Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ MAY TRANG PHỤC 2 - CHƯƠNG V: CÔNG ĐOẠN HOÀN TẤT SẢN PHẨM pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 47 trang )

Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
50
CHƯƠNG V:

CÔNG ĐOẠN HOÀN TẤT SẢN PHẨM


Công đọan hoàn tất sản phẩm giữ một vai trò đặc biệt trong quá trình sản xuất hàng may công
nghiệp vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc chấp nhận hoặc bác bỏ cả một lô hàng. Công tác hoàn tất
sản phẩm không đảm bảo, sẽ không có lô hàng đạt chất lượng như yêu cầu mong muốn.
Công đoạn hoàn tất sản phẩm bao gồm nhiều công việc như làm sạch, làm đẹp, bao gói và
chuẩn bò những điều kiện tốt nhất để phân phối sản phẩm tới khách hàng. Trong một qui trình kiểm
soát chặt chẽ, việc hoàn tất sản phẩm lại càng đòi hỏi những yêu cầu nghiêm ngặt hơn.

I.
PHÂN LOẠI CÁC CÔNG ĐOẠN HOÀN TẤT SẢN PHẨM MAY:
1. Quá trình gia công nhiệt ẩm đònh hình sản phẩm
1. Quá trình là(ủi) hoàn tất sản phẩm
2. Quá trình sử lý vệ sinh trên sản phẩm
3. Quá trình công nghệ in sản phẩm
4. Các công đoạn xử lý hoàn tất đặc biệt
5. Công đoạn treo nhãn.
6. Công đoạn bao gói

II. CÔNG NGHỆ GIA CÔNG NHIỆT ẨM ĐỊNH HÌNH

II.1. Bản chất quá trình gia công nhiệt ẩm đònh hình sản phẩm
:
Công nghệ gia công nhiệt ẩm trên sản phẩm may là một công nghệ đặc biệt, nó góp phần tạo
sự ổn đònh trên bề mặt của sản phẩm và cố đònh được hình dáng của sản phẩm như mong muốn. Trong


công đoạn này, người ta sử dụng nhiệt độ và độ ẩm để thay đổi vò trí tương đối giữa các sợi trong vải,
kết hợp với tác dụng của áp lực để cố đònh vò trí mới của chúng và nhờ đó mà làm thay đổi hình dạng
bề mặt của vải và hình dạng khối của sản phẩm.
II.2. Gia công nhiệt ẩm
:
Với các chi tiết sản phẩm đơn lẻ, việc gia công nhiệt ẩm chỉ là cung cấp nhiệt độ và hơi nước và
cho chúng thẩm thấu trong lòng một loại vật liệu. Việc gia công nhiệt ẩm cho sản phẩm ở công đoạn
này phức tạp hơn nhiều. Cần khảo sát các loại nguyên phụ liệu sử dụng trong 1 sản phẩm để tìm các
gia nhiệt ẩm cho phù hợp mà không ảnh hưởng xấu tới kết cấu, màu sắc và độ co giãn của chúng cũng
như hình dáng của sản phẩm.
Biện pháp gia công nhiệt ẩm thông dụng hiện nay: treo sản phẩm lên mắc, giá hoặc manequin,
sử dụng loại bình xòt chuyên dụng để phun hơi nước xung quanh sản phẩm. Việc làm này giúp cho các
sợi nguyên phụ liệu nở mềm ra, sẵn sàng cho khâu gia công tiếp theo là đònh hình sản phẩm. Việc
phun hơi nước này có thể được thực hiện bằng tay hay buồng phun. Việc phun hơi bằng buồng phun cho
phép đạt được hiệu quả phun hơi cao và năng suất cao hơn do phun nhanh và đều khắp bề mặt sản
phẩm.
Việc lựa chọn mức độ phun và nhiệt độ hơi nước phụ thuộc chủ yếu vào các loại nguyên phụ
liệu đang được sử dụng trong sản phẩm.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
51
Một yếu tố nữa góp phần đảm bảo hiệu quả của gia nhiệt ẩm là thời gian gia công. Do đó, cần
tính toán thời gian gia công hoặc thực nghiệm để lượng nhiệt ẩm tác động lên sản phẩm đạt yêu cầu.
II.3. Đònh hình sản phẩm:
Là quá trình đònh hình hoàn tất và làm phẳng sản phẩm từ các dòng không khí thổi qua (còn gọi là
theo nguyên lý dòng chảy qua)
- Là việc ủi không có lực ép, mà xử lý bằng hơi.

- Sản phẩm được trải đều mọi phía theo hình dạng của các kẹp có sẵn hoặc cố đònh vào máy nhờ cơ
cấu kéo căng bởi các thanh kẹp ở các phía và được xử lý bằng hơi nước và các luồng khí được thổi
qua. Nhờ đó, các sản phẩm bò mất đi các nếp nhăn và đònh hình được kiểu dáng của sản phẩm.
- Việc điều khiển cấp hơi, nhiệt độ, thời gian và sấy khô theo chương trình hoặc các phím bấm điện tử.
II.4. Nguyên lý hoạt động của một số thiết bò gia nhiệt đònh hình sản phẩm
:
II.4.1 Nồi hơi sử dụng dầu:











II.4.2. Máy ủi quần treo thẳng đứng:
















- Cho phép tạo hình hoàn chỉnh cho quần tây, quần kaki, quần jean. Các khớp đa năng sẽ kéo căng
lưng quần lên trên và sang hai bên để tạo độ căng và giảm độ nhàu cho sản phẩm. Việc sử dụng các
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
52
loại cặp này sẽ giúp ngăn cản sự thoát hơi và cải thiện được nơi làm việc. Luồng khí nóng sẽ được thổi
trực tiếp tại vò trí của dụng cụ kẹp lưng quần, cung cấp dòng không khí đònh hình hình dạng của sản
phẩm, giảm được thời gian gia công, tiết kiệm được năng lượng cần có. Loại máy này có thể sử dụng
cho rất nhiều cỡ sản phẩm khác nhau và với các vật liệu khác nhau.
- Các nút điều khiển được sắp xếp ở phía trước máy, giúp công nhân dễ dàng vận hành máy và
màn hình. Các luồng hơi ẩm và khí được cung cấp một cách tuần hoàn theo thời gian đònh trước nhằm
tối ưu hóa việc đònh hình dạng cho sản phẩm.
- Phối hợp việc kéo giãn sản phẩm là các loại kẹp được làm bằng thép không rỉ có bọc lớp keo
dính. Ta có thể thay đổi việc kéo giãn ngang dễ dàng bằng cách điều khiển các nút vặn và thay đổi
kích thước kéo giãn dọc bằng các kẹp ở phía dưới ống quần.
- Công suất ủi của các thiết bò này khoảng 90-180 sản phẩm/giờ.
II.4.3. Máy ủi cacù loại váy, áo khoác, tạp dề…thẳng đứng:
- Cho phép tạo hình hoàn chỉnh cho các loại váy dài, đặc biệt đối với loại có nhiều xếp ly.
- Hệ thống nút điều chỉnh cũng được bố trí phía trước máy, tiện lợi cho việc sử dụng.
- Có 2 cơ cấu đònh hình gia nhiệt:
+ Kiểu 1: luồng khí nóng được phun từ dưới lên với tốc độ thổi cao cho phép ủi đònh hình nhanh,
khoảng 100 sản phẩm/giờ.
+ Kiểu 2: bổ sung thêm luồng khí lạnh được thổi với tốc độ chậm hơn, cho phép đạt được kết quả

đònh hình cao hơn.
-
Thích hợp với nhiều kích thước váy áo khác nhau.
-
Sử dụng nhiều loại kẹp khác nhau để kẹp giữ các đường xếp ly trên sản phẩm, đảm bảo chất
lượng đònh hình cao.














