Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm rối nhận thức trên bệnh nhân trưởng thành động kinh cơn lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.95 KB, 85 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Động kinh là bệnh lý mạn tính do tổn thương ở não gây nên . Ngoài hậu quả
biểu hiện trực tiếp và rõ ràng là các cơn động kinh, động kinh còn có thể gây
tổn thương các chức năng cao cấp của não trong đó có chức năng nhận
thức[48]. Rối loạn nhận thức mà mức độ nặng hơn là sa sút trí tuệ là hội
chứng rối loạn chức năng của vỏ não bao gồm trí nhớ, tư duy, định hướng, sự
hiểu biết, tính toán, khả năng học tập, ngôn ngữ và sự phán đoán [ 32] Các
ảnh hưởng của rối loạn nhận thức đến cuộc sống hàng ngày tiến triển dần dần,
tuỳ theo mức độ trầm trọng của bệnh mà người bệnh có thể bị phụ thuộc vào
người thân một phần hay toàn bộ. Rối loạn nhận thức không những ảnh
hưởng lớn đến chất lượng sống của người bệnh mà còn là gánh nặng cho cộng
đồng cũng như toàn xã hội[2].
Trên thế giới tỷ lệ động kinh dao động hiện mắc từ 5/1000 đến 10/1000 . Ở
Việt nam tỷ lệ hiện mỏc đụng kinh 4, 5/1000 đến 5, 4/1000 tùy theo từng tác
giả [1]
Về những đặc điểm cơn lâm sàng và phân loại động kinh cho đến nay vẫn
còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu. Hiện nay hai bảng phân loại động kinh
được nhiều người áp dụng trên thế giới là phân loại quốc tế cơn đông kinh
1981 và phân loại quốc tế hội chứng động kinh và bệnh động kinh năm 1989
của liên hội quốc tế chống động kinh. Phân loại động kinh theo cơn cục bộ và
côn toàn bộ giúp phân biệt rỏ cơn co giật toàn thể. Cơn đông kinh được gọi là
toàn thể khi biểu hiện lâm sàng- điện nóo liờn quan tới sự phóng lực quá mức
và lan rộng của các tế bào thần kinh tại vừ nóo hoặc ở vùng dưới vỏ của cả
hai bán cầu não.
Những năm gần đây nhờ có sự tiến bộ về y học, các nghiên cứu đã cho
thấy sự liên quan rõ rệt về rối loạn nhận thức và động kinh. Cụ thể Aikia M
và cộng sự (2001) nghiên cứu trên quần thể động kinh với tất cả các thể động
1
kinh cho kết quả đến 18,5% bệnh nhân động kinh trong quần thể động kinh
có biểu hiện về rối loạn nhận thức ở các mức độ khác nhau.
Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu về động kinh nói chung,


động kinh cục bộ, động kinh cơn vắng ý thức… Chỳng tụi thấy động kinh toàn
thể cơn lớn chiếm tỷ lệ cao, gặp mọi lứa tuổi, thường làm cho người bệnh và
gia đình rất lo lắng và sợ hải, thường gặp trong cộng động. Cơn xảy ra đột
ngột, mất ý thức, nên có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân
Ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về động kinh, nhưng nghiên cứu về rối
loạn nhận thức ở bệnh nhân động kinh chưa thấy. Với mong muốn tìm hiểu về
rối loạn nhận thức và đánh giá về mối liên quan giữa chức năng nhận thức với
một số yếu tố ảnh hưởng trên bệnh nhân động kinh toàn thể cơn lớn chúng tôi
tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm rối nhận thức trên bệnh
nhân trưởng thành động kinh cơn lớn” nghiên cứu là cung cấp các thông
tin về tình trạng nhận thức ở bệnh nhân động kinh cũng như mối liên quan
giữa tình trạng rối loạn nhận thức với một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng
nhận thức của bệnh nhân nhằm có thái độ xử lý phù hợp cho người bệnh giỳp
các thầy thuốc chọn các giải pháp điều trị người bệnh phù hợp . Để có thể
thực hiện được ý tưởng nêu trên, nghiên cứu được thiết kế để đạt được những
mục tiêu sau:
1. Mô tả,một số đặc điểm lâm sàng chức năng nhận thức bệnh nhân trưởng
thành động kinh toàn thể cơn lớn .
2. Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi một số chức năng nhận
thức ở bệnh nhân trưởng thành động kinh cơn lớn

