Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

BÀI GIẢNG CÂY ĐẶC SẢN VÙNG - Bài 4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC TIÊU pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.05 KB, 21 trang )

21


Bài 4
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC TIÊU
4.1. GIỐNG TIÊU
- Những giống nổi tiếng trên thế giới:
Piper nigrum hoang dại có sự biến động đáng kể về kích thước của các lóng, lá,
phát hoa, quả và hầu như là đơn tính dị chu. Con người đã chọn lọc những giống mà
chủ yếu mang hoa lưỡng tính và chúng được nhân giống bằng cành.
Một số lượng lớn nhất về giống đã xuất hiện tại Ấn Độ “Balamcotta” là một trong
những loài tiêu Malabar được trồng rộng rãi nhất, tiếp theo sau là “Kalluvalli”,
“Balamcotta” sinh trưởng mạnh, đầy sức sống, lá lớn, có màu xanh sáng, gié hoa dài và
thẳng, đóng quả thưa với những quả màu xanh nhạt, hoa lưỡng tính, giống này đã nổi
tiếng ở Ấn Độ về việc cho năng suất cao và ổn định. “Kalluvalli” được biết như là cây
chịu rét và mạnh, cho quả đều đặn, kháng được bệnh héo cũng như hạn, lá hẹp hơn và
xanh tối hơn, hoa cũng lưỡng tính và có gié hoa dài.
Những giống Ấn Độ khác bao gồm“Cheriacaniakadan” là loại phổ biến thường
được trồng tại Travancore, lá nhỏ hình elip và gié hoa dài. Nó được biết như là cây sai
quả có chất lượng cao, kháng được bệnh héo, nhưng nó không được nổi tiếng tại
Sarawat. Gentry cho rằng nó là hoàn toàn đơn tính dị chu tại Malaysia.
Hai giống được nhận ra tại Sarawat là “Kuching” có năng suất cao, lá lớn và rất
mẫn cảm đối với bệnh thối rễ được gây ra bởi nấm Phytophtora palmivora (xem phần
bệnh) và giống “Sarikei” có lá nhỏ hơn.
Những dòng vô tính được trồng hiện nay tại Lampong ở vùng phía nam Sumatra
là “Belantung” có lá lớn và quả nhỏ cho năng suất trung bình nhưng đề kháng với thối
rễ. Nó được mang đến từ “Djambi” nhưng lại rất nhạy cảm với thối rễ tại Lampong.
“Bangka” hay còn có tên khác là “Muntok” giống như “Sarikei” của Sarawat là dòng
vô tính chính cho việc sản xuất ra tiêu trắng của người Trung Quốc trên đảo Bangka.
“Phnom-pon” là một giống lá lớn của Campuchia, “Kamchay” là một giống lá
nhỏ cũng ở đó. Ngoài ra còn có các giống khác như Nam Vang mà bao gồm hỗn hợp


các giống Srechéa, Kep và Kampot mang nhiều đặc điểm trung gian giữa giống lá lớn
và lá nhỏ, chiều dài lá trung bình 18-20cm, rộng 10 cm, chùm quả dài khoảng 10-
12cm, đóng quả dày, ra hoa hơi muộn (năm thứ 2-3 sau khi trồng hom), lâu cỗi (thời
gian sinh trưởng có thể kéo dài hơn 30 năm). Về năng suất tiêu đen trên trụ gỗ ở năm
thứ 4 sau trồng, giao động từ 0,38-0,52 kg/trụ, năm thứ 6 là 1-1,9 kg/trụ và năm thứ 8
là 1,9-2,9 kg/trụ (Phan Hữu Trinh et al., 1987).
Bộ Nông Ngư Nghiệp Sarawat. (1969,1970) đã tường thuật về giống thí nghiệm
được trồng tại Taras vào năm 1959. Tất cả các giống đều cho thấy sự dao động về năng
suất, nhưng ít hơn đối với những giống của Sarawat. “Kuching” và giống Indonexia
“Djambi” và “Belantung” so với các giống “Uthirincotta” và “Cheriakaniakadan”.
Những giống Ấn Độ mặc dù có gié hoa dài, quả lớn cho thấy khả năng sinh
trưởng kém hơn những giống Sarawat trong điều kiện thâm canh tại Sarawat và
22

dường như là thích hợp hơn cho việc trồng trên những trụ sống. Chúng có hàm lượng
chất khô lớn khi được làm tiêu trắng hay tiêu đen. Những giống có phần trăm cao nhất
về hoa lưỡng tính thường cho năng suất cao nhất.
Những giống Indonexia “Bangka” cũng được bao gồm trong cả thí nghiệm,
nhưng bị chết trước khi chấm dứt thí nghiệm. Nó đã cho năng suất là 14.990 lb (450
gam/lb) quả tươi trên 1 acre (0,4 ha) tương đương với 18.600kg/ha/năm. Những giống
Ân Độ và Belantung cho thấy một ít tính đề kháng đối với bệnh thối rễ và đang được
dùng như là cây gốc ghép với mục đích ghép chồi. Kết quả cho thấy năng suất trung
bình của 7 năm từ 1962-1969 trong bảng 4.1, sau khi thí nghiệm được kết luận hầu hết
tiêu đã bị chết có thể do bệnh hoặc già cỗi.
Bảng 4.1: Năng suất tiêu và các yếu tố cấu thành năng suất một số giống tiêu
nổi tiếng trên thế giới
Năng suất tươi
bình quân từ
1962-1969
(kg/năm)

Giống
Trên
trụ
Trên
ha
Chiều
dài gié
(cm)
Trọng
lượng
quả
tươi/gié

(g)
Hoa
lưỡng
tính
trên gié
(%)
Trọng
lượng
100 hạt
tiêu khô
đen
(g)
Djambi 11,80 19957 8,27 9,35 95,7 4,54
Belangtung 9,95 16708 7,94 7,65 Kuching

12,06
Kalluvalli 8,57 14388 10,20 12,20 87,7 5,95

Balamcotta 8,53 14310 10,05 10,80 94,0 5,95
Uthirincotta 7,86 13200 9,47 10,50 76,4 3,40
Cheriaka
niakadan
5,28 8852 10,43 7,90 18,2 5,39

- Những giống đang được trồng tại Việt Nam:
Các giống tiêu hiện trồng tại Việt Nam thường được phân thành hai nhóm lá lớn
và lá nhỏ để dễ nhận diện, hơn nữa chúng cũng có những đặc tính khá phân biệt.
Loại hình tiêu lá lớn có lá dài 20-25cm, rộng 10-12cm, cây mọc khoẻ, cành tán
rộng, thân to dễ gãy, ra hoa lần đầu muộn (3 năm), chùm hoa chụm, gié hoa dài (15cm)
nhưng quả nhỏ, mau cỗi, rất kén đất, chỉ cho năng suất cao trong điều kiện thâm canh
và dễ nhiễm bệnh.
Loại hình tiêu lá nhỏ có chiều dài lá trưởng thành 10-12cm, rộng 5-10cm, hầu hết
lá có màu xanh đậm, cành quả nhỏ và mọc hơi rủ, thân nhỏ nhưng dẻo dai, bắt đầu ra
hoa sớm (2 năm), chùm hoa xoè, gié ngắn và quả lớn, lâu cỗi, ít kén đất, năng suất ổn
23

định, ít nhiễm bệnh (Phan Hữu Trinh et al., 1987).
Tuy nhiên sự phân nhóm trên cũng có tính tương đối vì cũng có nhiều giống
mang những đặc tính trung gian giữa giống lá lớn và lá nhỏ.
Giống tiêu “Sẻ đất đỏ” là giống nổi tiếng cho năng suất khá và ổn định trên địa
bàn Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đây là giống lá nhỏ, không kén đất, chiều dài lá từ
10-12cm, chùm quả trung bình và đóng quả dày. “Tiêu Quảng Trị” cũng là giống lá
nhỏ có thể là giống được nhập nội từ lâu có thể được mang tên khác là “Trung Quốc lá
nhỏ”. Ngoài ra, còn có những giống tiêu Trung quốc lá lớn thường được trồng tại
Quảng Bình và Quảng Trị nhưng với một tỷ lệ thấp vì năng suất không cao. “Tiêu trâu”
có lá lớn năng suất thấp, cành nhánh rất phát triển. Một số giống khác như tiêu “Tiên
sơn”, “Tiêu Lộc Ninh”, “Tiêu Phú quốc” hầu hết là những giống lá nhỏ tuy nhiên có
nhiều đặc tính chưa thể phân biệt được một cách dễ dàng. Những giống tiêu ngoại hiện

đang được lưu hành tại Việt Nam có giống “Lada” và nhiều giống “Cam pu chia” như
đã được giới thiệu ở phần trên. Các giống tiêu ‘Cam pu chia” thường có phẩm chất tốt,
và năng suất cao hơn “Sẽ đất đỏ” trong điều kiện Việt Nam. Những giống này thường
được trồng phổ biến tại Hà Tiên, Phú Quốc, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Nhìn chung trong điều kiện canh tác lâu đời và nhân giống vô tính tự phát tại các
địa phương khác nhau đã hình thành nên những giống đặc trưng của mình. Những
giống này rất là thích hợp với vùng sinh thái mà nó được trồng. Tuy nhiên, nếu có sự di
chuyển đến vùng mới khả năng thay đổi nhiều đặc tính sinh học của nó có thể có
những biến động nhất định.
4.2. NHÂN GIỐNG
- Nhân giống bằng hạt:
Trừ một phần nhỏ từ những công việc lai tạo, cây tiêu hầu như luôn được nhân
giống bằng phương pháp vô tính. Cây con trồng bằng hạt thường lâu cho quả hơn là
cây cắt cành, chúng cũng rất là biến động về các đặc tính sinh trưởng và năng suất và
cây có thể là đơn tính dị chu.
Khi việc nhân giống bằng hạt là cần thiết, quả được chọn phải là những quả chín
đầy đủ. Chúng được ngâm vào trong nước trong 2 đến 3 ngày, vỏ quả ngoài sẽ bị loại
đi và hạt được làm khô trong bóng râm. Sau đó chúng được gieo vào những luống của
vườn ươm hoặc trong những cái hộp hay bầu. Hạt sẽ nảy mầm trong vòng 5-6 tuần sau
gieo và có thể được đưa vào những túi lớn hơn cho dễ chăm sóc. Để hạt tiêu có tỉ lệ
nảy mầm cao (75-85%) cần chọn những hạt tiêu có kích thước lớn hơn 4mm đường
kính (1kg hạt tiêu loại này có thể mọc được từ 6000-8000 cây con).
Khoảng 4 tháng sau khi gieo cây con có thể đạt được chiều cao là 20cm có 6-8 lá.
- Nhân giống bằng cành hom: Có 2 cách ươm hom tiêu là: Ươm hom tiêu trên
luống và ươm hom tiêu trong bầu. Cụ thể như sau
+ Kỹ thuật nhân:
* Chọn đất để làm vườn ươm: Vườn ươm tiêu được lập ở nơi đất tốt, giàu dinh
dưỡng, chủ động tưới tiêu, thoát và giữ nước tốt, có cây chắn gió, cây che bóng, bằng
phẳng, gần nơi sản xuất.
24


