Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG KÍCH THÍCH MIỄN DỊCH VÀ CHỐNG OXY HÓACỦA CAO QUẢ NHÀU TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÉ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
PHẠM THỊ VÂN ANH
CHUYÊN ĐỀ TIẾN SỸ
CÁC THUỐC CÓ TÁC DỤNG KÍCH THÍCH
TRÊN HỆ THỐNG MIỄN DỊCH
THUỘC ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG KÍCH THÍCH MIỄN DỊCH VÀ CHỐNG OXY HÓA
CỦA CAO QUẢ NHÀU TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
HÀ NỘI - 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÉ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
CHUYÊN ĐỀ TIẾN SỸ
CÁC THUỐC CÓ TÁC DỤNG KÍCH THÍCH
TRÊN HỆ THỐNG MIỄN DỊCH
THUỘC ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG KÍCH THÍCH MIỄN DỊCH VÀ CHỐNG OXY HÓA
CỦA CAO QUẢ NHÀU TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
Người thực hiện:
PHẠM THỊ VÂN ANH
(NCS khóa 24 - Chuyên ngành Dược lý)
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN TRỌNG THÔNG
HÀ NỘI - 2009
Các chữ viết tắt
CD : Cluter of differentiation
DTH : Delayed hypersensitivity
Elisa : Enzyme linked immunosorbent assay
GM-CSF : Granulocyte monocyte colony stimulating factor
ICAM : Intercellular adhesion molucule
INF : Interferon


Ig : Immunoglobulin
IL : Interleukin
KTMD : Kích thích miễn dịch
LPS : Lipopolysaccharid
MHC : Major histocompatibility complex
NK : Natural killer
TGF : Tumor growth factor
T
h
: Helper T cell
TNF : Tumor necrosis factor
T
s
: Suppessor T cell
MỤC LỤC
I. i c ngĐạ ươ 1
II. Các c quan v t b o tham gia v o quá trình mi n d chơ à ế à à ễ ị 1
III. Các thu c kích thích mi n d chố ễ ị 5
3.1. Các vacxin 5
3.1.1. Nguyên lý 5
3.1.2. c tính c b n c a m t vacxinĐặ ơ ả ủ ộ 6
3.1.3. Các lo i vacxinạ 9
3.2. Huy t thanh mi n d ch (serotherapy)ế ễ ị 11
3.2.1. Nguyên lý 11
3.2.2. Phân lo i huy t thanh mi n d chạ ế ễ ị 12
3.3. Kháng th n clôn( kháng th n dòng)ểđơ ểđơ 21
3.4. Các cytokin t nhiên v tái t h p (Recombinant Cytokines)ự à ổ ợ 23
3.4.1. Các interferon 23
3.4.2. Các interleukin (IL) (Aldesleukin, Proleukin) 31
3.4.3. M t s các cytokin tái t h p khác:ộ ố ổ ợ 33

* Các y u t kích thích t o c m (CSF) [15, 41]:ế ố ạ ụ 33
4Các ch t kích thích mi n d ch có ngu n g c hoá ch t:ấ ễ ị ồ ố ấ 37
Các ch t n y c t ng h p ho c bán t ng h p d a v o công th c hoá h c ấ à đượ ổ ợ ặ ổ ợ ự à ứ ọ
c a m t s ch t kích thích mi n d ch ã bi t.ủ ộ ố ấ ễ ị đ ế 37
5. Các ch t kích thích mi n d ch có ngu n g c vi sinh v tấ ễ ị ồ ố ậ 38
6. Các ch t kích thích mi n d ch có ngu n g c th c v tấ ễ ị ồ ố ự ậ 39
K t lu nế ậ 39
T i li u tham kh oà ệ ả 1
1
I. Đại cương
Trong mấy thập kỷ gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của miễn dịch học,
gen học và sinh học phân tử đã giúp cho việc chẩn đoán, điều trị và phòng
bệnh các bệnh lý miễn dịch thu được nhiều thành tựu đáng kể [1, 7, 9].
Những tiến bộ này đã mở ra nhiều môn khoa học mới như điều trị miễn
dịch (immunotherapy), tìm ra các thuốc điều trị các bệnh lý miễn dịch gọi là
dược lý học miễn dịch (immunopharmacology), tìm ra các độc chất có đáp
ứng trên miễn dịch gọi là độc chất học miễn dịch (immunotoxicology) [1, 11,
22, 41].
Hệ thống miễn dịch trong trường hợp bệnh lý có thể tăng hay giảm, có
thể tạo ra các sản phẩm bất thường gây rối loạn sự cân bằng tự nhiên của hệ
thống miễn dịch. Vì vậy, mục đích của điều trị miễn dịch là lập lại sự cân
bằng đó. Dựa vào mục đích phòng bệnh và điều trị, các thuốc tác dụng trên hệ
thống miễn dịch được chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Thuốc làm tăng cường đáp ứng miễn dịch (immunostimulating)
khi có suy giảm hay chưa đủ.
Nhóm 2: Thuốc làm giảm đáp ứng miễn dịch (immunosuppressing) khi
có đáp ứng quá mức hay rối loạn.
Nhóm 3: Hệ thống miễn dịch có sự tương tác và điều hòa ở rất nhiều
khâu khác nhau, tác dụng của các thuốc sử dụng chưa thật rõ vào khâu
nào nên được gọi là thuốc điều biến miễn dịch (immunomodulating) [1,

