Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Trữ lạnh phôi ngày 2 bằng phương pháp thủy tinh hóa (Vitrification) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.24 KB, 8 trang )

Trữ lạnh phôi ngày 2 bằng phương
pháp thủy tinh hóa (Vitrification)

GIỚI THIỆU
Trữ lạnh phôi cho giảm số phôi chuyển vào buồng tử cung trong mỗi chu kỳ điều
trị và lưu trữ lại những phôi còn thừa để sử dụng cho lần điều trị sau mà bệnh nhân
không phải trải qua giai đoạn kích thích buồng trứng từ đầu. Điều này giúp tăng tỉ
lệ có thai cộng dồn của quy trình điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON).
Bên cạnh đó, trữ lạnh phôi là giải pháp tốt nhất cho việc giảm quá kích buồng
trứng nặng ở những bệnh nhân có nguy cơ cao nhưng vẫn duy trì cơ hội mang thai
bằng cách ngưng chuyển phôi tươi và trữ lạnh toàn bộ số phôi và rã đông phôi để
chuyển phôi trữ ở chu kỳ sau đó.
Hai phương pháp trữ lạnh phôi được sử dụng nhiều nhất trong TTTON trên người
là trữ lạnh chậm (slow-freezing) và thủy tinh hóa (vitrification). Từ khi em bé đầu
tiên trên thế giới ra đời từ phôi trữ lạnh vào năm 1983, trữ lạnh chậm trở thành
một phương pháp trữ lạnh phôi phổ biến ở hầu hết các trung tâm TTTON. Vào
năm 1985, thủy tinh hóa được giới thiệu và trở thành một phương pháp trữ lạnh
phôi mới với một số ưu điểm vượt trội hơn so với phương pháp trữ lạnh chậm.
Chương trình trữ lạnh phôi bằng phương pháp trữ lạnh chậm được ứng dụng và
trường hợp thai lâm sàng đầu tiên từ phôi trữ lạnh được chúng tôi báo cáo tại Việt
Nam vào năm 2002. Phương pháp thủy tinh hóa cũng được chúng tôi áp dụng đầu
tiên ở Việt nam vào tháng 5/2006.
Đây là báo cáo với cỡ mẫu lớn nhất từ trước đến nay để đánh giá hiệu quả của
đông lạnh phôi bằng thủy tinh hóa ở Việt nam. Theo y văn thế giới chúng tôi ghi
nhận được đây là báo cáo với cỡ mẫu lớn nhất về đông lạnh phôi ngày 2 bằng kỹ
thuật thuỷ tinh hóa.
VẬT LIỆU – PHƯƠNG PHÁP
Sau khi phôi được lựa chọn để chuyển phôi vào ngày 2, những phôi thừa có chất
lượng tốt (4-6 tế bào, có dưới 20% phân mảnh bào tương) được trữ lạnh bằng
phương pháp thủy tinh hóa. Chúng tôi sử dụng bộ môi trường đông lạnh và rã
đông Medicult kết hợp với dụng cụ chứa cryotop (Kitazato). Đầu tiên, phôi được


cho tiếp xúc với môi trường cân bằng (EM – equilibration solution) trong 5 phút.
Sau khi phục hồi kích thước ban đầu, phôi được chuyển vào môi trường thủy tinh
hóa (VS – vitrification solution) và thời gian để phôi tiếp xúc với môi trường này
không quá 1 phút. Sau đó, phôi được đặt lên cryotop và nhanh chóng nhúng trực
tiếp cryotop chứa phôi vào ni-tơ lỏng.
Trong chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh, niêm mạc tử cung được chuẩn bị bằng
estradiol và progesterone ngoại sinh. Phôi được rã đông vào ngày chuyển phôi. Tỉ
lệ phôi sống sau rã đông, tỉ lệ phôi sống nguyên vẹn 100%, tỉ lệ thai lâm sàng cũng
như tỉ lệ làm tổ của phôi được đánh giá.
KẾT QUẢ
Từ tháng 5/2008 đến tháng 12/2009, 4663 phôi được rã đông, thuộc 1229 chu kỳ
chuyển phôi trữ lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa. Trong đó, đặc điểm của
bệnh nhân được nhận vào nghiên cứu không có sự khác biệt nhau về tuổi tác và
những yếu tố liên quan, cũng như nguyên nhân trữ lạnh phôi.
Bảng 1. Đặc điểm của bệnh nhân trong chu kỳ chuyển phôi trữ (FET)
Tuổi 33,2 ± 5,4
Số phôi được rã đông / chu kỳ FET 3,89 ± 1,3
Số phôi chuyển / chu kỳ FET 3,7 ± 1,1
Độ dày niêm mạc tử cung 10,56 ± 1,5
Bảng 2. Nguyên nhân trữ lạnh phôi
Quá kích buồng trứng 168 trường hợp
Niêm m
ạc tử cung mỏng trong chu kỳ ICSI 144 trường hợp
Thừa phôi tốt sau khi chuyển phôi tươi 698 trường hợp
Khác 27 trường hợp
Kết quả về tỉ lệ phôi sống sau rã đông, tỉ lệ phôi có các phôi bào sống nguyên vẹn
100% sau rã đông, tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ làm tổ của phôi được ghi nhận qua
bảng 3,4.
Bảng 3. Tỉ lệ sống của phôi sau rã đông
Tỉ lệ sống 4663 / 4663 phôi 100%