2
CHƯƠNG I
Tổng quan tài liệu
1.1 CÁC KHÁI NIỆM TRONG NGHIÊN CỨU ĐỘNG KINH
1.1.1.Cơn động kinh và động kinh :
Cơn động kinh :
Là “biểu hiện lâm sàng gây ra do sự phóng điện bất thường, kịch phát
và quá mức của một nhóm tế bào thần kinh ở nóo”. Cỏc thay đổi này bao gồm
biến đổi ý thức, vận động, cảm giác, tự động, hoặc tâm trí mà người bệnh

hoặc những người xung quanh cảm nhận được. Các rối loạn chức năng vỏ não
này có thể cấp tính và thường tạm thời (trường hợp này nhiều khi chỉ là một
cơn động kinh đơn độc).
1.1.2 Động kinh:
Là sự tái diễn từ hai cơn động kinh trở lên trên 24 giờ, không phải do
sốt cao và các nguyên nhân cấp tính khác như rối loạn chuyển hoá, ngừng
thuốc hay rượu đột ngột gây nên.
1.1.3 Phân loại động kinh
Phân loại động kinh có vai trò quan trọng không những trong thực hành
lâm sàng thần kinh mà còn góp phần tạo nên sự thống nhất trong nghiên cứu
động kinh trên toàn thế giới. Hiện nay Liên hội Chống Động kinh quốc tế đưa
ra hai cách phân loại động kinh là:
- Phân loại động kinh theo cơn (1981).
- Phân loại động kinh theo hội chứng (1989).
1.1.4. Phân loại quốc tế về các cơn động kinh 1981
3
a. Cơn động kinh toàn bộ
- Cơn vắng ý thức: đặc hiệu và không đặc hiệu
- Cơn lớn còn gọi là cơn co cứng - co giật.
- Cơn giật cơ.
- Cơn co giật.
- Cơn mất trương lực.
- Cơn trương lực.
b. Các cơn động kinh cục bộ
- Các cơn động kinh cục bộ đơn thuần với những dấu hiệu vận động,
cảm giác thân thể hoặc giác quan, thực vật, tâm trí.
- Các cơn động kinh cục bộ phức hợp : khởi đầu là cơn cục bộ đơn giản
tiếp theo là những rối loạn về ý thức và/hoặc các biểu hiện tự động. Rối loạn
ý thức ngay lúc bắt đầu có cơn có hoặc không có động tác tự động kèm theo.
- Các cơn động kinh cục bộ toàn bộ hoá thứ phát: các cơn động kinh

cục bộ đơn thuần tiến triển thành các cơn động kinh cục bộ phức hợp sau đó
toàn bộ hoá thứ phát.
c. Cơn không phân loại: là các cơn không biểu hiện như trên hoặc kết hợp từ
hai loại cơn trở lên.
1.1.5. Chẩn đoán và điều trị động kinh
- Chẩn đoán Động kinh cơn lớn :
+ Đặc điểm lâm sàng của động kinh cơn lớn
Động kinh cơn lớn có thể xảy ra đột ngột ở bất kỳ chổ nào, thời gian
nào, hoàn cảnh nào và kèm theo mất ý thức hoàn toàn. Động kinh cơn lớn
được đặc trưng bằng các triệu chứng lâm sang xảy ra ở 2 bên cơ thể và biến
4
đổi điện thế não thể hiện ở cả hai bên bán cầu não . Có nhiều cách phân chia
các giai đoạn của cơn lớn . Song trong thực hành lâm sàng nhiều tác giả chia
thành 4 giai đoạn chính : Giai đoạn co cứng ( tăng trương lực ) – giai đoạn co
giật- giai đoạn doãi cơ- giai đoạn hồi phục .
Ngoài ra động kinh cơn lớn có thể có tiền triệu dưới dạng nhức đầu, mệt
mỏi, khó chịu, bứt rứt tay chân, chóng mặt, nghiến răng, chớp mắt……Bệnh
nhân cũng có thể có hoặc không có triệu chứng báo trước .
+ Giai đoạn co cứng : Đột ngột bệnh nhân mất hoàn toàn ý thức ngay,
ngã ra bất tỉnh ở bất kỳ tư thế nào trước khi có cơn ( có thể gây thương tích )
Bệnh nhân trong trạng thái tăng trương lực- co cứng các cơ toàn thân,
răng nghiến chặt, có thể cắn vào lưỡi . các cơ tham gia hô hấp cũng co cứng
gây ngừng thở. Sắc mặt nhợt nhạt rồi tím tái, đồng tử giản, tim đập nhanh,
tăng tiết đàm dãi, huyết áp tăng, có thể tiểu tiện ra trong quần ….giai đoạn
nầy ngắn, có thể chỉ vài giây .
+ Giai đoạn co giật : Tiếp sau co cứng cơ, các cơ bắt đầu giật mạnh, có
nhịp, thường bắt đầu giật các cơ ở chi, ở cổ, ở mặt,răng cắn chặt rổi giật rung
các cơ toàn thân, cường độ lúc đầu mạnh và nhanh sau đó giảm và thưa dần,
mặt tím ngắt, nhản cầu đảo ngược, sùi bọt mép, đại tiểu tiện không tự chủ.
Giai đoạn nầy có thể kéo dài vài chục giây, có thể 1 hoặc 2 phút.

