i
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ,
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP, SỰ THÔNG THẠO VỀ THUẾ VÀ
TÍNH TUÂN THỦ THUẾ 4
1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (DNVVN) 4
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ 4
1.1.2 Tiêu chí phân loại DNVVN 4
1.1.3Đặc điểm của DNVVN 5
1.1.4 Các nhân tố tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 7
Khả năng tiếp cận các nguồn lực : Khả năng tiếp cận các nguồn lực của
DNVVN còn hạn chế. Nhất là khả năng tiếp cận về vốn, khoa học công nghệ.
8
1.2 Tổng quan về thuế thu nhập doanh nghiệp 8
1.2.1 Khái niệm 8
1.2.2 Đặc điểm 8
1.2.3 Vai trò của Thuế TNDN 8
1.2.4 Phương pháp tính thuế 9
1.2.5 Khai quyết toán thuế TNDN 9
1.3 Thông thạo thuế 11
1.4 Tuân thủ thuế 12
1.4.1 Khái niệm tuân thủ thuế 12
1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế 12
1.5 Mối quan hệ giữa thông thạo thuế và tuân thủ thuế 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP TẠI TPHCM 16
2.1 Tình hình thu ngân sách nhà nước (NSNN) của chi cục thuế quận Phú
Nhuận 2011-2013 16
2.2 Tuân thủ về đăng kí thuế, kê khai thuế 17
ii
2.3 Tuân thủ về báo cáo thông tin đầy đủ chính xác 19
2.4 Tuân thủ về nộp tiền thuế đúng hạn 19
CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG
THẠO THUẾ ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA DNVVN 21
3.1 Thiết kế nghiên cứu 21
3.2 Khung khái niệm mô hình nghiên cứu 21
3.3 Nghiên cứu khám phá 22
3.3.1 Phỏng vấn 22
3.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 22
3.3.3 Thang đo hiệu chỉnh 22
3.4 Nghiên cứu chính thức (định lượng) 23
3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin và cỡ mẫu 23
3.4.2 Kế hoạch phân tích dữ liệu 23
3.5 Kết quả nghiên cứu 25
3.5.1Chọn mẫu chính thức 25
3.5.2 Thông tin về đối tượng được khảo sát (phụ lục 2) 25
3.5.3 Kết quả thống kê mô tả 26
3.5.4 Phân tích độ tin cậy (hệ số tin cậy Cronbach Alpha) 28
3.5.5 Phân tích nhân tố EFA 29
3.5.6 Phân tích hồi quy tuyến tính bội 32
3.5.7 Đánh giá tác động của sự thông thạo thuế đến tính tuân thủ thuế TNDN
35
CHƯƠNG 4: NHẬN ĐỊNH VÀ KHUYẾN NGHỊ 37
4.1 Những giải pháp nâng cao tính tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại
TPHCM 37
4.1.1 Khuyến nghị về phía cơ quan thuế 37
4.1.2 Khuyến nghị về phía doanh nghiệp 38
4.2 Ý nghĩa và hạn chế của bài nghiên cứu 39
4.2.1 Ý nghĩa bài nghiên cứu 39
iii
4.2.2 Hạn chế của bài nghiên cứu 39
KẾT LUẬN 41
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCT Chi cục thuế
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
DN Doanh nghiệp
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
NSNN Ngân sách nhà nước
v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Thống kê đối tượng nộp thuế trên địa bàn quận Phú Nhuận
(đơn vị cơ sở)
18
Bảng 2.2 Kết quả quản lý kê khai thuế TNDN 2011-2013 19
Bảng 2.3 Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp từ năm
2011-2013
20
Bảng 2.4 Thống kê nợ đọng 2011-2013 20
Bảng 2.5 Thông báo nợ và quyết định cưỡng chế đối với doanh
nghiệp
21
Bảng 3.1 Mã hóa các thang đo sự thông thạo thuế 25
Bảng 3.2 Kết quả thống kê mô tả các nhân tố thông thạo thuế 28
Bảng 3.3 Kết quả thống kê mô tả thang đo tính tuân thủ thuế 29
Bảng 3.4 Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo 30
Bảng 3.5 Kết quả EFA (lần 3) 32
Bảng 3.6 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội 34
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình Tên hình Trang
Biểu đồ 2.1 Số thu NSNN năm 2011-2013 17
Hình 3.1 Quy trình thực hiện việc nghiên cứu 22
Hình 3.2 Thông tin về chức danh đối tượng được khảo sát 26
Hình 3.3 Thông tin về loại hình kinh doanh của doanh nghiệp 26
Hình 3.4 Thông tin về quy mô doanh nghiệp 27
Hình 3.5 Thông tin về thời gian hoạt động của doanh nghiệp 27
vii
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 2: BẢNG KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ
PHỤ LỤC 3: KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA
PHỤ LỤC 4: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA
PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH BỘI
PHỤ LỤC 6: BIỂU ĐỒ
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Việt Nam (VINASME), có đến 96%
doanh nghiệp đăng ký ở Việt Nam là DNVVN. Khối này tạo ra đến 40% tổng sản
phẩm quốc nội, tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm, chủ yếu mang lại lợi
ích đặc biệt cho nguồn lao động chưa qua đào tạo. Trong nhiều năm tới, khối
DNVVN vẫn là trụ cột cho nền kinh tế Việt Nam đóng góp một phần to lớn vào
nguồn ngân sách nhà nước. DNVVN đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước
thông qua nghĩa vụ nộp thuế. Doanh nghiệp tự kê khai tự tính toán số thuế phải nộp,
tự nộp tiền thuế theo đúng thời hạn và tự chịu trách nhiệm về việc kê khai nộp thuế
của mình. Cơ quan quản lý thuế không can thiệp trực tiếp vào việc kê khai, nộp thuế
của doanh nghiệp trừ trường hợp phát hiện ra các sai sót, vi phạm hoặc có dấu hiệu
không tuân thủ thuế. Vấn đề là trong trường hợp động cơ tuân thủ của người nộp
thuế kém cùng với năng lực hiểu biết quy định luật thuế không rõ ràng là nguyên
nhân dẫn đến các hành vi không tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó chính
sách quản lý thuế hiện nay đang chú trọng việc nâng cao tính tuân thủ tự nguyện
của doanh nghiệp. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tính tuân thủ thuế nhưng
ở Việt Nam nghiên cứu về đề tài này vẫn còn hạn chế vì cách thức xác định nó còn
khó khăn.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên đề tài của bài nghiên cứu “TÁC ĐỘNG CỦA
SỰ THÔNG THẠO VỀ THUẾ ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI TPHCM” giúp chúng ta phát hiện ra một
trong những nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ tự nguyện của doanh nghiệp là sự
thông thạo thuế qua đó có những giải pháp nhằm nânng cao kiến thức thuế cho
doanh nghiệp để tăng tính tuân thủ thuế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố cấu thành nên sự thông thạo thuế
của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam dựa trên mô hình nghiên cứu của Annet
Nakiwala (2010).
