Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Nghiên cứu ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm nặng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.35 KB, 104 trang )

Đặt vấn đề
Trầm cảm là một trong các rối loạn tâm thần rất phổ biến ở nước ta
cũng như trên thế giới. ở Việt Nam có khoảng 3,2- 5,6% dân số mắc rối loạn
trầm cảm [6]. Theo dự báo rối loạn trầm cảm là nguyên nhân đứng hàng thứ
hai gây rối loạn hoạt năng của con người sau các bệnh lý về tim mạch vào
năm 2020.
Tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm trong cả cuộc đời là 25%. Trầm cảm nặng
gây mất khả năng lao động, chi phí cho điều trị cao và trở thành gánh nặng
cho gia đình và xã hội [73]
Tự sát là một cấp cứu trong lâm sàng tâm thần học, có nhiều nguyên
nhân khác nhau dẫn đến tự sát: do trầm cảm, do các stress tâm lý, do hoang
tưởng và ảo giác chi phối, do doạ tự sát dẫn đến tự sát thực sự, trong đó trầm
cảm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tự sát. Trong rối loạn trầm cảm, bệnh
nhân bi quan chán nản, nhìn tương lai ảm đạm, cho mình có phẩm chất xấu,
không đáng sống, có tội lớn phải chết mới đền được tội [23]. Đây chính là
nguyên nhân dẫn đến ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm
cảm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy có tới 75% số trường hợp tự sát có liên
quan đến rối loạn trầm cảm, trong đó 2/3 là trầm cảm có loạn thần và 10-15%
bệnh nhân tự sát thành công [73].
Tự sát có thể xẩy ra ở mọi loại trầm cảm nhưng phổ biến hơn cả (nguy
cơ cao) ở bệnh nhân có rối loạn trầm cảm nặng. Đặc biệt rối loạn trầm cảm
nặng có loạn thần nguy cơ tự sát cao gấp 5 lần số bệnh nhân bị trầm cảm
không có loạn thần. Một số bệnh nhân tự sát được phát hiện và cứu sống,
1
song nguy cơ tái tự sát là rất cao. Bệnh nhân có hành vi tự sát lần đầu thì nguy
cơ cao dẫn đến tự sát lần hai [81].
Do vậy việc phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời các ý tưởng và
hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm có tầm quan trọng đặc biệt để
giảm tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân này.
ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về tự sát trên các bệnh tâm thần


nói chung nhưng cho tới nay chưa có công trình nào nghiên cứu về ý tưởng và
hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm nặng, do vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm
nặng” với các mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân rối
loạn trầm cảm nặng.
2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến ý tưởng và hành vi tự sát.
2
3
Chương1
Tổng quan tài liệu
1.1. Khái niệm.
Tự sát là thuật ngữ dùng để chỉ những hành vi tự huỷ hoại cơ thể với
các mục đích khác nhau. Tự sát có thể được hiểu nó là một hành động gây tử
vong cho chính bản thân mình một cách có chủ đích, có ý thức rằng cái chết
là kết quả cuối cùng hay tự sát là các hành động, xung động huỷ hoại chính
bản thân mình [10].
Năm 1993 Tổ chức y tế Thế giới đã định nghĩa tự sát như sau: Tự sát là
một hoạt động gây tử vong cho chính bản thân với sự tham gia ít nhiều của ý
thức nạn nhân [11].
Tự sát, tự tử, tự vẫn hay tự kết liễu….đều là những từ ngữ chỉ chung cho
một hiện tượng khi con người thực hiện hành vi tự gây ra cái chết cho bản
thân mình: “ Đó là một sự lựa chọn có chủ tâm với mong muốn được
chết”[ 17]
Tự sát được biểu hiện như sau:
+ ý tưởng tự sát:
Thể hiện trong ý nghĩ muốn chết, nhưng chưa thực hiện hành động. Tỷ lệ
ý tưởng tự sát trong toàn bộ đời sống là 15% - 53% trong quần thể. Nhiều nhà
nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ ý tưởng tự sát ở nữ giới cao hơn ở nam giới. ý

tưởng tự sát hay gặp ở người trẻ tuổi, tỷ lệ này giảm ở người trung niên. Tỷ lệ
ý tưởng tự sát rất cao ở phụ nữ từ 15 - 30 tuổi. Với cả hai giới, tỷ lệ này thấp
ở lứa tuổi nhỏ hơn 12 [44].
ý tưởng tự sát có thể bị che dấu hoặc được biểu hiện bằng lời nói. Trường
hợp đe dọa tự sát có thể chỉ là lời nói, nhưng có thể sẽ tiếp theo là hành vi tự sát.
4
Nghiên cứu trên 103 bệnh nhân trầm cảm không có hành vi tự sát, theo dõi
tiếp 6 tháng sau khi ra viện (vẫn tiếp tục điều trị), tác giả Gaudiano BA(2008)
đã nhận thấy có 55% số bệnh nhân xuất hiện ý tưởng tự sát trong thời gian điều
trị ngoại trú, 79% của số này có ý tưởng tự sát sau khi ra viện 2 tháng, trong đó
70% phải nhập viện do có ý tưởng tự sát mạnh. Tác giả nhận thấy các bệnh
nhân có mức độ trầm cảm càng nặng thì ý tưởng tự sát càng mãnh liệt [42].
+ Hành vi tự sát: gồm
* Toan tự sát.
Bao gồm các hành vi khác nhau những cố gắng thao tác để tự giết chết mình
nhưng không đạt. Những hành vi gây ra nguy hiểm cho họ mà không có sự can
thiệp của bất kỳ ai từ bên ngoài. Bao gồm cả hành động uống các thuốc được
dùng trong y học với mục đích điều trị nhưng vượt liều một cách có chủ tâm.
Tỷ lệ hành vi toan tự sát cao hay gặp ở người trẻ tuổi, tỷ lệ này giảm ở
người trung niên. Đặc biệt người già, tỷ lệ này phụ nữ cao hơn ở nam giới 1,5
- 2,1 lần. Tỷ lệ rất cao gặp ở phụ nữ tuổi từ 15 - 30. Đỉnh cao nhất theo lứa
tuổi ở nam giới cao hơn ở nữ giới [73].
* Tự sát thành công:
Tử vong là kết quả trực tiếp hoặc gián tiếp của hành vi chủ động hay bị
động được thực hiện bởi chính nạn nhân mà nạn nhân biết rằng hành vi đó tạo
ra cái chết[11],[73]. Bao gồm:
+ Thứ nhất, thuật ngữ “Tự sát” chỉ áp dụng trong trường hợp chết.
+ Thứ hai, làm công việc nguy hiểm đưa đến chết người nếu người đó biết
trước được hậu quả gián tiếp của nó mà vẫn làm thì gọi là tự sát.
+ Thứ ba, cố gắng nhịn đói hay từ chối dùng thuốc duy trì cuộc sống. Nếu

