Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đau thần kinh liên sườn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.4 KB, 6 trang )

Đau thần kinh liên sườn

Đau thần kinh liên sườn là hội chứng bệnh lý hay gặp. Đau thần kinh liên
sườn do nhiều nguyên nhân gây nên, cũng có khi không tìm thấy nguyên
nhân gọi là đau thần kinh liên sườn tiên phát.
Thuật ngữ thần kinh liên sườn là chỉ các dây thần kinh xuất phát từ đoạn tủy ngực
D1 - D12. Rễ thần kinh tủy ngực sau khi qua lỗ ghép chia thành hai nhánh: nhánh
sau (còn gọi là nhánh lưng) chi phối cho da và cơ lưng; nhánh trước (còn gọi là
nhánh bụng) chi phối cho da, cơ phía trước bụng và ngực, đây chính là dây thần
kinh liên sườn.
Sau khi tách khỏi rễ chung, dây thần kinh liên sườn cùng với mạch máu tạo thành
bó mạch, thần kinh gian sườn nằm ở bờ dưới của mỗi xương sườn. Vì liên quan
của nó như vậy nên các bệnh lý của tủy sống, cột sống, xương sườn và thành ngực
đều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh liên sườn. Hơn nữa các dây thần
kinh liên sườn cũng là các dây thần kinh nằm ở nông nên dễ bị tác động của các
yếu tố ngoại cảnh.
Đau dây thần kinh liên sườn do nhiều nguyên nhân gây nên. Sau đây là một số
nguyên nhân hay gặp :
Do thoái hóa cột sống: thường gặp ở người cao tuổi, tính chất khu trú thường
không rõ ràng. Tính chất đau là ê ẩm, không cấp tính, kèm theo đau âm ỉ cột sống
ngực cả khi nghỉ và khi vận động, ấn vào điểm cạnh sống hai bên (cách chính giữa
cột sống 2-3cm) bệnh nhân thấy tức nhẹ và dễ chịu.
Do lao cột sống hoặc ung thư cột sống: thường gặp ở những người tuổi trung niên
trở lên, bệnh diễn biến nặng, khu trú tại vùng cột sống bị tổn thương. Tính chất
đau là đau chói cả hai bên sườn, có khi đau như đánh đai, như bó chặt lấy ngực
hoặc bụng bệnh nhân, dễ chẩn đoán nhầm với cơn đau thắt ngực hoặc dạ dày. Ấn
cột sống sẽ có điểm đau chói, bệnh nhân đau liên tục suốt ngày đêm, tăng khi thay
đổi tư thế hoặc vận động. Bệnh nhân có các triệu chứng toàn thân nặng như hội
chứng nhiễm độc lao (sốt về chiều, mệt mỏi, sút cân ). Có thể thấy biến dạng cột
sống nếu ở giai đoạn nặng
Do bệnh lý tủy sống: đau dây thần kinh liên sườn thường là triệu chứng sớm của u