II.4.4. Máy ủi sản phẩm áo sơ mi thẳng đứng:
-
Luồng khí được thổi từ 2 manchette tay với các kẹp kéo giãn 2 tay từ bên ngoài và bên trong mà
không để lại dấu vết bò kẹp. Cũng có thể thực hiện thao tác tương tự với áo tay ngắn.
-
Sử dụng 1 hoặc bộ gồm 3 kẹp để giữ vò trí nẹp áo giúp quá trình đònh hình áo được tốt hơn.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM

ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
53













III. CÔNG ĐOẠN LÀ (ỦI):

i là một khâu quan trọng trong sản xuất công nghệ hàng may mặc. Sản phẩm may đẹp cũng
có thể do ủi không tốt mà làm giảm giá trò hay một sản phẩm có khuyết tật nhỏ trong khi may cũng
có thể dùng phương pháp ủi sửa chữa được, làm đẹp thêm lên.
III.1. Bản chất
: i là quá trình tạo hình dạng cho một chi tiết hay toàn bộ sản phẩm quần áo ở
trong trạng thái nhiệt ẩm dưới tác dụng của một trạng thái bề mặt.
III.2. Đặc tính của quá trình ủi: các hoạt động trong ủi gồm:
- Tạo hình dạng hay biến đổi hình dạng sản phẩm qua tác dụng nén, ép hay kéo.
- Đònh hình hay ổn đònh hiệu quả ủi bằng cách làm mát và làm khô sản phẩm nhờ khí nén
hay hút.
-
Làm dẻo hay mềm vải bằng hơi (nhiệt ẩm).
III.3. Các thông số kỹ thuật của các loại hình ủi

:
Trong quá trình ủi, người ta tác dụng lên vải đồng thời các yếu tố: Nhiệt độ, áp suất, độ ẩm và
thời gian. Tùy theo đặc điểm của công nghệ ủi, người ta có thể sử dụng các loại hình: ủi nhiệt, ủi hơi
nước hay ủi kết hợp nhiệt và hơi nước.
III.3.1. Nhiệt độ: có tác dụng rút ngắn thời gian ủi. Nhiệt độ để ủi nằm trong khoảng 110 – 260
o
C. Khi ủi ở nhiệt độ cao, bàn ủi phải được di chuyển liên tục trên mặt vải. Nếu không tuân thủ điều
này, có thể gây ra cháy sém mặt vải. Nhiệt độ của bàn ủi phải phù hợp với loại vải được ủi. Trước khi
dùng bàn ủi để ủi sản phẩm, nên ủi thử lên một miếng vải nhỏ làm từ nguyên liệu ấy để tránh làm
cháy sém mặt vải.
III.3.2. p suất: dưới tác dụng của áp suất, những chỗ nhàu nát và bò gấp nếp trên vải được
phẳng ra, sợi vải được nén ép xuống, khiến cho độ dày của nguyên liệu giảm đi.
III.3.3. Độ ẩm: độ ẩm cũng là một tác nhân quan trọng trong khi ủi. Tất cả các loại vải đều dễ
thấm ẩm từ không khí và bao giờ chúng cũng có một độ ẩm nhất đònh, trừ loại vải sợi tổng hợp. Khi ủi,
ta làm tăng độ ẩm của vải bằng cách vẩy nước, thấm nước bằng giẻ, ủi qua một tấm vải ẩm đặt trên
vải chính hoặc dùng bàn ủi hơi. Nhờ có nhiệt độ của bàn ủi, nước ở vải lót sẽ bốc hơi và thấm đều vào
vải chính. Độ ẩm khiến vải mềm mại, dễ ủi hơn và tránh làm bóng mặt vải. Nếu ủi hơi thì sau khi ủi,
nhất thiết phải treo sản phẩm lên để hơi nước còn lại trong sản phẩm bốc hơi đi.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
54
III.3.4. Thời gian ủi: phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và loại vải được ủi.
III.4. nh hưởng của tính chất vật liệu và điều kiện sản xuất đến quá trình công nghệ ủi
:
III.4.1. nh hưởng của tính chất vật liệu đến quá trình công nghệ ủi:
 Vải sợi bông: có thể dùng phương pháp ủi nhiệt, ủi hơi càng tốt. Có thể ủi cả 2 mặt trái
và phải. Nhiệt độ ủi từ 180-200

o
C.
 Vải lanh: bao giờ cũng đòi hỏi ủi hơi. Ngoài ra, cũng giống như vải bông, vải lanh phải
ủi ở nhiệt độ cao thì mới đạt kết quả giữ nếp. Vải lanh chòu được nhiệt độ cao nhất trong các loại vải.
 Vải len dạ: đòi hỏi trong khi ủi phải quan tâm đặc biệt. Ta ủi mặt trái vải qua lượt vải lót
ướt, nếu muốn ủi bai hoặc ủi thu thì ta thấm nước vào vải và ủi trực tiếp lên vải, không qua vải lót.
Nếu vải len có nhiều lông, thì ta còn đặt một tấm vải lót khô bên dưới tấm vải lót ướt để lông không bò
dập. Nhiệt độ ủi khoảng 165-190
o
C
 Vải sợi tơ tằm: ta ủi khô thẳng trên vải hay qua một lớp vải lụa mỏng. Một số vải lụa tơ
tằm, ta có thể ủi qua vải ướt nhưng có một số loại không ủi ướt được, vì nước làm loang lổ vải. Nhiệt
độ ủi từ 140-150
o
C.
 Vải tơ nhân tạo Visco, Polyester: ta ủi khô thẳng lên vải. Nhiệt độ từ 150-160
o
C. Nếp ủi
giữ lâu và chỉ xóa được dưới nhiệt độ cao.
 Vải sợi Poliamid và Acetat: ta ủi khô dưới nhiệt độ thấp hơn 140
o
C
III.4.2. nh hưởng của điều kiện sản xuất vật liệu đến quá trình công nghệ ủi:
III.4.2.1. Thành phần cấu tạo xơ:
-
Các xơ dệt có có cấu tạo hóa lý khác nhau sẽ có phản ứng khác nhau trước tác dụng của lực
ép, độ ẩm và nhiệt độ.
-
Dưới tác dụng của độ ẩm và nhiệt độ, vải dệt trở nên dẻo hoặc dễ tạo hình.
- Khả năng tạo hình của vật liệu tùy thuộc đặc biệt vào khả năng hút ẩm và tính chất nhiệt của

xơ. Còn khả năng tạo hình của quần áo cần cử động phụ thuộc trước hết vào thành phần cấu tạo của xơ
và các tính chất cấu trúc của xơ
III.4.2.2. Phương pháp xản xuất sợi dệt ra vải:
-
Tùy theo phương pháp sản xuất sợi, xuất hiện ứng suất bên trong của sợi. Ứng suất này tác động
tạo ra hiện tượng co khi ủi.
-
Khả năng tạo hình phụ thuộc căn bản vào độ giãn của sợi.
III.4.2.3. Phương pháp công nghệ xử lý hoàn tất vải.
III.4.2.4. Cấu trúc xốp của vải: cấu trúc xốp có ảnh hưởng đến tính chất cơ lý và các công
đoạn gia công tiếp theo của vải. Ví dụ: tốc độ ngấm của hơi nước vào trong vải dệt thoi phụ thuộc rất
nhiều vào số lượng và đường kính của các lỗ rỗ trong vải.
III.4.2.5. Độ thẩm thấu của vải: có quan hệ chặt chẽ với sự truyền nhiệt và truyền ẩm trong
quá trình ủi. Trong quá trình xử lý nhiệt ẩm, một hỗn hợp khí - hơi nước được ép đi qua vải. Các thông
số ảnh hưởng đến độ thẩm thấu của vải trong quá trình ủi là: áp lực khí, cấu trúc vải, độ dày vải, khối
lượng riêng của vải, số lớp chồng lên, lực ép của vật liệu nén trong xử lý nhiệt ẩm.
III.4.2.6. Độ ẩm của vải.
III.4.3. nh hưởng của thiết bò ủi đến quá trình công nghệ ủi
:
III.4.3.1. Nhiệt độ và áp lực hơi nước:
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
55
- Nhiệt độ có ảnh hưởng quyết đònh đến kết quả ủi. Nhiệt độ được điều chỉnh qua áp lực của hơi
nước. Cả hai đại lượng này phụ thuộc trực tiếp lẫn nhau.
-
Để ủi, về nguyên tắc, cần sử dụng hơi nước áp lực cao (0,4 – 0,5 Mpa). Nhiệt độ hơi bão hòa

khoảng 143 – 158
o
C. Khi hơi đi vào vùng trống của vật ủi, có tác dụng giảm áp (lực ép của vật ủi)
-
Nhiệt độ của hơi nước quá nhiệt bằng khoảng 135
o
C. Trên đường chuyển tiếp đến vật ủi
(truyền từ vùng quá nhiệt sang vùng hơi ẩm), hơi nước sẽ giảm nhiệt và đạt nhiệt độ 100
o
C. Sản phẩm
ủi cũng sẽ nhận được một nhiệt độ xấp xỉ như vậy.
-
Theo nghiên cứu của Bottner, nhiệt độ của vật liệu nằm trong vùng ép để ủi (tại áp lực hơi nước
0,4 Mpa) tăng tỉ lệ với thời gian xử lý hơi nước đến một giá trò nhất đònh, sau đó giữ nguyên gần như
không đổi.
Dưới đây là bảng Quan hệ giữa thời gian xử lý hơi nước và nhiệt độ vải dệt thoi:

