Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Thời đại Đá mới ở Việt Nam pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.85 KB, 10 trang )

Thời đại Đá mới ở Việt Nam (Tiếp theo)
Thứ Hai, 21/02/2011, 03:54 CH | Lượt xem: 253
Ðến văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn (khoảng 6.000 -
10.000 năm), con người đã biết dùng công cụ cuội
được ghè đẽo một mặt, bắt đầu biết mài rìu đá, làm
đồ gốm và có khả năng đã biết đến trồng trọt sơ
khai Đó là những biểu hiện ban đầu của thời đại Đá
mới.
Trong giai đoạn này trên đất Việt Nam, đã xuất hiện
những nhóm cư dân tiền sử có đặc trưng văn hoá là
thuộc thời đại Đá mới Con người trong giai đoạn
này đã biết dùng những chiếc rìu đá được mài nhẵn
hoàn toàn, những chiếc vòng tay đá được khoan rất
khéo, và những đồ gốm có hoa văn rất đẹp.
Văn Hoá Hoà Bình:
Văn hóa khảo cổ mang tên tỉnh Hoà Bình, nơi nhà
khảo cổ người Pháp Côlani (M. Colani) phát hiện và
khai quật di tích đầu tiên vào năm 1927. Thuật ngữ
VHHB được các nhà tiền sử học Viễn Đông họp tại
Hà Nội thông qua năm 1932. Các di tích VHHB phân
bố ở hầu khắp các nước Đông Nam Á lục địa, nhưng
tập trung nhất là Việt Nam với trên 120 di chỉ. Cư
dân VHHB chủ yếu sống trong các hang động đá vôi,
săn bắt hái lượm là hoạt động kinh tế chính, có thể đã
biết đến nông nghiệp sơ khai. Người Hoà Bình chế
tác công cụ lao động từ đá cuội sông suối, loại hình
tiêu biểu nhất là rìu hình hạnh nhân, nạo hình đĩa, rìu
ngắn, rìu mài lưỡi; ít chế tác và sử dụng công cụ từ
xương và vỏ trai, có thể đã sử dụng đồ gốm trong
sinh hoạt. Người Hoà Bình chôn người chết tại nơi cư
trú, chủ yếu theo tư thế nằm co, có rải đá, vỏ ốc hoặc


than tro dưới thi hài, di cốt được bôi thổ hoàng.
Người Hoà Bình có nghệ thuật dung dị, mang tính
ước lệ, phản ánh quan hệ của con người với môi
trường và tín ngưỡng tâm linh. VHHB có niên đại
tuyệt đối sớm nhất là 18.000 năm và muộn nhất 7.500
năm cách ngày nay, thuộc thời đại đá mới; phát triển
qua 3 giai đoạn: Hoà Bình sớm (18.000 - 12.000
năm), Hoà Bình điển hình (12.000 - 9.000 năm) và
Hoà Bình phát triển (9.000 - 7.500 năm). VHHB có
nguồn gốc từ văn hoá Sơn Vi và đóng góp vào sự
hình thành một số văn hoá đá mới ở Việt Nam như:
Đa Bút, Cái Bèo, Quỳnh Văn; đồng thời đóng góp
vào việc tạo dựng sắc thái văn hoá Đông Nam Á
thống nhất trong đa dạng.

Văn Hoá Bắc Sơn
Văn hoá Bắc Sơn là văn hoá sơ kì đá mới. Cư dân
VHBS sống trong hang động hoặc mái đá trong vùng
núi đá vôi Bắc Sơn. Kinh tế: săn bắt, hái lượm và làm
gốm. Công cụ tiêu biểu: rìu cuội ghè đẽo mài lưỡi,
thường được gọi là "rìu Bắc Sơn" và thỏi đá phiến có
dấu hai rãnh song song, gọi là "dấu Bắc Sơn". VHBS
phát triển tiếp sau văn hoá Hoà Bình, tồn tại cách
ngày nay khoảng từ 7 - 10 nghìn năm.
Văn Hoá Đa Bút
Văn hoá khảo cổ được gọi theo tên địa điểm Đa Bút ở
Thanh Hoá, Việt Nam, do Patơ (E. Patte) khai quật
năm 1932 và các nhà khảo cổ định danh. Đến nay, đã
phát hiện được 8 địa điểm VHĐB, phân bố ở đồng
bằng Thanh Hoá và Ninh Bình, niên đại từ trên 4.000

