Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh trong giám định pháp y tâm thần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.97 KB, 24 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Động kinh (Epilepsy) là sự rối loạn từng cơn chức năng của
thần kinh trung ương do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các
nơ ron.Biểu hiện lâm sàng của động kinh rất phức tạp, ngoài
những rối loạn trong cơn thì các triệu chứng thần kinh và tâm thần
trước cơn, sau cơn và giữa các cơn cũng khá phong phú. Đặc biệt
ở những bệnh nhân động kinh tâm thần và động kinh đã có biến
đổi nhân cách, thường có hành vi nguy hiểm cho bản thân và
những người xung quanh dẫn đến phạm tội buộc cơ quan pháp luật
phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần để xác định năng lực
hành vi của đối tượng giám định, trên cơ sở đó cơ quan xét xử
quyết định năng lực trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội
của họ.
Kết quả nghiên cứu của Gunn J. (1988) trong nhà tù của Anh
và Xứ Wales thấy tỷ lệ động kinh là 0,7- 0,8%, tỷ lệ này cao hơn ở
trong dân số nói chung [65].
Kissin M.I.A (2006) nghiên cứu các biểu hiện rối loạn tâm
thần ở bệnh nhân động kinh, cho kết quả 43% có rối loạn tâm thần
và 45% có biến đổi nhân cách [117].
Trần Văn Cường (2001) phân tích kết quả ở 295 trường hợp
giám định pháp y tâm thần tại Tổ chức giám định pháp y tâm thần
Trung ương trong 5 năm cho kết quả bệnh động kinh chiếm tỷ lệ
12,25% [9].
Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đặt kế hoạch nghiên cứu
đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố thúc
đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh trong giám định
pháp y tâm thần” với các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh nhân động kinh gặp
trong giám định pháp y tâm thần.
2. Nghiên cứu một số yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở
những bệnh nhân động kinh nói trên.


1
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Hiện nay ở Việt Nam những nghiên cứu về lĩnh vực pháp y tâm
thần còn chưa được đẩy mạnh, cũng như nghiên cứu về đặc điểm
lâm sàng và một số yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân
động kinh còn chưa được chú ý, đặc biệt thời gian gần đây hiện
tượng bạo lực, tội phạm có xu hướng tăng cao trong xã hội.
Các kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu có giá trị ở cả góc độ
lý thuyết và thực hành. Từ những kết quả nghiên cứu này giúp cho
các nhà sư phạm, lâm sàng học, trong công tác giảng dạy, chẩn
đoán, điều trị và xét xử đối với bệnh nhân động kinh phạm tội.
Đặc biệt trong việc đề ra các biện pháp quản lý và điều trị bệnh
nhân động kinh nhằm giảm bớt khả năng phạm tội của họ.
BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 125 trang: đặt vấn đề 02; tổng quan tài liệu 36;
đối tượng và phương pháp nghiên cứu 18; kết quả 30; bàn luận 35;
kết luận 02; kiến nghị 01; danh mục công trình nghiên cứu 01;
bảng 46; biểu đồ 10 (không kể phần mục lục, tài liệu tham khảo và
phụ lục).
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN
1.1.1. Khái niệm về pháp y tâm thần
Pháp y tâm thần (Forensic Psychiatry) là một lĩnh vực của tâm
thần học. Nhiệm vụ trọng tâm của pháp y tâm thầnlà đánh giá khả
năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi phạm tội và điều trị
bắt buộc những người phạm tội có rối loạn tâm thần nặng [36].
1.1.3. Một số luận thuyết về tội phạm
+ Các luận thuyết về nhân chủng học
+ Các luận thuyết về bệnh lý tâm thần

+ Các luận thuyết về tâm lý và phân tâm
+ Các luận thuyết về xã hội học
1.1.4. Các hình thức giám định pháp y tâm thần
Bao gồm: giám định nội trú, giám định tại phòng khám, giám
định tại chỗ, giám định tại hội đồng xét xử và giám định vắng mặt
2
1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH ĐỘNG KINH
1.2.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh động kinh:
1.2.2.1. Các cơn động kinh và hội chứng động kinh toàn thể
+ Cơn vắng ý thức
+ Cơn giật cơ
+ Cơn co giật
+ Cơn co cứng
+ Cơn co cứng - co giật (động kinh cơn lớn)
+ Cơn mất trương lực
+ Hội chứng West
+ Hội chứng Lennox – Gastaut
+ Hội chứng động kinh giật cơ - mất đứng
1.2.2.2. Các cơn động kinh và hội chứng động kinh cục bộ
* Các cơn động kinh cục bộ đơn giản
+ Các cơn động kinh cục bộ với triệu chứng vận động
+ Các cơn động kinh cục bộ với triệu chứng giác quan
+ Các cơn với triệu chứng tiền đình
+ Các cơn động kinh cục bộ với triệu chứng thần kinh thực vật
+ Các cơn động kinh cục bộ với triệu chứng tâm thần
* Các cơn động kinh cục bộ phức tạp
+ Động tác tự động
+ Các cơn động kinh cục bộ với triệu chứng biến đổi ý thức
+ Động kinh cục bộ lành tính (động kinh kịch phát Rolando)
+ Hội chứng Kojewnikow

+ Các loại động kinh thuỳ
1.3. BỆNH ĐỘNG KINH TRONG GIÁM ĐỊNH PHÁP Y
TÂM THẦN
1.3.1 Tỷ lệ phạm tội của bệnh nhân động kinh
Kết quả nghiên cứu của Gunn J (1988) trong nhà tù của Anh
và Xứ Wales thấy tỷ lệ bị động kinh là 0,7-0,8%, tỷ lệ này cao hơn
ở trong dân số nói chung (0,45%) [65].
Ở Việt Nam , theo kết quả nghiên cứu của Trần Văn Cường và
cộng sự (2001) cho thấy tỷ lệ bệnh nhân động kinh chiếm 12,25%
tổng số các đối tượng giám định [9].
3

1.3.2. Đặc điểm, tính chất hành vi phạm tội ở bệnh nhân động
kinh
1.3.2.1. Đặc điểm rối loạn tâm thần khi phạm tội
Chính nhân cách bùng nổ, tính khiêu khích gây gổ là cốt lõi của
khả năng phạm tội. Frenwick P. (1986) nghiên cứu trên 270 bệnh
nhân động kinh thùy thái dương và 199 bệnh nhân động kinh cục
bộ phức tạp, thấy hầu hết các trường hợp phạm tội xảy ra ngoài
cơn và trong tình trạng rối loạn nhân cách [63].
1.3.2.2. Hình thức, tính chất hành vi phạm tội
Bệnh nhân động kinh hành động một cách tức thì, bám riết nạn
nhân và có biểu hiện quên sau khi thực hiện hành vi phạm tội.
1.3.2.3. Hậu quả do bệnh nhân động kinh phạm tội gây ra
Hậu quả do người bệnh động kinh phạm tội gây ra là hết sức
nặng nề, chủ yếu dẫn đến chết người và gây thương tích nặng [14]
1.4. CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY HÀNH VI PHẠM TỘI Ở
BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH
1.4.1. Yếu tố bệnh lý
1.4.1.1. Trạng thái ý thức hoàng hôn