tử vong là kết quả cuối cùng thì vẫn được gọi là tự sát.
5
Rõ ràng từ những định nghĩa này người ta thấy có một số bằng chứng về
các mối liên kết liên tiếp từ ý tưởng tự sát đến hành vi tự sát và cuối cùng đến
tự sát [73],[37].
Tỷ lệ tự sát thành công ở nam giới lớn hơn ở nữ giới khoảng 3 lần.
Một số tác giả cho rằng ở nhóm tuổi từ 15-25 tự sát là hiếm gặp nhưng rất
quan trọng vì tỷ lệ chết ở nhóm này là rất cao. Khó xác định chính xác tỷ lệ tự
sát bởi nhiều nguyên nhân. Một số không được biết là chết do tự sát hoặc do
tội phạm. Nhiều trường hợp khó xác định chết do tự sát hay do tai nạn. Phần
lớn các trường hợp tự sát là không có sự chuẩn bị trước. Một số bệnh nhân
tìm cách tích trữ thuốc với số lượng lớn do mua tại hiệu thuốc mà không cần
đơn thuốc. Họ thường tìm cách che dấu để khỏi bị phát hiện [44].
1.2. Dịch tễ học về tự sát
1.2.1. Tỷ lệ tự sát
Tỷ lệ tự sát rất khác nhau ở các quốc gia. ở Châu Mỹ La Tinh ít hơn ở
châu Âu. Hàng năm ở Mỹ có khoảng 30000 người chết do tự sát. Tỷ lệ tự sát
hàng năm chiếm 12,5/100000 dân. Ngày nay tự sát là nguyên nhân thứ 8 gây
tử vong sau bệnh tim mạch, ung thư, tai biến mạch máu não, tai nạn, bệnh
phổi, đái tháo đường và xơ gan. Đây là số người chết do tự sát, còn số người
có hành vi tự sát lớn gấp 8-10 lần [44].
1.2.2. Giới
Người ta nhận thấy tỷ lệ tự sát thành công ở nam cao hơn nữ 3 lần,
nhưng ngược lại, tỷ lệ ý tưởng và hành vi tự sát không thành công ở nữ lại cao
hơn nam 3 lần.
Theo Kaplan H.I. (1994), tỷ lệ tự sát ở nữ chiếm 23%-28% trong tổng
số bệnh nhân tự sát, có nghĩa là trung bình cứ 30 nữ tự sát sẽ có 70 nam tự sát
[56].
6
Về hành vi tự sát, năm 1993, Tổ chức y tế Thế giới đã chỉ ra rằng tỷ lệ

hành vi tự sát ở nam ít hơn nữ từ 1,4 - 4 lần [11].
Tuy nhiên, theo một số tác giả tỷ lệ này không cố định mà thay đổi theo
lứa tuổi. Lứa tuổi dưới 20, tỷ lệ hành vi tự sát nữ/nam là 10/1, sau đó tỷ lệ này
giảm dần và đến lứa tuổi 41-50, tỷ lệ này sẽ đạt 3/1 [64].
1.2.3. Tuổi.
Theo Gelder M. (1988), hành vi tự sát hay gặp ở người trẻ tuổi, tỷ lệ
này giảm ở người trung niên. Tỷ lệ hành vi tự sát đặc biệt cao ở nữ lứa tuổi 15
đến 30. Đỉnh cao hành vi tự sát ở nam giới theo tuổi là 10 năm lớn hơn so với
đỉnh cao theo tuổi ở nữ. Với cả 2 giới, tỷ lệ hành vi tự sát rất thấp ở tuổi dưới
12 [44].
Kaplan H.I. (1994) cho rằng tỷ lệ tự sát tăng theo lứa tuổi. Nhóm tuổi
trung niên có tỷ lệ tự sát cao nhất. Với nam, tỷ lệ tự sát cao nhất ở tuổi 45,
còn tỷ lệ này ở nữ là tuổi 55. Tỷ lệ tự sát 40/100000 dân/năm gặp ở người trên
65 tuổi. Người già tự sát ít nhưng hay thành công hơn người trẻ. Tự sát người
già chiếm 25% tổng số tự sát ở tất cả các nhóm tuổi mặc dù họ chiếm 10%
dân số [56].
1.2.4. Tình trạng hôn nhân.
Ngày nay, nhiều tác giả cho rằng những người đã kết hôn đặc biệt là đã
có con tỷ lệ tự sát thấp. Những người độc thân có tỷ lệ tự sát cao gấp 2 lần
những người đã có con. Những người đã ly dị và goá có tỷ lệ tự sát cao hơn rõ
ràng so với những người đã kết hôn [44].
Theo Kaplan H.I. (1994), tỷ lệ tự sát ở người đã kết hôn là 11/100.000
dân/năm, còn tỷ lệ tự sát ở người độc thân cao gấp 2 lần người đã kết hôn. Tỷ
lệ tự sát ở người goá là 24/100.000 dân/năm và ở người li dị là 40/100.000
[56]
7
Năm 1988, Maniam T. (1988), đã xác định trong 100 trường hợp có
hành vi tự sát của Malaysia có 65 trường hợp độc thân cho cả hai giới( chiếm
65%), 34 trường hợp có gia đình( Chiếm 34%), và một trường hợp ly thân là
nữ [60].