* Làm đất lên luống: Công đoạn này được làm trước khi ươm hom tiêu 3-4
tháng. Đất được cày bừa kỹ 2-3 lần để bảo đảm đất được tơi xốp. Cày sâu 15-20cm,
phơi ải 20 ngày, dọn sạch cỏ dại, rễ cây gỗ lớn, gạch đá. Sau đó lên luống Đông Tây
cao 30-40cm, rộng 1,2m. Sau khi lên luống xong ta bón 500-700 kg super lân/ha +
phân chuồng hoai mục 15-20 tấn/ha (tương đương 250-350g super lân/m
2
+ 1,5–2,0kg
phân chuồng/m
2
). Phun thuốc ngừa bệnh bằng cách dùng 20-30g Dithane M45 hay
Ridomil pha trong bình 8 lít tưới đều trên mặt luống.
* Bầu ươm: Dùng túi nilon có đường kính 12-15cm có đục 6-8 lỗ hoặc giỏ tre.
* Đất bỏ bầu: Cần được trộn kỹ, hỗn hợp đất bầu là: 5 phần đất mặt tốt + 2 phần
mùn cưa hay vỏ trấu + 3 phần phân chuồng hoai mục + 5-7g lân/bầu.
* Chọn vườn cây lấy hom tiêu: Hom tiêu được lấy từ cây 1-1,5 tuổi, cành khoẻ
mạnh, năng suất phẩm chất tốt, đốt ngắn, không bị sâu bệnh. Được lấy từ vườn tiêu gia
đình hay là vườn tiêu hom giống.
* Thời điểm cắt hom: Hom tiêu được cắt vào tờ mờ sáng để hom tiêu không bị
mất sức vì nóng bức và đem ươm hay trồng vào ngay buổi chiều cùng ngày.
* Tiêu chuẩn hom tiêu tốt: Độ dài khoảng 2 gang tay (30 – 40cm), gồm 3-4 đốt,
ngắn quá hay dài quá đều không tốt vì cây sẽ yếu sức. Hom tiêu phải mập mạnh, suôn
sẽ không gãy không giập, lá tươi tốt và nhất là các rễ lộ thiên ở các mắt đốt phải đầy
đủ, không bị gãy hay giập nát.
* Bảo quản hom: Sau khi cắt hom xong ta tiến hành cắt gọt cẩn thận, cắt 2/3
diện tích mỗi lá, chừa lại 1-2 cành ở phía trên đầu hom. Sau đó ta bó các hom lại thành
từng bó nhỏ, chừng 50-70 hom, cuộn chúng lại trong một tấm đệm, tưới nước rồi đem
vào nhà tạm cất ở góc nhà chỗ mát trước khi đem trồng hay đem ươm. Hoặc là vùi tạm
tiêu trong đất ở vị trí đất tơi xốp có dàn che bóng, sau đó tưới nước giữ tươi.
* Xử lý hom: Hom cắt xong đem ngâm ngay 2,4D, nồng độ 20 phần triệu trong

20 phút để giúp hom ra rễ rồi đem trồng vào hố. Hoặc là dùng NAA 700-1000mg/lít
nước trong 5-10 giây, hay nồng độ 200mg trong 1 giờ
* Giâm hom: Thời gian giâm hom vào buổi chiều, khi ánh nắng không còn gay
gắt nữa. Mỗi hom cắm mỗi bầu, nếu trồng ở vườn ươm thì hom được cắm cách nhau
20cm. Có thể giâm hom trong bể giâm cho ra rễ đầy đủ rồi cho hom vào trong bầu.
Hom cắm 2 mắt dưới mặt đất và chừa 1-2 mắt trên mặt đất, mặt đất gần sát với
mắt thứ nhất trên không.
* Làm giàn che: Nguyên vật liệu làm giàn che là tranh, tre, nứa, cột bê tông,
lưới. Giàn che phải bảo đảm che mát, giữ được độ ẩm, dễ dàng điều chỉnh ánh sáng
cho vườn ươm, không bị gãy sập khi mưa lớn gió bảo. Các cọc cách nhau 3m và nằm ở
giữa luống để thuận tiện cho đi lại chăm sóc.
Chú ý: Ươm hom cắt cùng một đợt thì ươm cùng một lần và trồng cùng một nơi
để bảo đảm độ đồng đều quần thể.
+ Chăm sóc: Khi ươm hom tiêu xong thì tưới nước cho ẩm, sau đó một ngày tưới
2 lần.
25

Khi hom được 5-10cm (2 tháng sau trồng) thì ta tiến hành tưới phân sulfat đạm
(pha loãng 5%) để tăng sức sống cho cây, hoặc rãi phân hữu cơ hoai mục hay phân rác
quanh gốc tiêu.
Đất vườn ươm phải luôn giữ sạch cỏ và đủ độ ẩm cần thiết nhưng tuyệt đối tránh
đọng nước, nếu không hom tiêu sẽ thối chết.
* Điều chỉnh ánh sáng: Che bóng 70-80% cường độ chiếu sáng khi mới trồng,
sau đó giảm xuống 50% khi ươm được 2-3 tháng và 20-30% khi cây được 5-6 tháng.
Sau 3 tháng hom tiêu cao được khoảng 25-30cm, 6 tháng trở đi hom đủ tiêu
chuẩn đem đi trồng được. Trước khi trồng ta loại bỏ các cây con mọc yếu, có dị tật
hoặc bị sâu bệnh.
Khi đem trồng ta bứng nguyên bầu đất đường kính 12-15cm hoặc xé bao nilong
hay giở bỏ giỏ tre ra, nhẹ tay đặt nguyên bầu đất vào hố trồng. Sau đó nén đất chặt lại
kết hợp tưới nước đủ ẩm.

Chú ý: Không nên nhổ cây lên trồng làm cho cây chết nhiều và yếu
- Chiết cành - Ghép áp - Ghép chồi:
Tiêu cũng có thể nhân giống bằng phương pháp chiết cành, ghép áp hoặc ghép
chồi. Theo Bộ Nông Lâm Sarawat (1969) đã tiến hành ghép chồi những giống như
Kuching lên gốc ghép kháng bệnh của những dòng vô tính Ấn Độ, đặc biệt là
Balamcotta, mà tương đối đề kháng với bệnh thối rễ, nhưng những cây ghép như thế đã
không sống đến giai đoạn cho quả. Gốc ghép là loài Piper colubrinum, có đề kháng cao
với bệnh thối gốc (foot root) đã được sử dụng, cành hom hai đốt của loài này đã ra rễ
một cách dễ dàng để cung cấp gốc ghép. Những gốc ghép khác được thử nghiệm bao
gồm P. cubeba, mà không kháng hoàn toàn đối với bệnh thối rễ, và P. hisdidum và P.
scabrum đã có chút ít thành công.
Theo Albuquerque (1968) cho rằng P.colubrinum mà là xuất xứ từ vùng Amazon,
Brazil có khả năng đề kháng với bệnh thối rễ (Phytophtora palmivora) và Fusarium
solani var piperi, nó đã được dùng để làm gốc ghép cho tiêu trồng tại Brazil. Tuy
nhiên, theo Alconero et al., (1972) lại cho rằng gốc ghép P. colubrinum đã bị thoái hoá
trong việc đề kháng bệnh sau bốn năm trồng.
4.3. TRỤ TIÊU
4.3.1. TÁC DỤNG CỦA CÂY CHOÁI ĐỐI VỚI CÂY TIÊU
Vì cây tiêu là cây dây leo, trụ để tiêu bám nhất thiết phải được làm. Hình thức cổ
xưa và đơn giản nhất của canh tác tiêu được tìm thấy ở Ấn Độ, Nơi mà hom được trồng
dưới gốc của những cây lâu năm, gần nhà. Chúng thường rất ít được chăm sóc, năng
suất tiêu vì thế cũng rất thấp. Càng về sau trụ tiêu được điều chỉnh sửa đổi nhằm đạt
những mục tiêu năng suất cao trên đơn vị diện tích. Trụ càng tiết kiệm được nhiều vốn
càng tốt vì trụ tiêu là yếu tố chi phí đầu tư cho việc trồng trọt lớn nhất.
Ngày nay có nhiều loại cây và vật liệu đã được sử dụng để làm trụ, có 2 loại trụ:
Trụ sống và Trụ chết
- Trụ sống:
26

