Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giáo trình tin học : Một số khái niệm kỹ thuật liên quan đến website pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 5 trang )

Giáo trình tin học : Một số khái niệm kỹ thuật liên quan đến website

Phần này giải thích một số thuật ngữ cũng như khía cạnh kỹ thuật một
cách cơ bản nhất, dễ hiểu nhất .



Tên miền (domain): tên miền chính là địa chỉ website. Website bắt buộc
phải có tên miền. Tên miền có nhiều dạng như
hay Có những website
không mua tên miền riêng mà dùng tên miền con (sub-domain) dạng
www.abc.com/xyz hay (xzy là tên miền con của
tên miền abc.com). Dạng tên miền con như vậy không phải tốn tiền mua
mà trên nguyên tắc là website “mẹ” (tức có thể
“mở” hàng trăm, hàng nghìn tên miền con như thế. Chi phí trả cho một
tên miền dạng khi mua trên mạng là khoảng 10 đô-
la Mỹ/năm.
Dịch vụ lưu trữ (hosting, hay host): muốn những trang web được hiện lên
khi người ta truy cập vào website thì dữ liệu phải được lưu trữ trên một
máy tính (máy chủ - server) luôn hoạt động và kết nối với mạng Internet,
máy tính này chính là host server. Một host server có thể lưu trữ rất nhiều
website cùng một lúc. Nếu máy tính này có sự cố bị tắt trong một thời
điểm nào đó thì lúc đó không ai truy cập được những website lưu trữ trên
máy tính đó. Tùy theo nhu cầu mà doanh nghiệp có thể chọn mua host
với dung lượng 10MB (tức chứa được tối đa 10MB dữ liệu), 20MB,
50MB, 100MB hay nhiều hơn. Giá hosting hiện nay cũng rất thấp, chỉ từ
vài chục nghìn đến một hai trăm nghìn đồng mỗi tháng, tùy theo cấu hình
host và ngôn ngữ lập trình và cơ sở dữ liệu mà host hỗ trợ.


Dung lượng host và dung lượng truyền (transfer) : dung lượng host là số


MB dành để chứa dữ liệu. Ví dụ host 100MB cho doanh nghiệp 100MB
để chứa file, cơ sở dữ liệu, email Dung lượng truyền của host là tổng số
MB dữ liệu, file truyền ra truyền vào (download, upload) máy chủ nơi
host website trong mỗi tháng. Khi doanh nghiệp mua host cho website,
cần ước tính dung lượng truyền theo công thức sau:
Dung lượng truyền trong tháng (transfer/month) (GB) = số lượt truy cập
website trong tháng x số trang bình quân mỗi lượt người xem x số KB
mỗi trang web / 1.000.000 (đổi từ KB sang GB)
Ví dụ: ước tính website của doanh nghiệp sẽ có khả năng đón 10.000 lượt
người xem trong tháng, mỗi lượt người sẽ xem bình quân 10 trang, mỗi
trang web nặng bình quân 100KB, vậy doanh nghiệp cần dung lượng
truyền là (10.000 x 10 x 100)/1.000.000 = 10GB/tháng.
Hacker/Hacking: hacker là những người thích nghiên cứu về bảo mật trên
Internet và “thực tập” bằng cách đi “đánh phá” những website nào sơ hở
về bảo mật. Nói chung, không một website nào trên thế giới dám tuyên
bố bảo mật tuyệt đối. Hacker có thể cướp tên miền của website, có thể
thay đổi nội dung của website, có thể tấn công ồ ạt (các lệnh yêu cầu
server hoạt động) làm cho website bị “tê liệt” trong một khoảng thời gian.
Những việc này doanh nghiệp nên hỏi nhà cung cấp dịch vụ host của
mình xem họ có chính sách phục hồi sau khi bị hack như thế nào.