2
Kiểm định mô hình giả thuyết và xác định thành phần của sự thông thạo
thuế. Thiết lập mối quan hệ giữa sự thông thạo thuế và tính tuân thủ thuế của các
DNVVN.
Xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao tính thông thạo thuế để tăng tính tuân
thủ thuế của DNVVN.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Sự thông thạo thuế phụ thuộc vào những nhân tố nào?
Tính tuân thủ thuế và sự thông thạo về thuế có mối quan hệ với nhau không? Nếu
có thì nó là mối quan hệ như thế nào?
4. Phương pháp nghiên cứu
Phỏng vấn một vài lãnh đạo chi cục thuế, cán bộ thuế và đại diện của doanh nghiệp
chịu trách nhiệm xử lí các vấn đề thuế (chủ sở hữu, quản lý hoặc kế toán viên),
ngoài ra tiến hành lập bảng câu hỏi khảo sát thử ý kiến của 10 doanh nghiệp chọn
lọc. Mục đích để điều chỉnh và bổ sung thang đo sự thông thạo thuế theo mô hình
của Nakiwala (2010) cho phù hợp với doanh nghiệp tại Việt Nam.
Phương pháp định lượng: phát phiếu khảo sát cho đối tượng là những người đại
diện cho doanh nghiệp chịu trách nhiệm về vấn đề liên quan tới thuế bao gồm chủ
sở hữu, quản lý hoặc kế toán viên của doanh nghiệp. Từ dữ liệu khảo sát thu được
thực hiện kiểm định thang đo bằng phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach
Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, cuối cùng kiểm định mối quan hệ giữa
sự thông thạo thuế và tính tuân thủ thuế thông qua phân tích hồi quy bội. Tất cả
phân tích được xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TPHCM. Chọn mẫu 150 doanh
nghiệp để khảo sát.
Dữ liệu nghiên cứu: Bảng câu hỏi, khảo sát: gửi bảng câu hỏi khảo sát cho những
người đại diện doanh nghiệp xử lí các vấn đề về thuế (chủ sở hữu, quản lý hoặc kế
toán viên). Họ là những người được cơ quan thuế liên hệ khi có những vấn đề về
thuế của doanh nghiệp.
3
6. Kết cấu luận văn
Lời mở đầu
Chương 1: Cơ sở lí thuyết về doanh nghiệp vừa và nhỏ, thuế thu nhập doanh
nghiệp, sự thông thạo về thuế và tính tuân thủ thuế.
Chương 2: Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TPHCM
Chương 3: Khảo sát và phân tích tác động của thông thạo thuế đến tính tuân thủ
thuế của DNVVN
Chương 4: Nhận định và khuyến nghị
Kết luận
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ,
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP, SỰ THÔNG THẠO VỀ THUẾ VÀ
TÍNH TUÂN THỦ THUẾ.
1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (DNVVN)
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị định 56/2009/NĐ-CP ban hành ngày 30/06/2009 định nghĩa DNVVN là cơ sở
kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp:
siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng
tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao
động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
Quy mô
Khu vực
Doanh
nghiệp siêu
nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao
động
Tổng nguồn
vốn
Số lao động Tổng nguồn
vốn
Số lao động
I. Nông, lâm
nghiệp và thủy
sản
10 người trở
xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
Từ trên 10
người đến
200 người
Từ trên 20 tỷ
đồng đến 100
tỷ đồng
Từ trên 200
người đến
300 người
II. Công nghiệp
và xây dựng
10 người trở
xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
Từ trên 10
người đến
200 người
Từ trên 20 tỷ
đồng đến 100
tỷ đồng
Từ trên 200
người đến
300 người
III. Thương mại
và dịch vụ
10 người trở
xuống
10 tỷ đồng
trở xuống
Từ trên 10
người đến 50
người
Từ trên 10 tỷ
đồng đến 50
tỷ đồng
Từ trên 50
người đến
100 người
Tùy theo tính chất, mục tiêu của từng chính sách, chương trình trợ giúp mà cơ quan
chủ trì có thể cụ thể hóa các tiêu chí nêu trên cho phù hợp.