3, 4, 7, 9, 41].
II. Các cơ quan và tế bào tham gia vào quá trình miễn dịch
Các cơ quan miễn dịch nằm rải rác nhiều nơi trong cơ thể. Các tế
bào tham gia đáp ứng miễn dịch có mặt khắp nơi trong tất cả các mô, các
cơ quan của cơ thể, kể cả các cơ quan nằm rất xa các cơ quan gốc sinh ra
chóng [1, 4, 41].
2
Hình 1. Các cơ quan và mô lympho chủ yếu
Hình 2. Sơ đồ sinh sản và biệt hóa của các dòng tế bào miễn dịch
3
* Các cơ quan chịu trách nhiệm miễn dịch đều thuộc mô lympho và chia
thành cơ quan trung ương và ngoại vi. Các cơ quan lympho, tủy xương và các
tế bào có thẩm quyền miễn dịch là những tổ chức rất nhạy cảm với bức xạ,
hóa chất Trong quá trình phát triển và biệt hóa chúng dễ bị tổn thương bởi
nhiều tác nhân dẫn đến các bệnh lý suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc
phải [13, 17, 21, 24].
- Cơ quan lympho trung ương: là nơi sinh sản và biệt hóa các tế bào
lympho đến trưởng thành, có chức năng xử lý kháng nguyên, sau đó các tế
bào lympho chuyển tới cơ quan ngoại vi.
Cơ quan lympho trung ương gồm: tủy xương (ở động vật có vú), tuyến
ức, túi Fabricius (ở loài chim).
- Cơ quan lympho ngoại vi: là nơi trú ngụ lâu dài và biệt hóa của các tế
bào lympho dưới tác dụng của kháng nguyên.
Cơ quan lympho ngoại vi gồm: hạch lympho, lách, các mô lympho
không vỏ bọc đặc biệt ở ruột, phế quản, họng.
Các tế bào thuộc quần thể lympho và đại thực bào có vai trò chủ yếu
trong đáp ứng miễn dịch đặc hiệu [1, 3, 7, 9, 12, 16, 18, 41] .
* Các tế bào bạch cầu hạt (trung tính, ái toan, ái kiềm); tế bào mast, tiểu
cầu, có vai trò nhất định trong đáp ứng miễn dịch, chủ yếu là đáp ứng miễn
dịch không đặc hiệu [1, 16, 42].

Đại thực bào có vị trí đặc biệt vì nó là cầu nối giữa đáp ứng miễn dịch
không đặc hiệu với miễn dịch đặc hiệu.
4
Hình 3: Sự tương tác giữa đại thực bào và tế bào lympho T
Hình4: Các tế bào tham gia ĐƯMD tự nhiên và miễn dịch đặc hiệu
MiÔn dÞch tù nhiªn MiÔn dÞch ®Æc hiÖu
Bæ thÓ
5
Tất cả các tế bào miễn dịch trên đều được sinh ra từ tế bào gốc đa năng
của tủy xương. Sau đó các tế bào gốc tủy xương được biệt hóa và phân nhánh
thành ra nhiều loại tế bào đa năng định hướng là tế bào gốc của từng dòng tế
bào miễn dịch.
Từ tế bào gốc đa năng của tủy xương ban đầu đã phát triển và biệt hóa
Ýt nhất thành ba dòng tế bào là: dòng hồng cầu, dòng tủy và dòng lympho.
Từ dòng tủy lại được biệt hóa và chia thành nhiều nhánh các tế bào bạch
cầu từ dòng tủy thuộc hệ miễn dịch không đặc hiệu.
Các tế bào dòng lympho chủ yếu phụ trách miễn dịch đặc hiệu (trừ
nhiễm khuẩn).
III. Các thuốc kích thích miễn dịch
Hình 5: Đáp ứng miễn dịch dịch thể và tế bào của cơ thể
Khi đáp ứng miễn dịch chưa đủ so với nhu cầu hay có suy giảm thì cần
phải tăng cường đáp ứng bằng nhiều biện pháp khác nhau, đó là: vacxin,
huyết thanh và các chất kích thích miễn dịch.
3.1. Các vacxin
3.1.1. Nguyên lý
MiÔn dÞch
dÞch thÓ
MiÔn dÞch tÕ bµo
6
Sử dông vacxin là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh

vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây
bệnh, đã được bào chế bảo đảm độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra
tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.
Jenner E., người đầu tiên tìm ra cách dùng đậu bò chủng cho người
chống lại bệnh đậu mùa. Pasteur dùng vi khuẩn chết hay đã làm giảm độc để
làm vacxin. Dù bằng cách nào thì nguyên lý của phương pháp dùng vacxin là
gây ra trong cơ thể sống một đáp ứng chủ động của hệ thống miễn dịch nhằm
tạo ra kháng thể dịch thể hay kháng thể tế bào chống lại những nhóm quyết
định kháng nguyên của yếu tố có khả năng gây bệnh.
Ngày nay, nhờ những tiến bộ phát triển vượt bậc của khoa học, kỹ thuật
mà nhiều loại vacxin đã được cải tiến hoặc sáng chế để có tác dụng tốt hơn,
đặc hiệu hơn. Tuy nhiên, mọi loại vacxin vẫn phải đảm bảo 4 đặc tính cơ bản:
- Tính sinh miễn dịch (còn gọi là tính mẫn cảm)
- Tính kháng nguyên (còn gọi là tính sinh kháng thể)
- Tính hiệu lực
- Tính không độc.
3.1.2. Đặc tính cơ bản của một vacxin
* Tính sinh miễn dịch (tính mẫn cảm) - immunogenicitry:
Đây là khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch dịch thể hoặc tế bào hoặc cả
hai loại. Đặc tính này phụ thuộc vào kháng nguyên và cơ thể chịu kích thích.
Các chất càng lạ thì càng có tính mẫn cảm mạnh. Tính mẫn cảm càng rõ khi
phân tử tạo nên vacxin càng lớn và phức tạp. Mặt khác, đáp ứng của vật chủ
còn tùy thuộc vào loài, vào đường dùng của vacxin và rất phụ thuộc vào cơ
địa của từng cá thể người bệnh.
* Tính kháng nguyên
7
Đó là khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch bằng miễn dịch dịch thể hoặc
tế bào. Đặc biệt là khả năng kết hợp đặc hiệu của kháng thể được sinh ra do
vacxin (hình 5). Đáp ứng miễn dịch dịch thể với vai trò chủ yếu của các
lympho bào B giúp cơ thể chống lại các nhiễm khuẩn. Đặc biệt các tế bào B

nhớ có vai trò to lớn tăng cường miễn dịch trong những lần tái nhiễn vi khuẩn
đó [1, 19, 30, 31, 37]. Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào với vai trò
chính là các lympho bào T vô cùng quan trọng, giúp cơ thể chống lại các tác
nhân như virus, nấm , lao hay các tế bào ung thư [27, 29, 36, 39, 40, 41]. Vì
vậy, tính sinh kháng nguyên giúp tăng cường được số lượng và chức năng các
tế bào T là mục tiêu lớn của vacxin. Từ đây mở ra một hướng mới sản xuất
vacxin chống ung thư [22, 41].
Rất nhiều vacxin, bản thân chúng giống nh mét hapten (phân tử nhỏ),
một mình không có khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch. Tuy nhiên, các
hapten này nếu được kết hợp với các chất mang và các vacxin có cấu trúc
kiểu hapten thường được kết hợp với một protein mang tải vô hại, nhờ sự kết
hợp này sẽ sinh ra kháng thể đặc hiệu.
Trên thực tế, người ta hay dùng các tá dược (giống nh loại protein mang
tải) hoặc có thể kết hợp một vacxin hapten với một vacxin khác, ví dụ nh
vacxin đậu mùa được trộn nhiều với vacxin khác, hoặc kết hợp vacxin: bạch
hầu - uốn ván - ho gà với nhau
* Tính hiệu lực:
Các kháng thể tạo ra không phải tất cả đều có tác dụng tiêu diệt yếu tố
gây bệnh. Yếu tố gây bệnh có nhiều loại kháng nguyên khác nhau nên khi bào
chế vacxin phải tạo ra được loại vacxin có khả năng sinh ra kháng thể đặc
hiệu chống lại được những nhóm kháng nguyên "sinh tử" của yếu tố gây
bệnh. Nghĩa là kháng thể do vacxin đó sinh ra phải tiêu diệt được yếu tố gây
8
bệnh hay Ýt nhất cũng làm cho yếu tố gây bệnh không còn khả năng gây hại
nữa.
Ví dô: Trong các loại kháng thể do virus viêm gan B sinh ra, chỉ có
kháng thể chống kháng nguyên bề mặt HBs có tác dụng chống lại virus viêm
gan B, còn kháng thể chống vỏ nhân HBc không có tác dụng chống lại virus
viêm gan B [1, 3, 7, 41].
Tính hiệu lực có thể được đánh giá trên từng người (cá thể) hoặc đánh