+ Giai đoạn doãi cơ : Bệnh nhân nằm yên bất động, các cơ duỗi, phản
xạ gân xương mất hẳn hoặc giảm nặng, bệnh nhân vẫn mất ý thức hoàn toàn,
đồng tử giản, sau đó hô hấp trở lại, thở bù mạnh và nhanh, thở dốc, thở phì
phì, bọt mép có thể lẩn ớt mỏu do cắn phải lưỡi, dần dần vài phút sau sắc mặt
hồng hào trở lại, ý thức u ám rồi tỉnh hẳn. Bệnh nhân không nhớ gì về cơn của
mình, mệt mỏi và có thể ngủ thiếp đi giai đoạn nầy có thể kéo dài vài phút.
+ Giai đoạn hồi phục :Bệnh nhân có thể phàn nàn đau đầu, đau toàn
thân, có thể ngủ thiếp đi. Có người bị liệt nhẹ hoặc tờ bỡ cỏc chi. Một số bệnh
5
nhân có thay đổi hành vi tác phong, sợ hãi kích động hoặc tự kỷ, giai đoạn
nầy kéo dài vài phút đến vài giờ.
+ Điện não đồ trong cơn : Trong cơn lâm sàng do có cơn giật nờn trờn
điện não đồ thấy xuất hiện nhiểu điện của các cử động co giật
Điện não đồ ghi ngoài cơn lâm sàng : Hoạt động kịch phát kiểu động
kinh có thể ghi được trên điện não đồ mặc dù khi đó bệnh nhân không có cơn
lâm sàng.
1.1.6 Điều trị động kinh : Sử dụng thuốc kháng động kinh
+ Thuốc cổ điển : Phenobarbital, phenytoin
Giá thành rẻ
Tác dụng phụ :
- Trên hệ thần kinh thay đổi hành vi, gà gật và rối loạn nhận thức.
- Các tác dụng không mong muốn trờn mỏu, xương, da, mô liên kết
+ Thuốc thế hệ mới : Levetiracetam
Giá thành đắt
Tác dụng phụ : Ít tác dụng phụ .
1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ RỐI LOẠN NHẬN THỨC
1.2.1 Cơ sở sinh bệnh học của rối loạn nhận thức
Hoạt động tâm thần con người là một chức năng phức tạp liên quan đến
nhiều thành phần bao gồm các yếu tố cấu thành là ý thức, hành vi, cảm xúc và
trí tuệ. Cơ sở vật chất là não bộ đặc biệt là vỏ não và vùng dưới vỏ có mối quan