1.1.2 Tiêu chí phân loại DNVVN
Trên thế giới định nghĩa về DNVVN được hiểu và quy định khác nhau tùy theo
từng nơi. Các tiêu chí để phân loại doanh nghiệp có hai nhóm: Tiêu chí định tính và
tiêu chí định lượng. Nhóm tiêu chí định tính dựa trên những đặc trưng cơ bản của
doanh nghiệp như chuyên môn hóa thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp
của quản lý thấp… Các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề
5
nhưng thường khó xác định trên thực tế. Do đó chúng thường dùng làm cơ sở để
tham khảo mà ít được sử dụng để phân loại trong thực tế. Nhóm tiêu chí định lượng
có thể dựa vào các tiêu chí như số lao động, giá trị tài sản hay vốn, doanh thu, lợi
nhuận. Trong đó:
Số lao động: có thể lao động trung bình trong danh sách, lao động thường xuyên,
lao động thực tế;
Tài sản hay vốn: có thể là tổng tài sản (hay vốn), tài sản (vốn) cố định, giá trị tài sản
còn lại;
Doanh thu: có thể là tổng doanh thu/năm, tổng giá trị gia tăng/ năm (hiện nay có xu
hướng sử dụng chỉ số này).
1.1.3 Đặc điểm của DNVVN
1.1.3.1 Đặc điểm về nền tảng tri thức và các hệ thống quản lý tri thức trong doanh
nghiệp
Trình độ văn hóa của chủ doanh nghiệp, nhà quản lý và nhân viên phản ánh nguồn
tri thức cơ bản và tính sẵn sàng về mặt tri thức của doanh nghiệp để có thể tiếp nhận
tri thức mới. Có thể nói trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của khối DNVVN ở Việt
Nam còn tương đối thấp. Khi khởi nghiệp phần lớn chủ doanh nghiệp đều dựa trên
tri thức vận hành (kiến thức, kĩ năng sản xuất ra sản phẩm cụ thể) hình thành qua
kinh nghiệm, rất thiếu tri thức chiến lược và khả năng quản lý. Gần 90% chủ doanh
nghiệp nhỏ và vừa đảm nhận luôn vai trò là người quản lý điều hành. Phần lớn các
doanh nghiệp đều không có sự phân biệt giữa chức năng lãnh đạo, xây dựng chiến
lược của chủ doanh nghiệp và chức năng quản lý việc vận hành hàng ngày của
người quản lý. Điều này làm cho các chủ doanh nghiệp không đủ năng lực và thời
gian dành cho việc xây dựng chiến lược phát triển. Do vậy phần lớn các DNVVN
hoạt động còn mang tính ứng phó với thị trường, chủ yếu thực hiện mục tiêu ngắn
hạn nhằm vào lợi nhuận trước mắt, điều này dẫn đến khi thị trường thay đổi nhất là
trong bối cảnh khủng hoảng tài chính như những năm trước đây hoặc có những bất
ổn về kinh tế vĩ mô, thị trường có những biến động mạnh doanh ngiệp sẽ rất khó
ứng phó.
1.1.3.2 Đặc điểm hệ thống quản trị chiến lược
6
Phần lớn các chủ DNVVN, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư
nhân khi khởi nghiệp đều nhằm mục tiêu lợi nhuận dựa trên một cơ hội thị trường
còn mang tính ước toán thiếu căn cứ rõ ràng, việc điều hành doanh nghiệp phần lớn
đều nhằm mục tiêu cụ thể, ngắn hạn. Các chủ doanh nghiệp không đủ kiến thức và
năng lực, cũng như ít quan tâm đến hoạch định chiến lược dài hạn. Có thể nói tư
duy ngắn hạn, thiếu phương hướng hoạt động dài hạn đang là một đặc điểm lớn chi
phối quá trình hoạt động của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân. Do đặc điểm
này chi phối dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp thất bại ngay sau giai đoạn hình
thành, tuổi thọ bình quân của doanh nghiệp khá thấp.
1.1.3.3 Đặc điểm về cấu trúc tổ chức và các quy trình quản lý
Đặc điểm chung của DNVVN là cơ cấu tổ chức chỉ nhằm thực hiện chức năng kế
toán (thường có bộ phận riêng hoặc có nhân viên được chuyên môn hóa đảm nhận)
các chức năng quản trị khác (tài chính, nhân sự, marketing, chiến lược, chất
lượng…) không có bộ phận đảm nhận hoặc không được phân công rõ ràng. Quyền
quyết định mọi vấn đề tập trung ở chủ doanh nghiệp, cơ chế quản lý chủ yếu dựa
trên sự thuận tiện, phụ thuộc lớn vào năng lực và kinh nghiệm của chủ doanh
nghiệp. Trong một chừng mực nào đó, khi doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ, hoạt
động ít phức tạp, tính chất gọn nhẹ và thuận tiện của cơ cấu tổ chức thể hiện được
ưu điểm, tuy nhiên nếu duy trì lâu sẽ trở thành nguyên nhân kìm hãm sự trưởng
thành của doanh nghiệp, điều này lý giải một phần về sự tăng trưởng số lượng
nhưng ít tăng về chất lượng của phần đông DNVVN hiện nay. Như vậy, cấu trúc tổ
chức đơn giản, chủ yếu thực hiện chức năng kế toán, các chức năng quản trị khác
không được chuyên môn hóa hoặc phân công rõ ràng, sự phân quyền rất hạn chế,
quyền hạn quản trị tập trung gần như tuyệt đối vào chủ doanh nghiệp đang là đặc
điểm lớn chi phối các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay.