giá trên quần thể. Một vacxin gây được miễn dịch ở 60% quần thể thì vacxin
đó được coi là có hiệu lực. Tuy nhiên, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc
đánh giá hiệu lực trên quần thể của vacxin nh: bảo quản, vận chuyển, cách sử
dụng vacxin đó
* Tính không độc:
Đây là đòi hỏi bắt buộc khi vacxin được đem sử dụng cho người. Mọi
loại vacxin đều phải được thử qua nhiều bước: phòng thí nghiệm in vitro, in
vivo trên súc vật, trên người tình nguyện và sau cùng trên bệnh nhân. Tần suất
và mức độ nặng nhẹ của phản ứng phụ phải được đánh giá kỹ trước khi dùng
đại trà và sau khi đã đưa vào sử dụng vẫn tiếp tục được đánh giá theo dõi qua
nhiều năm [1, 5, 6].
9
Hình 6: Đáp ứng miễn dịch của cơ thể với kháng nguyên là virus
3.1.3. Các loại vacxin
Hiện nay vacxin được phân ra làm ba loại [1, 3, 42]:
- Vacxin giải độc tố
- Vacxin sống giảm độc lực
- Vacxin chết hoặc kháng nguyên tinh chế
* Vacxin giải độc tố:
Loại vacxin này được sản xuất từ ngoại độc tố của vi khuẩn đã được làm
mất tính độc nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên. Vacxin này kích thích
cơ thể sản xuất ra kháng độc tố, là loại kháng thể có khả năng trung hòa ngoại
độc tố. Loại vacxin này chủ yếu dùng để phòng chống các bệnh nhiễm trùng
do vi khuẩn gây bệnh bằng ngoại độc tố.
Các TB trình
diện KN của
virus
ĐTB trình diện KN của virus
ĐTB
KN của virus

ĐTB kích thích
Th
Lympho B
Lympho B biệt
hoá
Tương bào tiết KT
đặc hiệu chống virus
Tương bào
Th kích thích
Tc, và B
Th
Tc
Tc phá huỷ
các TB nhiễm
virus
TB nhiễm virus
Kháng thể
Kháng thể tấn công virus và
các TB nhiễm virus
10
* Vacxin sống giảm độc lực:
Là loại vacxin được làm từ những chủng virus hay vi khuẩn không có
hay không còn độc lực nhưng vẫn còn sống, nói cách khác là virus hoặc vi
khuẩn vẫn còn khả năng sinh trưởng trong cơ thể vật chủ.
- Loại xưa nhất là vacxin chống đậu mùa bằng đậu bò. Virus đậu bò
cũng sinh ra bệnh ở người nhưng nhẹ và không gây nguy hiểm.
- BCG (Bacille Calmette và Guerin) là chủng trực khuẩn lao ở bò, sau
nuôi cấy nhiều lần trong mật đã không còn độc lực nhưng vẫn giữ được tính
kháng nguyên và được dùng nh vacxin phòng lao.
Hiện nay có rất nhiều loại vacxin sống giảm độc lực được ứng dụng nh:

vacxin uống chống thương hàn chủng Ty21a; với virus: vacxin chống bại liệt
Sabin uống, vacxin thủy đậu chủng OKA của Nhật, vacxin chống Cytomegalo
virus chủng Towne của Mỹ [1, 41]
Hiện nay người ta có thể tạo ra các chủng vi khuẩn hay virus giảm độc
bằng cách gây đột biến ở những gen chịu trách nhiệm về độc lực. Hoặc có thể
cấy vào vi khuẩn hoặc virus những đoạn ADN di động (transposon) Công
nghệ gen cho chóng ta nhiều tiềm năng trong sản xuất vacxin, đặc biệt loại
vacxin sống giảm độc lực.
Loại vacxin sống giảm độc lực tạo ra cho cơ thể một quá trình giống như
quá trình nhiễm trùng tự nhiên, kích thích cơ thể đáp ứng cả miễn dịch
toàn thể và miễn dịch tại chỗ, cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua
trung gian tế bào.
Loại vacxin sống giảm độc lực nên chống chỉ định ở những người có
tình trạng suy giảm miễn dịch (trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai, bệnh
nhân ung thư, bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch).
* Vacxin chết hoàn toàn, hoặc kháng nguyên tinh chế (còn gọi là vacxin
dưới đơn vị):
11
Đây là những kháng nguyên tương đối tinh khiết phân lập từ virus hay vi
khuẩn gây bệnh.
Xưa nhất là các vacxin chống độc tố: điển hình là uốn ván và bạch hầu.
Các độc tố của uốn ván và bạch hầu được phân lập, sau khi các độc tố này bị
mất họat tính thì được gọi là á độc tố (anatoxin), được dùng làm vacxin.
Do thành phần của vacxin thuần nhất và tinh khiết hơn toàn bộ vi sinh
vật nên vacxin có tính mẫn cảm, sinh kháng thể và tính hiệu lực đều cao hơn
hẳn.
Các vacxin loại này chủ yếu kích thích đáp ứng miễn dịch dịch thể. Các
kháng thể được hình thành có thể trực tiếp giết chết vi sinh vật gây bệnh, ngăn
cản sự bám dính của chúng vào tế bào vật chủ, làm tăng khả năng thực bào
hoặc phối hợp các cơ chế trên [1, 3, 16, 41].