Hành vi của bệnh nhân do hoang tưởng và ảo giác chi phối nên
bệnh nhân thường có hành vi hết sức nguy hiểm, tấn công một
cách dã man, phá phách một cách vô nghĩa tất cả những gì ngăn
cản trước mắt[4],[5]. Bệnh nhân động kinh phạm tội trong trạng
thái này chiếm tỷ lệ khoảng 2% đến 6,25% [14],[117].
1.4.1.2. Động kinh tâm thần và các rối loạn tâm thần trong bệnh
động kinh
+ Động kinh tâm thần: chiếm 45,13% tổng số các bệnh nhân
động kinh được nghiên cứu và phần lớn động kinh tâm thần xuất
hiện ở lứa tuổi trẻ [72],[95]. Bệnh nhân động kinh tâm thần phạm
tội chiếm khoảng 4,2-5,6% [14].
+ Các rối loạn tâm thần trong bệnh động kinh: Rối loạn tâm
thần trong động kinh được nhiều tác giả đề cập đến và được chia
ra các thời kỳ trước cơn, trong cơn, sau cơn và giữa các cơn [59],
[68],[71] Biểu hiện chủ yếu của rối loạn tâm thần giữa các cơn
động kinh được nhiều tác giả đề cập đến đó là rối loạn về cảm xúc,
tư duy, trí tuệ và nhân cách[4],[66],[90],[91].
1.4.2. Yếu tố tâm lý xã hội.
4
Người bệnh động kinh phần lớn bị bất lợi về mặt xã hội: 1/2 có
khó khăn nghiêm trọng với công việc, bệnh nhân chịu nhiều tổn
thất từ nhận thức và thành kiến của người khác về động kinh hơn
là tình trạng thực của bản thân người bệnh. Nhiều vấn đề nảy sinh
trong trường học, công việc và trong cuộc sống gia đình, triển
vọng kết hôn có thể bị ảnh hưởng. Trên nền một nhân cách biến
đổi thì yếu tố tâm lý xã hội đóng vai trò quan trọng trong sự phạm
tội [63].
1.4.4. Sử dụng các chất kích thích
Rượu có thể phát động cơn động kinh trong nhiều tình huống
chiếm 0,5-45% động kinh ở người lớn. Ở Pháp 1/4 động kinh ở

người lớn là do rượu - qua điều tra một số tác giả thấy có 3,7-6,6%
người nghiện rượu bị động kinh [89]. Trong giám định pháp y tâm
thần các tác giả thấy yếu tố sử dụng chất kích thích thúc đẩy hành
vi phạm tội chiếm tỷ lệ từ 9,28 đến 13,94% [14].
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là 60 trường hợp phạm tội hình sự do cơ
quan tiến hành tố tụng (Công an, Viện kiểm sát, Toà án) trưng cầu
giám định pháp y tâm thần tại Tổ chức Giám định pháp y Tâm
thần Trung ương (thuộc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1) và
Viện Giám định Pháp y Tâm thần Trung ương từ tháng 12/1993
đến tháng 8/2009 được hội đồng giám định chẩn đoán xác định bị
bệnh động kinh.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.2.Tiêu chuẩn chọn đối tuợng nghiên cứu
+ Là các đối tượng phạm tội hình sự do các cơ quan tiến hành
tố tụng trưng cầu giám định pháp y tâm thần tại Tổ chức giám
định pháp y tâm thần Trung ương và Viện Giám định Pháp y Tâm
thần Trung ương, được hội đồng giám định kết luận bị bệnh động
kinh.
+ Các đối tượng nghiên cứu được lựa chọn theo tiêu chuẩn chẩn
đoán của tổ chức y tế giới lần thứ 10 (ICD-10) mục G về bệnh hệ
thần kinh.
Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định cho đối tượng nghiên cứu
gồm:
5
- Về lâm sàng: có cơn động kinh trên lâm sàng
- Về điện não: điện não đồ có biến đổi bệnh lý phù hợp với cơn
động kinh trên lâm sàng.

2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ
+ Hồ sơ trưng cầu giám định không đáp ứng được yêu cầu của
cơ quan chuyên môn y tế.
+ Các hiện tượng giống cơn động kinh
- Nguồn gốc nội khoa
- Nguồn gốc tâm thần
- Giả vờ cơn động kinh
2.2.5. Thiết kế nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu theo phương pháp mô tả lâm sàng kết
hợp hồi cứu và tiến cứu.
2.2.5.1. Phương pháp hồi cứu
Dựa vào bệnh án trong thời gian theo dõi giám định, các xét
nghiệm cận lâm sàng đã thực hiện và biên bản giám định pháp y
tâm thần đã có, chỉ sử dụng những bệnh án đáp ứng được các yêu
cầu theo mẫu hồ sơ nghiên cứu được thiết kế như đối với các
trường hợp nghiên cứu theo phương pháp tiến cứu để đưa vào số
liệu đánh giá kết quả cùng với số liệu các trường hợp thực hiện
theo phương pháp tiến cứu.
2.2.5.2. Phương pháp tiến cứu
+ Thu thập thông tin từ hồ sơ trưng cầu giám định.
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin từ các tài liệu do cơ
quan trưng cầu giám định cung cấp nhằm xác định rõ:
- Tiền sử sản khoa, nhi khoa, quá trình sinh trưởng, phát triển,
khả năng học tập, lao động, công tác và tình trạng sức khoẻ, bệnh
tật của đối tượng giám định.
- Xác định một số nguyên nhân gây động kinh.
- Xác định tình trạng tâm thần của đối tượng giám định khi
phạm tội
- Xác định phương tiện sử dụng, hình thức và tính chất hành vi
phạm tội.