Về việc thực hiện các chức năng quản lý, mặc dù chức năng kế toán được các doanh
nghiệp chú trọng, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức kế toán thuế nhằm thực hiện yêu cầu
của Nhà nước và nhằm mục tiêu hạn chế đến mức thấp nhất mức thuế phải nộp,
việc thực hiện kế toán quản trị rất hạn hữu. Hạn chế về tư duy quản trị tài chính làm
cho doanh nghiệp không phân tích được một cách sâu sắc về nguồn lực sử dụng và
7
hiệu quả hoạt động… Chủ doanh nghiệp không hiểu rõ tình hình tài chính và hiệu
quả hoạt động thực sự của doanh nghiệp. Sự thiếu hụt của tri thức quản lý tài chính
cũng làm cho doanh nghiệp khó quản lý được các nguồn vốn vay từ bên ngoài để
đạt hiệu quả mong muốn, làm cho chính doanh nghiệp rất ngần ngại khi huy động
vốn từ bên ngoài, và chính điều này cũng làm cho ngân hàng và các định chế tài
chính ngần ngại trong việc cho doanh nghiệp vay vốn do không nắm được một cách
chắc chắn khả năng thu hồi vốn vay.
1.1.3.4 Đặc điểm về nguồn nhân lực
Về chủ doanh nghiệp, quản lý thì tỷ lệ chủ doanh nghiệp có trình độ cao đẳng, đại
học và sau đại học tăng lên trong những năm gần đây, tuy nhiên một số người được
đào tạo từ những ngành nghề ít liên quan đến kinh doanh, họ thiếu hẳn các kiến
thức về chiến lược, thị trường, quản lý doanh nghiệp hiện đại.
Về đội ngũ lao động, phần lớn tỷ lệ lao động được đào tạo qua trường lớp nhưng số
lao động này chưa có kinh nghiệm nên doanh nghiệp không thuê được lao động có
kỹ năng như mong muốn. Điều này đặt nặng vấn đề đào tạo cho chính các doanh
nghiệp. Động lực làm việc chủ yếu của người lao động là thu nhập, do quá bận rộn
với công việc điều hành và thiếu tri thức quản lý, nên các chủ doanh nghiệp chưa
triển khai các thực hành quản lý nguồn nhân lực chuyên nghiệp, ít chú ý hoạt động
đào tạo. Nhìn chung đặc trưng về một nguồn nhân lực trẻ, có ý chí và khát khao
phấn đấu vươn lên, tuy nhiên ít được đào tạo, không ổn định, năng suất và hiệu quả
làm việc chưa cao đang chi phối mạnh trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay.
1.1.4 Các nhân tố tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Trình độ phát triển kinh tế càng cao thì giới hạn tiêu thức phân loại càng được nâng
lên. Trình độ phát triển kinh tế xã hội càng cao sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển
DNVVN ổn định hơn, có phương hướng rõ ràng hơn, vững bền hơn.
Cơ chế chính sách của nhà nước
Chính sách và cơ chế quản lý là yếu tố rất quang trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt
động của các DNVVN. Một chính sách và cơ chế đúng đắn hợp lý sẽ tạo ra môi
trường thuận lợi cho sự phát triển các DNVVN.
Đội ngũ các nhà sáng lập và quản lý DNVVN
8
Sự xuất hiện và khả năng phát triển của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào
những người sáng lập ra chúng. Sự có mặt của đội ngũ doanh nhân này cùng với
khả năng và trình độ nhận thức của họ về tình hình thị trường và khả năng nắm bắt
cơ hội kinh doanh sẽ tác động to lớn đến hoạt động của từng DNVVN. Họ luôn là
những người đi đầu trong đổi mới.
Khả năng tiếp cận các nguồn lực : Khả năng tiếp cận các nguồn lực của DNVVN
còn hạn chế. Nhất là khả năng tiếp cận về vốn, khoa học công nghệ.
1.2 Tổng quan về thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận
của các doanh nghiệp. Hay có nghĩa là nó đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của
cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản chi phí liên
quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh
đó.
1.2.2 Đặc điểm
Thuế TNDN là thuế trực thu, vì vậy đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp,
các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là người chịu
thuế.
Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
hoặc các nhà đầu tư. Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên
chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế
TNDN .
Thuế TNDN điều tiết trực tiếp thu nhập, do đó tác động đến lợi ích kinh tế của
người nộp thuế, tác động đến khả năng tái đầu tư.
1.2.3 Vai trò của Thuế TNDN
Thuế TNDN là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái
phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh
thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao; ngược lại
các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ nhận
được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập. Ðể hạn chế nhược điểm đó, Nhà
9
nước sử dụng thuế TNDN làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu
nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà
nước được công bằng, hợp lý.
Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước.
Phạm vi áp dụng của thuế TNDN là các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế hoạt động sản xuất, kinh doanh có phát sinh lợi nhuận. Nền kinh
tế nước ta ngày càng ổn định và phát triển, tăng trưởng kinh tế được giữ vững, các
doanh nghiệp càng phát triển cả về số lượng cũng như quy mô tổ chức, năng lực
quản lý, tài chính và phạm vi hoạt động càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng
huy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế TNDN ngày
càng dồi dào.
Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản
xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển
toàn diện của Nhà nước.
Trong quá trình phát triển kinh tế, thuế thường được sử dụng để khuyến khích đầu
tư, góp phần thúc đẩy sản xuất. Thuế suất hợp lý và các ưu đãi về thuế trong đầu tư
có tác động rất lớn đối với các quyết định đầu tư mới hay mở rộng sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp. Các ưu đãi đó thường được áp dụng dưới hình thức
miễn giảm thuế TNDN hay một số loại thuế khác trong một thời hạn nhất định sau
đầu tư, hay áp dụng thuế suất khác nhau tuỳ theo vùng hoặc ngành nghề.
1.2.4 Phương pháp tính thuế
Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân
với thuế suất; trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì
được trừ số thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế TNDN phải nộp
theo quy định.
