Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

BÀI GIẢNG THỰC TẬP SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG 1 - BÀI SỐ 3 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.06 KB, 3 trang )

12
BÀI SỐ 3: QUAN SÁT SỰ THOÁT HƠI NƯỚC
SỰ QUANG HỢP

I. QUAN SÁT SỰ THOÁT HƠI NƯỚC
1. Lý thuyết
Dùng sự đổi màu của giấy tẩm Chlorua Cobalt (màu xanh khi khô và màu hồng khi
ướt) để khảo sát sự thoát hơi nước của bề mặt lá. Thời gian đổi màu có thể cho một sự
ước lượng về vận tốc thoát hơi nước.
2. Dụng cụ - Hóa chất – Nguyên liệu
a. Dụng cụ - Hóa chất
- Giấy thấm - CoCl
2
3%
- Lò sấy
- Kẹp
- Băng keo trong
b. Nguyên liệu
- Lá cây
3. Thực hành
- Cắt nhiều mảnh giấy thấm tròn hay vuông có kích thước bằng nhau (có
kích thước nhỏ hơn chiều ngang băng keo trong).
- Ngâm các mảnh giấy thấm vào dung dịch CoCl
2
3% trong 1 phút. Sau đó
đem sấy khô ở 80
0
C (lò sấy) cho đến khi giấy có màu xanh đều, dùng kẹp gắp 2 mảnh
đặt lên 2 đầu của đoạn băng keo dài 3 cm.
- Dán nhanh vào 2 mặt của một miếng lá trên cây. Ép thật kín miếng băng
keo bao quanh mảnh giấy vào lá để tránh không khí ẩm lọt qua.


- Tính thời gian đổi màu của giấy. Nếu quá 30 phút, sự thoát hơi nước
xem như không đáng kể.
Chú ý:
- Nên để đoạn băng keo có dán giấy vào lọ đựng chất hút ẩm đậy kín nếu
phải mang ra khỏi phòng thí nghiệm.
13
- Thực hiện trên 3 loại lá cây tươi đang ở trên cành. Thường dùng loại lá
đơn, vừa và nhỏ, không có lông, không dày và không cứng. So sánh và nhận xát về tốc
độ thoát hơi nước của 3 loại lá cây đã thực hiện.
II. SỰ QUANG HỢP
1. Lý thuyết
Trong điều kiện có ánh sáng mặt trời, cây xanh thực hiện sự quang hợp. Quang hợp
là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ (glucid) từ các chất vô cơ (CO
2
và H
2
O) theo
công thức tổng quát như sau:
6CO
2
+ 6H
2
O C
6
H
12
O
6
+ 6O
2

2. Dụng cụ - Hóa chất – Nguyên liệu
a. Dụng cụ - Hóa chất
- Becher - Cồn 70
0
- Phễu thủy tinh - Dung dịch Lugol
- Ống nghiệm
- Diêm quẹt
- Đĩa petri
- Bếp điện
b. Nguyên liệu
- Rong đuôi chó
- Lá cây được che tối 1 phần
3. Thực hành
3.1. Sự thải oxy trong quang hợp
- Đặt một số cành rong đuôi chó vào phễu (tất cả các mặt cắt của cành
rong hướng về cuống phễu), sau đó úp phễu vào cốc thủy tinh chứa đầy nước, úp lên
cuống phễu một ống nghiệm chứa đầy nước.
- Đặt cốc thí nghiệm ra ngoài nắng hay ánh sáng mạnh của đèn điện.
- Quan sát trong ống nghiệm sự thoát bọt khí từ cuống của các cành rong.
Sau 30 phút, lấy ngón tay bịt ống nghiệm dốc ngược lên. Dùng que diêm gần tắt đưa
vào miệng ống nghiệm. Ghi nhận hiện tượng, giải thích.
14
- Sau đó, đưa cốc thí nghiệm vào trong tối, sau 30 phút lấy ra, và thực hiện
tương tự như thí nghiệm trên và cũng dùng que diêm gần tắt đưa vào miệng ống
nghiệm. Ghi nhận hiện tương xảy ra và giải thích.
3.2. Sự tạo thành tinh bột trong quang hợp
- Lá cây đã được che tối 1 phần (trong 2 ngày). Đặt các lá cây này vào cốc
thủy tinh nước đang sôi trong vòng 5 phút.
- Dùng kẹp chuyển mỗi lá vào một ống nghiệm có chứa cồn 70
0

C, đặt ống
nghiệm vào cốc chứa nước đang sôi và đun cho đến khi lá mất màu xanh.
- Rửa lá bằng nước và trải lá lên đĩa petri.
- Cho dung dịch lugol vào đĩa petri và lắc để lá nhuộm màu trải đều. Trải
lá lên giấy thấm. Ghi nhận hiện tượng và giải thích.
BÀI NỘP
1. Ghi nhận thời gian đổi màu của giấy ở mặt trên và mặt dưới lá. Thực hiện với 3
loại lá cây.
2. Ghi nhận hiện tượng và giải thích quá trình giải phóng oxy trong quang hợp.
3. Ghi nhận hiện tượng, giải thích sự tạo thành tinh bột trong quang hợp.

×