Là loại trụ có lịch sử canh tác lâu đời nhất, được sử dụng nhiều tại Ấn Độ. Tại

nước ta trụ sống được dùng nhiều ở khu vực Bắc Miền Trung. Trụ sống thường được
trồng trước khi trồng tiêu một thời gian từ 6 tháng đến 3 năm tuỳ theo đường kính của
cây trụ và tốc độ tăng trưởng đường kính thân.
+ Ưu - nhược điểm của cây Trụ sống
* Ưu điểm
 Tuổi thọ lớn hơn 40 năm nên bảo đảm cho tiêu leo bám suốt chu kỳ kinh doanh.
 Cây trụ sống rẻ tiền, đôi khi chỉ tốn tiền công ươm cây
 Trong mùa khô, cây trụ sống có thể che cho tiêu một phần ánh sáng (nhất là đối
với tiêu non) góp phần giữ ẩm cho tiêu.
 Nếu chọn những cây trụ sống có bộ rễ chính ăn sâu, không những không cạnh
tranh dinh dưỡng với tiêu mà còn tạo ẩm cho tiêu bằng cách: Cây trụ hút nước ở các
tầng đất sâu, phát tán nước qua bộ khung tán của mình tạo ẩm cho vườn tiêu vào mùa
khô, đồng thời các rễ bám của tiêu có thể tận dụng được một ít hơi nước và nhựa luyện
từ vỏ cây trụ.
* Nhược điể m
 Cây trụ cạnh tranh một phần dinh dưỡng và ánh sáng với tiêu làm hạn chế năng
suất tiêu.
 Cây tiêu leo trên trụ sống thường có lá nhiều, chùm quả thưa, năng suất <
2kg/trụ.
 Trồng tiêu leo trên trụ sống thường khó chủ động trong việc tổ chức trồng và
mở rộng quy mô canh tác. Do vậy, phải trồng trụ sống trước tiêu 1-2 năm (trồng cành)
và 3-4 năm (trồng hạt).
 Độ đồng đều vườn tiêu kém, khó có khả năng thâm canh cao.
 Tốn công xén tỉa, tạo hình hàng năm, nếu xén tỉa chậm cây trụ có thể phát sinh
nhiều cành lá rậm rạp nên che mất ánh sáng của cây tiêu, đồng thời tạo ẩm độ cục bộ
trong vườn tiêu vào mùa mưa dễ làm cho tiêu nhiễm bệnh.
Như vậy kỹ thuật trồng cây trụ sống thích hợp với điều kiện canh tác phân tán
quanh thổ cư, ít vốn đầu tư (tưới nước – bón phân), tiến độ trồng mới ít khẩn trương và
nhằm đạt năng suất vừa phải, ổn định.
+ Điều kiện chọn trụ sống: Đối với trụ sống thì cây tiêu và trụ sống cùng sinh

trưởng và phát triển song song với nhau. Để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng, nước, ánh
sáng với cây tiêu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cây tiêu leo bám cây Trụ sống
cần đạt một số tiêu chuẩn sau đây.
Tốc độ tăng trưởng chiều cao và đường kính nhanh, mọc khoẻ, thân cứng.
Bộ rễ chính phải ăn sâu xuống khỏi vùng rễ tiêu phân bố.
Có bộ tán lá thưa, ít che sáng, chịu xén tỉa nhiều lần mà không chết.
Ít bị sâu bệnh phá hoại hoặc không cùng loại sâu bệnh với cây tiêu.
27

Vỏ thân không bị tróc khi hoá bần, tương đối nhám.
Dễ nhân giống và ít có sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây tiêu.
Đường kính trụ khoảng 10cm có thể được xem là trụ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
+ Các loại Trụ sống: Tại nước ta có nhiều loại trụ sống được sử dụng như: Lồng
Mứt (Wrightia annamensis), Mít (Artocarpus intergrifolia-A. Heterophilus Lam.), Dâu
Tằm (Morus alba), Gạo (Bombax malabarinum), Gòn (Eriodendron anfractuosum),
Vông (Erythrina inerma), Keo giậu (Leucaena glauca), Muồng đen (Cassia siamea),
Keo lá nhỏ (Derris microphylla), Cau, Hoa Sửa, Nục Nác, Ươi, Cóc Rừng (Spondias
mangifera) Khó có thể có những cây trụ có đầy đủ những phẩm chất như đã nêu trên.
Vì thế việc đưa ra những thứ tự ưu tiên về phẩm chất cần chọn là hết sức cần thiết.
Cây Lồng Mức là cây mang nhiều ưu điểm nhất mặc dù tốc độ tăng trưởng có
chậm so với Vông, Nục Nác, Ươi , vì thế nó là cây trụ lâu dài và chủ lực của người
trồng tiêu trong vùng bắc miền Trung.
Cây Mít cũng là cây được sử dụng phổ biến mặc dù nó có bộ rễ ăn cạn, tăng
trưởng chậm và bộ tán rất phát triển. Lý do của điều này là nó đã tồn tại sẵn có trong
các vườn tạp tại khu vực Bắc Miền Trung, việc tận dụng nó để làm trụ là cách đầu tư
khá kinh tế.
Gần đây nhiều cây sống được sử dụng như là trụ tạm như cây ươi, nục nác, hoa
sửa Tại vùng Quảng Bình, Quảng Trị đã tháo gỡ được những nhược điểm của cây trụ
sống (đường kính thân nhỏ trong thời gian đầu, tán lá thưa không thể che bóng cho cây
còn nhỏ, thời gian trồng cây trụ chính kéo dài trước lúc trồng tiêu). Ba loại cây sống

trên đều có khả năng nhân giống bằng cành và hạt một cách dễ dàng, tốc độ tăng chu vi
thân và đường kính rất nhanh. Tuy nhiên, chúng thường có bộ tán quá lớn, cạnh tranh
dinh dưỡng và nước với cây tiêu nên không được sử dụng như là cây trụ chính.
+ Kỹ thuật trồng cây trụ sống: Mật độ khoảng cách, thời điểm trồng trụ sống,
chế độ phân bón và kỹ thuật xén tỉa cho cây trụ tuỳ thuộc nhiều vào cách nhân giống
(vô tính hay hữu tính), loài cây trụ sống, khả năng sinh trưởng phát triển của cây trụ và
điều kiện đất đai trong vùng.
Thông thường cây trụ sống trồng bằng cách dâm cành với khoảng cách gần
(vông, cóc rừng, dâu tằm, lồng mức).
* Chuẩn bị đất trồng: Trên các đất trồng tiêu đào hố với kích thước 30cm x
30cm x 30cm. Khoảng cách biến động từ 2m x 2m, 2,5m x 2,5m tuỳ thuộc vào loại mật
độ trồng.
Bón lót 5-7kg phân hữu cơ + 100g phân lân (hoặc lân văn điển)/hố.
* Chuẩn bị cây trụ: Cây trụ sau khi chặt xong buộc lộn ngược đầu trở lại, bảo
quản chỗ râm mát trong vòng 1-2 ngày. Mục đích để rễ phát triển mạnh ở đầu cành.
* Trồng và chăm sóc cây trụ: Sau 3-4 tuần mầm cành bắt đầu phát động, bón
thúc 20-30g urê/hố để thúc cành phát triển nhanh.
Sau khi mầm cành phát triển nhanh chọn để lại 1 mầm cành khoẻ mạnh nhất có
góc phân cành nhỏ, sẽ phát triển thành thân chính của cây mẹ.
28

Trong quá trình phát triển trụ cần tỉa bỏ các cành ngang nhằm duy trì một thân
chính duy nhất.
Khi cây trụ cao khoảng 1,8-2m thì bấm ngọn trụ, nuôi 2-3 chồi mới phát sinh để
gia tăng diện tích leo bám của tiêu.
Sau khi bấm ngọn, bón thúc 40g urê + 20g K
2
O/hố và duy trì cây trụ ở độ cao
3,5-4m.
Biện pháp xén tỉa hàng năm có thể chia làm 2 thời kỳ

Thời kỳ 1: Thời kỳ cây tiêu non.
Tiêu < 2năm tuổi: Xén tỉa 2 lần trong mùa mưa nhằm duy trì độ che bóng nhất
định cho cây tiêu non, còn vào mùa khô thì không xén tỉa.
Thời kỳ 2: Thời kỳ cây tiêu trưởng thành
Xén tỉa 4 lần trong mùa mưa, mùa khô không xén tỉa. Khi xén tỉa cắt bỏ các
đoạn cành mới phát sinh trên bộ khung thân chính.
Phần cành lá trên có thể được dùng để tủ giữ ẩm cho tiêu trong mùa khô.
+ Trồng cây trụ tạm thời: Đối với một số trường hợp sau:
*Cây trụ quá nhỏ. Đường kính < 3-4cm, để bảo đảm sức sống cho trụ cần giâm
trong vườn ươm để tập Trung chăm sóc sau đó mới đem giâm ở ngoài vườn sản xuất.
*Cây trụ trồng bằng hạt. Cũng phải gieo trong vườn ươm 1 năm mới đem trồng
ra ngoài.
Trong cả hai trường hợp trên để bảo đảm tiến độ sản xuất cần dùng tới cây Trụ
tạm thời.
Cây trụ tạm thời được lấy từ cây tạp, dài khoảng 2-2,5m, đường kính 5-6cm, để
tiêu leo bám trong khoảng từ 1-1,5năm, trong thời gian chờ đợi cây trụ sống phát triển.
Trong quá trình tiêu leo lên cây Trụ tạm thời, cây tiêu sẽ được xén tỉa tạo hình
sau đó chuyển cho cây tiêu leo sang trụ chính.
Ngoài ra còn có 1 phương thức trồng tiêu leo Trụ sống được áp dụng tại một số
vùng ĐNB –Tây Nguyên là: Trên các rừng chồi, tiến hành khai hoang, chừa lại một số
cây có đường kính <15cm, với khoảng cách từ 2-3m. Tiến hành tỉa ngọn cây và trồng
tiêu bên gốc cây. Thân lá sau khi khai hoang được gom đốt sau đó lấy tro với đất nung
bón cho tiêu. Phương pháp này rẻ tiền vì đã tận dụng được.
Cây trụ sống sẵn có; đất rừng khai hoang có nhiều mùn; tro rừng; vốn có được do khai
hoang rừng
- Trụ chết: Sử dụng cây gỗ chết
Loại trụ này có ưu điểm:
 Không bị cạnh tranh ánh sáng dinh dưỡng nên có thể gia tăng mật độ trồng và
áp dụng các biện pháp thâm canh tối ưu để đạt năng suất cao.
 Việc dùng cây gỗ tốt làm cây trụ đã cải thiện khả năng thâm canh vườn tiêu hơn

là việc trồng bằng trụ sống nhờ vào sự đồng đều của các trụ tiêu và khả năng đứng
vững của nó trong giai đoạn đầu. Do vậy, vườn tiêu leo trên trụ chết thường có độ đồng
29