3.2. Huyết thanh miễn dịch (serotherapy)
3.2.1. Nguyên lý
Là dùng huyết thanh có chứa kháng thể đặc hiệu để chống lại tác nhân
gây bệnh [1, 11, 41].
Khi cơ thể mắc bệnh cấp mà chưa có miễn dịch, có thể dùng kháng thể
có trong huyết thanh của vật chủ khác đưa vào cơ thể người bệnh. Đây là biện
pháp thụ động nhưng có hiệu quả đáng kể, tuy nhiên cũng gặp phải những tác
dụng không mong muốn nguy hiểm [5, 6].
12
Hình 7: Đáp ứng miễn dịch dịch thể
3.2.2. Phân loại huyết thanh miễn dịch
3.2.2.1. Huyết thanh khác loài
Hay dùng là huyết thanh chống uốn ván, chống bạch hầu, chống hoại thư
sinh hơi, chống nọc các loài rắn độc
Đây là phương pháp điều trị huyết thanh dị loài vì hầu hết người ta dùng
huyết thanh ngựa, cừu đã được siêu mẫn cảm với tác nhân gây bệnh. Phương
pháp dùng huyết thanh khác loài đã giúp cứu sống được nhiều ca bệnh nguy
kịch. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của phương pháp này là hay sinh ra biến
chứng sốc phản vệ (do tạo thành IgE) hay bệnh huyết thanh (do hình thành
phức hợp kháng nguyên - kháng thể lắng đọng trong các tổ chức ).
Để hạn chế tác dụng không mong muốn này, người ta chỉ chiết tách lấy
phần γ-globulin [1, 3, 41].
Khi sử dụng phải hỏi kỹ tiền sử sử dụng huyết thanh khác loài trên bệnh
nhân vì tỷ lệ sốc phản vệ rất cao nhất là khi dùng từ lần thứ hai trên bệnh
MD dịch thể
Vi khuẩn ngoại bào
TB lympho B
Kháng thể
Ly giải (bổ thể)
13

nhân. Trong trường hợp này bắt buộc phải giải mẫn cảm trước khi chỉ định
cho bệnh nhân [11, 22, 41].
3.2.2.2. Huyết thanh cùng loài
Hiện nay γ-globulin chiết xuất từ người hay được sử dụng.
Ưu điểm: so với huyết thanh dị loài là hạn chế được sốc phản vệ và bệnh
huyết thanh.
Có hai loại γ-globulin miễn dịch là: γ-globulin đa giá trị và γ-globulin
đặc hiệu [1, 7].
3.2.2.3.
γ
-globulin đa giá:
Được chiết xuất từ huyết thanh chung của nhiều người khỏe mạnh hoặc
từ máu rau thai. Loại γ-globulin đa hóa trị chủ yếu là IgG.
Chỉ định: dùng trong các trạng thái suy giảm miễn dịch dịch thể bẩm
sinh hay mắc phải khi nồng độ γ-globulin giảm xuống dưới 4 g/l (bình thường
11 g/l).
Cách dùng: Tiêm 3 tuần/lần, liều 0,2 - 0,3 g/kg cân nặng. Trong trường
hợp nhiễm khuẩn sơ sinh với vi khuẩn gram (-) thì mỗi tuần một mũi liều
0,5 - 2 g/kg cân nặng [1, 5, 6].
3.2.2.4.
γ
-globulin đặc hiệu
Được lấy từ huyết thanh của những người vừa khỏi bệnh hay người khỏe
mạnh có hiệu giá kháng thể cao chống lại tác nhân gây bệnh. Tùy theo nguồn
gốc mà loại huyết thanh miễn dịch đặc hiệu này có thể gọi là: huyết thanh
chống uốn ván, chống bạch hầu, chống viêm gan B [1, 3, 5, 7, 41].
Chỉ định:
- Cho các bệnh đang tiến triển như viêm gan cấp, bạch hầu cấp.
- Phòng bệnh khi bệnh đó đang có nguy cơ chuyển thành dịch như dịch
cúm, viêm não (thường được phối hợp với tiêm chủng vacxin).

14
Kháng thể do tiêm huyết thanh sẽ phát huy hiệu lực ngay sau khi tiêm
nhưng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Hiệu giá kháng thể sẽ giảm nhanh
trong mấy ngày sau khi tiêm, sau đó giảm chậm hơn và sẽ bị loại trừ hết sau
khoảng 10 - 15 ngày (do kháng thể kết hợp với vi sinh vật và một phần lại
chuyển hóa giống như số phận của các thuốc khi vào cơ thể).
Vì vậy, nhất thiết phải tiêm vacxin phối hợp nhằm kích thích cơ thể tạo ra
miễn dịch chủ động thay thế cho miễn dịch thụ động khi γ-globulin hết hiệu lực
[5, 6, 22, 41].
* Globulin miễn dịch chống uốn ván:
- Tác dụng và cơ chế tác dụng:
Globulin miễn dịch chống uốn ván là dung dịch đậm đặc, vô khuẩn,
không có chí nhiệt tố, điều chế từ người trưởng thành đã được tăng cường
miễn dịch bằng giải độc tố uốn ván [1, 3, 5].
Globulin miễn dịch chống uốn ván được dùng để tạo miễn dịch thụ động
chống lại bệnh uốn ván, chứa các kháng thể kháng độc tố uốn ván để trung
hòa các ngoại độc tố do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Thuốc không
trung hòa được độc tố đã tác động lên hệ thần kinh trung ương mà chỉ có khả
năng gắn vào độc tố lưu hành tự do trong máu.
- Dược động học:
Tiêm bắp 250 đơn vị đã tạo được nồng độ kháng thể trong huyết
thanh 0,01 đơn vị (là nồng độ được coi là đáp ứng miễn dịch thích hợp đối
với uốn ván) và duy trì được tới 32 ngày. Thời gian bán thải của thuốc là
khoảng 28 ngày.
- Chỉ định:
+ Dự phòng ngay sau khi bị thương: thuốc thường được dùng kết hợp
với tạo miễn dịch chủ động bằng giải độc tố uốn ván. Đặc biệt trong các vết
15
thương có nguy cơ cao bị uốn ván như: vết thương nhiễm bụi bẩn, phân, đất;
vết thương do châm chích, giập nát, gãy xương hở (ở những người bệnh