Thời gian (s) Nhiệt độ (
o
C)
5 99
10 105
>10 105

III.4.3.2. Hút và làm mát:
-
Có tác dụng đối với hiệu quả làm co và đònh hình sản phẩm ủi.
-
Đối với các loại vải với nhiều chất lượng khác nhau, phải làm thí nghiệm trước quá trình ủi để
xác đònh thời gian tác dụng của lực ép, nhiệt độ, độ ẩm cũng như hút và làm mát. Từ đó, xây dựng qui

trình công nghệ ủi thíh hợp cho từng sản phẩm.
-
Những thay đổi kích thước không kiểm soát được trong quá trình ủi có thể dẫn đến những chỗ
hư hại vónh viễn trên sản phẩm ủi.
III.5. Các phương pháp ủi trong công nghiệp may
:
III.5.1. Theo nhiệm vụ và mục đích công nghệ:
-
i thiết kế : tạo hình dạng mới qua uốn, gập, kéo giãn, nén ép và nén phồng những vùng
nhất đònh trên sản phẩm
-
i làm phẳng: hồi phục hình dạng, làm phẳng sơ hay sợi, loại bỏ hình dạng không mong
muốn hay sự thay đổi bề mặt không mong muốn của vải.
III.5.2. Theo tiến độ ủi:
-
Phương pháp ủi sơ bộ: tiền xử lý chi tiết cắt.
- Phương pháp ủi trung gian: dùng trong công đoạn hoàn thành hay liên kết các chi tiết
quần áo.
-
Phương pháp ủi sau cùng:ủi kết thúc để tổ chức tạo dựng và đònh hình hình dạng bên
ngoài sau cùng của sản phẩm quần áo.
III.5.3. Theo tính chất và công dụng của kỹ thuật ủi:
-
i lật, ủi rẽ đường may
: là cách ủi để làm các đường may can thêm phẳng, êm và không
bò dày.
-
i đònh hình
: để ủi các chi tiết rời hoặc bộ phận rời cần đònh hình theo khuôn mẫu như
nẹp, cầu vai, cổ, manchette, túi…. Để tạo điều kiện cho khâu may đạt chất lượng, đảm bảo û năng suất.

Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
56
- i tạo hình: kỹ thuật ủi này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao. Khi ủi tạo hình, ta
ủi tấm vải phẳng thành những hình dáng cong theo hình dáng của cơ thể hay theo mốt hiện hành. Đôi
khi ta cũng tạo hình dáng cong cho ôm sát cơ thể ở phần mông và ngực bằng cách sử dụng các chiết ly
thân sau quần và chiết ly ngực. Phương pháp ủi tạo hình đạt kết quả tốt hay không phụ thuộc rất nhiều
vào loại nguyên liệu. Loại nguyên liệu mềm mại, mỏng thì chỉ ủi tạo hình theo dáng cong mà sản
phẩm cần có. Những nguyên liệu sau khi ủi tạo hình thì khi tiến hành ủi hoàn tất cần cẩn thận, tránh
làm hỏng hình dáng đã tạo. Khi ủi tạo hình, ta ủi trực tiếp vào mặt trái của vải, không qua vải lót đệm,
nên nhiệt độ của bàn ủi không được quá cao để khỏi làm cháy hoặc ố vàng vải. Những chỗ cần ủi tạo
hình, ta thấm nước sạch vào và ủi sao cho có chỗ bò giãn ra (ủi bai), có chỗ lại co lại (ủi thu) tùy theo
hình dáng ta cần. Trong công nghiệp, nếu dùng bàn ủi hơi, sẽ lọai bỏ được động tác thấm nước vào vải
và tránh được nguy hiểm bò cháy hoặc bẩn vải.
-
i hoàn chỉnh sản phẩm
: có tác dụng làm phẳng mặt vải, loại trừ những vết bóng và
những dấu vết khác có thể để lại sau khi may, đồng thời tạo dáng hoàn chỉnh cho sản phẩm. Nếu ủi tốt,
ta có thể làm đẹp thêm dáng sản phẩm và tăng giá trò của nó. Ngược lại, nếu ủi không đạt yêu cầu, có
thể làm hỏng cả dáng của sản phâm, mặc dù nó được may rất khéo và vừa vặn. Trong khi ủi hoàn
chỉnh, không những ta phải giữ được hình dáng trong khi ủi tạo hình mà ta còn phải hoàn chỉnh hình
dáng sản phẩm lên mức cao hơn. Đó là: phải giữ được độ mo ở ngực, ở bả vai, ở mông, ở vòng eo và
dáng đứng của vải. Những chỗ cần phẳng thì ta ủi trên nệm phẳng, nhũng chỗ cần có độ mo, ta ủi trên
đệm gối, ống quần ủi trên tay đòn,… Với những sản phẩm cao cấp, ta nên ủi trên máy ủi phom. Máy ủi
phom có nhiều loại được chế tạo theo hình dáng của các sản phẩmkhác nhau. Những chi tiết nhỏ còn
lại, ta ủi lại bằng bàn ủi tay.
III.6. Giới thiệu các thiết bò ủi:


III.6 1. Bàn ủi điều chỉnh bằng điện: Bàn ủi điện được cấu tạo như sau:
- Đế ủi: bằng nhôm hoặc gang được đánh bóng và nhẵn để tránh làm hư vải. Bề mặt (diện tích)
ủi, tùy theo loại công việc ủi, thường trong khoảng 100 đến 400 cm2. Mũi nhọn của đế giúp ủi phẳng
đường may và các hình dạng khác của chi tiết sản phẩm. Bên trong đế có đúc bộ phận ống đốt để làm
nóng bàn ủi đến nhiệt độ cần thiết.
- Trọng lượng của vật ép hỗ trợ tác dụng ủi: Tùy theo vật liệu ủi nặng hay nhẹ, trọng lượng của
vật ép có thể từ 1 đến 10 kg.
- Tay cầm bằng nhựa: có tác dụng cách nhiệt.
- Điều chỉnh nhiệt độ bằng băng lưỡng kim(2 băng làm bằng kim loại). Băng lưỡng kim thường
được làm từ băng thứ nhất là các kim loại như Fe, Ni, Mn và băng thứ hai là băng dẫn nhiệt kém gồm
Fe + Ni (35-36%). Thông thường có 5 bậc điều chỉnh nhiệt độ, cụ thể là:
100
o
C ( ±20
o
C): vải từ xơ Polyamid, Acetat
150
o
C ( ±20
o
C): vải từ xơ Polyester
160
o
C ( ±20
o
C): vải từ xơ Len
220
o
C ( ±20

o
C): vải từ xơ Lanh.




Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
57











Bàn ủi điện

III.6.2.
Bàn ủi hơi:
Là loại bàn ủi điện được hỗ trợ tác dụng bằng hơi. Trong khi ủi, hơi nước sẽ tuôn qua các lỗ
khoan của đế ủi để tỏa vào vật liệu. Tác dụng của hơi: chống làm bóng vải, không phải làm ẩm vật
liệu trước khi ủi.

