Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Xử trí máu tụ dưới màng cứng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.84 KB, 5 trang )

Xử trí máu tụ dưới màng cứng

I. Đại cương:
1. Máu tụ dưới màng cứng là khối máu tụ nằm giữa màng cứng và màng
nhện.
2. Gồm 3 loại: cấp tính, bán cấp và mạn tính.
3. Thường kèm theo dập não, phù não là các thương tổn nặng và khó điều
trị.
II. Nguyên nhân:
1. Do sang chấn làm đứt các tĩnh mạch cầu nối từ vỏ não đến màng não
hoặc đụng dập làm chảy máu các tĩnh mạch vỏ não thường kèm theo các ổ
dập não khu trú hoặc lan toả.
2. Máu tụ dưới màng cứng mạn tính do máu lắng đọng thành dịch màu nâu
sẫm được bọc trong 1 lớp vỏ gây chèn ép não từ từ, giai đoạn đầu thường
không có biểu hiện lâm sàng.
III. Chẩn đoán:
1. Máu tụ dưới màng cứng cấp tính xuất hiện trong 72 giờ đầu.
- Thường kèm theo 1 vùng não bị giập. Nạn nhân mê sâu và nhanh sau 1
sang chấn nặng. Có liệt nửa người và có giãn đồng tử 1 bên. Cơn co cứng
mất não thường xuất hiện kèm theo rối loạn nhịp thở.
- Loại này thường phối hợp với nhiều loại tổn thương khác ở não (dập
não, phù não) nên tiên lượng nặng.
- Xử trí: Mổ lấy máu tụ và hút não dập.
- Sau mổ cần điều trị tích cực chống phù não. Do chấn thương não trực
tiếp nên não bị phù, nghĩa là ứ nước, ban đầu ở khoang ngoài tế bào. Phù
não có thể là hậu quả gián tiếp, vì độ thẩm thấu các mao mạch ở não tăng
thêm.
- Phù não có thể khu trú ở 1 thuỳ, 1 bán cầu hay toàn bộ não: điều trị
bằng dung dịch Mannitol. Lasix. Dexamethsone. Có thể dùng máy thở để
làm giảm phù não.
2. Máu tụ dưới màng cứng bán cấp xuất hiện từ 3 – 21 ngày:


1) Bệnh nhân kêu nhức đầu, buồn nôn, người chậm chạp, lú lẫn.
2) Đến khám thấy phù nề gai mắt, liệt nhẹ nửa người, chụp động mạch não
có di lệch.
3) Tiên lượng sau mổ tốt.
3. Máu tụ dưới màng cứng mạn tính: xuất hiện từ tuần lễ thứ 3 trở đi sau 1
sang chấn nhẹ (có khi người bệnh không nhớ rõ):
1) Chảy máu không nhiều lắm bắt đầu từ vùng thái dương đỉnh, hình thành
1 bọc gồm lá thành dày, có nhiều mạch máu tân tạo, nhiều sợi huyết và
bạch cầu, lá tạng mỏng hơn có thể bóc dễ dàng khỏi vỏ não ở dưới. Bao này
màu vàng úa trong chứa nước máu pha lẫn nước não tuỷ đã ngả màu vì tiến
triển lâu ngày.
2) Trên lâm sàng thường có hội chứng tăng áp lực nội sọ sau 1 chấn
thương: đau đầu, phù nề gai mắt, liệt nhẹ nửa người, rối loạn tính tình.
3) Chụp động mạch não thấy có hình ảnh đặc biệt là có vùng vô mạch hình
thấu kính rất rõ.
4) Khi mổ : chỉ cần khoan 1 lỗ vùng đỉnh – thái dương để dẫn lưu máu tụ
loãng, không cần mở hộp sọ. Phẫu thuật nhẹ nhàng, không tốn máu, không
có tử vong.
4. Máu tụ dưới màng cứng ở trẻ sơ sinh:
1) ít khi phát hiện được 1 chấn thương trong tiền sử, có thể bị sang chấn sọ
não trong khi để hay sau viêm màng não, hay thiếu vitamin K.
2) Trên lâm sàng thường gặp trẻ có đầu to ( thóp chưa kín, vòng đầu tăng
lên) kèm 1 tình trạng thiếu máu.
3) Xử trí : chọc hút bằng kim nhỏ ở góc ngoài thóp trước
IV. Xử trí:
- Nguyên nhân:
- Chỉ định ngoại khoa:
+ Tri giác xấu dần (khoảng tỉnh không rõ)
+ Chụp cắt lớp vi tính có hình ảnh khối máu tụ hình liềm lan toả cả bán cầu,
giảm tỉ trọng

- Nguyên tắc mổ: có 1 số điểm khác với mổ máu tụ ngoài màng cứng:
+ Nên mở hộp sọ (Volet) để giải toả não và tiến hành xử trí triệt để thương
tổn dưới màng cứng như lấy máu tụ, cầm máu, hút não dập.
+ Nếu phù nhẹ, não đập tốt có thể đóng màng não, đặt lại mảnh xương sọ.
+ Nếu phù nặng, não đập yếu, không nên đóng màng não (nếu cần chỉ khâu
đính hoặc nếu có điều kiện thì tạo hình não, để mảnh xương dưới da bụng
(hố chậu trái) hoặc gửi bảo quản ở ngân hàng mô.
- Tiên lượng:
+ Thường nặng do phù não.
+ Nếu tri giác kém nên chụp cắt lớp vi tính để kiểm tra để có thái độ xử trí.
- Đối với máu tụ dưới màng cứng mạn tính:
+ Gây tê tại chỗ bằng Xylocaine 1%, khoan 1 lỗ vùng thái dương đỉnh
(bướu đỉnh) bên bán cầu não có máu tụ, mở màng não, hút nước máu màu
nâu sẫm, có khi đặc quánh. Đặt 1 ống sonde Nélaton, bơm rửa bằng huyết
thanh sinh lý, rút dẫn lưu sau 48 h.
+ Tiên lượng tốt, người bệnh trở lại sinh hoạt bình thường.

×