đều quần thể cao hơn so với vườn tiêu leo trên trụ sống.
 Nếu chủ động được nguồn cây trụ, có thể trồng tiêu trên quy mô tập Trung,
không phải qua thời gian chờ đợi như đối với trụ sống.
 Không tốn công xén tỉa hàng năm.
Khi dùng trụ này củng có những nhược điểm:
 Tuy nhiên, đầu tư cho loại cây trụ này thật sự cao hơn rất nhiều so với trụ sống.
 Thời gian tồn tại khoảng 20 năm so với chu kỳ kinh doanh là 20-30 năm. Do đó,
để bảo đảm cho tiêu qua hết chu kỳ kinh doanh thì phải thay trụ và tái tạo hình cho tiêu
sau khi thay trụ, làm mất sức cây tiêu khoảng 1-2năm.
 Cây tiêu leo trên trụ chết, nếu không có biện pháp thâm canh hợp lý (chủ yếu là
bón phân cân đối), thì dẫn đến hiện tượng mất cân bằng sinh trưởng, cây ra hoa, ra quả
quá nhiều so với thân lá. Năm sau kiệt sức nên ra hoa rất ít gây ra hiện tượng “sai trái
cách năm” và cây tiêu nhanh già cỗi.
 Mặt khác, việc dùng trụ gỗ để trồng tiêu thường được xem là một trong những
nguyên nhân phá rừng nghiêm trọng tại những vùng trồng tiêu. Dù cây trụ tốt như thế
nào nó cũng chỉ tồn tại không quá 15-20 năm do phần chân trụ bị mục theo thời gian và
mưa gió. Vì thế để kéo dài thời gian thu quả tiêu cần phải nắm bắt kỹ thuật thay trụ khi
trụ cũ đã mục chân.
 Những nghiên cứu trên cây trụ gỗ của viện Nông Học Nhiệt Đới Tiệp và Phan
Hữu Trinh (1986) đã cho thấy trụ gỗ còn có thêm một nhược điểm nữa đó là mẫn cảm
với bệnh chết héo hơn là trồng trên trụ sống. Nguyên nhân của vấn đề này là sự mục
của lớp gỗ ngoài của trụ là môi trường thuận lợi cho nấm bán ký sinh phát triển.
Như vậy, biện pháp trồng tiêu trên trụ chết là phương pháp thâm canh thích ứng
trên quy mô tập trung.
Để gia tăng ổn định năng suất trên vườn tiêu, trụ chết phải cân đối việc quy hoạch
khai thác rừng.

Sử dụng trụ gỗ cần đạt các tiêu chuẩn sau đây:
 Chống chịu tốt với côn trùng, nấm hoại sinh, trụ gỗ nhất thiết phải là những
cây gỗ tốt, không bị mối mọt, có khả năng tồn tại lâu dài ngoài trời.
 Cây không phải là cây gỗ quý, không thuộc đối tượng cấm khai thác của
ngành Lâm Nghiệp.
 Tiêu chuẩn dài 4-4,5m, đường kính 10-15cm.
Trụ gỗ được sử dụng nhiều tại Indonexia và Malaysia. Nước ta, trụ gỗ được dùng
nhiều tại Tây Nguyên và miền Nam. Trụ gỗ có thể được chôn cùng lúc với việc trồng
tiêu hoặc sau đó 6 tháng đến 1 năm (nếu có dùng cây trụ tạm).
* Giới thiệu một số cây làm trụ chết:
Căm xe (Xylia dolabriformis), Cà Chít (Shorea obtusa), Cà Đuối (Cyadonaphne
cuneata), Tại Tây nguyên Cà Chít, Viết (Payena elliptica) và Làu Táu (Vatica
astrotricha) thường được dùng làm choái.
30

Ở vùng Nghệ An, Quảng Bình lại dùng cây Lim Xẹt (Peltophorum dasyrachis),
Sầu Đông (Aglaia bailonii), Kiền Kiền (Hopea pierrei), Chiêu Liêu (Terminalia
chebuda).V.V. Các loại cây này có giá trị cao nhưng chống chịu côn trùng - nấm mốc
không cao, do đó không nên sử dụng làm trụ cho tiêu.
* Kỹ thuật cắm và thay trụ chết:
Cách cắm trụ chết: Trụ gỗ được chôn sâu 50-60cm dưới mặt đất với một khoảng
cách 2x2m (2500 trụ/ha). Người ta thường căng dây thép ở độ cao 2-2,5m trên các trụ
để đặt các tấm phên che nắng cho tiêu con (tiêu kiến thiết cơ bản). Phên che và dây
thép cũng được dùng để căng và che những hướng gió chính gây hại cho vườn tiêu.
Thay trụ chết: Trong thực tế sản xuất, một cây trụ chết tồn tại được 15–20 năm
do cây trụ chết một phần dưới và đỗ ngã gây ảnh hưởng trầm trọng đến sinh trưởng của
cây tiêu. Nên cần phải theo dõi và thay trụ kịp thời.
Việc thay trụ cần được tiến hành vào cuối mùa nắng sau khi thu hoạch xong
tiêu, theo các bước tuần tự sau.
- Tỉa bỏ các cành gié, chỉ duy trì bộ khung thân chính và từ 8-12 cành gié.

- Tưới nước lên cây trụ, nhẹ tay tháo gỡ bộ khung thân chính của tiêu ra khỏi
trụ.
- Nhổ bỏ cây trụ cũ, thay trụ mới vào.
- Dùng dây buộc bộ khung thân chính vào cây trụ mới, bảo đảm bộ khung thân
chính phải được phân bố đều trên trụ.
Thời gian thay trụ chỉ được kéo dài trong khoảng từ 15-20 ngày. Phải bảo đảm
sau khi thay trụ 1 tháng thì mùa mưa bắt đầu, nhằm duy trì khả năng sống của tiêu.
Trong trường hợp chủ động về nguồn nước cần tưới cho tiêu 2 lần/tuần cho đến
khi đón trận mưa đầu tiên.
Trong năm đầu sau khi thay trụ, bón phân cho tiêu theo công thức áp dụng cho
năm 2. Các cành gié sẽ phát sinh và ra hoa, tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng của
cây tiêu sẽ tỉa bỏ ½ đến toàn bộ chùm hoa, dành sức cho mùa hoa các năm sau.
Các cành tược phát sinh trong năm cần tỉa bỏ hết. Trong trường hợp số lượng
cành gié mới phát sinh quá thưa, không phân bố đều hết cây trụ, thì sẽ duy trì 1-3 cành
tược tăng cường khung thân chính trên trụ cho năm sau.
- Trụ xây bằng gạch: Do những khan hiếm về trụ gỗ và nhu cầu hạt tiêu cao trên
thị trường thế giới người ta đã làm trụ tiêu từ vật liệu gạch, đá. Các rễ bám có khả năng
bám vào gạch đá một cách chắc chắn như bám vào gỗ.
* Ưu - nhược điể m
Ưu điểm
Có thể chủ động xây các trụ với kích thước tương ứng nhằm bảo đảm đảm bảo
điều kiện ánh sáng tối ưu cho tiêu.
Diện tích leo bám trên trụ xây bằng gạch thường lớn hơn trên trụ sống 3-4 lần.
Trên một trụ xây có từ 10-12 dây tiêu (đường kính từ 1-1,2m) tương đương
31

11.000-13.000 dây tiêu/ha do đó vườn tiêu nhanh định hình, năng suất các năm đầu cao
và ổn định, đồng thời có đủ cơ sở để tăng năng suất.
Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu về các loại trụ chết
Loại

Trụ

Chỉ tiêu
Trụ chết bằng gỗ Trụ xây bằng gạch
Chiều cao (m)
Đường kính (m)
Mật độ (trụ/ha)
Diện tích cây leo
bám trên trụ (m
2
/ha)
3,5
0,15
2500
3000-3500
3,5
1,0-1,2
1100
11.000-12.000
Chi phí cho 1 ha thường cao hơn 1,5-1,6 lần so với mua trụ chết, nhưng do trụ
xây tồn tại suốt chu kỳ kinh doanh của cây tiêu, còn trụ chết phải thay. Do vậy, chí phí
khấu hao hàng năm của trụ xây chỉ bằng 75-80% trụ chết.
Xây Trụ bằng gạch có thể chủ động nguồn nguyên liệu tại địa phương như gạch,
đá hộc hạn chế được việc phá rừng.
Nhược điểm
Trụ xây do chi phí lớn ban đầu nên ít được sử dụng một cách phổ biến.
Hơn nữa, trụ thường nóng trong những ngày mùa hè (nhiệt độ có thể lên đến 50-
60
o
C) nên có thể làm cháy dây tiêu khi đang bám trên trụ, nếu không được che chắn tốt

khi cây tiêu còn nhỏ. Khi cây tiêu đã phủ trụ tác hại này thường rất hiếm khi xảy ra.
Như vậy, Trụ xây bằng gạch là một biện pháp kỹ thuật đòi hỏi quá trình thâm
canh tương ứng phải nghiêm ngặt, đồng bộ, vốn đầu tư ban đầu lớn.
Để bảo đảm sinh trưởng cho tiêu trên trụ gạch phải chú ý đến việc che chắn cho
cây tiêu non và tưới nước đầy đủ cho tiêu vào mùa khô.
* Kỹ thuật xây trụ bằng gạch:
Nguyên liệu: Vật liệu xây trụ phổ biến là gạch nung 4 lỗ (20cm x 10cm x 10cm),
đá vôi được kết dính bằng hồ xi-măng mác P
300,400
, có thể đá hộc – đá ong.
Kỹ thuật xây: Cách sắp xếp vật liệu cho tiết kiệm nhất là cách sắp có khoảng hở
giữa các viên gạch trong cùng hàng gạch, các viên gạch có thể cách nhau 5-6cm và
gạch đặt đứng. Trụ có thể xây theo hình khối vuông hay hình chóp cụt, khối lăng trụ tứ
diện
Kích thước phổ biến hiện nay là cao 3,5-4m, đường kính đáy 0,8-1,2m, đường
kính đỉnh 0,6-0,8m. Việc mở rộng hơn nữa đường kính trụ thường không đem lại năng
suất cao trên một đơn vị diện tích do sự che khuất giữa trụ này với trụ khác. Năng suất
tiêu vì thế sẽ không đồng đều giữa các trụ và thậm chí giữa các vị trí khác nhau trên
cùng một trụ. Mật độ trụ trên 1 ha có giảm lại so với trụ gỗ nếu xây trụ với kích thước
như trên (3x3m = 1100 trụ/ha).
32