- Đánh giá hậu quả do đối tượng phạm tội gây ra cho nạn nhân.
- Xác định quan hệ của người bị hại với đối tượng phạm tội.
+ Lập hồ sơ bệnh án theo mục tiêu nghiên cứu .
Các mục cần nghiên cứu bao gồm: tiền sử, bệnh sử, quá trình
phạm tội và yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội.
6
+ Lp quy trỡnh thm khỏm, giỏm nh.
- Quan sỏt chuyờn khoa.
- Khỏm tõm thn.
- Khỏm ni khoa, thn kinh v cỏc chuyờn khoa khỏc.
- Phng phỏp giỏm nh.
Tt c cỏc trng hp u c thc hin theo hỡnh thc giỏm
nh tp th. Kt lun giỏm nh l mt chng c phỏp lý rt quan
trng vỡ vy phi c lp thnh vn bn. Ni dung kt lun giỏm
nh phi tr li y cỏc yờu cu ca c quan trng cu giỏm
nh:
V y hc: i tng giỏm nh cú b bnh ng kinh hay
khụng, loi cn ng kinh, mc bin i nhõn cỏch v ri lon
tõm thn.
V phỏp lut: ỏnh giỏ mc nh hng ca bnh n kh
nng nhn thc v kim ch hnh vi.
2.2.7. Phng phỏp nghiờn cu in nóo ngoi cn ng
kinh
+ Tt c cỏc trng hp u c ghi in nóo ngoi cn
ng kinh trờn mỏy in nóo Neurofax 2100K ca hóng NIHON
CONDEN (Nht bn).
+ Sau khi ghi in nóo nn, tin hnh ghi in nóo trong phn
ng Berger, nghim phỏp tng thụng khớ phi ghi phỳt th 2 v
nghim phỏp kớch thớch ỏnh sỏng ngt quóng.
+ in nóo c ghi ngay trong tun u tiờn khi bnh nhõn

vo vin, mt s trng hp c bit phi ghi in nóo nhiu
ln v cỏc c s ghi in nóo khỏc nh bnh vin Bch mai,
bnh vin Quõn y 108.
+ Kt qu ghi in nóo c thu thp v phõn chia theo
phõn loi ca Zhirmunskaja E.A (1963).
2.2.8. Phng phỏp nghiờn cu trc nghim tõm lý
- C s tin hnh k thut trc nghim: phũng test tõm lý Bnh
vin Tõm thn Trung ng I v Vin Giỏm nh Phỏp y Tõm thn
Trung ng.
- Chuẩn bị bệnh nhân: giải thích ý nghĩa công việc và hớng dẫn
cách thức tiến hành cho bệnh nhân.
- Cách tiến hành và đánh giá kết quả: Theo tài liệu Trắc
nghiệm tâm lý lâm sàng
7
- Test MMPI rút gọn tính trị số trung bình các thang, so sánh
với chỉ số chuẩn.
- Test Raven so sánh kết quả làm test của nhóm bệnh nhân với
chỉ số chuẩn.
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU, PHÂN TÍCH VÀ
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ.
Các số liệu được xử lý bằng chương trình Stata 10.0
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1. Giới tính của đối tượng nghiên cứu
Chỉ số thống kê
Giới tính
n Tỷ lệ % p
Nam 57 95,00
p < 0,001

Nữ 3 5,00
Cộng 60 100,00
Bảng 3.1 cho thấy, nam giới chiếm tỷ lệ 95% và nữ giới chiếm tỷ
lệ 5% .
Bảng 3.3. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu
Chỉ số thống kê
Hoc vấn
n Tỷ lệ % p
Không biết chữ 4 6,67 p < 0,001
Tiểu học 25 41,66
Trung học cơ sở 24 40,00
Trung học phổ thông 6 10,00
Đại học, trung học chuyên nghiệp 1 1,67
Cộng 60 100,00
Bảng 3.3 cho thấy chủ yếu là trình độ tiểu học và trung học cơ
sở (81,66%).
8
Bảng 3.4. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Chỉ số thống kê
Nghề nghiệp
n Tỷ lệ % p
Không nghề nghiệp 23 38,34
p

< 0,001
Nông dân 27 45,00
Công nhân 5 8,33
Viên chức 1 1,67
Học sinh 2 3,33
Nghề nghiệp khác 2 3,33

Cộng 60 100,00
Bảng 3.4 cho thấy chủ yếu là nông dân (45%) và không nghề
(38,34%).
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
3.2.1. Phân loại và nguyên nhân xuất hiện cơn động kinh của
bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 3.9. Phân loại cơn động kinh ở bệnh nhân nghiên cứu
Chỉ số thống kê
Phân loại cơn
n Tỷ lệ % p
Cơn động kinh toàn thể 52 86,67
p

<0,001
Cơn động kinh cục bộ 7 11,66
Cơn động kinh không xác định 1 1,67
Cộng 60 100,00
Bảng 3.9 cho thấy đa số là cơn động kinh toàn thể (86,67%),
cơn động kinh cục bộ chiếm tỷ lệ là 11,66% và cơn động kinh
không xác định là 1,67%.
Bảng 3.12. Nguyên nhân xuất hiện cơn động kinh ở bệnh nhân
nghiên cứu
Chỉ số thống kê
Nguyên nhân
n Tỷ lệ % p
Chấn thương sọ não 21 35,00
p

<0,001
Viêm não – màng não 13 21,67

Nguyên nhân khác 3 5,00
Chưa rõ nguyên nhân 23 38,33
Cộng 60 100,00
9
Bảng 3.12 cho thấy, xác định được nguyên nhân ở 61,67% còn
lại 38,33% chưa rõ nguyên nhân.
3.2.2. Kết quả nghiên cứu lâm sàng ở bệnh nhân động kinh
trong giám định Pháp y tâm thần.
Bảng 3.14. Các hội chứng rối loạn ý thức ở bệnh nhân nghiên cứu
Chỉ số thống kê
Hội chứng
n = 20 Tỷ lệ % p
Ý thức lú lẫn 13 65,00 P<0,01
Ý thức hoàng hôn 2 10,00
Rối loạn ý thức không xác định 5 25,00

Bảng 3.14 cho thấy ý thức lú lẫn là chủ yếu (65%), các hội chứng
rối loạn ý thức khác có tỷ lệ không đáng kể.
Bảng 3.15. Các triệu chứng rối loạn cảm xúc ở bệnh nhân nghiên
cứu
Chỉ số thống kê
Triệu chứng
n=44 Tỷ lệ % p
Loạn khí sắc 27 61,36
P<0,001
Bồn chồn, bất an 3 6,81
Trầm cảm 9 20,46
Cảm xúc thờ ơ 3 6,81
Cơn xung động cảm xúc 2 4,56
Bảng 3.15 cho thấy chủ yếu là triệu chứng loạn khí sắc (61,36%),

các triệu chứng khác có tỷ lệ không đáng kể.
Bảng 3.16. Các triệu chứng rối loạn hoạt động ở BN nghiên cứu
Chỉ số thống kê
Triệu chứng
n=38 Tỷ lệ % p
Hành vi khó kiềm chế 17 44,74 p

<0,05
Tăng hoạt động 10 26,32
Kích động tâm thần vận động 5 13,16
Hành vi đơn điệu 6 15,78
Bảng 3.16 cho thấy hành vi khó kiềm chế chiếm tỷ lệ cao nhất
(44,74%), tiếp đến là tăng hoạt động (26,32%), hành vi đơn điệu
(15,78%) và thấp nhất là triệu chứng kích động tâm thần vận động
(13,16%).
10
Bảng 3.18. Các triệu chứng rối loạn tư duy ở bệnh nhân nghiên cứu
Chỉ số thống kê
Triệu chứng
n=27 Tỷ lệ % p
Nói chậm 15 55,55
p

<0,001
Nói nhiều 3 11,11
Nói lặp lại 15 55,55
Nói ngập ngừng 4 14,81
Hoang tưởng bị truy hại 2 7,40
Bảng 3.18 cho thấy nói chậm và nói lặp lại chiếm tỷ lệ cao hơn cả
(55,55%).