Đào Hồng Thái trong chẩn đoán hồi cứu 205 trường hợp có ý tưởng và
hành vi tự sát thấy những người độc thân chiếm 74%, có gia đình 26%, trong
số liệu này không phân biệt được ý tưởng và hành vi tự sát [18].
Các công trình nghiên cứu điều tra của Hoa Kỳ trong giới học sinh thấy
rằng hành vi tự sát phổ biến trong các gia đình chỉ có một bố hoặc mẹ, và các
trẻ ở với vú nuôi. ở những người trẻ tuổi, các trường hợp có hành vi tự sát xuất
hiện thường có liên quan với các hoàn cảnh như căng thẳng trong gia đình với
cuộc sống chia ly của bố mẹ và tuổi thơ có các sự kiện gây stress [37]
1.2.5. Nghề nghiệp
Tình trạng nghề nghiệp được coi là yếu tố liên quan đến tự sát. Tỷ lệ tự sát
rất cao ở những người không có nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định.
Nói một cách khác, mất việc là yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ tự sát.
Theo Sadock B.J. (2007), những người trong tầng lớp thấp của xã hội
như công nhân và nông dân thường có tỷ lệ tự sát cao. Tác giả cho rằng tự sát
là sản phẩm của sự suy thoái xã hội [72].
Thất nghiệp cũng là yếu tố ảnh hưởng đến ý tưởng và hành vi tự sát.
Khi thất nghiệp, mâu thuẫn gia đình phát triển, người thất nghiệp có thể bị
trầm cảm, lạm dụng rượu và ma túy, từ đó dẫn đến tăng tỷ lệ ý tưởng và hành
vi tự sát.
Có một số nhóm nghề nghiệp có nguy cơ tự sát cao. Nhưng nhìn chung
công việc có tác dụng chống lại tự sát. Bác sỹ, luật sư là nhóm nghề nghiệp có
8
tỷ lệ tự sát cao nhất (cao gấp 3 lần quần thể chung). Người ta cho rằng do sức
ép công việc nên họ dễ bị trầm cảm, dẫn đến tự sát. Khi tự sát họ thường dùng
thuốc độc do có hiểu biết về tác dụng dược lý của chúng [44].
9
1.2.6. Tháng và mùa trong năm
Tỷ lệ tự sát tăng nhẹ vào mùa hè và giảm vào mùa đông. Tỷ lệ tự sát,
quan sát được cao nhất vào tháng 6 và tháng 7, nhưng tỷ lệ này thấp nhất vào
tháng 1 và tháng 2. Lý do của việc tự sát này chưa rõ. Người ta cho rằng thời

gian này có thể gia tăng tỷ lệ trầm cảm, do vậy khiến tỷ lệ tự sát tăng lên theo
[44].
1.2.7. Nơi cư trú
Tỷ lệ ý tưởng và hành vi tự sát những người sống ở thành thị cao hơn ở
nông thôn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây sự khác biệt này có xu
hướng nhỏ đi. Tỷ lệ tự sát cao nhất ghi nhận được ở những nơi có nhiều người
nhập cư, nhiều người không có chỗ ở và nhiều người li dị.
Tính toàn bộ lứa tuổi, tỷ lệ ý tưởng và hành vi tự sát ở nông thôn thấp
hơn ở thành thị, nhưng ở nhóm người cao tuổi thì ngược lại, tỷ lệ tự sát lại cao
hơn ở nông thôn so với ở thành thị [64].
Năm 2004, Bùi Quang Huy và Cao Tiến Đức đã nghiên cứu trên 28
bệnh nhân có ý tưởng và hành vi tự sát và nhận thấy 46,4% cư trú ở nông thôn
và 53,6% cư trú ở thành thị [10].
1.2.8. Trình độ văn hoá
ý tưởng và hành vi tự sát gặp ở mọi tầng lớp xã hội, từ những người mù
chữ đến những người có trình độ văn hoá đại học và sau đại học. Tuy nhiên,
Những người có trình độ văn hoá thấp có việc làm không ổn định tỷ lệ tự sát
dường như cao hơn. Trong trường hợp này, chính nghề nghiệp mới là yếu tố
liên quan trực tiếp, còn trình độ văn hoá chỉ là yếu tố gián tiếp [44].
10
Theo Bùi Quang Huy (1999), nghiên cứu trên 193 bệnh nhân có hành
vi tự sát ở Rumania nhận thấy 63,21% số bệnh nhân có trình độ văn hoá phổ
thông trung học, 27,97%, trung học cơ sở và 8,80% [85].
1.2.9. Cách tự sát, thời gian và địa điểm tự sát
. Cách tự sát có thể được chia làm 2 loại:
- Cách tự sát thô bạo như dùng súng, thắt cổ tự tử, ngạt nước, dùng dao,
tự gây tai nạn giao thông, nhảy từ trên cao xuống thường hay được nam giới
sử dụng. Những biện pháp tự sát thô bạo dễ dẫn tới tử vong. Điều này giải
thích tại sao nam tự sát ít hơn nữ nhưng tỷ lệ tự sát thành công lại cao gấp 3
lần nữ.

- Cách tự sát ít thô bạo như sử dụng quá liều các thuốc an thần, thuốc
ngủ, thuốc bình thần, thuốc sốt rét. Phương pháp tự sát ít thô bạo hay được nữ
áp dụng và ít nguy cơ gây tử vong hơn [44].
Năm 1996, Nguyễn Hữu Kỳ đã nghiên cứu 415 trường hợp bệnh nhân có
hành vi tự sát, gồm các bệnh nhân sử dụng thuốc trừ sâu lân hữu cơ (33%), thuốc
chống sốt rét (26%), thuốc an thần (20%), ngạt nước (2%), thắt cổ (3%) [11].
Thời gian và địa điểm tự sát
Bệnh nhân có thể thực hiện hành vi tự sát bất kỳ lúc nào trong ngày.
Nhưng họ thường chọn thời gian thích hợp, khi mà không có người để ý để
đảm bảo cho họ thực hiện thành công hành vi của mình.
Về nơi tự sát, Kaplan H.I. (1994) cho rằng đa số bệnh nhân thực hiện
hành vi tự sát tại nhà riêng, một số ít tiến hành ở cơ quan hoặc một nơi khác
thuận lợi. Chỉ một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân tiến hành tự sát ngay trong thời gian
nằm viện [56].
1.2.10. Sự tái phát của hành vi tự sát
11
Hành vi tự sát rất hay tái phát. Người ta cho rằng các bệnh tâm thần dẫn
đến tự sát như trầm cảm, tâm thần phân liệt, nghiện rượu đều hay tái phát.
Khi các bệnh này tái phát thì bệnh nhân lại xuất hiện hành vi tự sát.
Theo Gelder M. (1988), có 3 loại tái phát hành vi tự sát. Một số bệnh
nhân tái phát hành vi tự sát một lần duy nhất. Loại thứ hai tái phát nhiều lần
hành vi tự sát trong một thời gian nhất định khi các vấn đề của bệnh nhân còn
tồn tại. Loại thứ ba, một nhóm nhỏ bệnh nhân tái phát nhiều lần trong một
thời gian dài như một thói quen khi có sự kiện chấn thương tâm lý [44].
Theo Bùi Quang Huy (1999), có 33,2% số bệnh nhân có tái phát hành
vi tự sát, trong đó 22,3% số bệnh nhân có tái phát 1 lần và 7,3% số bệnh nhân
tái phát 2 lần. [85]
Nhiều tác giả cho rằng ý tưởng và hành vi tự sát trong tiền sử chính là
yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự xuất hiện ý tưởng và hành vi tự sát tiếp
theo trong tương lai. Hovanesian S. và cộng sự đã nghiên cứu hành vi tự sát