* Trụ đúc: Trụ đúc bằng bê tông đã được dùng nhiều tại Thailand, Malaysia và
hiện nay tại nước ta đang được ưa chuộng tại miền Nam và Tây Nguyên.
Tại Tây Nguyên chi phí để đúc một trụ có thể đắt hơn giá mua một trụ gỗ chừng
15-20% (Phan Quốc Sũng, 2000).
Để dễ dàng cho việc đúc trụ hình dáng trụ thường là trụ vuông với các cạnh bằng
nhau (chiều dài mỗi cạnh 10-20cm), lỏi sắt 6mm gồm 2-3 thanh, đôi khi người ta thay
lỏi sắt bằng lỏi tre để tiết kiệm chi phí được tìm thấy tại Quảng Nam.
Những nghi ngờ về khả năng bám của tiêu cũng như sức nóng của trụ trong

những ngày nắng nóng đã bị bác bỏ bởi những thực tế của việc trồng trụ này tại nhiều
nơi trong nước ta và đã cho ra những trụ tiêu tốt, đều, năng suất cao (Chư Sê-Gia Lai,
Phúc Trạch-Quảng Bình.V.V).
Trụ đúc bê tông như là một thay thế tốt cho trụ xây và trụ gỗ hiện hành do giá
thành không quá cao, tuổi thọ lâu bền, khả năng thâm canh cao.
4.4. TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
4.4.1. THỜI VỤ TRỒNG
Thời vụ trồng phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu của từng nơi, chủ yếu là
mùa mưa và nhiệt độ. Tiêu thường được trồng vào đầu hay cuối mùa mưa. Tuỳ theo
từng địa phương mà thời vụ có khác nhau do mùa mưa bắt đầu khác nhau.
Tại đồng bằng sông Cửu Long thường trồng từ tháng 5-8
Đông Nam Bộ từ tháng 6-8
Tây Nguyên từ tháng 5-7
Bình Trị Thiên tháng 8-9-10 hoặc tháng 2-3.
Tại vùng Bắc miền Trung nên trồng sớm vào tháng 8.
Tuy nhiên nếu kiểm soát được ẩm độ một cách chủ động thời vụ trồng có thể rãi
ra ở nhiều tháng có nhiệt độ cao trong năm. Nếu có vườn ươm cây con trong túi bầu
thời vụ trồng sẽ chủ động hơn rất nhiều.
4.4.2. CÁC KHÂU CHUẨN BỊ.
- Thiết kế vườn tiêu: Yêu cầu thiết kế vườn tiêu cần bảo đảm những điều kiện
sau: Chống xói mòn bảo vệ đất, thuận tiện cho đi lại và vận chuyển, có đầy dủ các
phương tiện phòng hộ, tưới và tiêu nước (đặc biệt chú ý hệ thống thoát nước), tỷ lệ sử
dụng đất cao >95%.
- Chuẩn bị đất cho vườn tiêu:
Yêu cầu chuẩn bị đất cần làm sạch dư thừa thực vật trên mặt ruộng, và gốc rễ
dưới 40cm cách mặt đất và cày sâu ở độ sâu 40cm.
Vôi, thuốc trừ sâu và trừ nấm cần được xử lý trước lúc trồng tiêu ở lớp đất mặt để
cải tạo kết cấu đất, độ pH đất và bảo vệ cây con vừa mới trồng là điều cần thiết. Nhiều
nơi trên thế giới như tại Sarawat hay Bangka đất nung và đất mặt từ nơi khác đã được
bổ sung vào vườn tiêu để làm tăng kết cấu, dinh dưỡng cho đất. Việc này thường được

thực hiện 2-3 lần trong khoảng thời gian trước trồng đến sau trồng 18 tháng. Khi điều
này không được thoả mãn, cấu trúc đất và dinh dưỡng trong đất thường giảm nhanh.
33

Kết quả là độ chua trong đất tăng thái quá, độc tố nhôm gia tăng (de Waard và Sutton,
1960). Tại những vùng trồng tiêu thâm canh trong nước vôi được dùng với lượng từ 1-
3 tấn/ha tùy theo độ chua của đất, nhiều loại thuốc trị nấm và sâu được sử dụng như
Furadan, Padan 4G, Diaphos 10H, Mexyl-MZ72WP. Thời điểm xử lý đất xảy ra trước
lúc trồng ít nhất là 20 ngày ở độ sâu 15cm (Bùi Cách Tuyến và Ngô Xuân Trung,
2000).
4.4.3. TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
- Kỹ thuật trồng:
Việc trồng cây trụ trước hay sau khi trồng tiêu phụ thuộc vào loại trụ gì, và có sử
dụng trụ tạm hay không. Nếu trồng cây trụ sống bằng hạt, trụ có thể được trồng trước
khi trồng mới cây tiêu con 2-4 năm, tuỳ theo sức sinh trưởng của từng loại cây trụ con.
Nếu trồng bằng trụ xây thì nhất thiết phải xây trước khi trồng cây tiêu con ít nhất là 1
tháng, nếu là trụ gỗ hay trụ sống bằng cành có kích thước lớn có thể trồng sau khi đã
trồng cây con từ 6 tháng đến 1 năm khi mà có trụ tạm trong suốt thời gian chưa có trụ
chính.
Khoảng cách giữa các trụ tiêu phụ thuộc nhiều vào loại trụ và kích thước trụ. Khi
sử dụng các loại trụ chết (gỗ và đúc) có kích thước nhỏ hơn 20cm đường kính hay trụ
sống của những cây có bộ tán hẹp và thưa thì khoảng cách thông thường là 2 x 2m.
Khoảng cách sẽ gia tăng lên 3 x 3m cho trụ xây có đường kính 0,8-1,2m và cuối cùng
là 2 x 2,5m cho những trụ sống có thân cành phát triển mạnh. Theo đó mật độ trụ sẽ
giao động trong khoảng từ 1100-2500 trụ/ha.
Qui cách đào hố trồng cũng phụ thuộc nhiều vào loại trụ và kích thước trụ, nếu là
trụ gỗ hay trụ sống và trụ đúc hai hố được đào có kích thước tối thiểu 40 x 40 x 40cm
đối diện hai bên trụ và cách xa trụ 30cm. Nếu là trụ xây thì đào hố hình vành khăn rộng
40cm và sâu 40cm cách thành trụ 15cm. Phân bón lót được thực hiện sau khi đào hố
xong (Xem liều lượng ở phần phân bón cho tiêu).

Số cây con trên mỗi trụ tuỳ thuộc vào kích thước trụ. Khi trụ có đường kính nhỏ
hơn 20cm số lương cây con hay hom giống được trồng từ 2-4 cây/trụ. Nếu là trụ xây có
đường kính lớn cây tiêu con được trồng trên hố hình vành khăn cách nhau 30cm trồng
một cây. Ngoài ra số lượng cây con tuỳ thuộc vào cách xén tỉa, tạo hình. Khi tiến hành
xén tỉa (cắt thân chính) vào năm thứ hai nhiều lần để tạo ra nhiều thân trên một gốc thì
số lượng cây con đem trồng cần duy trì ở mức tối thiểu. Nhiều nơi tại Quảng Bình
(Việt Trung), Quảng Trị (Tân Lâm) và Nghệ An (Thanh Chương) không thực hiện mô
hình một gốc đa thân mà để gia tăng số lượng thân chính trên một trụ tiêu người ta
hoặc là dùng biện pháp đôn dây tiêu hoặc trồng nhiều cây con lên gấp bội trên một trụ
tiêu.
- Phân bón cho tiêu:
+ Các loại phân bón:
* Phân hữu cơ: Đóng vai trò đặc biệt quan trọng cho tiêu do nó có thể điều hòa
cơ cấu của đất, làm cho đất bớt rời rạc và tơi xốp, gia tăng khả năng giữ nước và hút
dinh dưỡng cho cây, gia tăng những vi sinh vật có lợi trong đất, cung cấp dinh dưỡng
34

khoáng đặt biệt là các nguyên tố vi lượng giúp nâng cao phẩm chất của cây và hạt tiêu.
Tuy nhiên phân hữu cơ nên sử dụng ở dạng hoai mục để giảm sự gia tăng những vi
sinh có hại (chủ yếu là nấm và tuyến trùng) vào vườn tiêu.
Các loại phân hữu cơ hiện đang sử dụng như phân chuồng, phân dơi, phân rác,
phân xanh, bánh dầu phụng, xác tôm cá.
Trong suốt thế kỷ thứ XIX, tại Malaysia cây tiêu được trồng trong sự kết hợp với
cây Gambier Uncaria gambir Roxb., và những phế thải từ cây này được lấy ra để sử
dụng cho việc bón phân và tủ gốc cho tiêu. Khi cây Gambier không còn được canh tác
nữa có một sự gia tăng ngày càng nhiều tro củi và đất nung trong việc bón phân cho
tiêu.
Phân hữu cơ được dùng nhiều và phổ biến tại Sarawat bao gồm phân chim, tôm,
xác cá, bánh dầu đậu tương. Gần đây hơn, hỗn hợp phân hữu cơ gồm thịt và xương có
khử trùng và có bổ sung ka-li được sản xuất có tính thương mại cao, đã được bán và sử

dụng khá phổ biến. Kết quả thí nghiệm tại Malaysia đã cho thấy rằng giá của phân hoá
học thường rẻ hơn giá của các loại phân hữu cơ được chế biến nếu so với cùng một
lượng dinh dưỡng nguyên chất được bón và thường đắt gấp đôi để thu được một lượng
tiêu hạt gia tăng giống nhau. Ngày nay do quan niệm về sử dụng đất nung là lảng phí
nên phân hữu cơ và vô cơ đã được sử dụng ngày càng nhiều.
* Phân hóa học: Phân đạm thường dùng cho đất ở nhiều mức độ pH khác nhau,
nhưng đạm sun phát chỉ nên dùng cho đất ít chua. Phân lân Văn Điển vẩn được ưa
chuộng hơn vì có hàm lượng Mg và Ca cao kết hợp trong loại phân lân này. Cả hai loại
phân KCl và K
2
SO
4
đều có thể dùng được cho tiêu.
Dạng phân hoá học hỗn hợp thường được sử dụng phổ biến tại Malaysia gồm hỗn
hợp của 1 Urea: 2 Supephosphat: 1 clo-rua ka-li (muriat potas) và khoáng chất
(kieserite) mà chủ yếu là ma-nhê (tỉ lệ nguyên chất 7:10:5 tương ứng với N:P
2
O
5
:K
2
O).
Những nguyên tố vi lượng được cung cấp là Fe, Cu, Cu, Bo, Mo, Mn.
+ Lượng phân và cách bón: Sim (1971) đã ước lượng tổng sản lượng chất khô
là 11.426 kg chất khô/ha cho trụ tiêu trưởng thành và lượng mất dinh dưỡng ước tính là
233 kg N, 39kg P
2
O
5
, 207kg K