RSS là gì

RSS viết tắt của cụm từ “Rich Site Summary” (tóm tắt giàu thông
tin) hoặc "Really Simple Syndication" (đồng bộ hoá cực kỳ đơn
giản); được xây dựng dựa trên ngôn ngữ đánh dấu mở rộng XML
nhằm tạo ra các kênh thông tin (feed) và chuyển tới cho người đọc.
RSS do Netscape phát triển vào cuối những năm 90s, hoạt động theo
nguyên tắc tinh giản, rút gọn các trang tin điện tử (chỉ lấy tiêu đề,
loại bỏ ảnh, định dạng trang trí…). Nội dung này có thể được chuyển

trực tiếp tới người đọc hoặc “gắn” trên các website khác với đường
dẫn ngược trở lại website ban đầu.

Để hỗ trợ người đọc, hiện đã có rất nhiều phần mềm đóng vai trò trung
gian, “biên dịch” nội dung các “feed” và chuyển chúng sang định dạng dễ
đọc hơn. Ngoài ra, thẻ lệnh cấu thành RSS đã được chuẩn hoá, nên RSS
có thể được đọc ở nhiều hình thức và trên nhiều thiết bị (ví dụ điện thoại
di động, thiết bị hỗ trợ cá nhân kỹ thuật số- PDA, v.v ).

Tại sao nên sử dụng RSS?

Đồng bộ hoá thông tin (RSS) gợi ra mô hình “xuất bản và đăng ký”
(publish and subscribe). Trong đó, những nội dung được xuất bản từ
mộtnguồn có thể được cung cấp qua nhiều kênh theo phương thức “đồng
bộ hoá" (syndicated). Lợi thế nổi bật của hình thứ này là thông tin được
“đẩy” đi liên tục từ nguồn tới các đối tượng người đọc. Bản thân nhà
cung cấp thông tin cũng không sợ “mất bản quyền thông tin” vì các tiêu
đề trong RSS feed đều liên kết ngược trở lại website xuất phát.

Trong khi đó, người đọc cũng thực sự hưởng lợi. Họ có thể tiếp cận thông
tin theo ý thích xét cả ở 3 tiêu chí: ở đâu- khi nào- và như thế nào. Người
đọc tiết kiệm được không ít thời gian vì RSS feed lưu trữ những đầu mục
thông tin ngắn gọn, liên tục được cập nhật. Theo thống kê của
Syndic8.com, hiện tại trên mạng toàn cầu đã có hàng trăm nghìn RSS
feed. Chỉ tính riêng trong tháng 3/2004 đã có 34.498 feed mới ra đời.

Xin liệt kê những điểm mạnh của RSS

1) RSS cập nhật thông tin: Ưu việt hơn email, đăng ký một RSS feed,
thông tin từ nhà cung cấp sẽ liên tục được cập nhật; bạn không phải vào

lại website hoặc đăng ký một RSS feed khác.

2) RSS tiết kiệm về chi phí. Phí chuyền tải và phân phối giảm đáng kể khi
dùng RSS. Băng thông được giải phóng đáng kể với lượng thông tin
truyền tải lớn và không cần nhiều email hay các mã lệnh định dạng cầu
kỳ. Bản thân trên một website, bạn chỉ cần một khoảng không khiêm tốn
để đặt biểu tượng cho RSS feed.

3) RSS tương hỗ với nhiều định dạng. Ngoài những định dạng thông
thường như HTML, ASP… RSS còn có tính mở, hỗ trợ nhiều định dạng
ngôn ngữ, nhiều thiết bị đầu cuối (máy tính, điện thoại di động, PDA ).

4) RSS độc lập với email. Tuy nhiên, các RSS feed vẫn có thể được “thiết
kế” để nằm ngay trong email của bạn, bổ sung thêm những tính năng mới
cho công cụ nhận thông tin điện tử truyền thống.

5) RSS cho phép tổ chức nội dung. Thông tin có thể dễ dàng lưu trữ, phân
loại và sắp xếp theo từng chủ đề một cách hoàn toàn tự động.

6) Người nhận RSS hoàn toàn chủ động.Đăng ký và chối bỏ một news
feed hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân người sử dụng. Điểm này xác lập
sự thuận tiện của RSS khi thực tế, không ít người đành phải chấp nhận
“chung thân” một khi đăng ký một bản tin thư.

