Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Khởi nghĩa Yên Bái pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.25 KB, 10 trang )

Khởi nghĩa Yên
Bái


1. Khởi nghĩa Yên BáiTừ đầu tháng 2 năm 1929,
nhân vụ án Badanh, thực dân Pháp ra sức truy
lùng, bắt bớ những người yêu nước và phá vỡ
hàng loạt các cơ sở cách mạng của Việt Nam quốc
dân đảng ở Hà Nội và các tỉnh.
1. Khởi nghĩa Yên Bái
Từ đầu tháng 2 năm 1929, nhân vụ án Badanh, thực
dân Pháp ra sức truy lùng, bắt bớ những người yêu
nước và phá vỡ hàng loạt các cơ sở cách mạng của
Việt Nam quốc dân đảng ở Hà Nội và các tỉnh. Số
phận của VNQDĐ đang mấp mé bên bờ vực thẳm.
Trước tình thế nguy cấp, những người lãnh đạo Tổng
bộ cho rằng không thể cứ ngồi yên chịu chết, mà ph
ải
đứng lên sống mái với quân thù. Từ cách nhìn nhận
đó, Nguyễn Thái Học đã quyết định triệu tập hội nghị
đại biểu toàn quốc của VNQDĐ ngày 17-9-1929 tại
Lạc Đạo (Hải Dương) để bàn bạc và thống nhất kế
hoạch khởi sự. Trong hội nghị này, xuất hiện hai
phái: Phái cải tổ(l) và phải khởi nghĩa. Phái chủ
trương khởi nghĩa do Nguyễn Thái Học, Nguyễn
Khắc Nhu đứng đầu chiếm ưu thế trong hội nghị.
Tiếp theo hội nghị đại biểu toàn quốc, VNQDĐ còn
tổ chức một cuộc họp nữa ở Bắc Ninh để hoạch định
thời gian và phương thức tiến hành khởi nghĩa. Theo
kế hoạch đã được thống nhất, VNQDĐ sẽ tổ chức
khởi nghĩa ở các nơi và cùng lúc đánh vào các đô thị


lớn là những trung tâm quân sự của Pháp. Lực lượng
khởi nghĩa chủ yếu gồm anh em binh lính là người
của Đảng trong quân đội của Pháp, đồng thời phối
hợp với lực lượng của Đảng ở bên ngoài. Vũ khí một
phần do các cơ sở của Đảng chế tạo phần còn lại phải
cướp từ tay giặc. Thời gian khởi nghĩa ấn định vào
ngày 9-2-1930. Theo phân công của Đảng, Nguyễn
Thái Học trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ở ba tỉnh
đồng bằng: Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An; còn
Nguyễn Khắc Nhu chịu trách nhiệm tố chức cuộc
khởi nghĩa ở ba tỉnh trung du Sơn Tây, Phú Thọ, Yên
Bái.
Sau hai hội nghị ở Lạc Đạo và Bắc Ninh, công tác
chuẩn bị khởi nghĩa được triển khai và đẩy mạnh ở
các địa phương. Các xưởng chế bom được lập ra tại
các tỉnh Bắc Ninh, Phú Thọ, Hải Dương, và đã sản
xuất được hàng nghìn quả bom xi măng. Ngoài ra,
VNQDĐ còn tổ chức rèn dao, kiếm, mã tấu và đưa đi
cất giấu Ở những nơi kín đáo chờ ngày khởi sự. Các
cơ sở may cờ, quân phục và in truyền đơn cũng làm
việc liên tục ngày đêm.
Giữa lúc công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa đang được
tiến hành khẩn trương thì một số biến cố đã xảy ra,
gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của VNQDĐ. Điển
hình là vụ nổ bom do sơ suất khi chế tạo đã làm chết
3 đảng viên VNQDĐ ở Bắc Ninh (ngày 8-9-
1929), và
nhất là vụ phản bội của Phạm Thành Dương (tức Đội
Dương) ngày 25-12-1929 tại hội nghị Võng La (Phú
Thọ) . Những sự cố này đã buộc Pháp cảnh giác, tăng