2
O, 30kg MgO và 105kg CaO. Những con số này là rất
tương đồng với những con số được đưa ra bởi de Waard (1964). Theo đó việc bón phân
cho tiêu trong mọi trường hợp là hết sức cần thiết để duy trì năng suất vườn cao và ổn
định.
Kết quả của thí nghiệm bón phân vô cơ của Bộ Nông Lâm Sarawat từ năm 1959-
1970 trên nhiều loại đất khác nhau đã cho ra những khuyến cáo về tỉ lệ phân bón như
sau: 11-13% N : 5-7% P
2
O
5
: 16-18% P
2
O
5
: 4-5% MgO được bón với số lượng 4,5 lb
(2kg)/trụ tiêu trưởng thành/năm cùng với 1 oz (28g) phân vi lượng. Kết quả của thí
nghiệm cho thấy không có phản ứng có ý nghĩa về năng suất trong việc bón vôi so với
không bón (dạng vôi bón là đá vôi nghiền).
Những triệu chứng thiếu dinh dưỡng sau cũng đã được quan sát thấy: Thiếu đạm
với triệu chứng lá màu vàng nhạt hay vàng cam nhạt đồng nhất. Triệu chứng thiếu ka-li
biểu hiện ở đầu rìa ngoài của phiến lá trưởng thành bị chết dần, giòn và có màu xám
35

sáng. Triệu chứng thiếu ma-nhê thể hiện đặc biệt trên các lá già do sự mất màu vàng
trên các gân mạch nhỏ ở phiến lá và lá có dạng hình ô-van; (de Geus, 1973).
Theo tác giả này thì đây là căn cứ để xây dựng việc bón phân. Tuy nhiên, theo de
Waard cho rằng thành phần phần trăm trong lá nếu dưới mức này sẽ xảy ra sự thiếu
dinh dưỡng: Nhỏ hơn 2,7% N; 0,1% P; 2% K; 1% Ca; 0,2% Mg.
De Geus (1973) đã khuyến cáo rằng: Nhịp độ bón phân khoảng từ 2-3 lần trong

năm đối với tiêu kinh doanh. Lần bón đầu tiên trong năm có thể xảy ra vào đầu mùa
mưa và khoảng cách giữa hai lần bón là 30-40 ngày. Phân bón nên được đặt trong băng
ở độ sâu 10-15cm, gần với vị trí đầu rễ và nên phủ phía trên nó một lớp đất. Phân bón
không nên đặt trên phần thân ngầm hoặc tiếp xúc trực tiếp với rễ, đặc biệt là các rễ
chính vì điều này có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở vùng rễ, thân ngầm
và có thể gây chết dây.
Những đề nghị bón của Phan Hữu Trinh và ctv (1987) như sau: Trong năm thứ
nhất gồm 4 đợt: đợt 1 (bón lót) toàn bộ phân chuồng và 2/3 phân lân, đợt 2 bón sau
trồng 20-30 ngày gồm 1/3 N và 1/3K; đợt 3 bón sau trồng 2-3 tháng gồm 1/3 N và 1/3
K, đợt 4 bón vào cuối mùa mưa số phân còn lại. Trong năm thứ hai gồm 3 đợt (đầu,
giữa và cuối mùa mưa) với tỷ lệ bón trong đợi 1 là 1/3N + 2/3P + 1/3K; đợt 2: 1/3N +
1/3K, và đợt 3: 1/3N + 1/3K + 1/3P. Từ năm thứ 3 trở đi bón đợt 1 sau khi hái gồm
toàn bộ phân hữu cơ + 1/3N + 1/4K + 1/4P; đợt 2 khi có mầm hoa bón 1/3N + 1/4P +
1/4K; đợt 3: lúc trái hình thành bón 1/3N + 1/4P + 1/4K số còn lại bón vào đợt nuôi trái
lớn và chín. Tuy nhiên, những khuyến cáo này tương đối hợp lý cho việc thâm canh
tiêu, thông thường người làm vườn trong vùng bón với cùng lượng phân trên hay ít hơn
chỉ 1 đến 2 lần trong năm vào cuối vụ thu hoạch và đầu mùa mưa.
Liều lượng phân bón phụ thuộc vào tính chất của đất đai, điều kiện khí hậu, kỷ
thuật canh tác và tình trạng sinh trưởng của cây. Tại các nước tiên tiến liều lượng này
phụ thuộc vào việc chẩn đoán dinh dưỡng lá hai lần trong năm ở thời kỳ tiêu kiến thiết
cơ bản và 5 lần trong năm ở tiêu kinh doanh (Phan Hữu Trinh et al., 1987).
Bảng 4.3. Lượng phân bón cho một gốc tiêu/năm
Loại
phân

Tuổi cây
Phân HC
(kg)
Urê(g)
Lân Văn

Điển (g)
Clorua Kali
(g)
Năm 1 10-15 150 250 80
Năm 2 15 200 300 120
Năm 3, 4, 5 15-20 300-400 450-600 200-250
Tại Việt Nam, do thiếu phương tiện thử nghiệm, liều lượng phân bón cho 1 gốc
tiêu thường được ước lượng để giảm chi phí chẩn đoán. Bảng 4.3 trên đây là liều lượng
tham khảo mà đã được áp dụng nhiều nơi tại vùng đất đỏ Đông Nam Bộ
- Chăm sóc:
36

+ Trồng dặm: Việc trồng dặm được thực hiện sau trồng 20 ngày và đầu mùa
mưa năm sau với lượng phân bón nhiều hơn bình thường 20%. Cây trong bầu có từ 6-8
lá thường được dùng để dặm.
+ Che bóng: Nói chung nhu cầu che bóng cho tiêu càng giảm dần khi cây càng
trưởng thành. Đối với cây trụ sống việc che bóng thường thuận lợi nhờ có tán của cây
che bóng. Tuy nhiên cũng cần cắt tỉa tán của cây che bóng trong mùa mưa 2 đến 4 lần
tuỳ thuộc vào mức độ sinh trưởng của tán để ánh sáng có thể lọt vào từ 70-80%. Trong
mùa khô thì chỉ cần tỉa nhẹ hoặc không tỉa để duy trì ánh sáng ở mức 60-65%. Đối với
các loại trụ khác cần làm phên che nắng và giàn che nắng để duy trì với nhu cầu ánh
sáng như trên. Khi cây con mới trồng cần có những mành che ở độ cao 2-2,5m, hay
làm túp bằng loại cây vọt, dương xỉ để che cho từng cây tiêu trong suốt mùa khô đầu
tiên.
+ Làm cỏ - xới xáo: Cần làm sạch cỏ trên vườn tiêu trong suốt mùa mưa. Yêu
cầu làm cỏ cơ giới hay bằng cuốc nên cách gốc 40-60cm để tránh làm đứt rễ tiêu. Cỏ
dại gần gốc tiêu nên được làm bằng tay hay thuốc diệt cỏ đặc hiệu. Cũng cần kết hợp
cày xới xáo giữa hai hàng tiêu để tạo điều kiện tơi xốp cho vườn tiêu. Nên kết hợp việc
làm cỏ, xới xáo và bón phân một cách đồng thời. Vườn tiêu thường nằm trên đất dốc và
được làm sạch cỏ nên khả năng bị xói mòn mạnh có thể xảy ra. Những biện pháp

chống xói mòn bảo vệ đất như trồng cây theo đường đồng mức hay làm ruộng bậc
thang là hết sức cần thiết. Bất kỳ lúc nào vị trí trồng cũng nên được làm đầy và bổ sung
đất mặt từ nơi khác, hay đất nung.
- Xén tỉa- tạo hình - tỉa hoa và lá:
+ Mục đích của xén tỉa tạo hình: Tạo nên bộ khung thân chính có nhiều thân
ôm trọn đều cây trụ. Theo đó, bộ khung thân chính sẽ cho ra nhiều cành quả nhất, các
cành quả được phân bố đều và dày đặc để tạo cho cây tiêu có đường kính lớn, có khả
năng tiếp nhận ánh sáng tốt, tập Trung dinh dưỡng cho những cành quả phát triển đầy
đủ và cuối cùng là có năng suất cao. Ngoài ra việc xén tỉa tạo hình còn cung cấp một
lượng lớn hom giống cho việc trồng mới tiếp theo.
Thực chất thì việc xén tỉa tạo hình đã làm cho các cành quả có khả năng sinh
trưởng mạnh hơn, độ thành thục tăng dần sau mỗi lần bấm ngọn hoặc xén tỉa.
+ Cách xén tỉa tạo hình trên cây trồng bằng cành tược: Đối với cây con được
trồng bằng cành tược việc xén tỉa sẽ được thực hiện trong mùa mưa của năm sau. Tại
Malaysia, Indonexia, số lần xén tỉa thay đổi từ 3-7 lần trong suốt mùa mưa năm đó. Tại
Nam Bộ và Tây Nguyên có cách xén tỉa tương tự nhưng số lần ít hơn, chỉ từ 1-2 lần
trong năm thứ 2 sau trồng để tạo nên mỗi gốc tiêu có 4 thân. Với cách xén như thế trên
mỗi trụ xây người ta thường tạo nên 60-65 thân và 8-12 thân cho các loại trụ khác. Tại
khu vực Bắc Miền Trung để tạo nên nhiều thân trên trụ tiêu người ta thường trồng
nhiều hom hoặc cây con trong bầu trên một trụ thay vì cắt tạo hình trong năm sau.
Khi cây đã đạt được 1 năm tuổi, mọc khỏe, cao chừng 2m, cắt bỏ phần thân tược
trên cách gốc 25cm. Đoạn cành được cắt ra được dùng để làm cành hom cho việc phát
triển diện tích mới. Tại phần gốc đã cắt cành tược cấp 1 sẽ mọc ra, chừa lại nuôi 2-3
37

cành tược. Khi chúng đạt được 8-10 lóng lại tiến hành cắt đợt 2 cách chỗ phân cành
25cm (khoảng 3-4 lóng còn lại trên tược cấp 1), và cứ như thế tiến hành đợt 3 và
4 Cách tạo hình này sẽ tạo nên 1 gốc tiêu có 4 thân với các cành quả to khỏe và nhiều,
ngay ở những vị trí gần mặt đất.
+ Đôn dây tiê u trên cây tiêu trồ ng bằ ng cành lươn: Khoảng 1 năm.