Tỉ lệ sống nguyên vẹn 4619 / 4663 phôi 99,01%
Biểu đồ 1. Tỉ lệ sống và tỉ lệ sống nguyên vẹn của phôi sau rã đông bằng phương
pháp thủy tinh hóa

Bảng 4. Kết quả chuyển phôi trữ lạnh
bhCG (+) 507 / 1229 trường hợp 41,25%
Tỉ lệ thai lâm sàng 363 / 1229 trường hợp 29,53%
Tỉ lệ sẩy thai 8 / 507 trường hợp 1,58%
Túi thai trống 2 / 507 trường hợp 0,39%
Tỉ lệ làm tổ 425 / 4663 phôi chuyển 9,11%
Đơn thai 319 / 1229 trường hợp 26,03%
Song thai 36 / 1229 trường hợp 3,66%
Tam thai 6 / 1229 trường hợp 0,48%
Tứ thai 2/1229 trường hợp 0,16%
Biểu đồ 2. Tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ làm tổ của phôi sau chuyển phôi trữ lạnh

KẾT LUẬN
Tỉ lệ sống sau rã đông và tỉ lệ phôi có các phôi bào sống nguyên vẹn sau rã đông
rất cao khi sử dụng phương pháp thủy tinh hóa. Hơn nữa, số liệu của chúng tôi
cũng cho thấy rằng kỹ thuật trữ lạnh phôi mới này mang lại tỉ lệ thai lâm sàng cao
(29,53%). Trữ lạnh phôi ngày 2 với kỹ thuật thủy tinh hóa có hiệu quả lâm sàng
cao, tiết kiệm về thời gian và chi phí. Hiện nay, thuỷ tinh hóa đang thay thế dần
phác đồ đông lạnh chậm cổ điển.
Với tỉ lệ sống cao của phôi sau trữ lạnh và rã đông bằng thủy tinh hóa, chúng tôi
có xu hướng giảm số lượng phôi rã đông trong mỗi chu kỳ FET. Điều này sẽ giúp
gia tăng số lượng chu kỳ FET từ một lần chọc hút trứng cho bệnh nhân, tăng tỉ lệ
có thai dồn với 1 lần chọc hút trứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kuleshova L.L. and Lopata A. (2002). Vitrification can be more favorable than
slow-cooling. Fertil and Steril, vol. 78, 449 – 454.

Kuwayama M., Vajta G., Ieda S. and Kato O. (2005). Vitrification of human
embryos using the Cryotip method. RBM Online, vol. 11, 608 – 614.
Nguyen Thi Thu Lan, Dang Quang Vinh, Le Thuy Hong Kha, Ho Manh Tuong
(2010). Day 2 embryo vitrification. Oral presentation. Aspire 2010, Thailand.
Vajta G. (2006). Review: Are programmable freezers still needed in the embryo
laboratory? Review on vitrification. RBM Online, vol. 12, no. 6, 779 – 796.
Vanderzwalmen P., Bertin G., Debauche Ch., Standaert V., Bollen N., van
Roosendaal E. (2003). Vitrification of human blastocysts with the hemi-straw
carrier: application of assisted hatching after thawing. Hum Reprod, vol. 18, no. 7,
1504 – 1511.
Wiener-Megnazi Z., Lahav-Baratz S., Rothschild E. (2002). Impact of
cryopreservation and subsequent embryo transfer on the outcome of in vitro
fertilization in patients at high risk for ovarian hyperstimulation syndrome. Fertil
Steril, vol. 78, 201 – 203.
Vajta G., Kuwayama M. (2006). Improving cryopreservation system.
Theriogenology, vol. 65, 236 – 244.

×