cường các cuộc lùng s
ục, khủng bố, đẩy VNQDĐ đến
nguy cơ khởi nghĩa non.
Để đối phó với tình hình, ngày 26-1-1930, Nguyễn
Thái Học lại triệu tập một cuộc họp khẩn cấp tại làng
Mỹ Xá (Nam Sách, Hải Dương) để khẳng định lại
chủ trương khởi nghĩa, đồng thời kiểm tra và thúc
đẩy tiến độ thực hiện các công việc chuẩn bị khởi
nghĩa. Trên cơ sở phần tích tình hình của Đảng,
Nguyễn Thái Học nhận xét: "Đảng chúng ta (tức
VNQDĐ - TG) có thể tiêu ma hết lực lượng. Một khi
lòng sợ sệt đã chen vào đầu óc quần chúng khiến họ
hết hăng hái, hết tin tưởng thì phong trào cách mạng
có thể nguội lạnh như đám tro tàn, rồi người của
Đảng cũng sẽ liên tiếp bị bắt dẩn, vô tình đã xô đẩy
anh em vào cái chết lạnh lùng mòn mỏi ở các phòng
ngục trại giam, âu là chết đi để thành cái gương phấn
đấu cho người sau nối bước. Không thành công thi
cũng thành nhân"(l).
Căn cứ vào kết quả chuẩn bị khởi nghĩa ở các địa
phương, Nguyễn Thái Học đã bàn bạc với các đổng
chí, quyết định hoãn thời gian khởi nghĩa tại ba tỉnh
miền xuôi đến ngày 15-2-1930.
Đúng như kế hoạch đã định, đêm ngày 9 rạng ngày
10-2-1930, cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ ở Yên Bái.
Quân khởi nghĩa đã chiếm được trại lính cơ số 5 v
à 6,
giết được một số sĩ quan và hạ sĩ quan người Pháp.
Nhưng họ vẫn không lôi kéo được toàn bộ lính khố
xanh, và không làm chủ được tình hình chiến sự ở

Yên Bái.
Sáng ngày 10-2, Pháp tập trung lực lượng (có máy
bay yểm trợ) tố chức phản công chiếm lại các căn cứ
bị mất, đẩy nghĩa quân vào tình trạng tan rã.
Tại Lâm Thao (Phú Thọ), nghĩa quân dưới sự chỉ huy
của Phạm Nhận đã nhất loạt nổ súng và nhanh chóng
chiếm được huyện đường. Tri phủ Đỗ Kim Ngọc bỏ
trốn. Nghĩa quân treo cờ và đốt lửa báo tin thắng lợi.

Cũng đêm 9-2-1930, Nguy
ễn Khắc Nhu dẫn một toán
nghĩa quân đến đánh đồn Hưng Hóa, nhưng không
đạt kết quả. Sáng hôm sau, quân Pháp từ Phú Thọ
kéo lên phản công quy
ết liệt, quân khởi nghĩa bị đánh
tan, Nguyễn Khắc Nhu bị thương sau đó bị bắt, rồi tự
sát để giữ tròn khí tiết .
Tại Sơn Tây, cuộc tấn công đánh đốn chùa Thông
cũng không giành được thắng lợi do kế hoạch khởi
nghĩa bị lộ. Sáng ngày 10-2, người phụ trách có khởi
nghĩa ở đây là Phó Đức Chính đã bị bắt.
Sau khi các cuộc nổi dậy ở các tỉnh miền ngược do
Nguyễn Khắc Nhu đã thất bại thì tại các tỉnh miền
xuôi kế hoạch khởi nghĩa mới bắt đầu được triển
khai. Đêm ngày 14 rạng 15 tháng 2 năm 1930,
VNQDĐ đã nổi dậy khởi nghĩa ở Phả Lại, Vĩnh Bảo
(Hải Dương), Kiến An và Phụ Dực (Thái Bình),
nhưng đều không thu được kết quả.
Tại Vĩnh Bảo, dưới sự chỉ huy của Trần Quang Diệu,
nghĩa quân đã từ Cổ Am kéo lên đánh phá huyện