chưa tiêm phòng đủ ba liều giải độc tố hoặc tiền sử tiêm phòng không rõ).
+ Người bị suy giảm miễn dịch nặng.
+ Điều trị uốn ván: thuốc thường được phối hợp với kháng sinh, thuốc an
thần, thuốc giãn cơ để điều trị bệnh uốn ván đang tiến triển.
- Chống chỉ định:
Không dùng globulin miễn dịch chống uốn ván cho người bị giảm tiểu
cầu hoặc rối loạn trong quá trình đông máu và người mang thai, cho con bó.
- Thận trọng:
+ Với người có tiền sử dị ứng toàn thân với globulin miễn dịch.
+ Phản ứng toàn thân rất nặng (sốt cao, phản ứng tim mạch nguy hiểm,
tụt huyết áp dạng sốc phản vệ).
- Liều lượng và cách dùng:
Globulin miễn dịch chống uốn ván không được tiêm tĩnh mạch, chỉ được
tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.
+ Liều dùng trong dự phòng uốn ván sau khi bị thương: thông thường là
250 đơn vị, đối với những vết thương nặng có nhiều nguy cơ bị uốn ván và
đến muộn, liều có thể tăng lên đến 500 đơn vị.
+ Liều dùng trong điều trị uốn ván: thông thường liều được khuyến cáo
là 3000 - 6000 đơn vị.
- Tác dụng không mong muốn:
Thường Ýt gặp, có thể gặp các phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân như: đau,
ban đỏ, cứng cơ xảy ra ở vị trí tiêm và có thể kéo dài nhiều giờ, có thể gặp sốt
nhẹ, phát ban, phù mạch, viêm tại chỗ, có trường hợp xuất hiện hội chứng
thận hư và sốc phản vệ nhưng rất hiếm.
16
- Khi không có globulin miễn dịch chống uốn ván, người ta có thể dùng
huyết thanh chống uốn ván để thay thế. Hiệu quả tạo ra tình trạng miễn dịch
thụ động chống uốn ván gần như tương đương, tuy nhiên các tác dụng không
mong muốn khi dùng huyết thanh chống uốn ván thường nặng hơn và hay gặp
hơn so với globulin miễn dịch chống uốn ván.

* Globulin miễn dịch kháng dại (RIG - Rabies immune globulin):
Globulin miễn dịch kháng dại là dung dịch tiêm đậm đặc vô khuẩn
không có chí nhiệt tố. Dung dịch chứa 10 - 18% protein trong đó lượng IgG
đơn phân tử có Ýt nhất 80%. Sản phẩm được chiết xuất từ huyết thanh người
khỏe mạnh đã được tạo miễn dịch bằng vacxin dại [1, 5].
- Tác dụng và cơ chế tác dụng:
Dùng globulin miễn dịch kháng dại để tạo miễn dịch thụ động trong thời
gian ngắn cho những người tiếp xúc với virus dại. Thuốc có tác dụng trung
hòa và làm chậm sự lan tỏa của virus dại, do đó virus dại mất khả năng gây
bệnh. RIG bảo vệ được người bệnh cho tới khi các kháng thể kháng dại chủ
động được sinh ra nh đã tiêm vacxin kháng dại [1, 3, 5].
- Dược động học:
Hiệu giá kháng thể thụ động xuất hiện 24 giê sau khi tiêm. Thời gian tác
dụng bảo vệ ngắn, thời gian bán thải khoảng 21 ngày.
- Chỉ định:
RIG được chỉ định để tạo miễn dịch thụ động kháng dại cho người bị
nhiễm virus dại mà trước đó chưa được tiêm vacxin dại.
- Chống chỉ định:
17
+ Ở người bị suy giảm miễn dịch đặc biệt suy giảm globulin miễn dịch A
(IgA) do có kháng thể kháng IgA, mÉn cảm với RIG hoặc chất thimerosal có
trong RIG.
- Thận trọng:
+ Nguy cơ nghiêm trọng có thể xảy ra khi tiêm RIG vào đường tĩnh
mạch (như sốc phản vệ), người có tiền sử dị ứng với globulin miễn dịch,
người bị suy giảm IgA, người giảm tiểu cầu hoặc rối loạn về chảy máu, phụ nữ
mang thai và cho con bó.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Thường gặp: tổn thương loét hoặc căng cứng cơ có thể xảy ra ở vị trí
tiêm, tồn tại nhiều giờ sau khi tiêm.

