(100%)
Tỉ lệ tác dụng phụ chung
Tổng cộng có 06 trường hợp có tác dụng phụ, chiếm tỉ lệ 15%, bao gồm các tác
dụng phụ như: Buồn nôn- nôn, chóng mặt, tiểu khó, bí tiểu; Trong đó tác dụng phụ
buồn nôn-nôn thường gặp nhất, chiếm tỉ lệ 50%, kế đến là chóng mặt. Tất cả các
trường hợp sanh ra đều có điểm số APGAR tốt, chưa ghi nhận trường hợp nào ảnh
hưởng trên thai nhi.
Bảng 5: Tác dụng phụ
Loại tác dụng phụ Tần số Tỉ lệ
- Nôn-Buồn nôn
- Nhức đầu
- Chóng mặt
- Tiểu khó
- Bí tiểu
Tổng cộng
3
2

2
2
1
6/ 40
50
33,3
33,3
33,3
16,7
15%
BÀN LUẬN
Tỉ lệ duy trì thai kỳ được 48 giờ khá cao 87,5% và tương đương với kết quả của
Kashanian(2005) là 82,5% nhưng cao hơn so với kết quả của Wafa, Al-Omari
(2006) trong loạt nghiên cứu 31 trường hợp, tỉ lệ này là 64%.
Tỉ lệ duy trì thai kỳ được trên một tuần là 67,5%, thấp hơn so với
Kashanian(2005): 75%, có thể do chúng tôi có tỉ lệ song thai khá cao 27,5% nhóm
nghiên cứu. Tuy nhiên vẫn cao hơn so với Wafa, Al-Omari (2006): 58,1%. Nếu
tính riêng đơn thai, tỉ lệ duy trì thai sau một tuần là 75,8%.
Tác dụng phụ ghi nhận được thường là nhẹ và thoáng qua, trong đó buồn nôn-nôn
thường gặp nhất, chiếm tỉ lệ 50%, kế đến là chóng mặt. Riêng trường hợp bị bí
tiểu xuất hiện sau khi đã hết liều thuốc, chúng tôi đặt thông tiểu liên tục trong 24
giờ, sau đó bệnh nhân tự đi tiểu lại được, tác dụng phụ này chúng tôi chưa tìm
thấy nghiên cứu nào đề cập đến, có thể do tỉ lệ xảy ra rất thấp.
KẾT LUẬN
Atosiban có hiệu quả điều trị dọa sanh non với thời gian duy trì thai kỳ được 48
giờ khá cao (87,5%) đây là thời gian cần thiết cho tác dụng tối đã của thuốc trợ
phổi. Tỉ lệ duy trì thai kỳ được trên một tuần là 67,5% tính chung cho cả đơn thai
và song thai. Tác dụng phụ thường gặp là nôn và buồn nôn, không có tác dụng phụ
nghiêm trọng ở mẹ và chưa ghi nhận tác dụng phụ ở thai nhi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ananth, CV, Joseph, KS, Oyelese, Y, et al. Trends in preterm birth and perinatal
mortality among singletons: United States, 1989 through 2000. Obstet Gynecol
2005; 105:1084.
2. Bekkari Y, Lucas J, Beillat T, Chret A, Dreyfus M. Tocolysis with nifedipine:
its use in current practice Gynecol Obstet Fertil. 2006 Jan;34(1):82-3.
3. M. Kashaniana, A. R. A., M. Soltanzadeha. (October 2005). “Atosiban and
nifedipin for the treatment of preterm labor . “. International Journal of
Gynecology & Obstetrics, 91 ( 1), pp. 10-14
4. Goldenberg, RL, Culhane, JF, Iams, JD, Romero, R. Epidemiology and causes
of preterm birth. Lancet 2008; [1]
5. King JF., Calcium channel blockers for inhibiting preterm labor, a systematic
review of the evidence and protocol for administration of nifedipine. Aust N Z J
Obstet Gynaecol 2003 (Jun.);43(3):192
6.
/>ile
7. Papatsonis D, Flenady V, Cole S, Liley H Oxytocin receptor antagonists for
inhibiting preterm labour, Cochrane Database Syst Rev. 2005 Jul
20;(3):CD004452
8. Simhan, HN, Krohn, MA. Paternal race and preterm birth. Am J Obstet Gynecol
2008; 198:644.


×