- Đế ủi: thường làm bằng các hợp kim Al + Si, có tuổi thọ cao. Ngoài ra, người ta còn dùng loại
đế ủi làm bằng nhựa Teflon, còn gọi là đế ủi chống làm bóng.
- Ưu điểm của loại đế ủi chống làm bóng:
+ Nhiệt độ tiếp xúc giảm, làm tăng nhiệt độ ban đầu, tăng chất lượng hơi.
+ Giảm thiểu nguy cơ tạo bóng hay làm nám cháy vải từ xơ, sợi tổng hợp.
+ Xơ không bám dính vào đế, làm khả năng trượt tốt.
- Trong công nghệ may, tùy khả năng nối mạch thực tế, có thể dùng bàn ủi hơi cao áp hay thấp
áp:
+ Bàn ủi hơi thấp áp: một thùng nước dễ di chuyển, cấp nước qua một đường dẫn cho bàn ủi để
tạo hơi trong đế ủi.
+ Bàn ùi hơi cao áp: Hệ thống rãnh nằm trong đế ủi được nối với đường dẫn hơi từ thiết bò sản
xuất hơi đến. Mỗi khi nhấn vào nút điều khiển ở tay cầm bàn ủi, hơi sẽ được tuôn qua các lỗ khoan của
đế ủi tỏa vào vật liệu ủi.








Bàn ủi hơi
III.6.3.
. Bàn ủi điều khiển bằng điện tử: Dùng bộ điều khiển điện tử thích hợp thay thế cho các
bộ điều hòa nhiệt từ trước đến nay trong ủi công nghiệp.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007

58
- Các loại bàn ủi khô, cao áp hay thấp áp được nối với một điều khiển điện tử qua một đầu
cắm chuyên dùng. Sản phẩm nổi tiếng trên thế giới là bộ điều khiển Veitronic của hãng Veit.
- Veitronic 2000/2001: Lập trình vô cấp từng nhiệt độ ủi yêu cầu trong phạm vi từ 85
o
C-
225
o
C với độ chính xác là ±3
o
C. Ngoài ra, còn có khả năng kết nối vơi điều khiển hút và hơi
III.6.4.Bàn để ủi : có 2 loại:
+ Bàn gỗ có bọc vải dày flanel dùng để đặt sản phẩm lên và tiến hành ủi. Thường đặt ở trong
chuyền may nơi cần lấy dấu, ủi các chi tiết.
+ Bàn có hút chân không: nằm trong chuyền may và ở công đoạn hoàn tất. Dùng để ủi trong
quá trình lắp ráp sản phẩm và ủi hoàn tất sản phẩm.











Bàn để ủi
III.6.5. Tay đòn bằng gỗ :
Có nhiều kích thước khác nhau và có thể di chuyển được trên trục đặt phía trên bàn để ủi. Một

mặt to, phẳng, phần còn lại hình tròn, được bọc lớp vải dày (gọi là đệm gối), dùng để ủi phẳng và để ủi
các chi tiết cần có độ mo như đỉnh vai, ngực áo…. của sản phẩm.
Dưới đây là hình ảnh của các bàn để ủi có tay đòn bằng gỗ:












Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
59




























Các loại bàn ủi có tay đòn bằng gỗ


III.6.6. Máy ủi ép (ủi dập):
Là loại máy được thiết kế các mặt ủi rất đa dạng phù hợp theo hình dáng của từng loại chi tiết
sản phẩm. Mặt trên và mặt dưới bàn ủi ép sẽ đồng dạng với nhau. Khi tiến hành ủi, hơi nước sẽ được
phun từ mặt dưới hay mặt trên của bàn ủi ép, mặt còn lại sẽ có hệ thống hút hơi nước đi. Sau khi ủi
những chi tiết lớn bằng máy, các chi tiết nhỏ còn lại được ủi nốt bằng tay. Các sản phẩm được sử dụng
phương pháp này có chất lượng ủi rất cao.

Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -

Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
60






























Các loại máy ủi ép (ủi dập)

III.6.7. Máy ủi tự động:
Là hệ thống ủi bằng hơi nước, nhiệt độ và áp suất trong buồng kín. Sản phẩm cần ủi sẽ được
treo lên móc và được chuyển đến buồng ủi bằng hệ thống băng chuyền. Sau đó, sản phẩm đi qua
buồng ủi và chuyển ra ngoài sau một thời gian đònh trước. Sản phẩm được dẫn theo một lộ trình kín.
Phương pháp này tiên tiến nhất hiện nay và chất lượng ủi cũng cao nhất.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
61















Hệ thống máy ủi tự động
III.6. 8. Máy ủi phom:
Là loại máy được sử dụng rộng rãi trong công đoạn cuối cùng của quá trình gia công sản phẩm
may, trước khi đóng gói hoặc dùng ủi từng s
ản phẩm. Thực tế, các dạng ủi phom trong sản xuất hàng
may mặc đều sử dụng các phom có hình dáng được chế tạo gần đúng với dáng người thật và có đủ tất
cả các phom cho các cỡ vóc . i phom được thực hiện bằng hơi nước hoặc khí nén.
























Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
62










Các loại máy ủi phom

III.7. Các nguyên lý họat động của máy ủi

III.7.1. Máy ủi kiểu đòn chụp:
Bộ phận ủi gồm 2 đế ủi (mặt ủi). Mặt ủi dưới lắp cố đònh. Đế ủi trên chuyển động lên xuống
chụp vào đế dưới. Vật liệu ở giữa 2 mặt ủi. Ví dụ: máy ủi đa năng, ủi 2 ống quần, ủi lưng quần, ủi thân
trước áo, ủi mép cạnh, ủi đònh hình cổ áo, ủi 2 vai,….
Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản, chi phí thấp. Mặt ủi đa dạng với nhiều hình dạng sản phẩm khác
nhau. Có thể thay đổi đế ủi.
Nhược điểm: Phân bố diện tích không đồng đều. Bề dày vật liệu không đều (sai lệch về cấu tạo
vật ủi), có thể làm vênh mặt ủi. Năng suất máy thấp
III.7.2. Máy ủi kiểu đòn đứng:
Có 2 đế ủi tương tự loại máy trên. Mặt ủi trên chuyển động lên xuống, đóng xuống mặt ủi dưới

chính xác theo phương thẳng đứng. Do chuyển động song song, sai lệch ở bề dày vật liệu hay cấu tạo
mặt ủi được cân bằng, tránh làm vênh mặt ủi, khắc phục nhược điểm của máy ủi kiểu đòn chụp.
Ưu điểm: đặt vật liệu ủi vào máy dể dàng, chính xác và nhanh chóng. Năng suất cao (xen kẽ
thời gian thao tác tay).
Nhược điểm: diện tích chiếm cho thiết bò cao, chi phí cao, tốn kém chi phí bảo dưỡng.
III.8. Nguyên lý điều khiển máy ủi
:
- Điều khiển bằng tay: thời gian tác động của lực ép, nhiệt độ, hệ thống phun và hút hơi nước,
hệ thống làm mát… phụ thuộc vào tay nghề của công nhân, chất lượng ủi không đồng đều.
- Điều khiển bằng đồng hồ hay rơ-le: dạng đơn giản nhất của lập trình chức năng hoạt động,
điều khiển các chương trình ủi đơn giản.
- Điều khiển theo chương trình: từ kết quả ủi thí nghiệm, xác đònh các thông số ủi tối ưu cho
từng loại sản phẩm. Từ đó, lập chương trình ủi trên máy.
- Điều khiển bằng thẻ chương trình.
- Điều khiển bằnh Bảng cắm dây.
- Điều khiển bằng băng từ điện tử.
- Điều khiển bằng máy tính vi xử lý.
III.9. Kiểm tra trước khi ủi
:
III.9.1. Kiểm tra an toàn đối với người (kiểm tra điện):
Sau khi cắm phích điện xong, ta phải kiểm tra xem điện có truyền ra vỏ bàn ủi không. Dễ nhận
biết nhất là dùng bút thử điện áp vào vỏ bàn ủi, nếu thấy sáng đèn, phải đưa thợ điện sửa lại bàn ủi.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
63
Trong khi ủi, để thử độ nóng, không được sờ tay vào đế bàn ủi, không đi chân đất, không đứng chỗ ẩm
ướt.