Bảng 3.20. Các triệu chứng rối loạn trí nhớ và trí tuệ ở bệnh
nhân nghiên cứu
Chỉ số thống kê
Triệu chứng
n=25 Tỷ lệ % p
Giảm trí nhớ 25 100,00
p

<0,01
Giảm trí tuệ 10 40,00
Chậm phát triển tâm thần 4 16,00
Bảng 3.20 cho thấy có 25/60 bệnh nhân nghiên cứu có biểu
hiện rối loạn trí nhớ và trí tuệ, trong đó 100% số bệnh nhân này có
giảm trí nhớ ở các mức độ khác nhau, giảm trí tuệ (40%) và chậm
phát triển tâm thần chiếm tỷ lệ là 16%.
3.2.3. Một số đặc điểm hành vi phạm tội ở bệnh nhân nghiên
cứu.
Bảng 3.23. Thời điểm phạm tội ở bệnh nhân động kinh
Chỉ số thống kê
Thời điểm phạm tội
n
Tỷ lệ
%
p
Trong cơn động kinh 3 5,00
p

<0,001
Ngoài cơn động kinh 57 95,00
Cộng 60 100,00

Bảng 3.23 cho thấy thời điểm phạm tội chủ yếu xảy ra ở thời
điểm ngoài cơn động kinh (95%).
11

Bảng 3.24. Một số hình thức phạm tội ở bệnh nhân nghiên cứu
Chỉ số thống kê
Hình thức phạm tội
n=60
Tỷ Lệ
%
p
Dùng súng bắn 2 3,33 p

<0,001
Dùng dao và vật nhọn chém, đâm 19 31,67
Dùng gậy và gạch đập, ném 6 10,00
Dùng tay bóp cổ 2 3,33
Buôn lậu 8 13,33
Hiếp dâm 4 6,67
Trộm cắp, cướp giật 14 23,33
Đốt nhà 2 3,33
Các hình thức khác 7 11,67
Bảng 3.24 cho thấy hình thức phạm tội đa dạng nhưng chủ yếu
là dùng dao, vật nhọn chém, đâm (31,67%) và trộm cắp cướp giật
(23,33%).
Bảng 3.25. Hậu quả hành vi phạm tội ở bệnh nhân nghiên cứu
Chỉ số thống kê
Hậu quả phạm tội
n=60
Tỷ Lệ

%
p
Gây chết người 21 35,00 p<0,001
Gây thương tích cho người khác 12 20,00
Gây thiệt hại tài sản 19 31,67
Ảnh hưởng đến an ninh, trật tự 17 28,33
Ảnh hưởng đến nhân phẩm người khác 3 5,00
Bảng 3.25 cho thấy hậu quả gây chết người chiếm tỷ lệ cao
nhất (35%), gây thiệt hại tài sản (31,67%), ảnh hưởng đến an ninh
trật tự (28,33%), gây thương tích cho người khác (20%), ảnh
hưởng đến nhân phẩm người khác (5%). So sánh thấy có sự khác
biệt và có ý nghĩa với p<0,001.
12
Bảng 3.26. Mối quan hệ của đối tượng bị hại với bệnh nhân
nghiên cứu
Chỉ số thống kê
Mối quan hệ
n=60 Tỷ lệ % p
Người trong gia đình 5 8,33
p

<0,001
Người hàng xóm 30 50,00
Bạn bè và đồng nghiệp 2 3,33
Khách qua đường 5 8,33
Người thi hành công vụ 2 3,33
Chính quyền và cơ quan 3 5,00
Các đối tượng khác 13 21,67
Bảng 3.26 cho thấy tỷ lệ cao nhất là người hàng xóm (50%),
thấp nhất là bạn bè đồng nghiệp và người thi hành công vụ

(3,33%).
3.2.4. Kết quả nghiên cứu cận lâm sàng ở bệnh nhân động
kinh trong giám định Pháp y tâm thần.
Bảng 3.28. Phân loại điện não đồ theo Zhirmunskaja ở bệnh
nhân nghiên cứu
Chỉ số thống kê
Phân loại ĐNĐ
n
Tỷ lệ
%
p
Loại I: ĐNĐ bình thường 0 0,00
p

<0,001
Loại II: loạn nhịp ĐNĐ 6 10,00
Loại III: ĐNĐ mất đồng bộ 7 11,66
Loại IV: ĐNĐ tăng đồng bộ 10 16,67
Loại V: ĐNĐ bệnh lý lan tỏa
hoặc khu trú
37
61,6
7
Cộng 60 100,00
Bảng 3.28 cho thấy chủ yếu là điện não đồ loại V (61,67%).
13
Bảng 3.30. Kết quả đánh giá chỉ số IQ ở bệnh nhân nghiên cứu
Đối tượng
Chỉ số IQ
n

Nhóm
nghiên cứu
Chỉ số IQ
chuẩn
p
SD ±X
58 85,50 ± 10,67 100 ± 15
p < 0,001
(Z = 5,16)
< 70 4 6,90
p

<0,001
70 ≤ IQ < 80 6 10,34
80 ≤ IQ ≤ 100 43 74,14
IQ > 100 5 8,62
Bảng 3.30 cho thấy chỉ số IQ của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
thấp hơn chỉ số IQ chuẩn. Sự khác biệt và có ý nghĩa thống kê với
p < 0,001.
Bảng 3.32. Kết quả trắc nghiệm MMPI ở bệnh nhân nghiên
cứu
Đối tượng
Thang
MMPI
Bệnh nhân
động kinh
(n=59)
SD ±X
Chỉ số MMPI
chuẩn

SD ±X
T-
student
p
Hs 56,73 ± 11,26 50,00 ± 10,00 2,16 p < 0,05
D 53,41 ± 9,10 50,00 ± 10,00 1,65 p > 0,05
Hy 49,94 ± 9,28 50,00 ± 10,00 - p > 0,05
Pd 67,92 ± 12,93 50,00 ± 10,00 7,12 p < 0,001
Mf 50,65 ± 7,10 50,00 ± 10,00 - p > 0,05
Pa 63,88 ± 9,86 50,00 ± 10,00 6,56 p < 0,001
Pt 51,67 ± 13,60 50,00 ± 10,00 0,94 p > 0,05
Sc 55,92 ± 12,74 50,00 ± 10,00 2,89 p < 0,05
Ma 54,26 ± 11,65 50,00 ± 10,00 1,81 p > 0,05
Si 51,69 ± 9,13 50,00 ± 10,00 0,96 p > 0,05
Bảng 3.32 cho thấy kết quả test MMPI rất đa dạng và khác
nhau bao gồm các thang Pd và Pa so với chỉ số MMPI chuẩn thấy
có sự khác biệt rõ và có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Các thang
Hs và Sc so với chỉ số MMPI chuẩn thấy có sự khác biệt ở mức độ
thấp hơn với p<0,05. Các thang khác không thấy có sự khác biệt.