rễ thần kinh, u ngoại tủy. Tính chất của nó thường đau một bên, khu trú rõ, đau
kiểu đánh đai ở một bên sườn. Khám cột sống không thấy đau rõ ràng.
Do chấn thương cột sống: phải có yếu tố chấn thương.
Đau dây thần kinh liên sườn ở các bệnh lý cột sống, tủy sống thường là các triệu
chứng sớm nên nếu được phát hiện sẽ có giá trị chẩn đoán sớm các bệnh lý trên.
Nếu ở giai đoạn muộn thì đau dây thần kinh liên sườn chỉ là triệu chứng phụ. Bằng
các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, người ta có thể phát hiện được sớm
các bệnh lý cột sống, tủy sống.
Đau dây thần kinh liên sườn do nhiễm khuẩn: hay gặp nhất là đau dây thần kinh
liên sườn do zona với biểu hiện qua 2 giai đoạn: giai đoạn cấp thường khởi phát
bằng đau rát một mảng sườn, sau một, hai ngày thấy đỏ da, xuất hiện các mụn
nước và xu hướng lan rộng theo phạm vi phân bố của dây thần kinh liên sườn.
Bệnh nhân thấy ngứa và đau rát như bỏng, rất khó chịu, bệnh nhân không dám để
cho vùng tổn thương tiếp xúc với quần áo, sờ mó có thể có sốt, mệt mỏi. Sau
khoảng một tuần tổn thương khô, bong vảy, để lại sẹo và chuyển sang giai đoạn di
chứng. Bệnh nhân thấy đau rát ở vùng tổn thương một thời gian, có khi kéo dài
hàng tháng, nhất là ở người cao tuổi.
Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát: một số tác giả cho là do lạnh hoặc do vận
động sai tư thế hoặc quá tầm. Bệnh nhân xuất hiện đau ở vùng cạnh sống hoặc
vùng liên sống - bả vai, có thể đau một hoặc hai bên, đau lan theo khoang liên
sườn ra phía trước, đau âm ỉ cả ngày và đêm, đau khi hít thở sâu, thay đổi tư thế,
ho, hắt hơi. Bệnh nhân đau tăng thường nhầm với bệnh lý của phổi. Ấn vùng cạnh
sống tương ứng với khe gian đốt bệnh nhân thấy đau tức, đôi khi lan theo đường đi
của dây thần kinh liên sườn. Da vùng đau không có biểu hiện tổn thương. Các xét
nghiệm cho kết quả bình thường.
- Các nguyên nhân khác như đái tháo đường, nhiễm độc, viêm đa dây thần
kinh ít gặp tổn thương dây thần kinh liên sườn.
- nhiều người bệnh cho rằng đau thắt ngực là cơn đau có cảm giác như thắt
lại ở vùng ngực. Thực tế có rất nhiều cơn đau như vậy nhưng lại không
phải do thiếu máu cơ tim cục bộ nên không được gọi là cơn đau thắt ngực.

Ví dụ như, đau do các bệnh lý khác ở tim, ở phổi, ở thực quản, ở dạ dày, ở
xương sườn, ở thần kinh, và ở cơ
- Cơn đau thắt ngực thường tái diễn nhiều lần, mỗi cơn đau thường kéo dài từ
2 đến 10 phút. Cơn đau quá ngắn dưới 1 phút hoặc quá dài trên 15 phút,
thường không phải là đau thắt ngực.
- Những người có nguy cơ đau thắt ngực
- - Nam giới chiếm 80%, xuất hiện ở tuổi trên 40. Nữ giới xuất hiện ở tuổi
trên 45.
- - Người mắc các bệnh béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
- - Chế độ ăn quá nhiều chất béo.
- - Có thói quen hút thuốc lá, ít vận động, hay phải lo nghĩ nhiều.
- - Gia đình có người bị đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu
não.
- Khi nào xuất hiện cơn đau?
- Đau thắt ngực xuất hiện sau một hoạt động gắng sức như, làm việc nặng,
chạy, leo dốc, leo cầu thang, quan hệ tình dục Nếu cơn đau xuất hiện khi
nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ thường không phải là đau thắt ngực.
- Yếu tố tâm lý như, xúc động mạnh, bực tức, cáu giận, lo sợ cũng có thể là
nguyên nhân xuất hiện cơn đau.
- Ngưỡng đau là mức độ gắng sức của người bệnh để xuất hiện cơn đau. Ví
dụ như đau xuất hiện sau mỗi lần đi bộ được đúng 1km. Động mạch vành
càng hẹp thì ngưỡng đau càng thấp, có những bệnh nhân chỉ vận động tăng
lên một chút là đã xuất hiện cơn đau.
- Đa số bệnh nhân có ngưỡng đau ổn định hay còn gọi là cơn đau thắt ngực
ổn định. Ví dụ như khi leo cầu thang lên đến tầng 3 là xuất hiện cơn đau,
sáng chạy thể dục đến đúng một địa điểm là thấy đau, xách đến xô nước thứ
2 là thấy đau.
- Một số bệnh nhân có cơn đau thắt ngực không ổn định. Đó là biểu hiện của
bệnh càng ngày càng nặng lên, các cơn đau xuất hiện dày lên, đau dữ dội
hơn. Đau thắt ngực không ổn định rất nguy hiểm vì khó phân biệt với nhồi

máu cơ tim.
- Vị trí xuất hiện cơn đau
- Đa số đau xuất phát từ giữa ngực ngay sau xương ức, hoặc bên ngực trái
vùng trước tim. Sau đó đau lan từ ngực lên vai trái. Nếu lan xa hơn sẽ
xuống cánh tay trái, cẳng tay trái, ngón tay trái và thường là ngón út. Số ít
trường hợp lan lên cổ, tay phải, thượng vị nhưng không bao giờ lan xuống
đến rốn.
-

×