1.2.5 Khai quyết toán thuế TNDN
1.2.5.1 Trình tự thực hiện:
+ Người nộp thuế chuẩn bị số liệu, lập tờ khai và gửi đến cơ quan thuế chậm nhất
vào ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
+ Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ, xử lý và theo dõi nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
+ Người nộp thuế tự nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước theo số thuế đã kê khai.
1.2.5.2 Cách thức thực hiện
10
Gửi trực tiếp tại cơ quan thuế quản lý người nộp thuế hoặc qua hệ thống bưu chính.
1.2.5.3 Hồ sơ khai thuế
+ Tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư
số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính;
+ Báo cáo tài chính năm hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động
kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức
lại doanh nghiệp.
+ Các phụ lục kèm theo (tuỳ theo thực tế phát sinh của NNT)
i. Phụ lục kết quả sản xuất kinh doanh mẫu 03-1A/TNDN, 03-1B/TNDN, 03-
1C/TNDN;
ii. Phụ lục chuyển lỗ mẫu 03-2/TNDN (nếu có);
iii. Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng
đất, chuyển quyền thuê đất mẫu 03-3/TNDN;
iv. Phụ lục về ưu đãi thuế TNDN mẫu 03-3A/TNDN, mẫu số 03-3B/TNDN,
mẫu số 03-3C/TNDN;
v. Phụ lục số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế mẫu
03-4/TNDN;
vi. Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất
động sản mẫu số 03-5/TNDN;
vii. Phụ lục tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp có các cơ sở
sản xuất hạch toán phụ thuộc mẫu số 05/TNDN (nếu có);
viii. Phụ lục giao dịch liên kết theo mẫu GCN-01/QLT quy định tại Phụ lục 1-
GCN/CC (nếu có);
ix. Phụ lục báo cáo trích, sử dụng quỹ khoa học và công nghệ (nếu có);
1.2.5.4 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
i. Luật thuế TNDN năm 2008.
ii. Nghị định 124/2008/NĐ-CP hướng dẫn luật thuế TNDN.
iii. Nghị định 122/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung nghị định 124/2008/NĐ-CP
hướng dẫn luật thuế TNDN.
iv. Thông tư 105/2012/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tư 15/2011/TT-BTC
hướng dẫn vễ quỹ khoa học và công nghệ.
v. Thông tư 123/2012/TT-BTC hướng dẫn luật thuế TNDN, Nghị định
124/2008/NĐ-CP, Nghị định 122/2011/NĐ-CP
vi. Thông tư 203/2009/TT-BTC về hướng dẫn sử dụng, quản lý, trích khấu hao
TSCĐ ( Hết hiệu lực từ 10/06/2013 )
11
vii. Thông tư 45/2013/TT-BTC về hướng dẫn sử dụng, quản lý, trích khấu hao
TSCĐ ( Có hiệu lực từ 10/06/2013)
viii. Luật thuế TNDN sửa đổi bổ sung số 32/2013/QH13 ( Hiệu lực từ
01/01/2014, một số điều từ 01/07/2013 )
ix. Nghị định 92/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực
từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp
x. Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 92/2013/NĐ-
CP ngày 13/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều có
hiệu lực từ ngày 01/7/2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp
xi. Thông tư số 16/2013/TT-BTC ngày 08 tháng 02 năm 2013 hướng dẫn gia
hạn nộp thuế TNDN
1.3 Thông thạo thuế
Thông thạo thuế thu nhập doanh nghiệp là khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam. Hầu
như chưa có bài nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Chưa có bài nghiên cứu nào
định nghĩa rõ ràng về khái niệm này. Tuy nhiên, trên thế giới vấn đề về thông thạo
thuế dường như đang là tâm điểm thu hút nghiên cứu và đang tăng mạnh trong cả
khu vực tư nhân và nhà nước. Thông thạo thuế là điều kiện bắc buộc để đánh giá
hiệu quả hoạt động của nhiều tổ chức (Kock, Mang và Ellstrom 2008). Từ một số
bài nghiên cứu hạn chế về các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sự thông thạo thuế chủ yếu
được thể hiện qua năng lực kinh doanh, quản lý và công nghệ.
Theo như nhiều tài liệu liên quan, định nghĩa về sự thông thạo phụ thuộc vào ngữ
cảnh của người sử dụng. Tiner (2002) định nghĩa sự thông thạo là khả năng cho
thấy bản thân có kiến thức và kĩ năng cẩn thiết để áp dụng vào công việc của mình
một cách nhanh chóng và chính xác. Theo Armstrong và Baron (1995), khái niệm
về thông thạo đề cập đến việc ứng dụng kiến thức và kĩ năng, hiệu suất làm việc, và
các hành vi cần thiết để thực hiện công việc một cách tốt nhất. Vì vậy, những
DNVVN với số lượng nguồn lực hạn chế nhưng có sự thông thạo tốt sẽ cung cấp cơ
12
hội phát triển mạnh mẽ cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh (Leare và
Heene, 2003).
McKerchar (1995) phát hiện ra rằng người nộp thuế có quy mô kinh doanh nhỏ
không có đủ kiến thức pháp luật về thuế để thực hiện các nghĩa vụ thuế và họ không
đủ khả năng làm giảm thiểu thuế. Singh (2003) cho biết thêm kiến thức là một trong
những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hiểu pháp luật và các quy định về thuế và
khả năng tuân thủ của người nộp thuế.
1.4 Tuân thủ thuế
1.4.1 Khái niệm tuân thủ thuế
Tuân thủ thuế theo cách hiểu đơn giản nhất là mức độ đối tượng chấp hành nghĩa vụ
thuế được quy định trong luật thuế.
Theo cơ quan thuế Australia (ATO), “tuân thủ thuế là việc doanh nghiệp đáp ứng
các nghĩa vụ thuế theo quy định của luật thuế và theo các quyết định của tòa án”.