14
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY
HÀNH VI PHẠM TỘI Ở BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH
TRONG GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN
Bảng 3.35. Các loại yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh
nhân động kinh
Chỉ số thống kê
Loại yếu tố
n
Tỷ lệ

%
p
Yếu tố bệnh lý 29 48,34 p
<0,001
Yếu tố bên ngoài 23 38,33
Yếu tố bệnh lý + Yếu tố bên ngoài 8 13,33
Cộng 60 100,00
Bảng 3.35 cho thấy yếu tố bệnh lý (48,34) cao hơn yếu tố bên
ngoài(38,33%).
Bảng 3.36. Phân tích các yếu tố bệnh lý thúc đẩy hành vi phạm
tội ở bệnh nhân nghiên cứu
Chỉ số thống kê
Yếu tố bệnh lý
n=37
Tỷ lệ
%
p
Ý thức hoàng hôn 2 5,41 p

<0,001
Động kinh tâm thần 3 8,11
Biến đổi nhân cách 25 67,56
Rối loạn tâm thần 20
54,0
5
Cơn xung động động kinh 3 8,11
Bảng 3.36 cho thấy chủ yếu là biến đổi nhân cách (67,56%) và
các rối loạn tâm thần nói chung (54,05%).
Bảng 3.38. Phân tích các yếu tố bên ngoài thúc đẩy hành vi
phạm tội ở bệnh nhân nghiên cứu

Chỉ số thống kê
Yếu tố bên ngoài
n=31
Tỷ lệ
%
p
Yếu tố tâm lý – xã hội 23 74,19 p

<0,001
Sử dụng rượu 5 16,13
Yếu tố TL – XH + Sử dụng rượu 3 9,68
Bảng 3.38 cho thấy chủ yếu là yếu tố tâm lý-xã hội (74,19%).
15
Bảng 3.41 . Phân tích yếu tố xã hội thúc đẩy hành vi phạm
tội ở bệnh nhân nghiên cứu
Chỉ số thống kê
Yêú tố xã hội
n= 19 Tỷ lệ % p
Bị coi thường, xúc phạm 11 57,89 p <0,05
Đố kỵ, thù hằn 3 15,80
Bị rủ rê, xúi giục 5 26,31
Bảng 3.41 chủ yếu là yếu tố bị coi thường, bị xúc phạm
(57,89%).
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU
4.1.1. Về giới tính
Tuyệt đại đa số những đối tượng bị bệnh động kinh phạm tội
hình sự là nam giới(95%) cao hơn hẳn so với đối tượng phạm tội

là nữ giới(5%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Tỷ
lệ này có sự khác biệt rất nhiều so với tỷ lệ nam /nữ ở bệnh nhân
động kinh nói chung. Sự khác biệt này có thể là do nghiên cứu của
chúng tôi chỉ thực hiện trên các bệnh nhân động kinh phạm tội
hình sự do các cơ quan pháp luật trưng cầu, chưa phải là đại diện
cho một quần thể rộng lớn, mặt khác có thể do đặc điểm tính cách
giới khác nhau giữa nam và nữ cũng dẫn đến sự khác biệt này.
4.1.3. Về nghề nghiệp
Chủ yếu là nông dân(45%) và không nghề nghiệp(38,34%) cao
hơn hẳn so với những đối tượng làm nghề khác. Sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Điều này được giải thích là do
động kinh gây ra nhiều hậu quả tâm lý xã hội, bệnh nhân thiếu tự
tin, hay lo lắng, thất vọng và điều quan trọng nhất là mặc cảm tự ti
về bệnh của mình kèm theo là kỳ thị của xã hội đối với người bệnh
chính vì vậy họ chỉ tham gia được những công việc đơn giản hoặc
không có nghề nghiệp.
4.1.4. Về trình độ học vấn
Chủ yếu là trình độ tiểu học và trung học cơ sở, 2 nhóm này
chiếm 81,66% cao hơn hẳn các nhóm trình độ học vấn khác. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Kết quả này là phù hợp
vì trong bệnh động kinh, rối loạn trí tuệ là triệu chứng thường gặp,
16
đặc biệt ở những bệnh nhân có thời gian mắc bệnh lâu, tổn thương
thực thể não nặng nề. Theo Camfield C.(1993) thì có 34% số bệnh
nhân động kinh phải bỏ học và 20% thất nghiệp [55].
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH ĐỘNG KINH TRONG
GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN
4.2.1. Về tỷ lệ nhóm và cơn động kinh
Nhóm động kinh toàn thể chiếm tỷ lệ cao (86,67%), động kinh
cục bộ chiếm 11,67% và chỉ có 1 trường hợp là động kinh không

xếp loại (chiếm 1,66%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,01. Trong các loại cơn động kinh toàn thể thì chủ yếu là loại
cơn co cứng và co giật hỗn hợp chiếm 92,31%. Trong các cơn
động kinh cục bộ thì cơn thùy thái dương (42,86%) và cơn cục bộ
toàn thể hóa thứ phát (28,57%) là cao hơn cả, nhưng khi so sánh
thì không thấy sự khác biệt ( p>0,05).
So với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác như Loiseau P.
và cộng sự (1991), của Gastaut H. (1963) thì tỷ lệ động kinh toàn
thể là 37,5%, động kinh cục bộ là 62,5% [108],[111].
Theo Cao Tiến Đức (1994) nghiên cứu trên 296 bệnh nhân
động kinh cho kết qủa động kinh toàn thể ở người lớn là 51,2%, ở
trẻ em là 75% [21].
4.2.2. Về nguyên nhân xuất hiện cơn động kinh
Nguyên nhân do chấn thương sọ não chiếm tỷ lệ cao nhất
(35,0%), tiếp đến là viêm não-màng não (21,67%) và nguyên nhân
khác chiếm tỷ lệ thấp hơn cả (5,0%). So sánh thấy sự khác biệt rõ
rệt và có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả
khác.Theo Penfield W. và Jasper H. thì tỷ lệ động kinh xuất hiện
trong vòng 1 năm đầu sau chấn thương sọ não là 46%, 2 năm là
63% và 89% xuất hiện trong vòng 10 năm sau chấn thương [84].
4.2.3. Về các rối loạn tâm thần giai đoạn ngay sau cơn và giữa
các cơn động kinh
4.2.3.1. .Các hội chứng rối loạn ý thức
Hội chứng ý thức lú lẫn là chủ yếu (65%), ý thức không xác
định (25%),ý thức hoàng hôn (10%). Khi so sánh các nhóm số liệu
ta thấy có sự khác biệt và có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
Theo Zemliania A.A (2007) có tới 30% số bệnh nhân động kinh
giai đoạn ngay sau cơn có biểu hiện rối loạn ý thức [116].
17

