Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TRẦN HUY LIỆU VÀ QUÁ TRÌNH PHÂN HÓA TƯ TƯỞNG CỦA VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG SAU KHỞI NGHĨA YÊN BÁI 1930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.85 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
---------------
CHUYÊN ĐỀ
CÁC KHUYNH HƯỚNG TƯ TƯỞNG THỜI CẬN ĐẠI
ĐỀ TÀI: TRẦN HUY LIỆU VÀ QUÁ TRÌNH PHÂN HÓA TƯ TƯỞNG CỦA
VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG SAU KHỞI NGHĨA YÊN BÁI 1930

1
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH PHÂN HÓA TƯ TƯỞNG CỦA VIỆT NAM
QUỐC DÂN ĐẢNG
1. Vài nét về sự thành lập và quá trình hoạt động của Việt Nam Quốc
Dân Đảng
Việt Nam Quốc Dân Đảng là một tổ chức chính trị của giai cấp tư sản
được thành lập vào ngày 25 – 12 – 1927, lấy chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung
Sơn làm tôn chỉ mục đích của Đảng. Quá trình ra đời và hoạt động của tổ chức
này có thể chia làm hai thời kỳ: thời kỳ trước và sau năm 1930. Tuy nhiên trong
phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến Việt Nam Quốc Dân Đảng thời
kỳ trước năm 1930. Trong quá trình tồn tại của mình, Việt Nam Quốc Dân Đảng
đã tổ chức các cuộc bạo động, góp một tiếng nói không nhỏ trong sự nghiệp đấu
tranh vì nền độc lập dân tộc. Việt Nam Quốc Dân đảng được coi là tổ chức tiêu
biểu nhất cho khuynh hướng chính trị mang tính chất tư sản của tầng lớp tiểu tư
sản yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên vào cuối những năm 20 của
thế kỷ XX, theo xu thế chung của phong trào cách mạng trên thế giới, bản thân
VNQDĐ cũng có những chuyển biến mạnh mẽ.
2. Quá trình phân hóa tư tưởng
Căn nguyên của sự chuyển hóa trước hết nằm ngay trong những hạn chế
của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Đó là sự không rõ ràng trong cương lĩnh hành
động, quan điểm lỗi thời, nhận thức của đảng viên không thống nhất, tổ chức
lỏng lẻo lại phức tạp. Tất cả ngay từ đầu đã báo hiệu trước sự thất bại tất yếu của


nó.
Không phải đến sau khởi nghĩa Yên Bái, mới diễn ra sự phân hóa tư
tưởng trong nội bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng. Sự phân hóa đó đã tồn tại ngay từ
đầu khi tổ chức này được thành lập. Tuy nhiên phải tới sau khởi nghĩa Yên Bái,
những mâu thuẫn trong nội bô Việt Nam Quốc Dân Đảng mới bộ lộ rõ nét, bắt
đầu từ đây, quá trình phân hóa mới thực sự diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc. Sự thất
bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã đưa đến sự tan vỡ hoàn toàn của tổ chức
Việt Nam Quốc Dân Đảng.
2
Tuy nhiên có một nguyên nhân khách quan nhưng không kém phần quan
trọng góp phần làm nên sự thất bại hoàn toàn của Việt Nam Quốc Dân Đảng, đó
chính là sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô
sản. Mà đại diện tiêu biểu nhất thời kỳ này chính là Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên. Những ưu thế vượt trội của khuynh hướng này khi gặp sự lúng túng
trong lý luận cách mạng của Việt Nam Quốc Dân Đảng thì càng có điều kiện lấn
át. Và một lẽ tất yếu là những ảnh hưởng của nó sẽ tạo nên một cuộc phân hóa
tư tưởng mạnh mẽ giữa những đảng viên Quốc dân đảng.
Những biểu hiện gay gắt nhất của sự chia rẽ trong nôi bộ đảng chính là
thông qua các cuộc tranh luận về tư tưởng chính trị và phương pháp cách mạng
giữa các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng và những người cộng sản. Về
thực chất đây là những hoạt động tuyên truyền nhằm gây ảnh hưởng và thu phục
quần chúng của các tổ chức cách mạng này. Quá trình đấu tranh thực sự diễn ra
quyết liệt trong các nhà tù đế quốc. Nhằm xuyên tạc chủ nghĩa cộng sản, các anh
em Quốc Dân Đảng trong nhà tù Hỏa Lò đã ra tạp chí Bút tiêu sầu, nói chù nghĩa
cộng sản là Tam vô (vô tôn giáo, vô gia đình, vô tổ quốc) và tuyên truyền cho
chủ nghĩa Tam dân. Đáng chú ý hơn cả là những cuộc bút chiến nảy lửa thiếu
chút nữa đã dẫn đến xung đột vũ lực trong nhà tù Hỏa Lò. Không chỉ diễn ra ở
Hỏa Lò, mà tại Hòn Cau, những xung đột tương tự cũng diễn ra không kém
phần gay gắt. Và kết quả của sự phân hóa này chính là sự tuyên bố ly khai chủ
nghĩa Tam dân của 6 thành viên chủ chốt của tổ chức này, bao gồm: Tưởng Dân