đường, giết tri huyện Hoàng Gia Mô, rồi tự giải tán:
ở Phụ Dực nghĩa quân đánh chiếm phủ huyện, đốt hết
giấy tờ sổ sách, sau đó tự giải tán.
Tại Kiến An, do kế hoạch khởi nghĩa bị lộ, thực dân
Pháp đã tức thời bắt giam toàn bộ số lính khố đỏ, và
tố chức canh phòng cẩn mật. Biết không thể khởi
nghĩa thắng lợi, nghĩa quân nhanh chóng tự giải tán
trước khi bi quân Pháp phản công.
Riêng ở Hà Nội, ngay đêm nổ ra cuộc khởi nghĩa
Yên Bái (10-2), một số đảng viên VNQDĐ (đều là
học sinh trường Bách Nghệ) đã ném bom vào nhà tên
Giám đốc sở mật thám ác nu (Arnoux ), vào nhà tù
Hỏa Lò và Sở cảnh sát. Nhưng các vụ ném bom này
ít gây tổn hại cho Pháp, không có tiếng vang lớn
trong dân chúng.
Như vậy, chỉ trong vòng một tuần lễ, cuộc khởi nghĩa
vũ trang quy mô lớn do VNQDĐ phát động đã bùng
nổ ở nhiều nơi và mau chóng đi tới thất bại. Cuộc
khởi nghĩa tuy không đạt được kết quả (do công tác
tổ chức thiếu chu đáo, kế hoạch rất chủ quan, còn
Pháp thì đang mạnh), nhưng đã có tiếng vang cả
trong và ngoài nước. Tại Thủ đô Paris (Pháp), sinh
viên và Việt kiều đã tổ chức biểu tình ủng hộ khởi
nghĩa Yên Bái và chống việc khủng bố các chiến sĩ
VNQDĐ.
Khởi nghĩa Yên Bái với những hành động quả cảm
của các nghĩa quân VNQDĐ đã thể hiện tinh thần
yêu nước, chí khí quật cường của dân tộc ta, góp
phần thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong các tầng
lớp nhân dân. Từ đó, thấy rõ mâu thuẫn giữa nhân

dân ta với đế quốc Pháp đã trở nên vô cùng gay gạt.
Tuy nhiên, thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái
cũng chứng tỏ sự bồng bột, hăng hái nhất thời của
tầng lớp tiểu tư sản. Đó cũng là thất bại của giai cấp
tư sản dân tộc trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh
đạo cách mạng Việt Nam
Đồng chí Lê Quẩn - nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng
sản Việt Nam nhận định: "Khởi nghĩa Yên Bái chi là
một 'cuộc bạo động bất đắc dĩ, một cuộc bạo động
non, để rồi chết luôn không bao giờ ngóc lên nổi.
Khẩu hiệu “Không thành công thì thành nhân" bi
ểu lộ
tính chất hấp tấp tiểu tư sản, tính chất hăng hái nhất
thời và đồng thời cũng biểu lộ tính chất không vững
chắc, non yếu của phong trào tư sản.
Từ sau cuộc bạo động Yên Bái, VNQDĐ hoàn toàn
tan rã, khuynh hướng cách mạng dân tộc hoàn toàn
thất bại, hệ tư tưởng tư sản cũng hoàn toàn bất lực
trước các nhiệm vụ lịch sử của cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc. Ngọn cờ cách mạng đã chuyển hẳn
sang tay giai cấp vô sản. Từ đây trở đi, trên dải đất
Việt Nam, phong trào chống đế quốc, giành độc lập
dân tộc chỉ là những phong trào do giai cấp vô sản
lãnh đạo".

Nguồn:Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê
Mậu Hãn 2003, Chương IX – Phong trào dân tộc ở
Việt Nam từ 1925-1930, Đại Cương Lịch sử Việt
Nam, Hà Nội, Giáo Dục, Tr.751-754.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×