đến 6.000 năm cách ngày nay. Phát triển qua các giai
đoạn: Đa Bút, Cồn Cổ Ngựa (lớp trên) và Gò Trũng.
Đặc trưng nổi bật là đồ gốm pha nhiều sạn sỏi to, đáy
tròn, không chân đế, miệng đứng thẳng hơi loe, thành
miệng cao, bụng hình cầu, văn đập hình nan đan.
Đồ đá có sự biến đổi nhanh từ kĩ thuật mài lan thân
sang rìu mài toàn thân, kích thước nhỏ, cùng với đục,
cưa, cối, chày, dùi, vòng đá hình bánh xe và đặc biệt
là chì lưới đánh cá làm từ đá phiến và đất nung hình
quả nhót có khía rãnh để buộc dây. Cư dân VHĐB
từng khai phá đồng bằng châu thổ Sông Mã, trồng
trọt một số loại cây rau, củ; phát triển nghề đánh cá
trên sông biển, là một trong những trung tâm sản xuất
gốm thời đại đá mới ở Việt Nam. VHĐB có nguồn
gốc từ văn hoá Hoà Bình và đóng góp vào sự hình
thành các văn sơ kì kim khí ở khu vực.

Văn Hoá Hạ Long
Văn hoá khảo cổ mang tên vịnh biển nổi tiếng ở
Quảng Ninh, do các nhà khảo cổ học Việt Nam định
danh. Đến nay đã phát hiện được 27 địa điểm.
VHHL, phân bố trên cồn cát, eo đất hoặc hang động
hải đảo ven biển Quảng Ninh và Hải Phòng. Công
cụ đá gồm rìu bôn kích thước nhỏ, mài toàn thân;
chày, hòn kê, bàn mài có các rãnh cắt ngang hình chữ
U.
Đồ gốm có gốm cứng, mỏng, gốm xốp, trang trí hoa
văn đắp thêm, khắc vạch kết hợp trổ lỗ. Bôn có vai có
nấc, gốm xốp và bàn mài rãnh là di vật tiêu biểu đặc
trưng cho VHHL. VHHL phát triển từ văn hoá Cái

Bèo, giao lưu, trao đổi với các nền văn hoá đồng đại
khác như Phùng Nguyên, Hà Giang, Mai Pha, Hoa
Lộc (Bắc Việt Nam) và các đảo ven biển Nam Trung
Quốc; đóng góp vào sự hình thành văn hoá Đông Sơn
vùng ven biển Việt Nam. Cư dân VHHL có niên đại
4.000 năm cách ngày nay, thạo nghề biển, đạt tới
đỉnh cao kĩ thuật nghề gốm, biết trồng trọt, xe sợi đan
lưới, làm dây câu, đóng bè và đi biển.

Văn Hoá Bàu Tró:
Văn hoá khảo cổ mang tên địa điểm Bàu Tró ở Đồng
Hới (Quảng Bình; Việt Nam), do Patơ (E. Patte) khai
quật năm 1923. Đến nay đã phát hiện hơn 20 địa
điểm của văn hoá này với các loại hình: cồn sò điệp,
cồn cát và cồn đất, phân bố dọc đồng bằng ven biển
từ Nghệ An tới Quảng Bình. Công cụ đá có rìu, bôn,
cuốc, đục, dao, cưa, mũi khoan, bàn mài, chày, bàn
nghiền và hòn ghè; tiêu biểu nhất là rìu, bôn có vai
được ghè lại lưỡi. Đồ gốm có số lượng lớn, ổn định
về chất liệu, loại hình và hoa văn trang trí, trong đó
đặc trưng nhất là loại gốm gắn tai, trang trí văn in
mai rùa, văn khắc vạch hình khuông nhạc trên nền
văn thừng, kết hợp với tô màu đỏ hoặc đen ánh chì.
VHBT có niên đại khoảng 4.000 năm cách ngày nay.
Là văn hoá của cư dân định cư, săn bắt, hái lượm và
có thể đã biết làm nông nghiệp; có nguồn gốc từ văn
hoá Quỳnh Văn và có quan hệ giao lưu trao đổi với
cư dân văn hoá Hoa Lộc, Hạ Long ở phía bắc, với cư
dân văn hoá Xóm Cồn ở phía nam, với các bộ lạc
miền núi Trung Bộ và Tây Nguyên. VHBT là một

thành tố đóng góp vào sự ra đời của văn hoá Sa
Huỳnh ở Miền Trung Việt Nam.

Bài trước: Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở
Việt Nam
Nguồn: lichsuvietnam.vn

×