trên 3 nhóm bệnh nhân: Nhóm 1 bệnh nhân hiện tại không có ý tưởng và hành
vi tự sát. Nhóm 2 bệnh nhân có ý tưởng nhưng không có hành vi tự sát và
nhóm 3 bệnh nhân có hành vi tự sát. Nghiên cứu được tiến hành trên tổng
cộng 75 bệnh nhân giai đoạn tái phát. Kết quả cho thấy các hình ảnh méo mó
là yếu tố chính thúc đẩy xuất hiện hành vi tự sát. Còn mức độ nặng của các
triệu chứng và tiền sử tự sát ảnh hưởng rõ ràng đến sự tái phát các hành vi tự
sát [50].
Sự tái phát của hành vi tự sát là một vấn đề đặc biệt trong tự sát. Dường
như tỷ lệ tử vong cao hơn ở các trường hợp tái phát hành vi tự sát so với bệnh
nhân lần đầu có hành vi tự sát. Mechri A. (2005) nghiên cứu trên 90 bệnh
nhân có hành vi tự sát và nhận thấy 42,2% đã có ít nhất một hành vi tự sát
trong tiền sử. Chẩn đoán hay gặp nhất ở các bệnh nhân có hành vi tự sát là rối
12
loạn trầm cảm nặng, rối loạn trầm cảm không loạn thần cũng hay gặp ( chiếm
34,2%) [61].
1.2.11. Sự chuẩn bị cho hành vi tự sát
Dấu hiệu báo trước trực tiếp hành vi tự sát của bệnh nhân chính là
những lời tuyên bố đe doạ tự sát của họ. Tuy nhiên chúng ta biết rằng nhiều
bệnh nhân luôn nói về tự sát lại không thực hiện hành vi tự sát. Có khoảng 2/3
số bệnh nhân có hành vi tự sát đã nói về ý tưởng tự sát của mình cho người
khác biết. Chúng ta khó mà biết được khi bệnh nhân nói về tự sát thì họ có
thực hiện hành vi tự sát đó không. Có những bệnh nhân cứ nói đi nói lại về
việc sẽ tự sát thì họ sẽ thực hiện hành vi tự sát đến cùng. Vì vậy chúng ta nên
coi những lời nói của bệnh nhân đe doạ tự sát là dấu hiệu đáng tin cậy rằng
bệnh nhân sẽ chuẩn bị cho tự sát. (Gelder M. 1988) [44].
Theo Nguyễn Hữu Kỳ, khi nghiên cứu 415 trường hợp tự sát đã nhận
thấy 78% số bệnh nhân đã không chuẩn bị gì cho tự sát. Chỉ có 22% số bệnh
nhân này đã chuẩn bị cho tự sát như tích trữ thuốc, viết thư tuyệt mệnh [11].
Còn theo Bùi Quang Huy (năm 1999), chỉ có 8,8% số bệnh nhân có
hành vi tự sát đã chuẩn bị cho hành vi tự sát của mình. Họ mua thuốc độc,

thông báo với người thân hoặc viết thư cho bạn bè nói về hành vi tự sát của
mình. [85]
1.3. Quan niệm và phân loại rối loạn trầm cảm
Hippocrate (năm 460-377 trước công nguyên) đã dùng thuật ngữ “sầu
uất” (melancholie) để mô tả một trạng thái bệnh lý về cảm xúc.
Năm 1886 Bonet mô tả bệnh hưng cảm- sầu uất. Đến thế kỷ XVIII các
tác giả đã mô tả hưng cảm, trầm cảm và coi đó là hai bệnh riêng biệt, tiến
triển mạn tính và dễ tái phát, việc hai trạng thái này xuất hiện xen kẽ nhau ở
một bệnh nhân chỉ là ngẫu nhiên.
13
Phải tới năm 1889 tác giả người Đức là E.Kraepelin đã dựa trên các biểu
hiện lâm sàng và tính chất tiến triển do các nhà tâm thần học trước đó mô tả
và được coi là những bệnh độc lập như “ bệnh thao cuồng”, “bệnh sầu uất”,
để thống nhất thành một bệnh chung gọi là “loạn thần hưng-trầm
cảm”(psychose maniaco depressive)
Trầm cảm được mô tả truyền thống, kinh điển bởi các nhà tâm thần học
trước đây như một giai đoạn trầm cảm điển hình - tình trạng u sầu
(melancholia). Trầm cảm phản ảnh sự ức chế nặng nề các mặt hoạt động tâm
thần, song chủ yếu là tam chứng trầm cảm cổ điển: khí sắc giảm, buồn rầu,
các quá trình tư duy bị ức chế và chậm lại; sự ức chế tâm thần vận động
(ngôn ngữ và vận động)[14].
Theo Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần
và hành vi (ICD-10, 1992), trầm cảm là một hội chứng bệnh lý của rối
loạn cảm xúc biểu hiện đặc trưng bởi khí sắc trầm, mất mọi quan tâm hay
thích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động,
phổ biến là mệt mỏi rõ rệt chỉ sau một cố gắng nhỏ, tồn tại trong một
khoảng thời gian kéo dài ít nhất là 2 tuần. Những biểu hiện này được coi là
những triệu chứng đặc trưng có ý nghĩa lâm sàng đặc biệt, và thường gặp ở
bất kỳ mức độ nào của một giai đoạn trầm cảm. Ngoài các triệu chứng đặc
trưng, còn có các triệu chứng phổ biến khác và các triệu chứng cơ thể [24].