Kissin M.I.A cũng cho kết quả 2% số bệnh nhân động kinh có
biểu hiện rối loạn ý thức hoàng hôn ngay sau cơn [117].
4.2.3.2. Các triệu chứng rối loạn cảm xúc
Loạn khí sắc chiếm tỷ lệ cao (61,36%), tiếp đến là trầm cảm
(20,46%), cơn xung động cảm xúc có tỷ lệ thấp nhất (4,56%).
Trong trạng thái loạn khí sắc bệnh nhân có cảm giác không vừa
lòng với tất cả những gì diễn ra ở xung quanh nên dễ có hành vi
tấn công dẫn đến hành vi phạm tội hết sức nguy hiểm. Theo
Beyenburg S. có tới 50-60% bệnh nhân động kinh có những di
chứng về tâm thần đặc biệt là rối loạn lo âu và trầm cảm
[52].Zemliania A.A (2007) cho kết quả 14% số bệnh nhân động
kinh có biểu hiện rối loạn cảm xúc [116].
4.2.3.3. Rối loạn hành vi và rối loạn hoạt động bản năng
Hành vi khó kiềm chế có tỷ lệ cao nhất (44,74%), chỉ có 5% số
đối tượng nghiên cứu có biểu hiện cơn xung động nhưng đây lại là
những hành vi xung động rất nguy hiểm như: xung động giết
người, xung động đánh người và xung động đập phá. Nghiên cứu
của Kornhilova S.V. năm 2007 đưa ra tỷ lệ hình thức hành vi xung
động như sau: giết người - 49,15%, đe dọa giết người- 20,2%, gây
thương tích- 21,2% [118].
4.2.3.4. Các biểu hiện rối loạn tư duy
Nói chậm và nói lặp lại chiếm tỷ lệ cao nhất (55,55%), nói ngập
ngừng (14,81%), nói nhiều (11,11%) và chỉ duy nhất một triệu
chứng rối loạn nội dung tư duy là hoang tưởng bị hại (7,4%). Sự
khác biệt giữa các triệu chứng rối loạn tư duy có ý nghĩa thống kê
với p<0,001.Kết quả nghiên cứu của Zemliania A.A (2006) cho
thấy 18% nhóm bệnh nhân nghiên cứu có rối loạn tư duy, họ có
khó khăn trong quá trình khái quát hóa và trừu tượng hóa, tư duy
nhịp chậm [115].
4.2.3.5. Các triệu chứng rối loạn trí nhớ và trí tuệ

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy có 25/60 chiếm 41,67%
số bệnh nhân nghiên cứu có biểu hiện rối loạn trí nhớ và trí tuệ.
Theo kết quả nghiên cứu của Cao tiến Đức, trí nhớ của bệnh nhân
động kinh giảm thể hiện ở đường cong học thuộc 10 từ thấp, nhớ
dãy số kém: 6,8 ± 0,6 [21].
18
4.2.4. Về một số đặc điểm hành vi phạm tội ở bệnh nhân động
kinh trong giám định pháp y tâm thần.
4.2.4.2. Về thời điểm phạm tội
Đại đa số bệnh nhân động kinh phạm tội ở giai đoạn ngoài cơn
động kinh (95%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp
với kết quả nghiên cứu của Pinatel J. cho rằng: chính nhân cách
hung hăng, tính khiêu khích gây gổ là cốt lõi của hành vi phạm tội
[113], Gunn J. cho kết quả cơn tự động động kinh thực sự ít khi là
nguyên nhân của phạm tội mà hành vi hung bạo là kết quả của rối
loạn kiềm chế [65].
4.2.4.3. Về một số hình thức phạm tội
Phổ biến nhất vẫn là hình thức dùng dao, vật nhọn đâm
chém( 31,67%), tiếp đến là hình thức trộm cắp, cướp giật
(23,33%), buôn lậu (13,33%), dùng cây và gạch đập ném (10%) và
các hình thức khác (11,67%). Sở dĩ có kết quả như trên là do bệnh
nhân động kinh phạm tội mang tính bột phát, tức thì nên khi hành
động bệnh nhân thường dùng những vật dụng sẵn có, gần tầm tay,
ít khi có sự chuẩn bị nên phương tiện họ dùng chủ yếu là những
vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày như dao, vật nhọn.Trần Văn
Cường và cộng sự (2001) nghiên cứu phân tích kết quả ở 295
trường hợp giám định pháp y tâm thần tại Tổ chức Giám định
Pháp y Tâm thần Trung ương cho kết quả hình thức và phương
tiện sử dụng thực hiện hành vi phạm tội bằng dao, mác, vật nhọn
là 44,46% [9].

4.2.4.4. Về hậu quả hành vi phạm tội và quan hệ của người bị
hại với bệnh nhân động kinh phạm tội.
Hậu quả chủ yếu là gây chết người (35%) và gây thương tích
(25%).
Đối tượng bị bệnh nhân động kinh phạm tội gây hại chủ yếu là
người hàng xóm (50,0%) và người thân trong gia đình bệnh nhân
(8,33%). Kết quả này là phù hợp vì tính chất phạm tội của bệnh
nhân động kinh là đột ngột, mãnh liệt, dai dẳng và dã man,
phương tiện mà bệnh nhân sử dụng là những vật dụng dễ gây sát
thương như dao, vật nhọn nên hậu quả hành vi phạm tội của bệnh
nhân động kinh là rất nặng nề chủ yếu dẫn đến chết người và gây
thương tích.
19
4.2.5. Về kết quả cận lâm sàng và trắc nghiệm tâm lý
4.2.5.1. Về kết quả nghiên cứu điện não đồ
Trong nghiên cứu của chúng tôi cả 60 bệnh nhân đều được ghi
điện não đồ ngoài cơn động kinh, một số trường hợp phải ghi
nhiều lần ở các cơ sở khác nhau. Kết quả chủ yếu là điện não đồ
loại V (61,67%).Theo Niebling H.G. điện não đồ chỉ có thể phát
hiện ở 70% các trường hợp động kinh và ở động kinh toàn thể
người lớn khi làm điện não đồ giữa các cơn thì 50% có sóng động
kinh điển hình [79]. Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Cao Tiến
Đức cho thấy tỷ lệ sóng động kinh điển hình ở trẻ em 61,8%, ở
người lớn 38,8%[21] và 100% bệnh nhân động kinh cục bộ phức
tạp có điện não đồ ở loại V [22].
4.2.5.2. Về kết quả đánh giá trí tuệ bằng chỉ số IQ ở bệnh nhân
nghiên cứu
Chỉ số IQ của bệnh nhân động kinh phạm tội được giám định
pháp y tâm thần thấp hơn hẳn chỉ số IQ của quần thể (85,50 +
10,67 so với 100 + 15), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với

