Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bệnh Tiểu Đường Loại 2 (Type 2 Diabetes) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.3 KB, 6 trang )

Bệnh Tiểu Đường Loại 2
(Type 2 Diabetes)

Bệnh tiểu đường loại 2 phát sinh do cơ thể mất khả năng sử dụng tốt insulin để
duy trì đường huyết ở trong mức bình thường. Do đó, ở bệnh nhân tiểu đường,
lượng đường trong máu thường xuyên cao hơn mức bình thường.
Glucose là gì?

Bộ máy tiêu hóa biến chế phần lớn thức ăn chúng ta ăn vào thành một loại đường
gọi là glucose. Glucose là nguồn năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ
thể.
Insulin là gì?
Insulin là một kích thích tố do tụy tạng làm ra. Insulin giống như cái chìa khóa mở
của cho glucose đi vào các tế bào trong cơ thể để trở thành năng lượng.
Vì sao có bệnh tiểu đường?
Glucose từ ruột đi vào máu rồi rời máu đi vào tế bào. Insulin có nhiệm vụ đưa
đường vào tế bào và điều hòa lượng đường trong máu ở mức bình thường. Nếu tụy
tạng không làm ra được insulin hay cơ thể không sử dụng được insulin, đường sẽ
không vào được bên trong tế bào, ở lại trong máu làm đường huyết tăng cao gây ra
bệnh tiểu đường.
Có mấy loại bệnh tiểu đường?
Có 2 loại bệnh tiểu đường: loại 1 và loại 2.
Trong bệnh tiểu đường loại 1, tụy tạng không sản xuất được insulin hay sản xuất
rất ít insulin. Bệnh nhân tiểu đường loại 1 phải tiêm insulin mới sống được. Trong
bệnh tiểu đường loại 2, cơ thể còn sản xuất được insulin nhưng sử dụng kém hiệu
quả insulin này. Bệnh nhân tiểu đường loạị 2 thường dùng thuốc viên tiểu đường
(hoặc insulin) để hạ đường huyết.

Ai dễ bị bệnh tiểu đường loại 2?
 Béo phị
 Ít hoạt động


 Trên 40 tuổi
 Có cha mẹ hay anh chị em bị tiểu đường
 Từng bị tiểu đường khi mang thai hay sanh em bé nặng trên 9 lbs.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2:
 Tăng đói
 Tăng khát
 Tiểu nhiều
 Mệt mỏi
 Vết thương lâu lành
 Thường bị nhiễm trùng ở da, lợi, bộ phận sinh dục, bàng quang
 Mờ mắt.
Biến chứng của bệnh tiểu đường loại 2:
 Mù mắt
 Cưa chân
 Suy thận
 Nhồi máu cơ tim
 Tai biến mạch máu não
 Cao huyết áp.
Làm thế nào để biết mình bị tiểu đường?
Bác sĩ căn cứ vào kết quả thử máu và các triệu chứng để xác định chẩn đoán bệnh
tiểu đường.
Các biện pháp giúp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2:
Mục tiêu của việc điều trị bệnh tiểu đường là đưa lượng đường trong máu xuống
mức gần bình thường. Sau đây là một số biện pháp giúp bệnh nhân tiểu đường
kiểm soát được căn bệnh của mình:
 Tìm hiểu căn bệnh tiểu đường
 Ăn uống có kế hoạch
 Vận động thân thể
 Dùng thuốc tiểu đường
 Theo dõi đường huyết.

Tiểu đường là một bệnh hiểm nghèo với nhiều biến chứng trầm trọng nếu không
được kiểm soát tốt. Vì vậy, phát hiện sớm bệnh tiểu đường để được theo dõi điều
trị là việc cần thiết.
Cùng các bạn có bệnh tiểu đường
 Bệnh tiểu đường có làm cho bạn bận tâm không?
 Bạn có lo ngại về các biến chứng của bệnh tiểu đường không?
 Bạn có kiểm soát được đường huyết của bạn không? T.T.Y.T. Nhân hòa
thường xuyên mở các lớp tiểu đường, bạn sẽ được hướng dẫn về những
điều cần biết, cần làm để kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến
chứng hiểm nghèo.
 Bạn sẽ được cấp máy thử đường cá nhân
 Thử máu miễn phí
 Khám mắt, khám chân thường xuyên.

×