1.3.1. Bệnh nguyên, bệnh sinh của trầm cảm
1.3.1.1. Các giả thuyết sinh học
* Các giả thuyết về di truyền
yếu tố di truyền đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của rối
loạn trầm cảm. Các nghiên cứu sau đây chứng minh vai trò của di truyền
trong bệnh sinh của trầm cảm.
14
- Nghiên cứu về gia đình.
Các nghiên cứu về gia đình đã chỉ ra rằng người họ hàng mức độ 1 ( bố,
mẹ, anh, chị, em ) của bệnh nhân trầm cảm có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn
người bình thường từ 2-3 lần [72]
- Nghiên cứu các cặp sinh đôi.
Ở những cặp sinh đôi cùng trứng (di truyền hoàn toàn giống nhau), nếu
có một người bị bệnh trầm cảm thì nguy cơ người kia cũng bị trầm cảm là
50%. Cũng ở những cặp sinh đôi khác trứng (di truyền không hoàn toàn giống
nhau), nếu một người bị trầm cảm thì nguy cơ bị bệnh này ở người kia chỉ là
10-25% [73].
* Các Amine- Sinh học.
Các amin sinh học liên quan đến trầm cảm bao gồm Serotonin và các
chất hệ cathecholamin (Noradrenalin, Adrenalin, Dopamin). Những thay đổi
các amin này có thể gây ra những biến đổi đáng kể về cảm xúc. Trong các
trạng thái trầm cảm có liên quan đến sự suy giảm số lượng hoặc hoạt tính
Serotonin, cathecholamin tại các synap trong não[20],[25].
- Serotonin (5HT) có nồng độ cao ở một số vùng của não và ở sừng bên
chất xám tuỷ sống. Các neuron tiết ra Serotonin ở nhân Raphe thuộc hành não
và có các sợi đi tới hệ viền, cấu tạo lưới, dưới đồi, vỏ não mới, tuỷ sống. Bệnh
nhân trầm cảm có nồng độ 5- Hydroxyindoleacetic (5-HIAA) trong dịch não
tuỷ (một sản phẩm chuyển hoá của Serotonin) giảm. Các nghiên cứu cho thấy
có sự liên quan giữa giảm nồng độ 5-HIAA trong dịch não tuỷ và sự gia tăng
tỉ lệ tự sát thành công, ý tưởng tự sát hay hành vi xâm phạm. Não của những

bệnh nhân tự sát có nồng độ Serotonin thấp. ở những bệnh nhân trầm cảm có
ý tưởng tự sát có sự suy giảm Serotonin [20],[25].
15
- Noradrenalin. Các thuốc chống trầm cảm cổ điển có liên quan với
Noradrenalin (Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng và chất ức chế men MAO). Các
thuốc chống trầm cảm 3 vòng ngăn chặn sự tái hấp thu Noradrenalin và (Serotonin).
Như vậy tác động tức thời của thuốc chống trầm cảm 3 vòng và MAOI là làm tăng
nồng độ Noradrenalin và (Serotonin) tại khe synap. Các thuốc chống trầm cảm
thường cần 2- 4 tuần mới đạt được hiệu quả điều trị, có nghĩa là không phải do tác
động tức thời của thuốc. Tuy nhiên các tác động tức thời có lẽ đã dẫn đến thay đổi số
lượng thụ thể õ– adrenergic sau synap từ đó làm cải thiện triệu chứng lâm sàng [20],
[25]
- Dopamin. Sản phẩm chuyển hoá chủ yếu của Dopamin là Homovanilic acid
(HVA). Nghiên cứu cho thấy nồng độ HVA trong dịch não tuỷ giảm ở bệnh nhân
trầm cảm[20],[25]
- Những bất thường về thần kinh nội tiết. Hoạt động của hệ viền có vai
trò trung gian liên quan đến các trạng thái cảm xúc, điều khiển giải phóng các
hormone tuyến yên- một chất quan trọng trong hệ thống các hệ trục: "Dưới
đồi- Tuyến yên- Thượng thận" (HPA); "Dưới đồi- Tuyến yên- Tuyến giáp"
(HPT); "Dưới đồi-Tuyến yên- Tuyến sinh dục" (HPGH).[20]
* Giả thuyết về rối loạn nội tiết.
Giả thuyết này cho rằng rối loạn trầm cảm là kết quả rối loạn trục dưới
đồi- tuyến yên - thượng thận với các biểu hiện:
- Tăng tiết hormon adrenocorticotrop (ACTH) trong bệnh cusching và
cũng hay gặp trong rối loạn trầm cảm.
- Các bệnh nhân trầm cảm có loạn thần có nồng độ cortisol về buổi
chiều cao hơn so với bệnh nhân trầm cảm không có loạn thần và nhóm tình
nguyện [59].
- Sử dụng Steroid ngoại sinh có thể gây ra rối loạn trầm cảm.
16

- Thay đổi nồng độ melatonin trong trầm cảm, thay đổi nồng độ
Prolactin ở phụ nữ có thai bị trầm cảm [56].
- Trục dưới đồi- tuyến yên- tuyến giáp :
Vùng dưới đồi tiết ra Corticotropin-releasing hormon (CRH), chất này
kích thích tuyến yên tiết ra ACTH. ACTH đến lượt nó lại kích thích tuyến
thượng thận tiết ra cortisol. Cortisol phản ánh ngược đến vùng dưới đồi theo
cơ chế phản ứng nhanh và cơ chế phản ứng chậm, nó điều hoà nồng độ
cortisol trong máu ở mức độ ổn định. Khi cơ chế này bị rối loạn thì nồng độ
cortisol trong máu tăng cao sẽ gây ra trầm cảm.
Mặt khác, vùng dưới đồi còn tiết ra TRH, chất này kích thích lên tuyến
yên làm tiết ra TSH. Đến lượt mình TSH kích thích lên tuyến giáp để tuyến
giáp giải phóng ra các thyroid. ở 1/3 số bệnh nhân trầm cảm người ta nhận
thấy nồng độ TSH bị giảm sút, từ đó dẫn đến giảm nồng độ TSH và thyroid
trong máu. Người ta nhận thấy các bệnh nhân trầm cảm đều có kháng thể
kháng giáp trong máu. Người ta chưa chắc chắn là có phải kháng thể kháng
giáp gây ra trầm cảm hay không, nhưng chúng cũng có một vai trò nào đó
trong trầm cảm (Kaplan H.I. 1994) [56].
1.3.1.2. Giả thuyết về tâm lý - xã hội
* Các yếu tố về tâm lý- xã hội- văn hoá
+ Các sự kiện trong cuộc sống và các stress từ môi trường. Các nghiên
cứu hiện nay cho rằng rối loạn trầm cảm có liên quan đến các sự kiện gây
stress. Những yếu tố gây stress chủ yếu là sự mất mát, những biến cố bất lợi
liên quan đến các điều kiện sống và hành vi của cá nhân và gia đình cũng như
các bệnh cơ thể mạn tính khác nhau, ví dụ: Trong cuộc sống nghề nghiệp: bị
sa thải, thất nghiệp, về hưu, mâu thuẫn, xung đột trong công việc, v.v. Trong
cuộc sống xã hội: thay đổi chỗ ở, làm ăn đổ bể, lụt lội, đói kém, lạm phát, bị
truy bức về chính trị, bất hoà với hàng xóm, v.v. Trong cuộc sống gia đình:
17
bất hoà vợ chồng, ly thân, ly dị, người thân bị bệnh cơ thể nặng và chết, con
cái hư hỏng, kinh tế thấp, v.v. Trong cuộc sống lứa đôi: người yêu ruồng bỏ,