p<0,001. Như vậy sự ảnh hưởng bệnh động kinh đối với trí tuệ của
bệnh nhân động kinh là không nhỏ.
Một số tác giả nước ngoài nghiên cứu ở 288 trẻ em động kinh
thấy chỉ số IQ trung bình là 89 so với nhóm chứng là 92, ở 180 trẻ
em từ 7-15 tuổi bị động kinh thấy 5% có IQ <79 và 12% có IQ từ
80- 89[90].
Theo Cao Tiến Đức, IQ ở nhóm động kinh toàn thể cao hơn
nhóm động kinh cục bộ: 91,3 so với 82,4 [21].
4.2.5.3. Về kết quả nghiên cứu nhân cách bệnh nhân động kinh
thông qua thang đánh giá nhân cách nhiều pha MMPI.
Trong nghiên cứu này chỉ có 49 bệnh nhân hoàn thành được các
bài của test MMPI còn lại 11 bệnh nhân không thực hiện được nên
chúng tôi chỉ phân tích kết quả ở 49 bệnh nhân.Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi cho thấy điểm T ở bệnh nhân động kinh có biểu
hiện gia tăng rõ rệt so với điểm T chuẩn ở các thang: Pd( 67,92 +
12,93 ) và Pa( 63,88 + 9,86 ) so với chỉ số MMPI chuẩn thấy có
sự khác biệt với p< 0,001; các thang Hs(56,73 + 11,26), Sc(55,92
+ 12,74) có sự khác biệt ở mức thấp hơn (p<0,05); các thang còn
lại không thấy có sự khác biệt.Sở dĩ thu được kết quả như trên là
vì phần lớn số bệnh nhân động kinh phạm tội sau khi bị bệnh từ 5
20
năm trở lên (42/60 bệnh nhân - chiếm 70%) đó là thời gian đủ để
xuất hiện những rối loạn hoạt động tâm thần và chức năng tâm lý
làm thay đổi nhân cách bệnh nhân.
Theo Zemliania A.A (2006) thì 58% số bệnh nhân động kinh có
biến đổi nhân cách và trên thang đánh giá nhân cách nhiều pha
MMPI thấy các thang Pa, Pd, Ma, Hs, Hy tăng cao [115]. Theo
Cao Tiến Đức nhân cách của bệnh nhân động kinh biến đổi rõ rệt
thể hiện ở điểm T của thang MMPI tăng cao hơn so với người bình
thường, so sánh ở 2 nhóm động kinh toàn thể và động kinh cục bộ

thì nhóm động kinh cục bộ có điểm T tăng cao hơn, sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p<0,01[21].
4.3. YẾU TỐ THÚC ĐẨY HÀNH VI PHẠM TỘI.
4.3.1. Về tỷ lệ giữa yếu tố bệnh lý và yếu tố bên ngoài thúc đẩy
hành vi phạm tội.
Yếu tố bệnh lý thúc đẩy hành vi phạm tội (48,34%) cao hơn
yếu tố bên ngoài (38,33%) và kết hợp cả 2 yếu tố trên là 13,35%.
So sánh ta thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Bệnh nhân động kinh, đặc biệt là những bệnh nhân bị bệnh lâu
năm, động kinh do chấn thương sọ não thường để lại những hậu
quả không nhỏ về các rối loạn tâm thần và biến đổi chức năng tâm
lý. Trong phần nghiên cứu về thời gian từ khi xuất hiện cơn động
kinh đến khi phạm tội thì đa số bệnh nhân có thời gian trên dưới
10 năm và trong số các nguyên nhân gây động kinh thì nguyên
nhân do chấn thương sọ não chiếm tỷ lệ cao nhất (35,00%) vì lý
do trên nên yếu tố bệnh lý thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân
động kinh cao hơn yếu tổ bên ngoài.
4.3.2. Về các yếu tố bệnh lý thúc đẩy hành vi phạm tội
4.3.2.1. Trạng thái ý thức hoàng hôn
Có 5,41% số bệnh nhân nghiên cứu phạm tội trong trạng thái ý
thức hoàng hôn, đây là trạng thái ý thức bị thu hẹp, nửa tối, nửa
sáng. Hành vi của bệnh nhân thường do hoang tưởng và ảo giác
chi phối nên bệnh nhân thường có hành vi hết sức nguy hiểm, tấn
công một cách dã man, phá phách một cách vô nghĩa tất cả những
gì ngăn cản trước mắt, sau cơn bệnh nhân không nhớ gì về những
sự việc xảy ra trong cơn [4],[5].
4.3.2.2. Động kinh tâm thần
Động kinh tâm thần thúc đẩy hành vi phạm tội ở 8,11% số đối
tượng nghiên cứu, đây là thể động kinh cục bộ phức tạp đặc biệt.
21