III.9.2. Kiểm tra độ nóng đối với sản phẩm (kiểm tra nhiệt):
Bất cứ loại bàn ủi nào cũng phải kiểm tra độ nóng xem có thích hợp với tính chất nguyên liệu
hay không. Nếu quá nhiệt độ qui đònh thì tuyệt đối không được ủi vào sản phẩm vì nếu ủi, sẽ làm biến
dạng hoặc cháy sém mặt vải. Bàn ủi loại tự động có đèn báo và các mốc chỉ tên hàng hóa, ta phải
kiểm tra lại xem mũi tên chỉ đúng loại hàng mà ta cần ủi chưa. Để cho chắc chắn, ta có thể kiểm tra
thêm nữa bằng cách lật ngược bàn ủi, nhỏ một giọt nước, nếu thấy nước sôi và bắn tung tóe ra những
giọt nhỏ li ti và khô trong khoảnh khắc thì bàn ủi quá nóng. Ta có thể thử bằng cách ủi nháp lên một
miếng vải vụn của nguyên liệu ấy, nếu bàn ủi quá nóng, sẽ thấy:
-
Vải màu xanh chuyển sang màu tím đỏ.
-
Hàng tơ nhân tạo (Acetat) thấy có mùi dấm chua bốc lên.
-
Hàng len pha sợi tổng hợp thấy dính đế bàn ủi.
- Hàng len dạ thấy màu vàng, mùi khét.
Nếu bàn ủi nóng quá, cần phải ngắt điện, chờ nguội bớt mới ủi. Trước khi ủi, thử lại trên mảnh
vải nhỏ.
Với một số máy ủi, người ta còn áp dụng 2 phương pháp xác đònh nhiệt độ như sau:
-
Kiểm tra nhiệt bằng đồng hồ điện: khi bàn ủi nóng lên đến nhiệt độ nhất đònh, dùng
đồng hồ đo điện có 2 đầu cắm tiếp xúc vào đế bàn ủi để đo dòng điện trở đi qua đế bàn ủi. Phương
pháp này cho kết quả đo chính xác nhiệt độ đi qua đế bàn ủi.
-
Kiểm tra nhiệt độ bằng giấy thử nhiệt độ: điều chỉnh nhiệt độ của bàn ủi để bàn ủi nóng.
Sau đó, ủi lên giấy thử, trên giấy thử có các vạch đònh mức nhiệt độ tương ứng. Dưới tác dụng của
nhiệt độ, màu sắc trên giấy sẽ thay đổi theo nhiệt độ của bàn ủi. Màu sắc của giấy thử thay đổi ở vạch
nào là nhiệt độ bàn ủi tương ứng ở mức nhiệt độ đó. Ta đọc trên giấy là biết nhiệt độ của bàn ủi. Điều
chỉnh nhiệt độ của bàn ủi và tiếp tục ủi lên giấy cho đến khi đạt nhiệt độ thích hợp.
III.10. Kỹ thuật ủi hoàn tất các sản phẩm
:

i hoàn tất sản phẩm cần tuân theo nguyên tắc: ủi chi tiết trước, ủi tổng quát sau.
III.10.1. .i hoàn tất áo sơ mi:
- i mặt trái nẹp khuy: bàn ủi để trên tay phải người ủi. o chưa cài nút, bề mặt áo úp xuống
mặt bàn, cổ nằm phía tay trái. Tay trái cầm đầu nẹp khuy ủi suốt từ đầu nẹp xuống hết lai áo.
- i mặt trái cầu vai( đô áo): hai tay cầm 2 má cổ, cổ áo nằm phía bụng người ủi. Tay trái vén
các thân trước , ủi hết mặt trái của cầu vai.
- Đặt khoanh cổ giấy: để bàn ủi về vò trí quy đònh . Hai tay lấy khoanh cổ giấy đặt vào chân cổ
ngoài, bẻ gập bản cổ sao cho khoanh cổ giấy nằm êm, không ló ra 2 đầu má cổ.
- Cài bướm cổ nhựa : cài nút đầu chân cổ . Sau đó, cài bướm cổ nhựa vào nút đầu chân cổ . Hai
cánh bướm nằm ôm sát chân cổ.
- i chân cổ: tay trái giữ đầu chân cổ. i vòng theo đường sóng chân cổ.
- i mặt trái vải thân sau: để áo nằm trở lại vò trí ban đầu (nằm ngang). Tay trái vén hai thân
trước, ủi hết diện tích mặt phẳng của mặt trái thân sau.
- i mặt phải nẹp khuy: để thân trước khuy nằm trở lại vò trí bình thường. Tay trái giữ đầu nẹp ,
ủi từ đầu nẹp xuống hết lai. Tay trái lật thân nút về vò trí thường và cài khuy nút lại với nhau .
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
64
- i hai thân trước: hai tay cầm 2 đầu vai so lại độ chồm vao cho cân đối . Tay trái cầm sang
chân cổ dựng đứng vuông góc với mặt bàn. Đặt bàn ủi sát đầu vai, ủi phẳng hết diện tích hai thân trước
từ trên xuống.
- i hai mặt sau của tay và ủi manchette: lật tay áo nằm lên trước, tay trái căng bụng ra để lấy
sóng ply tay, ủi hết mặt sau của tay. Đặt mặt lót của manchette nằm ngửa lên, tay trái giữ một đầu của
manchette , ủi lượn mặt lót của manchette để có độ mo tròn theo cổ tay. Gài nút manchette tay của áo.
- i hai bề mặt của tay: hai tay cầm hai đầu vai, thân trước úp xuống mặt bàn , bâu áo nằm bên
tay trái , sửa lại cho phẳng và ngay ngắn .
-Bẻ tréo tay áo nằm bên thân sau, ủi hết diện tích mặt trước của tay áo

Yêu cầu: áo ủi hoàn chỉnh phải thẳng , phẳng, không bò ố vàng hoặc còn vết chân chim .
III.10.2. Kỹ thuật ủi áo veston :
III.10.2.1. Công đoạn ép hoàn chỉnh áo veston:
 p 2 nẹp thân trước :
Đặt sản phẩm lên phom ép 2 nẹp .
Sau khi đặt áo lên để phần nẹp trên gối và phà hơi nóng cho phần nẹp vải giãn ra và chỉnh
thẳng phần nẹp theo đường gập đã vẽ trên form. Sau đó hút chân không và dập thêm một lần nữa.
 p cổ và lai :
Đặt áo lên form , dùng một tay kéo chân cổ ra thẳng và ép.
Phần lai ta chỉnh cho phần lai và phần nẹp thẳng , dập chân không sau đó ép .
 p đònh hình ve :
Người đứng công đoạn này lưu ý làm theo mẫu và tiêu chuẩn kỹ thuật , gấp lá vai và ép lượn
phần cổ sau.
 p sườn tay :
Đặt ống tay áo vào form, chỉnh và vuốt phần vải lót và vải chính cho êm, sau đó ép hai đường
sườn thật kỷ.
Lưu ý : đặt miếng đệm dưới nút tay , tránh không cho vết hằn ở cửa tay .
 p cầu vai :
Đặt phần vai lên form , ta phà hơi nóng cho vải giãn ra và sau đó chỉnh sữa phần tra tay , vuốt
thẳng vai và ép thêm một lần nữa .
 p thân sau :
Đặt áo lên form , chỉnh thẳng phần nẹp và lót 2 miếng đệm túi dưới và túi trên .
 p cổ :
Đặt áo vào form, chỉnh thẳng phần ve và nhìn vào kính hậu sau cổ chỉnh phần cổ theo đúng tiêu
chuẩn kỹ thuật .
 p nách lót :
Lộn 2 phần nách lót ra ngoài , vuốt đều phần nách lót .
 p đấu vai :
Đặt áo lên form và phà hơi nóng , ta chỉnh lại phần vai trên cho tròn và ép quanh đầu vai .
 p đầu tay :