hạnh phúc tan vỡ, v.v. Các yếu tố liên quan đến tình trạng sức khoẻ: bệnh cơ
thể mạn tính, nghiện rượu, có thai, sẩy thai, sinh đẻ, mất kinh, v.v.
Tất cả những yếu tố gây stress và những biến cố trong cuộc sống nói trên,
nếu bị kéo dài, tích luỹ lại gây ra sự quá tải về tâm lý tác động vào nhân cách
dễ bị tổn thương là nguyên nhân gây nên trầm cảm[4][25].
* Giả thuyết về nhận thức
Theo Sadock các rối loạn chức năng nhận thức là cốt lõi của trầm cảm.
Các thay đổi về cơ thể, cảm xúc và liên quan khác của trầm cảm đều là hậu
quả của rối loạn nhận thức. Ví dụ: bàng quan, giảm năng lượng là hậu quả của
những thất vọng trong các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống của bệnh nhân.
Tê liệt ý chí là do bi quan và cảm giác vô vọng của một con người Các tác
giả đưa ra bộ ba triệu chứng về nhận thức của trầm cảm.
- Sự tự nhìn nhận, đánh giá về mình một cách tiêu cực: là người có
nhiều thiếu sót, khuyết điểm, không có năng lực, không ai ưa thích
- Khuynh hướng xem xét thế giới xung quanh với màu sắc trầm cảm,
âm tính: là một thế giới đầy tiêu cực, luôn chờ đợi một sự không may mắn sẽ
xẩy ra, một sự trừng phạt khó tránh khỏi
- Sự cam chịu, sẵn sàng để sống tiếp một cuộc sống vất vả, khó khăn,
chịu đựng mọi thua thiệt, bị tước đoạn và thất bại [25]
1.4. Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm nặng
1.4.1. Các triệu chứng đặc trưng của rối loạn trầm cảm điển hình
Rối loạn trầm cảm phải có đầy đủ các triệu chứng sau:
* Khí sắc giảm
18
Là biểu hiện thường gặp nhất và ít thay đổi ở các trạng thái trầm cảm.
Khí sắc bệnh nhân biểu hiện sự đau khổ, chán nản, ảm đạm và bất hạnh. Bệnh
nhân thường than vãn bầu trời như sụp xuống. Trong một số trường hợp trầm
trọng, nét mặt bệnh nhân có tính chất đặc trưng như nếp nhăn hằn sâu ở mặt,
mất nụ cười cởi mở, nhăn trán, nheo mày, mắt luôn nhìn xuống. Bệnh nhân
thường hay khóc hoặc mắt rưng lệ. Đôi khi nét mặt bất động, thờ ơ, vô cảm.

Một số bệnh nhân vẫn giữ được nụ cười bên ngoài để che giấu cảm giác buồn
của mình. [21],[24]
* Mất quan tâm thích thú
Triệu chứng này luôn xuất hiện. Bệnh nhân thường phàn nàn về cảm giác
ít thích thú, ít vui vẻ trong các hoạt động sở thích cũ ( Như xem ti vi, đọc
sách), trầm trọng hơn là mất sự nhiệt tình, không còn cảm giác hài lòng với
mọi thứ [21],[24] .
* Giảm sút năng lượng
Năng lượng giảm sút, kiệt sức và mệt mỏi là rất hay gặp. Một người có
thể than phiền mệt mỏi mà không có một nguyên nhân cơ thể nào. Thậm chí
chỉ với một công việc rất nhẹ nhàng họ cũng cần một sự tập trung lớn. Hiệu
quả công việc bị giảm sút nhiều.
Cảm giác mệt mỏi thường tăng lên vào buổi sáng và giảm đi một chút
vào buổi chiều. Tuy nhiên, một số bệnh nhân lại có triệu chứng mệt mỏi về
buổi chiều. Buổi sáng họ cảm thấy rất thoải mái, dễ chịu nhưng về chiều tối
thì lại than phiền mệt mỏi và có cảm giác mất năng lượng. Khi triệu chứng
giảm sút năng lượng xuất hiện rõ ràng thì bệnh nhân hầu như không thể làm
được việc gì (thậm chí cả vệ sinh cá nhân cũng là quá sức của họ) [21],[24].
1.4.2. Các triệu chứng phổ biến.
* Giảm sự tập trung chú ý:
19
Đây là triệu chứng hay gặp khiến bệnh nhân rất khó chịu và phải đi
khám bệnh. Bệnh nhân hay than phiền khó suy nghĩ, khó tập trung chú ý vào
một việc gì đó. Bệnh nhân cũng rất khó khăn khi cần đưa ra quyết định, họ
thường phải cân nhắc rất nhiều thời gian với những việc thông thường. Khó
tập trung chú ý của bệnh nhân thể hiện ở những việc đơn giản như không thể
đọc xong một bài báo ngắn, không thể nghe hết một bài hát mà bệnh nhân vốn
yêu thích, không thể xem hết một chương trình tivi mà bệnh nhân trước đây
vẫn quan tâm[21].
* Giảm tính tự trọng và lòng tin.