Theo Simon James định nghĩa tuân thủ thuế là sự sẵn sàng của cá nhân và các tổ
chức chịu thuế để hành động phù hợp với tinh thần cũng như các quy định pháp luật
về thuế và quản lý mà không có sự ứng dụng của các hoạt động thực thi pháp luật.
1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế
Tính tuân thủ thuế chịu tác động của nhiều nhân tố mà cần xét đến đầu tiên là nhân
tố thuế suất, có nhiều nghiên cứu đã đưa ra rằng có một mối quan hệ nghịch giữa
mức thuế suất biên và việc tuân thủ thuế. Khi thuế suất tăng dẫn đến việc kê khai
thu nhập ít hơn đặc biệt là với người có thu nhập cao. Nhân tố thứ hai là kiểm tra
thuế, kết quả nhiều bài nghiên cứu rút ra là kiểm tra thuế có hiệu quả hơn khi kiểm
tra các khoản khấu trừ khi tính thuế chứ không phải kiểm tra thu nhập, bởi vì khi kê
khai thuế, những người nộp thuế chỉ khai báo tổng thu nhập đã được điều chỉnh.
Nhân tố thứ ba là tỷ lệ kiểm tra thuế, một tỷ lệ kiểm tra thuế cao dẫn đến việc tuân
thủ thuế được cải thiện và có ảnh hưởng trực tiếp đến số thu thuế. Nhân tố thứ tư là
tâm lý và tác động của thái độ người nộp thuế đối với hành vi tuân thủ thuế. Theo
Song và Yarbrough (1978) nghiên cứu về thái độ của người nộp thuế thấy rằng
người nộp thuế có kiến thức tài chính cao hơn thì có đạo đức thuế tốt hơn so với
những người có kiến thức tài chính thấp vì vậy thái độ đối với thuế có thể được cải
13
thiện bằng cách trang bị kiến thức tốt. Nhận thức của người nộp thuế về sự công
bằng của luật thuế cũng ảnh hưởng tới tâm lý và thái độ của người nộp thuế, nếu
người nộp thuế thấy hài lòng với chính phủ và công bằng trong vai trò đóng góp thì
tính tuân thủ thuế sẽ được nâng cao. Mặt khác cũng có một vài nghiên cứu về mối
quan hệ giữa sự phức tạp của luật thuế đối với tính tuân thủ thuế tuy nhiên thì khía
cạnh này còn nhiều tranh cãi như theo Christensen và các cộng sự thì cho rằng trình
độ học vấn của người nộp thuế ngày càng cao càng làm tăng sự hiểu biết và chấp
nhận sự phức tạp của luật thuế vậy nên tăng mức tuân thủ thuế tuy nhiên thì cũng có
nhiều nghiên cứu khác bác bỏ sự tồn tại của mối quan hệ này. Người ta thấy rằng
nếu sự phức tạp của luật thuế giảm đi thì có thể khuyến khích sự tuân thủ thuế của
những người nộp thuế vì họ có thể dễ dàng hiểu luật, cấu trúc thuế, và việc ước tính
nghĩa vụ thuế. Và nhân tố cuối cùng là về mối tương quan tồn tại giữa việc tuân thủ
thuế và nhân khẩu học (như tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn và
mức thu nhập). Về giới tính, Jackson and Milliron đã cho thấy rằng nam giới có xu
hướng không tuân thủ thuế hơn là nữ giới. Còn về độ tuổi thì Clotfelter đã ghi nhận
một mối quan hệ đường cong giữa những người nộp thuế ở tuổi trung niên và tính
tuân thủ, họ là những người ít tuân thủ thuế nhất. Về tình trạng hôn nhân, những
người nộp thuế còn độc thân thì cố ý không tuân thủ thuế hơn là những người đã lập
gia đình.
B.Kamleitner, C.Korunka and E.Kirchler (2010) đã xác định được 3 yếu tố chính
ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ dựa trên nền tảng tâm lý,
gồm: Nhận diện cơ hội, yêu cầu kiến thức và khuôn khổ ra quyết định về thuế.
Nhận diện cơ hội: Do đặc điểm của việc tự kê khai tự nộp thuế đã làm phát sinh
những cơ hội ảnh hưởng đến hành vi không tuân thủ thuế bao gồm cả hành vi cố ý
và vô ý. Thứ nhất, nếu doanh nghiệp không cố ý tận dụng cơ hội để không tuân thủ
thuế thì cơ hội vẫn có thể vô tình dẫn họ đến hành vi không tuân thủ thuế thông qua
việc mắc các lỗi về kê khai, xác định các khoản chi phí (được trừ hay không được
trừ) hay lỗi tính toán. Thứ hai, nếu doanh nghiệp có ý định không tuân thủ thuế, họ
có thể tận dụng cơ hội phát sinh trong cơ chế tự kê khai như việc tính toán, kiểm
14
soát dòng tiền, kiểm soát thu nhập, thông qua đó có thể kiểm soát các khoản thuế
mà họ phải nộp.
Yêu cầu kiến thức: Sự không tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ còn phát sinh
từ sự thiếu hụt các kiến thức do sự phức tạp của các báo cáo tài chính cũng như quy
định của từng hệ thống thuế riêng biệt. Luật thuế có xu hướng thay đồi thường
xuyên, phức tạp hơn và mập mờ hơn. Để tuân thủ thuế đòi hỏi doanh nghiệp phải có
kiến thức về thuế và những biện pháp tuân thủ thuế. Tuy nhiên, việc tiếp thu các
kiến thức về thuế lại rất tốn kém về thời gian (ví dụ như tím hiểu thông tin, lưu giữ
các hồ sơ, điền các biểu mẫu,…) và tiền bạc (ví dụ như tài liệu về thuế, chi phí thuê
những chuyên gia, những người hành nghề thuế) và đối với các chủ doanh nghiệp
nhỏ chi phí tuân thủ lại rất cao trong bối cảnh thu nhập của họ vẫn còn thấp. Như
vậy, việc không tuân thủ thuế có thể là bắt nguồn từ sự phức tạp của hệ thống thuế.