hệ hữu cơ với các chất dẫn truyền thần kinh thông qua sự tưới máu của tuần
hoàn não.
6
Hiện nay các nhà khoa học chưa biết rõ tác nhân nào có khả năng gây
ra các biến đổi hình thái tế bào não khi bị tổn thương hoặc ở tuổi già. Tuy
nhiên, một số yếu tố có thể gây ra rối loạn quá trình tổng hợp protein như
thiếu máu mạn tính, thiếu dinh dưỡng, suy giảm khả năng chống oxy hóa, đột
biến gen…Căn cứ vào việc giảm số lượng tế bào thần kinh và biến đổi cấu
trúc ở não có thể nói rằng chuyển hóa năng lượng ở não bộ cũng giảm dần khi
có tổn thương ở não hoặc khi tuổi con người ngày càng cao. Đây là một vấn
đề quan trọng mặc dù não chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng lại tiêu thụ
đến 20% oxy và glucose do máu cung cấp.
Một vấn đề đáng chú ý khác là sự thoái hóa của các synap thần kinh.
Các chất truyền dẫn thần kinh tại các synap thần kinh này có vai trò quan
trọng. Trong số các chất dẫn truyền thần kinh tác động quan trọng tới trí tuệ
có hệ acetylcholin và dopamin giữ vai trò trọng yếu. Bên cạnh đú cũn cú sự
tham gia của các hoạt chất khác như adrenalin, serotonin, các peptid và các
prostaglandin. Các peptid thần kinh, tiền thân của endorphin cũng có vai trò
quan trọng trong điều hòa cảm giác đau, xúc cảm, trí nhớ và chức năng của
thể vân [6].
Sự suy giảm acetylcholin và dopamin ở não là nguyên nhân sinh hóa
gây ra một số rối loạn. Cho đến nay, người ta đã xác định được ba đường dẫn
truyền ở hệ thần kinh trung ương:
+ Đường dẫn truyền liềm đen - thể vân chịu trách nhiệm điều hòa các
hoạt động vận động.
+ Đường dẫn truyền não giữa - thể vân đóng vai trò trong các quá trình
cơ bản của hành vi thích nghi liên quan đến cảm xúc, khí sắc và động cơ
(tương tác xã hội).
+ Đường dẫn truyền não giữa - vỏ não chi phối khả năng chú ý, phản
ứng thức tỉnh cảnh giới, trí nhớ và độ tập trung.

7
Ở những bệnh nhân có tổn thương thần kinh trung ương vĩnh viễn hay
những tổn thương có tính chất lặp lại có chu kỳ và ở những người người cao
tuổi do thoái hóa não có thể có sự suy giảm về chất lượng các chất dẫn truyền
thần kinh theo ba con đường trên và hậu quả là ảnh hưởng tới chức năng thần
kinh nói chung, chức năng nhận thức nói riêng. Nói chung nhiều người bắt
đầu ở độ tuổi 50-60 tự nhận thấy có khó khăn khi ghi nhớ thông tin mới và
khó nhắc lại các từ ngữ hoặc tên quen thuộc. Nhiều người cao tuổi thấy có sự
suy giảm trong các lĩnh vực khác nhau của nhận thức như ngôn ngữ, thị giỏc-
khụng gian cũng bị chậm. Các biến đổi đó không phải nhất thiết liên quan đến
một bệnh lý thần kinh nào đó mà phải được coi là sinh lý bình thường của quá
trình lão hóa [41].
1.2.2. Biểu hiện lâm sàng rối loạn nhận thức
a.Mất nhận thức thị giác và không gian
. Các rối loạn nhận thức hình ảnh của đồ vật
+ Rối loạn tri giác
+ .Mất nhận thức liên hợp
1.1. Rối loạn nhận thức hình ảnh của không gian
+ Các rối loạn khả năng xác định vị trí của đồ vật
+ Các rối loạn khả năng xác định vị trí bản thân
b Mất nhận thức thị giác
1.2.3 Các trắc nghiệm thần kinh - tâm lý áp dụng trong việc đánh giá
chức năng nhận thức Hiện nay để đánh giá về chức năng nhận thức của các
nghiên cứu cũng như thực hành lâm sàng, ngoài việc thăm khám lâm sàng và
cận lâm sàng trong đó các trắc nghiệm thần kinh - tâm lý đóng một vai trò
quan trọng trong đánh giá chức năng nhận thức, cho phép đánh giá, phát hiện,
chẩn đoán và theo dõi tình trạng rối loạn nhận thức và sa sút trí tuệ. Các trắc
nghiệm thần kinh - tâm lý được chấp nhận như các thủ thuật chẩn đoán thần
8
kinh (American Academy of Neurology Task Force, 1996) và là các phương