+ Ýt gặp: sốt nhẹ, mày đay hoặc phù mạch (hay xảy ra ở những lần tiêm
RIG nhắc lại và ở người bệnh giảm globulin miễn dịch).
+ Hiếm gặp: hội chứng thận hư, sốc phản vệ.
- Liều lượng và cách dùng:
+ Cách dùng: tiêm bắp RIG phong bế quanh vết cắn (tuyệt đối không
được tiêm tĩnh mạch). Tiêm RIG một lần thường vào ngày đầu khi bị động
vật nghi dại cắn, nếu không tiêm được ngày đầu, có thể tiêm bất cứ ngày nào,
cho đến hết ngày thứ 7. Không dùng RIG quá ngày thứ 7 vì khi đó có thể đã
tạo được kháng thể chủ động kháng dại do tiêm vacxin. RIG có thể ức chế tạo
kháng thể kháng dại chủ động [1, 5].
+ Liều lượng: tiêm bắp 20 đơn vị quốc tế/kg thể trọng.
Khi không có RIG có thể dùng huyết thanh kháng dại thay thế, tuy nhiên
do huyết thanh kháng dại có nguồn gốc từ huyết thanh ngựa nên các tác dụng
không mong muốn thường trầm trọng hơn so với RIG.
18
* Globulin miễn dịch kháng viêm gan B (HBIG - Hepatitis B immune globulin):
Globulin miễn dịch kháng viêm gan B là một dung dịch vô khuẩn, không
có chí nhiệt tố, chứa không dưới 80% IgG HBIG được điều chế từ huyết
tương của người có hiệu giá kháng thể cao đối với kháng nguyên bề mặt của
virus viêm gan B (kháng HBs) mà trong huyết tương của họ không có kháng
nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HBsAg) [1, 3, 5, 6].
- Tác dụng và cơ chế tác dụng:
Globulin miễn dịch kháng viêm gan B dùng để tạo miễn dịch thụ động
chống virus viêm gan B trên người tiếp xúc với virus viêm gan B hoặc cho
các chế phẩm (như máu, huyết tương, huyết thanh) có nhiễm virus viêm gan
B. Kháng thể đặc hiệu có trong HBIG gắn kết với kháng nguyên bề mặt của
virus để trung hòa virus viêm gan B dẫn đến tính gây nhiễm và gây bệnh của
virus bị ức chế [1, 22, 41].
- Dược động học:
HBIG được hấp thu chậm sau khi tiêm bắp, kháng thể kháng HBs xuất

hiện trong huyết thanh trong vòng 1 - 6 ngày, nồng độ đỉnh đạt được trong
khoảng 3 - 11 ngày và tồn tại trong khoảng 2 - 6 tháng. Thời gian bán thải của
HBIG khoảng 21 ngày.
- Chỉ định:
Chỉ dùng trong điều trị viêm gan B cấp tính.
HBIG dùng để tạo miễn dịch thụ động chống virus viêm gan B trong
điều trị dự phòng cho người tiếp xúc với virus hoặc tiếp xúc với các chế phẩm
máu, huyết thanh, huyết tương dương tính với HBsAg.
- Chống chỉ định:
19
Không dùng trong viêm gan B mạn tính thể đang tiến triển hoặc viêm
gan B tối cấp.
- Thận trọng:
+ Thận trọng với người có tiền sử dị ứng toàn thân với globulin miễn
dịch (đặc biệt khi tiêm vào tĩnh mạch).Thận trọng với người thiếu hụt IgA,
người giảm tiểu cầu hoặc rối loạn cầm máu, những người có HBsAg dương
tính, phụ nữ mang thai và cho con bó.
- Tác dụng không mong muốn:
Các tác dụng không mong muốn Ýt gặp, nhẹ và thoáng qua nh:
+ Tác dụng tại chỗ: đau, sưng nề, nổi ban đỏ tại nơi tiêm.
+ Tác dụng toàn thân: mày đay, ngứa, phù mạch, buồn nôn, ngất xỉu, sốt,
đau khớp, chóng mặt, chuột rút, mệt mỏi , có thể xảy ra sốc phản vệ nhưng
rất hiếm.
- Liều lượng và cách dùng:
HBIG chỉ được tiêm bắp, không được tiêm vào tĩnh mạch. Để tránh khả
năng trung hòa, không được trộn HBIG và vacxin virus viêm gan B vào cùng
một bơm tiêm và không được tiêm vào cùng một vị trí.
20
Bảng 1: Một sè globulin miễn dịch tiêm bắp hiện được dùng nhiều trên lâm
sàng (bản chất là các IgG)