Bảo, Nguyễn Văn Viên, Hoàng Thúc Dị, Lê Văn Phúc, Nguyễn Phương Thảo
và Trần Huy Liệu. Ngược lại với xu hướng tiến bộ trên, một bộ phận khác trong
Việt Nam Quốc Dân Đảng vẫn giữ nguyên lập trường dân tộc tư sản và dần dần
chuyển sang chủ nghĩa cải lương, đi vào con đường phản cách mạng, có những
hành động khủng bố những người cộng sản. Như vậy mặc dù Quốc Dân Đảng
Việt Nam đã kết thúc vai trò lịch sử tiến bộ của nó vào năm 1930 khi khởi nghĩa
Yên Bái kết thúc, nhưng quá trình phân hóa sau khởi nghĩa của nó vẫn tiếp tục
diễn ra trong các nhà tù đế quốc. Và đó là xu thế tất yếu của thời đại – thời đại
mà giai cấp tư sản Việt Nam đã không còn đủ khả năng nắm ngọn cờ đấu tranh
3
giải phóng dân tộc, ngọn cờ ấy nay đã đến lúc phải chuyển sang tay giai cấp vô
sản.
3. Nguyên nhân dẫn tới sự phân hóa tư tưởng
Nhận thức chính trị của các đảng viên VNQDĐ ngay từ đầu đã không có
sự thống nhất. Một điều mà chính những đảng viên của đảng này phải thừa nhận
là sự nghèo nàn về lí luận của đảng. Ngay từ khi thành lập đảng đã không thống
nhất được Cương lĩnh chính trị cũng như Chương trình hành động của đảng. Do
đó dẫn đến sự nhận thức và giải thích có sự khác nhau giữa các cơ sở đảng ở
những nơi khác nhau, đặc biệt giữa kỳ bộ Nam Kỳ với Kỳ bộ Bắc Kỳ và Tổng
bộ. Trong khi ở Bắc Kỳ, Việt Nam Quốc Dân Đảng thường sử dụng thơ ca yêu
nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và tài liệu của trường Đông Kinh
Nghĩa Thục… làm tài liệu tham khảo thì tại Nam Kỳ, Trần Huy Liệu và các
đồng chí của ông lại mượn tài liệu của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên
làm tài liệu học tập chủ yếu: A.B.C chủ nghĩa cộng sản, Công xã Pari… Do vậy
mặc dù vẫn đứng trong hàng ngũ của Việt Nam Quốc Dân Đảng nhưng các đảng
viên ở Nam Kỳ cũng đã ít nhiều chịu ảnh hưởng của tư tưởng cộng sản. Điều
này được thể hiện rất rõ qua cách giải thích của Trần Huy Liệu về cái mệnh đề
gọi là “Trước làm cách mạng quốc gia, sau làm cách mạng thế giới” được đề ra
trong Cương lĩnh chính trị của đảng. Trần Huy Liệu đã tiếp cận tư tưởng chính
trị của tổ chức Thanh Niên về mối liên hệ biện chứng giữa cách mạng Việt Nam

và cách mạng thế giới. Ngay từ đầu ông và các đồng chí của mình đã có xu
hướng quốc tế khi cắt nghĩa: cách mạng thế giới là cứu cánh, cách mạng quốc
gia là con đường phải trải qua. Trong khi đó do chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa
Tam Dân, các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Bắc Kỳ lại hiểu cách
mạng thế giới theo quan điểm của Tôn Trung Sơn là giúp đỡ các dân tộc nhỏ
yếu làm cách mạng chứ không phải liên hiệp với giai cấp vô sản toàn thế giới.
Một nguyên nhân nữa dẫn tới tình trạng khống thống nhất về mặt chính trị
của Việt Nam Quốc Dân Đảng là thành phần xã hôi rất không giống nhau giữa
các đảng viên. Do thành phần giai cấp khác nhau, gồm cả tiểu tư sản, tư sản dân
4
tộc, trí thức, địa chủ, binh lính… nên đường lối chính trị của Việt Nam Quốc
Dân Đảng được hiểu theo quan điểm riêng của từng giai cấp.
Đặc biệt trong VNQDĐ, bộ phận trí thức tiểu tư sản yêu nước chiếm
thành phần chủ yếu, vừa là lực lượng nòng cốt, vừa đóng vai trò lãnh đạo tổ
chức đảng. Tính chất “trung gian” khiến cho tầng lớp tiểu tư sản mang trong
lòng nó nhiều khả năng chuyển hóa khác nhau. Do không có hệ tư tưởng riêng
nên trong phong trào dân tộc tất nhiên nó sẽ hành động hoặc dưới ngọn cờ tư
sản hoặc dưới ngọn cờ vô sản. Tương quan giữa tư sản và vô sản sẽ quyết định
chiều hướng chuyển hóa của nó. Như vậy chính tính chất “trung gian’ của tầng
lớp này cũng là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng phân hóa và chuyển hóa
trong tư tưởng chính trị của VNQDĐ.
Nguyên nhân trực tiếp đưa đến sự phân hóa tư tưởng của tổ chức này là
cuộc đấu tranh về đường lối chính trị, tư tưởng và lý luận cách mạng giữa các
đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng và Hội viên của Hội Việt Nam Cách Mạng
Thanh Niên – tổ chức cách mạng theo chủ nghĩa cộng sản tiêu biểu nhất ở Việt
Nam lúc bấy giờ. Mặc dù cùng đứng trên trận tuyến là cách mạng dân tộc, tuy
nhiên mối quan hệ giữa Việt Nam Quốc Dân Đảng và Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên còn được hiểu trên một mặt khác, đó là mối quan hệ giữa những tổ
chức đại diện cho hai hệ tư tưởng có khuynh hướng phủ định nhau trong phong
trào giải phóng dân tộc. Trong mối quan hệ ấy có chứa đựng những cơ sở để

thống nhất và chuyển hóa, đó là lập trường dân tộc, nhưng mặt khác không thể
dẫn tới sự hòa nhập làm một vì điều này trái với nguyên tắc giai cấp đấu tranh.
Chính vì vậy điều tất yếu sẽ dẫn tới một cuộc đấu tranh không khoan nhượng
giữa hai khuynh hướng chính trị này, mà đại biểu chính là những đảng viên của
Việt Nam Quốc Dân Đảng và Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
5

×