Đối với cây con trồng bằng cành lươn vì cành quả phát sinh chậm và ở vị trí khá cao so
với mặt đất nên nếu không thực hiện biện pháp đôn dây tiêu trụ tiêu thì sẽ không có
hoặc cành quả mọc thưa thớt ở phần dưới trụ (khoảng 1-2m từ mặt đất). Trụ tiêu như
thế còn được gọi là “tiêu ở trụồng” và sẽ không cho năng suất cao. Đôn dây tiêu là biện
pháp hạ thân lươn đã được buộc trên trụ xuống đất và cuốn thành nhiều vòng quanh trụ
tiêu, chỉ chừa lại chừng 15cm phần ngọn có mang cành quả trên mặt đất và được buộc
lại vào trụ. Phần dây tiêu được cuốn quanh gốc (đôn) sẽ được lấp một lớp đất dày 5cm.
Vào mùa mưa năm sau mới thực hiện xén tỉa tạo hình như đối với cây con mọc trên
hom tược để tạo nên mô hình một gốc đa thân. Vì vậy, cây tiêu trồng bằng dây lươn
thường cho quả chậm hơn cây trồng bằng cành tược
+ Các loại cắt tỉa khác: Ngoài cắt tỉa tạo hình, còn cần tỉa các cành lươn và các
cành tược mọc ra không đúng yêu cầu một cách thường xuyên để tránh sự tiêu hao
dinh dưỡng. Biện pháp cắt tỉa này được tiến hành thường xuyên hằng năm.
Việc tỉa hoa được thực hiện khi cây có hoa bói. Có thể tỉa bỏ 50% hay 100% số
hoa trong năm ra hoa đầu tiên tùy theo mức độ sinh trưởng của cây tiêu để tập Trung
dinh dưỡng nuôi cành quả trước khi thu hoạch chính thức trong những năm sau. Hằng
năm nên tỉa các đợt hoa ra muộn để tạo điều kiện ra hoa tập Trung cho mùa hoa năm
sau.
Khi cây tiêu đã phủ trụ (trụ) cần bấm ngọn của các thân chính để tập Trung dinh
dưỡng nuôi cành quả. Cách hãm ngọn khác thấy có hiệu quả hơn đó là tách phần ngọn
khoảng 10-15cm tính từ đỉnh sinh trưởng ra khỏi thân trụ. Làm như thế ngọn tiêu sẽ
ngưng sinh trưởng dần, không tái sinh ra nhiều chồi mới ở gần chỗ tách ra. Vì thế, đỡ
tốn công cắt ngọn nhiều lần như cách bấm ngọn. Cách tách ngọn như thế thường thấy
ứng dụng nhiều tại Cùa - Tân lâm - Quảng trị.
Vào cuối mùa thu hoạch tiến hành tỉa lá già và các cành tăm (cành quả nhỏ), các
cành này thường xuất hiện nhiều trong năm thứ 10 trở đi, để phục hồi khả năng cho
quả tại các vị trí bị tỉa. Khi dây tiêu trong quá trình vươn lên trụ cần đều đặn tiến hành
buộc dây để dây tiêu dễ dàng bám vào trụ (khoảng 7-10 ngày buộc 1 lần).
- Tủ gốc giữ ẩm
Mục đích của tủ gốc là để hạn chế sự bốc thoát hơi nước trong suốt mùa khô, tiết

kiệm được lượng nước tưới. Người ta thường tủ một lớp cỏ dày từ 12-15cm và cách
gốc tiêu từ 15-20cm vào cuối mùa mưa. Một thí nghiệm nhằm so sánh các biện pháp
canh tác được trồng từ năm 1960, kết quả về năng suất bình quân quả xanh từ năm
1963 cho đến nay cũng được cho như bảng dưới đây. Tất cả những trụ tiêu đều nhận
được 6 lb (2,7 kg) phân bón hỗn hợp. Vật liệu tủ gốc được dùng là cỏ tranh (lalang),
38

Imperata cylindrica, và cỏ làm thảm phủ Axonopus compressus.
Bảng 4.4: Kết quả năng suất tiêu tươi giữa các nghiệ m thức chuẩn bị đấ
khác nhau tại Malaysia (đơn vị: kg tiêu khô)
Có chuẩn bị hố 14.930 Không tủ gốc 13.840
Không chuẩn bị hố 15.190 Phân vi lượng
2oz/trụ
15.220
Có un bổ sung đất nung và đất
mặt
15.720 Phân vi lượng
1oz/trụ
14.900
Không bổ sung đất nung và đất
mặt
14.400 Có cỏ thảm phủ 14.810
Có tủ gốc 19.270 Không cỏ thảm phủ 15.310

Năng suất cao hơn một cách có ý nghĩa từ những nghiệm thức có un đất mặt và
đất nung và có tủ gốc. Việc un bổ sung đất (nói chung) đã cải tiến sinh trưởng và năng
suất của tiêu nhờ vào sự kích thích ra rễ mới tại vùng đất vừa được bổ sung. Việc tủ
gốc với thảm phủ là cỏ tranh khô quanh điểm trồng (trên ụ đã un) đã làm gia tăng
lượng chất hữu cơ và làm giảm lượng nước bị mất trong suốt mùa khô.
- Tưới nước:

Nhiều kết quả nghiên cứu ngoài nước cho thấy trên các vườn tiêu không có tưới
tỷ lệ trái tươi/khô là 4/1 thay vì 3/1 như ở các vườn có tưới đầy đủ nước. Theo đó thì tỷ
lệ quả lép và cở hạt tiêu cũng bị nhỏ lại. Tại Tây nguyên và miền Nam mùa mưa
thường kết thúc vào cuối năm (tháng 11-12) đây cũng là thời kỳ hạt tiêu bắt đầu hình
thành và phát triển vì thế thiếu nước trong giai đoạn này có thể làm cho tỷ lệ hạt lép
cao. Tại khu vực miền Trung mùa hạn nặng thường rơi vào tháng 6-7 ít có ảnh hưởng
đến năng suất quả, tuy nhiên cũng làm chậm quá trình sinh trưởng của cây do hạn. Hạn
trong tháng 3-4 cũng có thể gây trở ngại cho quá trình hình thành và phát triển hạt tiêu
tại khu vực miền Trung.
Nước được tưới cho tiêu trong mùa khô để thúc đẩy sự sinh trưởng phát triển của
cây. Tuy nhiên, cần hạn chế tưới trong giai đoạn phân hóa mầm hoa và duy trì độ ẩm
cao trong thời kỳ hoa rộ để hoa ra được tập Trung và thụ phấn tốt. Lượng nước tưới
mỗi lần dao động từ 20-60lít/trụ gỗ. Tiến hành tạo bồn quanh gốc tiêu để giữ nước khi
tưới. Khoảng cách giữa hai lần tưới dao động từ 5-10 ngày trong suốt mùa khô hạn và
tuỳ theo mức độ khô hạn.
- Thay trụ tiêu:
Trong thực tế cây trụ chết (gỗ) chỉ tồn tại không quá 15-17 năm trong khi chu kỳ
kinh doanh của cây tiêu thường dài hơn ít nhất 10 năm. Cây trụ gỗ thường bị mục phần
nằm trong đất và sẽ bị đổ ngã, gây ảnh hưởng trầm trọng đến sự sinh trưởng của cây
tiêu. Do đó cần phải thay trụ nhằm duy trì thời gian kinh doanh của cây tiêu.
39

Việc thay trụ cần được tiến hành vào cuối mùa khô, sau khi thu hoạch tiêu xong,
theo các bước tuần tự như sau: Tỉa bỏ các cành quả nhỏ, chỉ duy trì bộ khung thân
chính và 8-12 cành quả chính (thường là các cành quả cấp 1). Kế đến, tưới nước lên
cây trụ, nhẹ tay tháo bộ khung thân chính cây tiêu ra khỏi cây trụ. Sau đó nhổ bỏ cây
trụ, đào hố và cắm cây trụ mới. Cuối cùng dùng dây buộc bộ khung thân chính vào cây
trụ mới, các cành quả phải được phân bố đều trên thân trụ mới.
4.4.4. THU HOẠCH- CHẾ BIẾN VÀ NĂNG SUẤT TIÊU
- Thu hoạch và chế biến:

Thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 7 đến 10 tháng tuỳ theo giống,
loại sản phẩm hạt tiêu trắng, đen hay xanh và điều kiện khí hậu tại địa phương.
Tại những nơi có lượng mưa nhiều, phân bố khá đều trong năm thường có hai giai
đoạn ra hoa và hai giai đoạn thu hoạch, điều này xảy ra ở Ấn Độ thường có hai vụ thu
hoạch, một vào khoảng tháng 8-9 và vụ kia vào tháng 3-4 (Krishnamuthi, 1969).
Ở những nơi có mùa khô rõ rệt, chủ yếu chỉ có một mùa ra hoa và thu hoạch mà
thôi như tại Miền Nam và Tây Nguyên mùa thu hoạch vào giữa tháng 1-3, tại Bình Trị
Thiên vào tháng 5-6 hay tháng 5-8 tại Malaysia, tập Trung mạnh trong khoảng tháng 7-
8.
Việc thu hoạch cũng tiến hành khác nhau tùy theo ta muốn có tiêu đen hay tiêu
trắng sau này. Thu hoạch khi trái chín đầy đủ, tức là trái đã chín đỏ hoặc ít ra cũng ngã
màu vàng để chế biến thành tiêu trắng (tiêu sọ). Khi gié quả có 1-2 quả chuyển màu
vàng thì gié có thể được hái để chế biến tiêu đen hoặc ngay cả quả được hái khi gié quả
vẫn còn xanh như tại Malaysia hay Bắc Trung Bộ Việt Nam. Những chùm quả bị thiệt
hại và rụng cũng được thu thập để tạo ra tiêu đen. Vào cuối của thời kỳ thu hoạch tất cả
các chùm quả đều được thu hoạch, quả chín và chưa chín đều được dùng để sản xuất ra
tiêu đen. Điều này được thực hiện để bảo đảm rằng cây tiêu sẽ cho hoa và mang quả
đồng loạt trong năm sau đó. Ngoài ra, cây tiêu sau khi được thu hoạch hết nên được
loại bỏ tất cả các lá của nó ngoại trừ 2-3 lá cuối cùng của cành bên (Blacklock, 1954).
Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được ứng dụng phổ biến hoặc chưa được tán thành bởi
những nhà khoa học khác.
Để chế biến tiêu đen, sau khi hái các gié được chất thành đống ủ trong 5 giờ, sau
đó đem ra phơi nắng. Ba bốn ngày sau tiêu héo đi và hạt tiêu trở nên đen, đem đập hay
chà bằng chân để lấy hạt, sàng sẩy lại và đem hạt phơi cho thật khô, giữ độ ẩm còn 11-
12%. Để cho hạt tiêu thật đen bóng, người ta thường nhúng các gié hạt vào nước sôi có
pha thêm một ít muối trong vài phút trước khi đem phơi (Phan Hữu Trinh et al., 1987).
Để chế biến tiêu sọ việc ngâm nước và chà xác nhằm loại bỏ lớp ngoại bì và phần
ngoài của lớp trung bì. Những bó mạch còn giữ lại sau khi chế biến, có thể quan sát
được ở mặt ngoài của hạt tiêu trắng. Việc chế biến này khó ở chỗ là làm sao đánh giá
được đúng lúc thích hợp, để không loại bỏ mất phần bó mạch và phần trong của lớp