Biểu hiện giảm sút tính tự trọng và lòng tin, bi quan với cuộc sống,
bệnh nhân thường nghĩ rằng họ thất bại trong mọi công việc, không có cảm
giác tự tin, khó khăn hoặc mất khả năng ra quyết định.[21]
* Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng.
Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi rất hay gặp. Bệnh nhân cho rằng mình là
kẻ vô dụng, luôn làm hỏng mọi việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, cơ
quan, xã hội. Thậm chí bệnh nhân có mặc cảm tội lỗi liên quan đến các sai
lầm nhỏ trước đây.
Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi có thể mạnh lên thành hoang tưởng, khi
đó niềm tin của bệnh nhân là sai lầm nhưng rất mãnh liệt. Bệnh nhân tự khiển
trách mình vì không thể thành công, không đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp hoặc
quan hệ với mọi người, không hoàn thành nghĩa vụ trong gia đình. Chính cảm
giác vô dụng và tội lỗi của bệnh nhân khiến bệnh nhân muốn nhanh chóng kết
thúc cuộc sống bằng cách tự sát và từ chối điều trị. (Gelder M. 1988) [44].
* Nhìn tương lai ảm đạm và bi quan
Thường bi quan chán nản, chờ đợi một sự không tốt lành trong
tương lai, sự thất bại công việc mai sau, những điều không may xẩy ra với
gia đình [21].
20
* Có ý tưởng và hành vi tự sát
Bệnh nhân trầm cảm nặng thường có ý nghĩ về cái chết. Lúc đầu họ
nghĩ bệnh nặng thế này thì chết mất. Dần dần, bệnh nhân cho rằng bệnh nhân
chết đi cho đỡ đau khổ. Các ý nghĩ này biến thành niềm tin rằng những người
trong gia đình, cơ quan có thể sẽ khá hơn nếu bệnh nhân chết. Từ ý nghĩ tự
sát, bệnh nhân sẽ có hành vi tự sát [56].
Tự sát có thể gặp ở trầm cảm nhẹ và vừa, chúng rất phổ biến ở các bệnh
nhân rối loạn trầm cảm nặng. Có tác giả cho rằng trầm cảm nặng có loạn thần
có nguy cơ tự sát cao hơn trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần,
nhưng nhiều nghiên cứu khác không chứng minh điều đó [72].
* Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều)

Rối loạn giấc ngủ hay gặp nhất trong trầm cảm nặng (chiếm 95% số
trường hợp). Bệnh nhân thường mất ngủ đầu giấc, giữa giấc hoặc mất ngủ
cuối giấc. Mất ngủ là triệu chứng gây khó chịu rất nhiều cho bệnh nhân. Có
thể mất ngủ chính là triệu chứng khiến bệnh nhân phải đi khám bệnh. [73]
Khoảng 5% số bệnh nhân biểu hiện ngủ nhiều, dưới hình thức một giai
đoạn ngủ đêm dài hoặc tăng thời gian ngủ ban ngày. Họ có thể ngủ tới 10 - 12
giờ mỗi ngày, thậm chí ngủ nhiều hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống, lao động và
sinh hoạt của bệnh nhân. Triệu chứng ngủ nhiều thường phối hợp với triệu
chứng ăn nhiều. Theo nhiều tác giả, các bệnh nhân này thường đáp ứng điều
trị tốt với thuốc chống trầm cảm IMAO [73].
- Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít và sút cân
Sự ngon miệng thường bị giảm sút, nhiều bệnh nhân có cảm giác họ bị
ép phải ăn. Họ ăn rất ít, thậm chí trong các trường hợp nặng bệnh nhân nhịn
ăn hoàn toàn. Vì vậy, bệnh nhân thường sút cân nhanh chóng. Khi khám
bệnh, bệnh nhân thường than phiền họ đã bị mất cảm giác ngon miệng, không
21
thấy đói mặc dù không ăn gì. Ngược lại, khoảng 5% số bệnh nhân trầm cảm
lại có thể tăng cảm giác ngon miệng và có thể muốn ăn nhiều hơn một số loại
thức ăn. Khi đó họ dễ tăng cân và trở thành béo phì [21].
- Rối loạn hoạt động tâm thần vận động
Thay đổi tâm thần vận động bao gồm vận động chậm chạp, tăng
khoảng nghỉ trước khi trả lời, giọng nói nhỏ, nội dung nghèo nàn. Các triệu
chứng ức chế vận động hay gặp trong trầm cảm cổ điển và hay xuất hiện ở
người cao tuổi. Họ có thể nằm lỳ trên giường cả ngày mà không hoạt động gì.
Tuy nhiên triệu chứng này ngày nay không còn điển hình như trước đây. Các
kích động vận động hay gặp ở người trẻ tuổi. Họ luôn hoạt động nhiều, đi lại
và hoạt động liên tục nhưng không hề có mục đích gì rõ ràng.
Kích động tâm thần vận động hoặc vận động tâm thần chậm ở trầm cảm
nặng rất rõ ràng, chúng được những người xung quanh và bản thân bệnh nhân
dễ dàng nhận thấy. (DSM IV 1994) [29].

- Các triệu chứng loạn thần
Trầm cảm có loạn thần còn gọi là trầm cảm paranoid. Loạn thần trong
trầm cảm nặng chủ yếu là hoang tưởng (khoảng 90% các trường hợp) [56].
Trầm cảm paranoid chiếm tỷ lệ 20 - 25% tổng số các trường hợp trầm
cảm [9].
Mặc dù hầu hết các bệnh nhân loạn thần là có hoang tưởng, một số ít có
ảo giác. Tuy nhiên, triệu chứng căng trương lực cũng được gặp ở 20% số
trường hợp trầm cảm nặng có loạn thần [16].
Tỷ lệ trầm cảm nặng có loạn thần tăng dần theo số cơn tái phát, từ 8,7%
tổng số bệnh nhân trầm cảm ở cơn đầu tiên, đến 25% tổng số bệnh nhân trầm
cảm ở cơn thứ 5.
22
Các triệu chứng loạn thần trong trầm cảm chia làm 2 loại:
- Loạn thần phù hợp với khí sắc (hoang tưởng nghi bệnh, hoang tưởng
tự buộc tội, hoang tưởng tan biến các cơ quan trong cơ thể).
+ Hoang tưởng tự buộc tội: Bệnh nhân cho rằng mình có nhiều sai lầm,
phạm nhiều tội lỗi, độc ác, không xứng đáng cùng với sự hối hận, sám hối và
đang chờ đợi một sự trừng phạt khủng khiếp (phải đền tội, bị đầy đọa đau khổ
suốt đời).
+ Hoang tưởng nghi bệnh: Bệnh nhân cho rằng mình đang bị mắc các
bệnh nan y không thể chữa khỏi như ung thư, nhiễm HIV.
+ Hoang tưởng phủ định: Bệnh nhân có những ý nghĩ về sự đổ nát, bất
hạnh, tang tóc, nhà cửa ngập lụt, thế giới tan vỡ, đau khổ vô biên và có thể
xuất hiện hội chứng Cotard dễ dẫn đến tự sát [16].
- Loạn thần không phù hợp với khí sắc (hoang tưởng bị hại, bị theo dõi,
bị chi phối ).
Việc thừa nhận bệnh sinh của trầm cảm có loạn thần rất quan trọng vì
trầm cảm có loạn thần có thể phải điều trị bằng thuốc chống trầm cảm kết hợp
với thuốc an thần kinh hoặc sốc điện [26].
Tỷ lệ khỏi bệnh hoàn toàn giữa trầm cảm có loạn thần phù hợp và không phù