Bệnh Chỉ định Liều lượng - cách dùng
1) Viêm gan A - Tạo miễn dịch thụ động cho
những người bị nhiễm virus
viêm gan A.
- Tiêm càng sớm càng tốt ngay
sau khi bị phơi nhiễm.
- Phòng bệnh trước phơi
nhiễm, thời gian phơi nhiễm
dưới 3 tháng.
- Liều duy nhất 0,02 ml/kg.
- Phòng bệnh trước phơi nhiễm,
thời gian trên 3 tháng.
- Liều thông thường 0,06 ml/kg,
cứ 4-6 tháng tiêm 1 lần.
2) Nhiễm sởi - Phòng bệnh sau phơi nhiễm
với bệnh sởi.
- Phòng sởi cho người bị suy
giảm miễn dịch do dùng thuốc
(corticoid) hoặc bị các bệnh
trên cơ quan miễn dịch.
- Liều duy nhất 0,25 ml/kg (tối
đa 15 ml) tiêm trong vòng 6
ngày sau khi phơi nhiễm.
- Tiêm bắp liều duy nhất 0,5
mg/kg (tối đa 15 ml).
3) Nhiễm Rubella Phòng Rubella sau khi bị
phơi nhiễm trên những người
mang thai đang tiếp xúc với
bệnh mà không muốn phá thai.
Tiêm bắp liều duy nhất 0,55

ml/kg.
4) Bệnh lý suy
giảm miễn dịch
Dự phòng nhiễm khuẩn cho
những người thiếu hụt IgG
và các kháng thể khác.
- Liều khởi đầu 1,2 ml/kg
- Liều duy trì 0,6 ml/kg
Cách 2-4 tuần tiêm 1 lần.
5) Nhiễm virus
Cytomegalo
Dự phòng nhiễm virus này
cho trẻ mới sinh.
Biệt dược: Cytogam.
6) Nhiễm virus
Syneytial đường
hô hấp
Dự phòng để làm giảm nguy
cơ mắc bệnh tại đường hô
hấp do virus này ở trẻ sơ sinh.
Biệt dược: Respigam.
7) Rh globulin
miễn dịch Rho
(D) chứa IgG
kháng thể kháng
nguyên Rh(D)
trên bề mặt của tế
bào hồng cầu
Dùng khi mẹ Rh (-) sinh con
có Rh (+), để làm giảm nguy

cơ cho con trong giai đoạn
mang thai của mẹ.
Biệt dược Bay-RhOD; Win
RhO-SDF; Mic RhOgam.
Một số loại globulin miễn dịch dùng đường tiêm tĩnh mạch:
21
Nguyên lý: Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch được dùng để tạo miễn
dịch thụ động, nhờ tăng hiệu giá kháng thể của cá thể và tăng khả năng phản
ứng kháng thể - kháng nguyên [1, 3, 5, 7, 22].
Thành phần chủ yếu là IgG, giúp cho dù phòng hoặc điều trị một số
nhiễm khuẩn trên người bệnh có nguy cơ cao.
Chỉ định Liều dùng Biệt dược
1) Bệnh suy giảm miễn
dịch nguyên phát (dùng
cho người không có khả
năng sản xuất IgG)
Người lớn và trẻ em 200-400
mg/kg/tháng.
Có thể tăng liều đến 2
lần/tháng.
- Gamimune 5%;
10% pha với
dextrose 5% để
truyền tĩnh mạch.
- Gammagard S/D
polygam S/D.
- Gammar - PIV
- Iveegam
- Sandoglobulin pha
trong dung dịch

natriclorid 9%0
- Venoglobulin-I
2) Ban xuất huyết giảm
tiểu cầu tự phát (thường
dùng cho trẻ dưới 13
tuổi)
Liều dùng
400 mg/kg/ngày hoặc
1 g/kg/ngày trong 1-2 ngày
Duy trì 10-21 ngày lại dùng
nhắc lại (đảm bảo số lượng tiểu
cầu thích hợp).
3) Ghép tủy xương Liều 500 mg/kg, truyền một lần
trong ngày. Dùng vào ngày thứ
7 và thứ 2 trước khi ghép tủy.
Sau đó truyền mỗi tuần một lần
đến ngày thứ 90 sau ghép tủy.
4) Hội chứng Kawasaki
(hội chứng hạch bạch
huyết niêm mạc - da)
Dùng 400 mg/kg/ngày trong
4 ngày hoặc dùng liều duy nhất
2 g/kg
5) Bệnh bạch cầu mạn
dòng lympho B
Dùng liều 400 mg/kg/lần, mỗi
lần cách nhau 3-4 tuần.
6) Người nhiễm HIV đề
phòng nhiễm khuẩn và
cải thiện các thông số

miễn dịch
Dùng liều 400 mg/kg/lần, mỗi
lần cách nhau 28 ngày
3.3. Kháng thể đơn clôn( kháng thể đơn dòng)

×