Đặt áo lên form ép phần đệm vai và dùng tay nắm đệm vai cho tròn , sau đó đạp chân không
và ép đệm vai thêm một lần nữa .
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
65
 p mo ngực và túi: Đặt áo lên form ta ép phần mo ngực , sau đó ép phần túi
III.10.2.2. Công đoạn ủi hoàn chỉnh áo veston:
Đặt phần lưng áo lên mặt bàn sau đó ủi phần lưng và kéo giãn ra đường sườn và ủi thật kỹ vết
hằn sau lưng.
Đặt thân trước bên trái lên mặt bàn ta ủi phần dưới túi trước và chỉnh thẳng nẹp, khi ủi thân
trước bên phải , ta ủi quanh chân nút xoá vết hằn dưới túi dưới, uốn cong lá ve và ủi phần sườn tay
trong .
Đặt phần trong thân áo trước ủi lá ve từ cổ qua lá ve khoảng 3cm chiết ply và ủi phần lót nhăn
bên trong.
Treo sản phẩm lên ủi tròn hai bắp tay và chỉnh sữa vết nhăn cón lại trên áo, ủi thẳng tất cả các
mặt vải.
III.10.3. Kỹ thuật ủi quần tây:
 Bàn ủi cầm trên tay phải , ủi vùng lưng sau, lật qua lưng trước ủi êm đỉa quần.
 i vùng bagết.
 i ống trước lai quần phải, sang ống trước lai quần trái. i lật đường sườn, giàn quần về phía
sau. Lưng ở tay trái, lai ở tay phải.
 Úp hai ống quần trước đã ủi xong lại với nhau, sau đó ủi hết diện tích ống sau phải sang ống sau
trái, ủi lật đường sườn, đường giàn quần về phía sau, lưng ở tay trái lai ở tay phải.
 i êm túi sau.
 Treo sản phẩm lên giá để hơi nước bốc đi hết trước khi cho vào bao gói.
 Quần hoàn chỉnh phải phẳng, không bò ố vàng hoặc còn vết chân chim.


IV. CÔNG ĐOẠN VỆ SINH SẢN PHẨM
Vệ sinh sản phẩm là một công đoạn có một vai trò quan trọng trong việc đem lại chất lượng và thẩm
mỹ của sản phẩm may. Sản phẩm sau khi may hoàn tất cần được kiểm tra kỹ về vệ sinh công nghiệp.
Một sản phẩm xem như đạt yêu cầu về vệ sinh công nghiệp cần đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
- Sản phẩm phải sạch hoặc được tẩy bỏ tất cả các vết bẩn: Tiến hành kiểm tra kỹ sản phẩm, phát hiện
các vết bẩn rồi tìm biện pháp khắc phục
- Sản phẩm phải được ủi phẳng: đảm bảo tính thẩm mỹ của sản phẩm trước khi đưa sản phẩm đến tay
người tiêu dùng.
- Sản phẩm phải được cắt sạch chỉ thừa
- Sản phẩm phải không được sót đầu kim: tránh để đầu kim sót lại trên sản phẩm, không đảm bảo an
toàn cho người mặc
IV.1. Công đoạn tẩy
.
Khi phát hiện sản phẩm có vết dơ, người ta cần tìm nguyên nhân và khắc phục khuyết điểm.
Thông thường, người ta phân loại các vết bẩn như sau:
IV.1.1. Phân loại vết bẩn:
Có 2 loại chính
- Vết bẩn trên mặt vải: mỡ, nhựa đường, phấn, chì… thường tẩy bằng cách dùng dao cạo đi rồi tẩm hóa
chất vào
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
66
- Vết bẩn ăn sâu vào lòng vải: thường do các chất lỏng gây nên như dầu máy, café… tẩy bằng cách đặt
vải lót ở dưới, cho hóa chất vào vết bẩn, chất bẩn hòa tan sẽ thấm vào vải lót.
IV.1.2. Cách tẩy các vết bẩn thường gặp:
IV.1.2.1. Tẩy sạch mùi mồ hôi trên quần áo:
- Ngâm quần áo có vết bẩn mồ hôi vào dung dòch Amoniac 20%. Sau đó vò lại bằng nước sạch

- Cũng có thể pha một ít muối vào nước và ngâm quần áo có vết ố vàng (do mồ hôi) khoảng 30 phút.
Sau đó, xả nước sạch rồi giặt với xà phòng như bình thường.
- Gừng tươi thái vụn nát, rải lên vết ố bẩn rồi vò trong nước cũng có thể tẩy sạch vết bẩn
- Giã nát bí xanh, vắt lấy nước để tẩy sạch những vết ố vàng trên quần áo do mồ hôi tạo thành.
IV.1.2.2. Cách xử lý những chiếc cổ áo bò ố vàng:
- Lấy một ít muối ăn rải đều lên cổ áo rồi xát nhẹ. Sau đó dùng xà phòng giặt lại cho sạch.
- Ngâm cổ áo có vết bẩn mồ hôi vào dung dòch Amoniac loãng hoặc nước Javel 25% để tẩy Sau đó
giặt lại bằng xà phòng.
- Với áo sơ mi nhạt, khi cổ và tay áo bò ố bẩn, nên ngâm áo trong nước một lúc. Sau đó, thoa một lớp
kem đánh răng mỏng lên chỗ bẩn, xát nhẹ khoảng 2-3 phút, rồi dùng xà phòng giặt l.
- Với những chiếc áo cổ cứng, bạn đừng vò bằng tay, không những không sạch mà còn làm hỏng cổ áo.
Nên dùng bàn chải mềm, chấm xà phòng lên cổ áo rồi giặt nhẹ bằng tay. Làm như vậy, cổ áo sẽ sạch.
IV.1.2.3. Cách giặt quần áo tơ lụa bò ngả vàng:
- Ngâm quần áo vào nước vo gạo sạch, mỗi ngày thay nước một lần, sau 2-3 ngày, màu vàng sẽ bay
hết, quần áo sẽ trắng trở lại. Cũng có thể tẩy bằng nước chanh tươi hay nước bí đao.
IV.1.2.4. Cách tẩy vết bẩn do mực:
- Đối với hàng trắng: dùng nước Javel nồng độ 0,5g/l. Sau đó xả sạch bằng nước lã
- Đối với hàng màu: tuyệt đối không được dùng nước Javel. Thường người ta dùng thuốc tím để tẩy, sau
đó khử màu tím bằng dung dòch acid nhẹ: chanh hoặc dấm rồi xả lại bằng nước lã.
- Cũng có thể pha một muỗng sữa (thứ sữa hộp) vào trong nước hâm nóng, đổ lên vết mực, chà thật kỹ
như là chà xà phòng vào quần áo vậy. Sau đó, xả lại bằng nước lạnh.
- Dùng dầu ăn chà mạnh lên vết dơ. Sau đó, dùng Benzine pha Ether hay pha Alcohol 90o để tẩy
IV.1.2.5. Tẩy vết café: dùng nước cốt chanh xát mạnh, sau đó xả lại bằng nước lã.
IV.1.2.6. Tẩy vết dầu máy:
- Đặt một miếng vải lót ở phía dưới rồi dùng bàn ủi nóng ủi lên và tẩy sạch lại bằng xà phòng.
- Dùng củ cải giã nhỏ rồi chà xát lên chỗ dính. Sau khi vết dầu mỡ đã hết, xả lại bằng nước lã.
IV.1.2.7. Tẩy vết rỉ sét: dùng acid nhẹ (chanh hoặc dấm) sát lên chỗ bò rỉ, sau đó rắc muối
lên, để 12 tiếng đồng hồ sau xả sạch bằng nước lã.
III.1.2.8. Tẩy vết máu : bạn có thể ngâm quần áo và chà xát chỗ dính máu bằng dung dòch
amoniac 20%.