hợp với khí sắc cũng khác nhau.
- Trầm cảm có loạn thần phù hợp với khí sắc có tỷ lệ khỏi bệnh hoàn
toàn là 42%.
- Trầm cảm có loạn thần không phù hợp với khí sắc có tỷ lệ khỏi bệnh
hoàn toàn chỉ đạt 18%.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trên một bệnh nhân có thể có cả triệu
chứng loạn thần phù hợp với khí sắc và loạn thần không phù hợp với khí sắc [8].
+ Các ảo giác
23
ảo giác cũng có thể phù hợp hoặc không phù hợp với khí sắc. ảo thanh
chiếm tỷ lệ 36,63% số bệnh nhân trầm cảm nặng có loạn thần. ảo thanh
thường là giọng nói kết tội phỉ báng, khẳng định ý nghĩ mất giá trị của bệnh
nhân, chê bai về phẩm chất tư cách của bệnh nhân. Nặng nhất là ảo thanh xui
khiến cho bệnh nhân tự sát [73].
+ Căng trương lực
Hội chứng căng trương lực có thể gặp trong trầm cảm nặng có loạn
thần là sững sờ, uốn sáp, bất động căng trương lực và kích động căng trương
lực. Các tác giả cho rằng cần điều trị trầm cảm nặng có căng trương lực bằng
sốc điện hoặc kết hợp thuốc an thần kinh với thuốc chống trầm cảm. (H.I.
Kaplan 1994) [56].
1.4.3. Các thể lâm sàng của rối loạn trầm cảm
* Giai đoạn trầm cảm nhẹ
Khí sắc trầm, mất quan tâm, giảm thích thú, mệt mỏi nhiều, khó tiếp tục
công việc hàng ngày và hoạt động xã hội. ít nhất phải có 2 trong số các triệu
chứng chủ yếu cộng thêm 2 trong số các triệu chứng phổ biến khác. Thời gian bị
bệnh tối thiểu 2 tuần, không có hoặc có các triệu chứng cơ thể nhưng nhẹ [24].
* Giai đoạn trầm cảm vừa
Có ít nhất 2 trong số 3 triệu chứng chủ yếu, cộng thêm ít nhất 3 hoặc 4
triệu chứng phổ biến khác. Thời gian tối thiểu 2 tuần, có nhiều khó khăn trong
hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc công việc gia đình. Không có hoặc có 2-3

triệu chứng cơ thể ở mức độ vừa phải [24].
* Giai đoạn trầm cảm nặng, không có các triệu chứng loạn thần
Buồn chán, chậm chạp hoặc kích động, mất tự tin, cảm thấy vô dụng
hoặc thấy có tội lỗi, nếu trầm trọng có hành vi tự sát.
24
Triệu chứng cơ thể có mặt hầu như thường xuyên, có 3 triệu chứng đặc
trưng của trầm cảm cộng với ít nhất 4 trong 7 triệu chứng phổ biến khác.
Bệnh kéo dài ít nhất 2 tuần, bệnh nhân mất khả năng hoạt động xã hội nghề
nghiệp và công việc gia đình [24].
Nghiên cứu trên 2 nhóm bệnh nhân lần đầu bị trầm cảm, trong đó có
145 bệnh nhân có loạn thần và 119 bệnh nhân không có loạn thần, Frangos E.
phân tích xem trầm cảm có loạn thần có phải là một thể bệnh riêng biệt hay
chỉ là một dạng nặng của trầm cảm? Ngoài triệu chứng rối loạn tâm thần vận
động, các triệu chứng như tiền sử gia đình, tiến triển giống nhau giữa 2 nhóm
bệnh nhân trầm cảm có hay không có loạn thần. Từ đó tác giả kết luận trầm
cảm có loạn thần chỉ là một dạng nặng của trầm cảm [39].
Trong y văn thường cho rằng trầm cảm có loạn thần là trầm cảm nặng
hay được coi là một thể đặc biệt của trầm cảm. Bellini L. (1992), so sánh 57
trường hợp trầm cảm nặng có hoang tưởng và 57 bệnh nhân trầm cảm nặng
không có loạn thần. Kết quả cho thấy nhóm bệnh nhân có hoang tưởng không
khác gì nhóm bệnh nhân trầm cảm không loạn thần về cường độ triệu chứng
lâm sàng và tiền sử gia đình. Rối loạn nhân cách ở nhóm bệnh nhân trầm cảm
có loạn thần hay gặp hơn so với các bệnh nhân trầm cảm không loạn thần.
Các bệnh nhân trầm cảm có hoang tưởng không phù hợp với khí sắc hoặc có
ảo giác có thể là một dạng khác của trầm cảm hoang tưởng [33].
Theo Sonawalla S.B. (2001), đánh giá mức độ nặng của trầm cảm căn
cứ vào triệu chứng trầm cảm, số điểm của thang trầm cảm, số lần vào viện
điều trị, mất chức năng và nguy cơ tự sát. Một số yếu tố sinh học, yếu tố tâm
lý, xã hội khiến trầm cảm nặng thêm. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nặng của
trầm cảm là độ dài của cơn trầm cảm trước khi điều trị, biện pháp điều trị, liều

thuốc và thời gian dùng thuốc cũng như các tác dụng phụ của thuốc. Nguy cơ
25

×