Kiến thức bao gồm kiến thức giáo dục chung và kiến thức cụ thể về thuế. Kiến thức
chung dường như được sử dụng để thực hiện trốn thuế hơn là tuân thủ. Ngược lại,
kiến thức cụ thể về thuế có xu hướng dẫn họ đến việc gia tăng tính tuân thủ, bởi vì
việc tìm hiểu kiến thức cụ thể về thuế cũng có nghĩa là tìm hiểu về sự cần thiết, tầm
quan trọng của luật thuế trong xã hội cũng như biết cách làm thế nào để không vi
phạm.
Khuôn khổ quyết định: Ngoài việc nhận thức được cơ hội cũng như sự thiếu hụt
kiến thức về thuế, khi xem xét tính tuân thủ của người nộp thuế, cần phải hiểu rõ
những khuôn khổ ra quyết định trong việc trốn thuế hay không. Tùy thuộc vào từng
khuôn khổ áp dụng mà người nộp thuế sẽ có những phản ứng khác nhau trong hành
vi tuân thủ thuế của mình. Khi chủ doanh nghiệp nhỏ ra quyết định về việc nộp các
khoản thuế thì một sự mất mát hay việc làm giảm thu nhập cũng như sự giới hạn tự
do tài chính sẽ ảnh hưởng mạnh đến sự tuân thủ hay không của họ.
1.5 Mối quan hệ giữa thông thạo thuế và tuân thủ thuế
Theo Chen Loo & Keng Ho (2005), người nộp thuế tuân thủ thuế khi tất cả những
nghĩa vụ thuế của họ được tính toán một cách chính xác. Người nộp thuế phải có
thẩm quyền hiểu pháp luật về thuế và thủ tục hành chính, đưa ra sự phức tạp, không
chắc chắn, mơ hồ của pháp luật về thuế, quy tắc và thủ tục hành chính. Người nộp
15
thuế nếu không hiểu rõ về luật thuế có khả năng kê khai nộp thuế không đầy đủ,
nộp thiếu thuế, gian lận thuế. Cơ quan thuế phải tăng cường nhân lực hỗ trợ người
nộp thuế hiểu rõ quy định, thủ tục hành chính để giải quyết các vấn đề về thuế một
cách chính xác. Madi & Amrizah (2003), định nghĩa hiểu biết chức năng thuế là khả
năng người nộp thuế tự nộp tờ khai và tính toán nghĩa vụ thuế của mình bao gồm
việc tìm hiểu một số thuật ngữ thuế và có kiến thức cơ bản về thu nhập chịu thuế,
các khoản giảm trừ, các khoản không chịu thuế. Trong nghiên cứu của Ahmed &
Braithwaite (2005), các doanh nghiệp nhỏ muốn giảm thiểu số thuế phải nộp, họ
cần phải có đại lý thuế là những người am hiểu rõ về thuế giúp họ lập kế hoạch
thuế. Có thể nói thiếu chuyên môn và kiến thức về pháp luật, thủ tục thuế sẽ dẫn
đến tính tuân thủ thấp (Ayoki, Obwama & Ogwapus,2005). Trong nghiên cứu của
Chen Loo và Keng Ho (2005) chỉ ra rằng việc tuân thủ thuế chỉ có thể xảy ra nếu
những người tham gia có kiến thức và có thể hiểu được sự liên quan luật thuế, các
quy định, hướng dẫn và thủ tục hành chính. Teera (2005) nhấn mạnh sự cần thiết
phải nâng cao nhận thức của người nộp thuế vừa và nhỏ để khuyến khích tính tuân
thủ thuế. Loo, McKerchar and Hansford (2010) cho rằng sự phức tạp, mơ hồ, không
chắc chắn và thiếu kiến thức về luật thuế là nguyên nhân chính dẫn tới không tuân
thủ thuế vô ý. Các nguyên nhân khác như kiểm tra thuế, phạt vi phạm và thái độ của
người nộp thuế cũng ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ của người nột thuế vì vậy phải
phát triển hơn nữa các chương trình giáo dục thuế để nâng cao trình độ về kiến thức
thuế của người nộp thuế. Ngoài ra, cần phải có sự rõ ràng và nhất quán về luật thuế
và các nghị định để không gây nhầm lẫn cho người nộp thuế.
16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP TẠI TPHCM
Do việc thu thập số liệu còn gặp nhiều khó khăn, trong chương này tác giả chỉ nêu
ra thực trạng quản lý tuân thủ thuế của người nộp thuế tại Chi cục thuế quận Phú
Nhuận.
2.1 Tình hình thu ngân sách nhà nước (NSNN) của chi cục thuế quận Phú
Nhuận 2011-2013
Biểu đồ 2.1 Số thu NSNN năm 2011-2013
Nguồn:Báo cáo tổng kết năm CCT quận Phú Nhuận
Công tác thu ngân sách là một nhiệm vụ quan trọng của CCT quận Phú Nhuận. Kết
quả thu NSNN của CCT quận Phú Nhuận từ năm 2011 đến năm 2013 cho thấy số
thu ngân sách năm sau luôn tăng so với năm trước. Số thu năm 2012 là 1285,13 tỷ
đồng bằng 112,6% so với cùng kỳ năm 2011. Số thu năm 2013 là 1483,534 tỷ đồng
tăng 29,89% so với năm 2012. Tuy số thu ngân sách có tăng qua các năm nhưng tỷ
lệ tăng không cao.