Trong cơn bệnh nhân có những hành vi rất nguy hiểm như chạy
thẳng về phía trước, tấn công tàn nhẫn bất cứ người nào, hết cơn
bệnh nhân không nhớ gì về hành vi của mình vì vậy mà hành vi
của họ rất tàn bạo và thường để lại hậu quả rất nặng nề, trong 3
bệnh nhân động kinh tâm thần phạm tội thì có tới 2 bệnh nhân gây
ra hậu quả chết người.
4.3.2.3. Biến đổi nhân cách
Biến đổi nhân cách chiếm tỷ lệ cao nhất trong các yếu tố bệnh
lý thúc đẩy hành vi phạm tội (67,56%). Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi là phù hợp vì thời gian từ khi xuất hiện cơn động kinh
đầu tiên trên lâm sàng đến khi phạm tội trong nhóm nghiên cứu
trung bình trên dưới 10 năm , chính vì vậy mà số bệnh nhân có
biến đổi nhân cách và rối loạn tâm thần ở nhóm nghiên cứu còn
cao.
Frenwick P. (1986) cho thấy 17% bệnh nhân động kinh thuỳ
thái dương có hành vi tấn công và hầu hết bệnh nhân động kinh
phạm tội ở giai đoạn ngoài cơn động kinh và có biến đổi nhân
cách [63].
Theo Zemliania A.A (2006) thì 58% số bệnh nhân động kinh có
biến đổi nhân cách và đặc điểm nhân cách của họ là tính tàn nhẫn,
thù dai, dễ tự ái và dễ bùng nổ [118].
4.3.2.4. Rối loạn tâm thần
Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi yếu tố rối loạn tâm
thần thúc đẩy hành vi phạm tội gặp ở 4 hoạt động tâm thần là cảm
xúc, tư duy, trí tuệ và hành vi tác phong, trong đó rối loạn hành vi
có tỷ lệ cao nhất (45,00%), tiếp đến là rối loạn cảm xúc (40,0%),
rối loạn trí tuệ là 20,0% và rối loạn tư duy là 15,0%.
Theo Kissin M.I.A (2006) có 43% số bệnh nhân động kinh
phạm tội do yếu tố rối loạn tâm thần thúc đẩy [117].
Theo Beyenburg S. (2005) thì 50% đến 60% bệnh nhân động

kinh có di chứng về tâm thần đặc biệt là rối loạn lo âu, trầm cảm
và rối loạn cơ thể [52].
Theo Gunn J. (1988) nguyên nhân phạm tội là do hành vi hung
bạo, chống đối xã hội bởi những khó khăn để hoà nhập xã hội.
Hành vi hung bạo là kết quả của triệu chứng rối loạn kiềm chế liên
quan với điện não đồ không bình thường [65].
4.3.3. Về các yếu tố bên ngoài thúc đẩy hành vi phạm tội
22
Chủ yếu là yếu tố tâm lý - xã hội (74,19%), sử dụng rượu
(16,13%) và phối hợp cả 2 yếu tố trên là 9,68%, so sánh thấy có sự
khác biệt rõ rệt và có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Trong các yếu
tố tâm lý - xã hội thì gặp yếu tố xã hội là chính (82,61%) cao hơn
hẳn so với yếu tố gia đình (17,39%), sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p<0,001.
Trong yếu tố xã hội thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân
động kinh thì chủ yếu là do bị coi thường, xúc phạm (57,89%) còn
các yếu tố khác có tỷ lệ thấp hơn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p<0,05.
Động kinh gây ra nhiều hậu quả tâm lý xã hội.Khi người bệnh
động kinh đã có những biến đổi nhất định về nhân cách thì yếu tố
tâm lý xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy hành
vi phạm tội.
Theo Kornhilova S.V (2007) thì yếu tố tâm lý thúc đẩy hành vi
phạm tội ở bệnh nhân động kinh bao gồm: xúc phạm bệnh nhân
bằng hành vi hay lời nói chiếm 50%, làm tổn thương tâm lý hay
thậm chí gây thương tích cho bệnh nhân chiếm 10% [118].
Ở Việt Nam một số nghiên cứu bệnh nhân động kinh trong
giám định pháp y tâm thần thấy yếu tố tâm lý xã hội thúc đẩy hành
vi phạm tội chiếm từ 40-50% các yếu tố bên ngoài [14].
KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 60 trường hợp bệnh nhân động kinh phạm tội
hình sự do cơ quan pháp luật trưng cầu giám định pháp y tâm thần
tại Tổ chức Giám định Pháp y Tâm thần Trung ương và Viện
Giám định Pháp y Tâm thần Trung ương từ tháng 12/1993 đến
8/2009 chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Đặc điểm lâm sàng bệnh động kinh trong giám định pháp y
tâm thần
+ Hầu hết bệnh nhân có cơn động kinh toàn thể (86,67%),
trong đó chủ yếu là cơn co cứng- co giật(92,31%)
+ 61,67% số bệnh nhân xác định được nguyên nhânn, trong đó
chấn thương sọ não(35%), tiền sử viêm não- màng não(21,67%).
+ Các rối loạn tâm thần ngay sau cơn và giữa các cơn động
kinh:
- Ý thức lú lẫn (65,0 %).
- Loạn khí sắc(61,36%) và trầm cảm (20,46%).
23
- Hành vi khó kiềm chế (44,74%).
- Nói chậm và nói lặp lại (55,55%).
- Chậm phát triển tâm thần (16,0%).
+ Đặc điểm hành vi phạm tội:
- Thời điểm phạm tội chủ yếu xảy ra ở giai đoạn ngoài cơn
động kinh (95,0%).
- Hình thức phạm tội hay gặp là: đâm chém (31,67%), trộm
cướp (23,33%).
- Hậu quả gây chết người (35%), gây thương tích (20,0%).
- Đối tượng bị hại chủ yếu là người hàng xóm(50%), người
trong gia đình (8,33%).
- 11,67% không đủ năng lực trách nhiệm hành vi, 53,33% giảm
năng lực trách nhiệm hành vi.
+ 31,67 bệnh nhân không được quản lý và điều trị, 68,33%

được quản lý điều trị, trong đó 56,10% không tuân thủ điều trị.
+ Điện não đồ chủ yếu là loại bệnh lý lan tỏa hoặc khu trú
(61,67%).
+ Chỉ số IQ của nhóm nghiên cứu thấp hơn chỉ số IQ chuẩn, sự
khác biệt rõ rệt với p<0,001.
+ Kết quả test MMPI có sự biến đổi bệnh lý rõ rệt ở các thang
Pd và Pa (p<0,001).
2. Yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh
trong giám định pháp y tâm thần:
+ Yếu tố bệnh lý ( 48,34%), yếu tố bên ngoài( 38,33%) .
+ Trong các yếu tố bệnh lý hay gặp là biến đổi nhân cách
(67,56%) và rối loạn tâm thần (54,05%).
+ Yếu tố bên ngoài thúc đẩy phạm tội bao gồm : yếu tố tâm lý-
xã hội (74,19%), sử dụng rượu (16,13%).
+ Các yếu tố tâm lý-xã hội bao gồm bị xúc phạm (57,89%), bị
xúi dục( 26,31%), thù hằn (15,80%).
+ Yếu tố mùa khởi phát cơn động kinh thúc đẩy hành vi phạm
tội chủ yếu là mùa hạ (53,33%).
KIẾN NGHỊ
Các cơ quan, ban ngành cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và điều
trị tích cực bệnh nhân động kinh ngay tại tuyến y tế cơ sở để giảm
bớt các rối loạn tâm thần và hành vi do bệnh động kinh gây ra,
nhằm hạn chế và ngăn ngừa hành vi phạm tội của bệnh nhân động
kinh.
24

×