8) RSS đảm bảo quyền cá nhân. Người đăng ký RSS feed không phải
cung cấp email cho nhà cung cấp thông tin- mà nhiều khả năng điểm tới
cuối cùng là cơ sở dữ liệu của các công ty chuyên về quảng cáo.

9) RSS có thể tái sử dụng. Thông tin trong RSS hoàn toàn có thể tái sử
dụng cho nhiều mục đích: cung cấp cho các kênh thông tin khác (nằm

trong feed khác), tích hợp vào các thư viện động hoặc nguyên liệu phục
vụ quá trình học tập v.v

10) RSS an toàn. Xuất phát từ phương thức truyền tải, RSS không thể
mang theo virus hoặc trojan như newsletter hoặc các tệp tin đính kèm.
Trong trường hợp các feed có mang các đoạn mã độc hại, người sử dụng
có thể dễ dàng “phân vùng” và chủ động loại bỏ thông tin.

11) RSS linh hoạt trong cách cung cấp thông tin. Người sử dụng tiết kiệm
được thời gian, thông tin được cung cấp ở dạng tóm tắt (thường chỉ là các
tiêu đề- title). Chính vì vậy, hàm lượng thông tin truyền tải lớn trong mỗi
feed (loại bỏ các loại hình quảng cáo pop-up, định dạng mang tính trang
trí…). Bạn chỉ click vào những siêu liên kết để đến với nội dung chi tiết
mà mình thực sự quan tâm. Ngay khi đã được gửi đi (đồng bộ hoá dữ
liệu), các nhà cung cấp vẫn có thể chỉnh sửa, cập nhật thông tin trong các
RSS feed.

Sử dụng RSS như thế nào?

Nhấn chuột vào những biểu tượng RSS hoặc XML trên các website lớn,
trình duyệt sẽ bung ra một trang web toàn mã được viết bằng ngôn ngữ
mở rộng XML (Extensible Markup Language). Để sử dụng RSS feed, bạn
cần cài đặt phần mềm “đọc” RSS feed (còn được gọi là phần mềm thu
thập- tổng hợp thông tin).

Hiện tại, có rất nhiều phần mềm đọc RSS feed. Tiêu biểu phải kể tới
BlogExpres, (), IntraVnews
(), NetNewsWire
( v.v… Tuy nhiên, điểm yếu là bạn phải
cài đặt, một số phần mềm đòi hỏi các tính năng hỗ trợ (ví dụ nền tảng

.NET v.v ). Ở đây xin giới thiệu một giải pháp tối ưu cho những đối
tượng thường xuyên di chuyển hoặc không muốn cài đặt bất cứ phần
mềm nào trên máy tính- website Bloglines ().

Đầu tiên, bạn hãy đăng ký mở tài khoản ở Bloglines. Hoàn tất đăng ký và
đăng nhập, giao diện Bloglines khá đơn giản với 3 mục chính: My Feeds,
My Blogs và Clippings. My Blogs và Clippings cho phép bạn đẩy thông
tin lên để chia sẻ với các thành viên khác, lưu trữ thông tin cá nhân như
một dạng nhật ký trực tuyến. Trong khi đó, My Feeds đóng vai trò tổng
hợp thông tin với 4 thuộc tính chính: thêm mới (Add), chỉnh sửa (Edit),
sắp xếp (Sort) và lựa chọn khác (Options).

Để tạo mới một kênh thông tin, chọn Add. Tiếp đến, bạn chỉ việc copy
đường dẫn (thông qua thao tác nhấn chuột phải và chọn Copy Shortcut)
của các RSS feed trên các website thông tin uy tín (ví dụ PC World,
thường có biểu tượng RSS hoặc XML) rồi dán vào trường Blog or feed
URL, chọn Subscribe. Ngay lập tức bạn có thêm một feed mới liên tục
cập nhật thông tin mới nhất của PC World. Cũng bằng cách này, bạn có
thể tạo bao nhiều feed tuỳ thích để rồi chỉ việc mở một website và “thâu
tóm” được những thông tin mới nhất của hầu hết các website.


×