Nguyên nhân tổng thu NSNN của CCT quận Phú Nhuận luôn tăng qua các năm là
do sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo trong công tác thực hiện đốc thu nợ đọng, bám
17
sát nguồn thu. Phối hợp tốt giữa các đội trong công tác đốc thu nợ đọng, cưỡng chế
nợ thuế, thường xuyên rà soát đối tượng quản lý, đối chiếu số liệu. Bên cạnh đó cơ
quan thuế đã tăng cường công tác kiểm tra các doanh nghiệp, công tác tuyên truyền
hỗ trợ chính sách thuế cho các đối tượng nộp thuế.
Nguồn thu ngân sách tăng chưa cao do tình hình kinh tế qua các năm vẫn còn nhiều
khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế dẫn đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn.
2.2 Tuân thủ về đăng kí thuế, kê khai thuế
Bảng 2.1Thống kê đối tượng nộp thuế trên địa bàn quận Phú Nhuận (đơn vị cơ
sở)
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổ chức kinh tế 4.942 5.433 5.965
Hộ cá thể 7.596 8.037 8.084
Tổng 12.538 13.470 14.049
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm CCT quận Phú Nhuận
Tình hình phát sinh mới, tạm ngưng và ngưng kinh doanh trong năm 2013:
+ Phát sinh mới: 2.007 đối tượng nộp thuế, trong đó: Doanh nghiệp: 1.270 DN (bao
gồm: quận khác chuyển đến 250 DN, phát sinh mới 1.020 DN), hộ kinh doanh cá
thể: 737 hộ.
+ Ngưng kinh doanh: 1.363 đối tượng nộp thuế, trong đó: Doanh nghiệp: 1.068 DN
(bao gồm: chuyển đi quận khác 299 DN, giải thể: 372, bỏ trốn: 397 DN), hộ kinh
doanh cá thể: 295 hộ.
Đối tượng nộp thuế trên địa bàn quận qua các năm tăng phù hợp với số tăng thu
ngân sách. Thống kê trên địa bàn quận phú nhuận năm 2013 có 5965 doanh nghiệp
vừa và nhỏ, con số này tương đối lớn.
Một trong những nhiệm vụ của người nộp thuế là đăng ký kê khai đầy đủ đúng hạn
nhưng vì nhiều lý do khác nhau người nộp thuế vẫn chưa tuân thủ đúng nghĩa vụ
này. Thống kê dưới đây sẽ chỉ rõ điều này.
Bảng 2.2 Kết quả quản lý kê khai thuế TNDN 2011-2013 (đơn vị tờ khai)
18
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tờ khai thuế TNDN phải nộp 16.987 17.106 18.541
Tờ khai thuế TNDN đã nộp 15.461 15.737 17.782
Số tờ khai nộp đúng hạn 14.534 14.912 17.272
Số tờ khai nộp trễ hạn 927 825 510
Số tờ khai chưa nộp 1.526 1.369 759
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm CCT quận Phú Nhuận
Qua thống kê cho thấy tình hình vi phạm chậm nộp, không nộp tờ khai tương đối
thấp. Năm 2011, doanh nghiệp nộp tờ khai không đúng hạn là 927 DN đạt tỷ lệ 6%
trên số tờ khai đã nộp, DN không nộp tờ khai là 1526 đạt tỷ lệ 8,98% trên tổng số tờ
khai phải nộp. Năm 2012, số tờ khai nộp trễ hạn 825 tờ khai, đạt tỷ lệ 4,8% trên số
tờ khai đã nộp, có 1369 DN chưa nộp tờ khai thuế chiếm tỷ lệ 8% trên số tờ khai
phải nộp. Năm 2013, số tờ khai nộp trễ hạn 510 tờ khai, đạt tỷ lệ 2% trên số tờ khai
đã nộp, số tờ khai chưa nộp 759 tờ khai, đạt tỷ lệ 4% trên tổng số tờ khai phải nộp.
Tình hình không nộp tờ khai nhìn chung cao hơn tình hình chậm nộp tờ khai, đa số
trường nộp trễ hạn là do nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng nhưng nhận được
hóa đơn chứng từ không kịp thời, không nộp tờ khai có nhiều nguyên nhân như
đăng ký thuế nhưng thực tế chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, DN bỏ trốn,
ngưng kinh doanh, giải thể, phá sản, chuyển địa điểm kinh doanh nhưng chưa cập
nhật kịp thời. Ngoài ra còn một số lỗi số học, lỗi định danh, lỗi do đọc và quét mã
vạch.
Thống kê qua các năm cho thấy tình hình tuân thủ thuế về việc nộp tờ khai thuế có
sự cải thiện qua các năm, cụ thể tỷ lệ số tờ khai chậm nộp năm 2011 là 6% trên số
đã nộp, năm 2012 giảm còn 4,8%, năm 2013 giảm còn 2%. DN không nộp tờ khai
thuế TNDN cũng giảm qua các năm, cụ thể năm 2011 DN không nộp tờ khai chiếm
tỷ lệ 8,98% trên số tờ khai phải nộp, năm 2012 giảm còn 8%, năm 2013 tiếp tục
giảm còn 4%. Thay đổi tích cực này do lãnh đạo Chi cục luôn quan tâm theo dõi và
chỉ đạo sát để đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp như tổ chức tốt công tác đọc,
phân tích, kiểm tra hồ sơ khai thuế qua đó tăng cường công tác kiểm tra tại trụ sở
doanh nghiệp, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nâng cao tính tuân thủ tự giác
của DN trong việc chấp hành chế độ tự khai tự nộp đảm bảo chống thất thu thuế.