III.1.2.9. Cách giặt tẩy quần áo làm từ vải thun: quần áo làm bằng vải thun mềm mại, thấm
mồ hôi, màu sắc tươi đẹp nên được nhiều người thích dùng. Chất vải thun có tính đàn hồi cao, có thể co
giãn. Vì thế, khi giặt tẩy cần lưu ý:
- Tuyệt đối không được dùng nước nóng, nếu không sẽ làm hỏng kiểu dáng quần áo, chất vải sẽ giãn
ra. Nước dùng giặt quần áo thun không quá 30oC.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
67
- Sau khi giặt xong, không được vặn xoắn, mà gập lại rồi ấn cho nước thoát ra để chất vải không bò kéo
chảy xệ xuống.
IV.1.3. Các loại thuốc tẩy phục vụ ngành may mặc: .
 RESIN MATE: dùng đế bàn ủi, tẩy chất keo. Ví dụ: nếu muốn tách rời keo dán mex trên cổ và
manchette, chỉ cần xòt lên thuốc tẩy lên mặt vải, sẽ dễ dàng lột ra.
 OMEGA DRY CLEANER: là dạng thuốc bột, cho phép tẩy dầu máy dính trên các loại vải như:
tơ , cotton và polyester. Chất bột này không làm hỏng bề mặt vải và không ảnh hưởng đến sức khỏe
của công nhân tẩy.
 INK CLEANER: dùng tẩy vế mực bút bi và vết dơ trên vải cotton, len và các loại vải sợi tổng
hợp
 SPOT LIFFTER: hiệu quả và an toàn đối với các chất liệu len, sợi cotton, tơ lụa và sợi tổng
hợp. Tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên vải, không để lại quầng hay dấu vết. Có thể thao tác ngay tại nơi
phát sinh vế bẩn mà không cần giặt lại. Các sử dụng: xòt thẳng lên vế dầu, sau vài phút, thấy khô lại
thành lớp bột trắng, dùng bàn chải hay súng hơi làm sạch.


















Các loại thuốc tẩy và quá trình tẩy.

IV.1.4. Xử lý vết bẩn bằng hệ thống máy tẩy công nghiệp
:
IV.1.4.1. Máy tẩy khô: những máy này tẩy bằng các chất lỏng như xăng, cacbon
tetrachloride,v.v… thay vì bằng nước. Chúng là những máy phức hợp, kết hợp. Chẳng hạn như: máy giặt
dùng để cho chất lỏng này chuyển động tuần hoàn xuyên qua hàng hóa đang được tẩy; máy chiết xuất
ly tâm; máy lọc; máy gạn lọc và các thùng chứa dự trữ . Xét về bản chất dễ cháy của nhiều chất lỏng
được sử dụng, chúng thường có một bánh lài mô tơ chống nổ của bộ phận giặt và bơm tuần hoàn.
IV.1.4.2. Máy tẩy vết bẩn GHIDIAI (GB-S-88F)
- Bàn tẩy nguội
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
68
- Mặt bàn bằng inox (800 x 260 x 175 mm)

- 2 cây súng có 2 điện cực riêng biệt, 2 bình nhựa dùng chứa hóa chất tẩy và bàn nhỏ xoay bằng
inox có trang trí hệ thống hút vải
- Máy có lắp đặt súng hơi và hệ thống hút chân không





















V. CÔNG ĐOẠN GIẶT
:
V.1. Các hình thức giặt:
V.1.1. Đối với dây chuyền giặt khơ (Drycleaning):
Hàng được phân loại xong được đưa vào máy giặt khơ giặt sạch, được chia ra máy thổi phom sau đó
được là phẳng bằng máy là ép, cuối cùng được kiểm tra cẩn thận trước khi đóng gói.

V.1.2. Đối với hệ thống giặt nước (Laudry):
Hàng sau khi được phân loại được cho vào máy giặt nước giặt sạch rồi cho ra máy vắt li tâm vắt khơ,
sau đó được đưa vào máy sấy hơi để sấy khơ rồi được cho ra máy thổi phom, sau đó được là phẳng bằng
máy là ép cuối cùng được kiểm tra cẩn thận trước khi đóng gói
Các loại bàn tẩy vết bẩn Bình phun thuốc tẩy
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
69


Nồi hơi trung tâm Hệ thống máy là hơi



Hệ thống sấy hơi Máy là cán
















Hệ thống máy giặt nước



Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
70










Hệ thống máy sấy hơi công nghiệp Hệ thống là cán drap trải giường


V.2. Giới thiệu về hệ thống giặt công nghiệp:
Máy giặt cơng nghiệp có thể tích và khối lượng tương đương 4 lần máy giặt bình thư
ờng. Cứ 1 tiếng máy sẽ
giặt xong một mẻ (trên dưới 40 kg quần, áo), cần 50 lít nước và 1 kg bột giặt đặc chủng. Như vậy, chiếc máy giặt

này giặt gần 200 kg quần, áo/ 1ngày. Sau 1 hay 2 cối, máy được ngừng hoạt động để làm mát máy vừa để vệ sinh
thùng máy. Vì chỉ thực hiện khâu giặt nước nên dù có to lớn hơn các máy gia dụng nhưng cơ c
ấu của máy giặt cơng
nghiệp khơng phức tạp hơn là mấy.


Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
71
Bên ngoài, máy có đồng hồ cân đo khối lượng quần áo, công suất đang hoạt động để người công nhân dễ kiểm
soát. Nước và bột giặt chuyên dụng cũng được đưa vào máy hoàn toàn tự động thông qua cần điều khiển. Cũng giống như
máy giặt gia dụng, máy giặt công nghiệp cũng có nhiều mức nước phù hợp với khối lượng đồ cần giặt. Nếu là lo máy
được sản xuất từ năm 90 trở lại đây, thì máy có thể tự điều chỉnh lượng nưóc và xà phòng giặt tương ứng với lượng sản
phẩm đang có trong máy. Tuy nhiên, với một số máy giặt đời cũ, thao tác này phải do công nhân tự ước lượng.
Máy thế hệ cũ lại được chia làm 2 dạng: loại đã đặt sẵn chế độ cài đặt nước (cứ khi nào nước đầy thì máy tự hoạt
động); loại có 2 mức nước vừa hoặc đầy (do công nhân tự
điều chỉnh). Dù sử dụng máy nào đi chăng nữa, để hoạt động hiệu
quả, êm và tiết kiệm thì không nên giặt quá ít hay quá nhiều quần áo cho một lần giặt.
Khác với máy giặt gia dụng, thùng máy giặt cơng nghiệp được làm hồn tồn bằng inox, vỏ làm bằng thiếc
hoặc thép tổng hợp chống rỉ (để tải và vận chuyển khối lượng quần, áo lớn). Máy có khối lượng nhỏ hơn thì vỏ máy
có thể được làm bằng tơn dày. Chính vì được thiết kế chủ yếu bằng kim loại nên việc rò rỉ nước ra ngồi được kiểm
sốt khá chặt chẽ. Máy giặt cơng nghiệp có độ rung khá lớn, tiếng ồn nhiều. ở Việt Nam, máy cơng nghiệp có 2 loại
hình thức khác nhau: một cái hình khối vng và một cái hình khối tròn. Nhưng đ
ấy chỉ là sự khác nhau về hình thức
bên ngồi còn cấu tạo thùng máy bên trong và cơ chế hoạt động là tương tự nhau.

Sau khi hồn thành khâu giặt nước, nhân viên giặt là sẽ chuyển bằng tay đồ từ máy giặt sang máy vắt. Máy

vắt có hình dáng giống như một chiếc nồi áp suất khổng lồ. Khối lượng vắt 1 lần là 15 kg. Có hai loại đ
ặt giờ vắt. Một
là loại máy vắt đặt giờ tự động, cứ khoảng hơn 5 phút thì tự ngưng vắt. Còn có loại do người đặt giờ. Vì vắt là một
cơng đoạn có độ rung rất cao nên thành máy là cũng khá dày, chừng 20 đ
ến 30 cm. Khoang máy làm bàn thép trắng
chống rỉ và được thiết kế với chi chít các lỗ thốt nước. ống xả của máy vắt ngắn và đặt trực tiếp ở cống thốt nư
ớc.
Khi máy vắt đang chạy mà mở nắp máy thì máy vẫn tiếp tục hoạt động, vì thế để bảo đảm an tồn chỉ nên mở máy
khi nó đã hồn tồn dừng hoạt động.

