Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đáp án đề thi môn ĐỊA tốt nghiệp Bổ túc 2011 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.09 KB, 9 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG NĂM 2011
Môn thi : ĐỊA LÍ– Giáo dục thường xuyên
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 90 phút, không
kể thời gian giao đề


Câu I (3,0 điểm)
1. Tóm tắt các đặc điểm chung của địa hình nước ta
2. Cho bảng số liệu
Số dân nước ta (triệu người)
Năm 1995 2000 2005 2009
Tổng số dân 72,0 77,6 82,4 86,0
Trong đó số dân
thành thị
14,9 18,7 22,3 25,5
(Theo Niên giám Thống kê 2008, 2009 - NXB Thống kê)
a) Tính tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân nước ta theo bảng số liệu
trên.
b) Vì sao ở nước ta số dân thành thị tăng nhanh hơn số dân nông
thôn?
Câu II (3,5 điểm)
1. Cho bảng số liệu :
Cơ cấu giá trị sản xuất khu vực I nền kinh tế nước ta (%)
Năm Nông
nghiệp
Lâm
Nghiệp
Ngư
Nghiệp
Tổng


số
2000 79,0 4,7 16,3 100,0
2009 74,4 2,8 22,8 100,0
(Theo Niên giám Thống kê 2009 - NXB Thống kê)
a) Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất của khu vực I
nền kinh tế nước ta theo bảng số liệu trên.
b) Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất của khu vực I nền kinh
tế nước ta năm 2009 so với năm 2000.
2,Việc phát triển sản xuất lương thực ở nước ta dựa trên những thế
mạnh tự nhiên nào?

Câu III (3,5 điểm)
1. Dựa vào Atlat Địa Lý Việt Nam và kiến thức đã học , hãy :
a) Kể tên các ngành của mỗi trung tâm cộng nghiệp sau : Biên Hòa,
Vũng Tàu, Mỹ Tho.
b) Nêu thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam.
2. Tại sao vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thể phát triển mạnh
việc sản xuất các loại cây cận nhiệt và ôn đới?
3. Trình bày các hạn chế chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
- xã hội của Đồng bằng Sông Hồng.


BÀI GIẢI GỢI Ý

Câu I (3,0 điểm)
1. Đặc điểm chung của địa hình nước ta :
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích, chủ yếu là đồi núi thấp, núi cao trên 2.000
m chỉ chiếm khoảng 1%, đồng bằng ¼.
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng. Có tính phân bậc rõ rệt và thấp dần

từ TB – ĐN. Gồm 2 hướng chính:
+ Hướng TB – ĐN (Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và các hệ thống
sông lớn).
+ Hướng vòng cung (Đông Bắc, Trường Sơn Nam).
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: xâm thực ở vùng cao, bồi
tụ ở vùng trũng.
- Địa hình chịu tác động mạnh của con người (ruộng bậc thang, đê
sông, đường giao thông)
2.
a/ Tính tỉ lệ dân thành thị: đơn vị: %
Năm 1995 2000 2005 2009
Tổng số dân 100 100 100 100
Trong đó số dân
thành thị
20,7 24,1 27,1 29,7



b/ Số dân thành thị tăng nhanh hơn số dân nông thôn là do:
_ Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
_ Quá trình đô thị hóa tăng nhanh. đô thị hóa nông thôn được đẩy
mạnh

Câu II (3,5 điểm)
1a/










Nông nghi
ệp


Ngư nghiệp

Lâm nghiệp
Năm 2000
74,4%
22,8%
2,8%
Năm 2009
79,0
%

16,3%

4,7%


Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta theo nhóm ngành

b/ Nhận xét:
_ Từ năm 2000 đến 2009:
+ Tỉ trọng nông nghiệp giảm từ 79,0% xuống 74,4%
+ Tỉ trọng lâm nghiệp giảm từ 4,7% xuống 2,8%

+ Tỉ trọng ngư nghiệp tăng từ 16,3% lên 22,8%.
_ Có sự chuyển dịch trong cơ cấu giá trị sản xuất của khu vực I của
nuớc ta, chiếm ưu thế ngành nông nghiệp (74,4% - 2009)
2. Việc phát triển sản xuất lưong thực ở nứơc ta dựa trên những thế
mạnh tự nhiên:
_ Địa hình đồng bằng rộng lớn.
_ Đất phù sa màu mỡ
_ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
_ Nguồn nước dồi dào, sông ngòi dày đặt …
 Cho phép phát triển sản xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh
thái nông nghiệp.
Câu III (3,5 điểm)
1. a/ Các ngành của mỗi trung tâm công nghiệp:
_ Biên Hòa: ngành công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí,
sản xuất vật liệu xây dựng, điện tử, hóa chất phân bón, sản xuất giấy
xenlulô, dệt, may
_ Vũng Tàu: ngành công nghiệp luyện kim đen, cơ khí, sản xuất vật
liệu xây dựng, chế biến nông sản, hóa chất phân bón, dệt, may, nhà máy
nhiệt điện, đóng tàu.
_ Mỹ Tho: ngành công nghiệp luyện kim đen, cơ khí, sản xuất vật liệu
xây dựng, chế biến nông sản, hóa chất phân bón, dệt, may, nhà máy nhiệt
điện.
b/ Thế mạnh để phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam:
_ Dân cư đông, nguồn lao dộng dồi dào, có chất lựơng
_ Cơ sở hạ tầng, cơ sở kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.
_ Có tiềm lực kinh tế mạnh nhất, có trình độ phát triển kinh tế cao
nhất so với các vùng khác.
2. Vùng Trung Du miền núi Bắc Bộ có thể phát triển mạnh việc sản
xuất các loại cây cận nhiệt và cây ôn đới là do:

_ Đất: đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác; đất phù
sa cổ (ở trung du); đất phù sa dọc các thung lũng sông và các cánh đồng
ở miền núi (Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, …)
_ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, chịu ảnh
hửơng của địa hình vùng núi: Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất nước do
ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc; Tây Bắc: mùa đông vẫn lạnh do địa
hình núi cao.
Do đó, Trung du miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển
các loại cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới
3. Các hạn chế chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội
của Đồng bằng sông Hồng:
_ Là vùng có dân số đông, mật độ dân số cao nhất nước: 1225
ngừơi/km
2
, gấp 4,8 lần mật độ trung bình cả nước
_ Số dân đông, kết cấu dân số trẻ, trong điều kiện kinh tế còn
chậm phát triển  gây khó khăn cho vấn đề việc làm.
_ Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết
thế mạnh của vùng.

Lương Quỳnh Hoa
(Trung Học Phổ Thông Vĩnh Viễn,
Tp.HCM)

×