Trung quả bì có chứa nhiều tinh dầu. Nếu không thực hiện được như vậy, tiêu sẽ sẩm
màu, ngay cả khi nội quả bì bị lộ ra ngoài, lúc đó hạt tiêu trở nên đen chứ không trắng.
Có khoảng 25-28kg tiêu trắng và 33-37 kg tiêu đen sẽ được tạo ra từ 100kg tiêu vừa
40

mới thu hoạch. Có một ít khác nhau về cách chế biến tiêu trắng hay tiêu sọ tại các vùng
khác nhau trong các nước trồng tiêu. Tại đảo Bangka sau khi thu hoạch gié quả các
chùm gié quả được đưa vào túi và nén chặt, sau đó túi được may kín và ngâm trong ao
hồ hoặc những nơi nước chảy chậm để bảo đảm tiêu có màu sắc đẹp. Khoảng 6-10
ngày ngâm, khi mà lớp biểu bì có thể tách ra một cách dễ dàng người ta trút tiêu ra và
rửa sạch và gạn bỏ vỏ quả ngoài, cọng gié và quả lép. Cuối cùng hạt tiêu được đem
phơi để giảm ẩm độ trong hạt còn 11-15%. Hạt tiêu lúc chưa phơi thường có màu xám
và sẽ chuyển trắng dần khi ẩm độ giảm dần. Tại Ấn Độ tiêu sọ thường được chế biến từ
tiêu đen bằng cách ngâm tiêu đen trong nước 2-3 ngày sau đó chà tiêu giữa hai tấm
thảm làm bằng sợi dừa để loại bỏ phần ngoài của trái tiêu. Tại Kampuchia và Việt Nam
tiêu đen cũng là nguyên liệu để chế biến tiêu sọ. Công việc này bắt đầu bằng việc loại
bỏ các hạt tiêu lép và hạt nhỏ bằng các sàng lọc, sau đó ngâm vào nước lợ trong 10-15
ngày cho đến khi vỏ quả đã trở nên phồng rộp và mục nát mới lấy ra để đải vỏ và phơi
sấy. Tỷ lệ 285 kg tiêu gié sẽ cho 100kg tiêu đen và sẽ thành 70kg sọ nếu chế biến theo
cách này.
- Năng suất tiêu:
Năng suất thường biến động rất lớn giữa các nước phụ thuộc vào phương pháp
canh tác và chế độ thâm canh. Trong điều kiện thâm canh như được thực hiện tại
Malaysia, Blacklock (1954) đã cho năng suất của vụ đầu tiên vào năm thứ 3 sau khi
trồng là 1-1,8kg tiêu tươi (tiêu vừa thu hoạch)/trụ (đường kính 20cm) và tăng từ 3,6
đến 7kg tiêu tươi từ năm thứ 4 đến năm thứ 7 và sau đó giảm xuống còn 2 kg từ năm
thứ 8 đến năm thứ 15, và có thể sau đó năng suất sẽ giảm mạnh, vườn tiêu lúc này cần
được trồng lại. Theo Holiday và Mowat (1963) cho rằng đời sống phổ biến của 1 cây
tiêu tại Sarawat là 12-15 năm và năng suất hằng năm đạt tối đa là 10-15lb (4,5-6,8kg)
tiêu đen thương mại cho một trụ tiêu ở năm thứ năm, ước tính khoảng 3 ton/acre (7,5

tấn/ha). Những con số được cho bởi de Waard tại Sarawat, năng suất tiêu có thể đạt
được, trong điều kiện thâm canh cao tại vùng, từ 7.000-8.000lb tiêu tươi/acre (8-9
tấn/ha) trong vụ thu hoạch đầu tiên và 12.000-16.000 lb tiêu tươi/acre (13,5-18 tấn/ha)
trong năm thu hoạch thứ 6-7. Ông ta còn cho rằng năng suất có thể được duy trì cao
trong vòng 10 năm rồi sau đó mới giảm dần. Trong điều kiện sản xuất ít thâm canh tại
Ấn Độ, Krinamurthi (1969) cho rằng cây tiêu ở Ấn Độ sung mãn có thể cho năng suất
là 0,5 kg tiêu khô/cây và khả năng sản xuất có thể kéo dài Trung bình 25 năm hoặc có
thể lâu hơn. Năng suất bình quân tiêu đen trong cả nước tại Ấn Độ có thể thay đổi từ
110-335kg/ha. Ông ta còn cho rằng năng suất tiêu tươi bình quân tại Srilanka khoảng
2,5 tấn/ha, tại Indonexia (Sumatra) là 1,35 tấn/ha và Campuchia là 1,45 tấn/ha. Ở trình
độ thâm canh Trung bình năng suất tiêu đen tại Việt Nam là 0,4-0,5kg/trụ trong năm
thứ 3 và 1kg ở năm thứ 4 và tăng dần đến năm thứ 8 để đạt đến trên 2kg hoặc nhiều
hơn (Phan Hữu Trinh et al., 1987).
Nhìn chung có hai khuynh hướng về năng suất và tuổi thọ của cây tiêu. Khuynh
hướng thâm canh cao để thu được năng suất cao ngay trong giai đoạn đầu của thời kỳ
kinh doanh cây tiêu. Theo đó đời sống kinh tế của trụ tiêu sẽ bị rút ngắn như tại
Sarawat, hay Đông Nam Bộ ở Việt Nam. Khuynh hướng quảng canh mà năng suất
41

thường bấp bênh và thấp (ít nhất trong giai đoạn đầu của thời kỳ kinh doanh) tuổi thọ
của cây tiêu thường dài hơn và có thể dài gấp đôi khuynh hướng trên.
Bài 5
SÂU BỆNH HẠI TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ
5.1. SÂU:
Có nhiều loại sâu hại trên cây tiêu, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây
là một số loại sâu hại chính có mặt tại nhiều vùng trong nước ta.
- Mối (Coptotermes sp):
Mối tiêu là loại mối nhỏ, có màu trắng đục hoặc màu vàng nhạt, cơ thể mềm, có
thể có cánh hoặc không. Mối thợ nhỏ nhất, cơ thể dài 4mm, đầu tròn màu vàng xám,
hàm nhỏ. Mối lính lớn hơn, dài khoảng 5mm, đầu màu nâu, hàm phát triển có màu nâu

đen, trên trán có vết lỏm. Mối có cánh kích thước lớn hơn có thể dài đến 8mm, màu
vàng cam.
Mối thường tấn công dây tiêu chính hoặc dây nhánh kể cả dây trên mặt đất và
dưới mặt đất. Mối thường tạo ra những đường hầm trên dây tiêu và di chuyển trong
đường hầm này. Mối gặm dây tiêu làm cây tiêu suy kiệt không phát triển được, lá bị
vàng rụng trước thời hạn. Dưới đất mối cũng tạo nên những đường hầm trên dây tiêu,
chúng cũng tạo ra những cửa ngỏ thuận lợi cho cho nhiều loài nấm và tuyến trùng tấn
công.
- Rệp sáp giả có một cặp đuôi ngắn (Pseudococcus sp):
Rệp có hình ovan hơi tròn, chiều dài cơ thể từ 2,5-3,5 mm, rộng 1,8-2mm. Cơ thể
phủ nhiều lớp bột sáp trắng nhưng vẫn còn vệt ngang theo ngấn các đốt cơ thể, xung
quanh có nhiều cặp tua ngắn, phía cuối bụng có một cặp dài hơn. Nếu gạt bỏ lớp bột
sáp ra cở thể rệp sáp giả mềm và có màu nâu nhạt hay màu nâu hồng. Rệp giả trưởng
thành cái gần như nằm tại chỗ để chích hút và đẻ trứng. Trong điều kiện nước ta rệp
phần lớn sinh sản vô tính. Con cái không cần con đực củng có thể đẻ ra trứng có thể nở
được và thậm chí có thể đẻ ra con. Con đực thường hiếm khi xuất hiện và có hình dáng
khác nhiều so với con cái.
Rệp sống thành từng đám bám chặt vào gié bông, gié trái, cành hoặc mặt dưới lá
hút nhựa cây làm lá và trái héo khô, cây tiêu trở nên cằn cỗi. Khi rệp hại thường thấy
nấm mồ hóng đen phát triển. Rệp còn hút nhựa ở bộ phận gốc thân và rễ làm cho cây
cằn cỗi, cây ra hoa đậu trái rất kém. Hiện tượng rệp di chuyển hút nhựa tại phần gốc
thân thường xảy ra trong thời kỳ khô hạn, vì rệp thích hợp sống trong điều kiện ẩm và
nóng. Thường thấy có kiến xuất hiện để di chuyển rệp đi khắp các bộ phận của rễ và
gốc thân. Bệnh thường xảy ra trong mùa khô.
- Rệp giả vằn (Ferrisia virgata CKll.):
Rệp giả vằn có nhiều hơn rệp giả ngắn, có hình ovan dài, chiều dài cơ thể khoảng
3,5-4mm, rộng 2-2,5mm. Cơ thể phủ nhiều lớp bột sáp trắng nhưng vẫn còn những vằn
ngang theo ngấn đốt cơ thể. Giữa lưng có một vệt bột sáp dày hơn hai bên sườn do đó
được gọi là rệp giả vằn. Xung quanh cơ thể rệp giả vằn không có tua sáp, riêng phía

×