Tiếp theo là cơng đoạn cán khơ. Vì đây là lo
ại máy rút ngắn thời gian hiệu quả nhất vì ta có thể bỏ qua khâu
phơI khơ. Máy cán rất cồng kềnh, phải có một gian nhà lớn mới chứa được. Máy gồm nhiều trục cuốn nóng vừa làm
chức năng của một chiếc bàn là giúp cho vải thẳng vừa làm chức năng của máy sấy nóng giúp vải khơ trong tức thì.
Để hỗ trợ máy cán hoạt động, cần ít nhất 4 cơng nhân thường xun túc trực bên máy. Hai người ở đầu máy đưa
vải vào cán. Hai người đón vải ở đầu ra của máy để gấp lại, thực hiện đóng gói ln tại khâu này.

Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
72




Cũng như các loại máy tự động khác. Nếu khơng tn thủ các qui trình hoạt động và bảo dưỡng thì sẽ dẫn
đến việc máy hay bị hỏng vặt mà việc sửa chữa thì phức tạp và tốn hơn nhiều so với máy gia dụng. Vì phần lớn linh
kiện của máy là hàng nhập, khơng dễ dàng tìm mua trên thị trường Việt Nam. Về tuổi thọ máy thì cũng t

ương đương
với những máy gia dụng khác trên thị trường.

Máy giặt cơng nghiệp chỉ phù hợp với nhà xưởng rộng, dây chuyền tự động đồng loạt với nhiều cơng nhân
điều phối. Khách sạn, nhà hàng, nơi có khối lượng đồ giặt lớn, thường xun và u cầu về thời gian gấp rút là đối
tượng khách hàng phù hợp của xí nghiệp giặt là cơng nghiệp

Tại Xí nghiệp Giặt là Tràng An nằm tại 186 Trương Định đã có cả 3 loại máy cơng nghiệp này cùng hơn 20
cơng nhân điều khiển máy đang lao động liên tục. Năm chiếc máy giặt cơng nghiệp hoạt động hết cơng suất để đáp
ứng các khối lượng đồ khổng lồ đến từ các khách sạn lớn nhỏ cũng như các đại lý giặt là trong thành phố. Chủ yếu
là khăn, ga, rèm, ngồi ra còn có quần áo. Vào bẩn ra sạch, việc thực hiện có khi chỉ trong một ngày là có thể trả
hàng cho khách. Chi phí để xây dựng một phân xưởng như thế này lên tới hàng tỉ đồng nhưng nếu hoạt động rất
hiệu quả và thu hồi vốn nhanh chóng trong bối cảnh dịch vụ - cơng nghiệp phát triển chóng mặt và nhà nhà đem đồ
ra tiệm giặt mặc dù ai cũng đã có sẵn máy giặt gia dụng. Anh Quang - quản đốc phân xưởng cho biết, trong mơi
trường lao động giữa điện và nước như ở đây, ban lãnh đạo Xí nghiệp ln đặt vấn đề an tồn lao động lên hàng
đầu. Các cơng nhân trong Xí nghiệp phải nắm vững cơ chế hoạt động cũng như qui tắc an tồn của các loại máy
này.






Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
73
V. 3. Phòng chống bụi bặm:

Để đảm bảo tốt vệ sinh công nghiệp, tránh dây bẩn, đảm bảo tốt chất lượng hàng hóa, tất cả các
bộ phận sản xuất phải tuân theo qui đònh sau đây:
- Trước khi vào xưởng, công nhân phải ăn mặc sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng. Nên thay đổi giày
dép trước khi vào xưởng.
- Sản phẩm may xong cần phải cho vào hộp, thùng … ngay, tránh để bừa bãi ở sàn nhà, gầm
ghế.
- Trước khi may, phải lau chùi máy móc thật sạch sẽ.
- Không được ngồi hoặc dẫm chân lên bán thành phẩm, nguyên liệu.
- Không để lẫn lộn các màu, không dùng dây màu để buộc bán thành phẩm.
- Bán thành phẩm, nguyên liệu trong quá trình vận chuyển phải được che đậy cẩn thận.
- Sau khoảng thời gian đònh kỳ (khoảng 1-2 giờ), nên có lao công dọn dẹp bụi, xơ vải hay vải
vụn trong phân xưởng.
- Hàng hóa dở dang trên chuyền phải sắp xếp thứ tự, gọn gàng, không để rơi vãi bừa bãi. Khi
hết giờ sản xuất, phải được che đậy kỹ càng, chống bụi bẩn hoặc mưa dột.
- Cần giáo dục tinh thần tự giác giữ gìn vệ sinh công nghiệp ở mỗi công nhân.
V.4. Công đoạn cắt chỉ, dò kim:

V.4.1. Cắt chỉ, hút chỉ:
Các sản phẩm sau khi may xong phải được tiến hành cắt chỉ , quá trình này được thực hiện bằng
tay hay bằng máy có chương trình cắt chỉ tự động bằng máy. Trong công đoạn hoàn tất quá trình cắt
chỉ, cho toàn bộ sản phẩm mà trong quá trình may chưa cắt được hết chỉ may, còn gọi là cắt chỉ tổng
hợp. Công việc này thường được làm bằng tay và thực hiện trên từng sản phẩm một. Qui trình thực
hiện như sau:
-
Đầu tiên phải có một cây bấm chỉ.
- Lộn bề trái sản phẩm ra , cắt chỉ từ phía trên lần xuống tới lai, cả hai mặt trước và mặt
sau của sản phẩm. Chú ý những nơi ở đầu và cuối đường may,
-
Lộn mặt phải của sản phẩm ra, sau đó tiến hành cắt chỉ từ trên lần xuống tới lai .
Sau khi cắt chỉ xong , các vụn chỉ hay bụi vải còn tồn đọng trên sản phẩm sẽ được làm sạch qua

quá trình hút chỉ . Quá trình này được thực hiện bằng máy hút chỉ hay giũ chỉ. Công nhân cầm từng sản
phẩm đưa vào máy, các vụn chỉ, bụi vải sẽ được quạt thổi hút vào máy.
 Cách bảo trì máy hút chỉ:
+ Để máy được bảo trì tốt, sử dụng lâu dài, công nhân khi sử dụng cần làm các bước sau:
Vào ca:
-
Làm vệ sinh máy.
-
Kiểm tra nguồn điện và công tắc nguồn, bảo quản, đảm bảo an toàn cho máy hoạt động.
- Kiểm tra lưới cản trước quạt hút phải sạch sẽ và đặt gá chắc chắn.
Khi vận hành máy :
-
Bấm nút “On” khởi động máy, đợi 5 giây cho máy đạt tốc độ ổn đònh.
Cuối giờ :
-
Rút phích cắm khỏi ổ điện.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh
Khoa CNMay và Thời Trang- Trường ĐH.Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG - 2007
74
- Thu dọn sản phẩm để vào nơi qui đònh.
-
Làm vệ sinh máy và lưới cản trước quạt hút và đậy bao che bụi cẩn thận.
V.4.2. Dò kim:
Đây là một quá trình kiểm tra để các sản phẩm may không còn sót các mảnh kim bò gẫy hay
các mảnh kim loại xảy ra trong công đoạn may. Công việc này được tiến hành cho những sản phẩm
không có phụ liệu bằng kim loại. Mục đích của quá trình này là đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Từng sản phẩm được đưa vào máy dò kim . Nếu có mảnh kim hay kim loại trên sản phẩm,

máy sẽ báo tín hiệu , công nhân lấy sản phẩm ra , tìm và lấy cho hết những vật kim loại ra khỏi sản
phẩm.
V.4.2.1. Công dụng của máy dò kim: dùng để tìm các vật lạ bằng kim loại lẫn vào trong sản
phẩm như: kim gãy, kim gài, mảnh nút kim loại, . . .
V.4.2.2. Phân loại: Máy dò kim thật ra là máy dò kim loại, dùng sóng siêu âm. Khi gặp vật
lạ bằng kim loại, máy sẽ tự động kêu lên. Tùy theo chức năng dò kim , có các loại máy dò kim sau:
 Máy dò kim tủ treo .
 Máy dò kim băng tải.
 Máy dò kim cầm tay.
 Máy dò kim để bàn


















Máy dò kim tủ treo.
Máy dò kim để bàn

Máy dò kim bằng tay. Máy dò kim băng tải
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh

×