tiện có độ nhạy cao trong đánh giá chức năng não và khả năng nhận thức ở
người. Thực tế có nhiều trắc nghiệm thần kinh - tâm lý có độ nhạy và độ đặc
hiệu cao trong việc phát hiện rối loạn nhận thức (Becker và cộng sự, 1994).
Hiện nay trên thế giới trong nghiên cứu về nhận thức cũng như trong lĩnh
vực lâm sàng, có rất nhiều bộ câu hỏi trắc nghiệm đánh giá chức năng nhận
thức. Mỗi bộ câu hỏi trắc nghiệm có ưu điểm và nhược điểm của nó tùy theo
hoàn cảnh mỗi khu vực, mỗi đất nước. Điều này liên quan đến thói quen
công việc, phong tục tập quán và văn hóa của từng vùng. Tuy nhiên, hiện nay
hai bộ câu hỏi trắc nghiệm thường được sử dụng nhiều nhất ở trên thế giới là
trắc nghiệm thần kinh - Tâm lý của ICD 10 và DSM-IV. Ở Việt Nam, cỏc
nghiờm cứu về suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ thường sử dụng bộ câu hỏi
và đánh giá tổn thương nhận thức theo tiêu chuẩn của DSM – IV. Ngoài ra,
mỗi lĩnh vực trong mỗi trắc nghiệm mỗi tác giả đã đưa ra những nội dung
khác nhau. Sau đây là một số trắc nghiệm thần kinh - tâm lý thường dùng để
đánh giá chức năng nhận thức:
a. Đánh giá chức năng nhận thức tổng quát
Được sử dụng nhiều nhất trong sàng lọc sa sút trí tuệ là Thang điểm
đánh giá sa sút trí tuệ (DRS / Dementia Rating Scale; Mattis, 1988) và Trắc
nghiệm kiểm tra tâm thần thu gọn [36] (MMSE / Mini Mental State
Examination; Folstein, 1975) [Phụ lục 2]. Nhìn chung các thang điểm này có
thể phân biệt được người sa sút trí tuệ và người bình thường (Van Grop và
cộng sự, 1999), nhưng do quá ngắn gọn nờn nú cũng hạn chế là không nhạy
cảm với một số loại sa sút trí tuệ và ít nhạy cảm với hai thái cực (suy giảm
nhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ nặng). Những trắc nghiệm này bị ảnh hưởng
9
bởi các yếu tố như tuổi, học vấn, chủng tộc, do đó cần phân tích thận trọng và
sử dụng các hằng số thích hợp.
Một công cụ sàng lọc chi tiết hơn là Bộ Trắc nghiệm của Liên Hiệp
Đăng ký Bệnh Alzheimer (CERAD/Consortium to Establish a Registry for
Alzheimer’s Disease; Morris và cộng sự, 1989) đánh giá các chức năng trí

nhớ, ngôn ngữ và vẽ hình, với mức độ phức tạp đủ để đánh giá suy giảm nhận
thức từ nhẹ đến tương đối nặng. Thời gian làm trắc nghiệm mất khoảng 30
đến 45 phút. Bộ Trắc nghiệm của Liên Hiệp Đăng ký Bệnh Alzheimer gồm
nhiều trắc nghiệm nhỏ đánh giá từng lĩnh vực nhận thức khác nhau như:
- Chức năng nhận thức tổng quát: dùng MMSE.
- Khả năng tiếp thu thông tin mới: học danh sách 10 từ.
- Trớ nhớ: Dùng trắc nghiệm nhớ từ muộn, nhận biết từ nhớ các hình vẽ.
- Ngụn ngữ: Dùng trắc nghiệm nói lưu loát các từ theo nhóm, trắc
nghiệm gọi tên Boston phiên bản 15 từ.
- Vẽ hình: Vẽ lại những hình học đơn giản.
b. Đánh giá chức năng thực hiện nhiệm vụ
Đó là các khả năng như tổ chức, lên kế hoạch và theo dõi các hành vi
giải quyết vấn đề. Để đánh giá các khả năng này, người ta thường dùng các
trắc nghiệm về kỹ năng giải quyết vấn đề. Được sử dụng nhiều nhất là Trắc
nghiệm xếp quân bài của Wisconsin (Heaton, 1981), Trắc nghiệm nhóm từ
(Reitan và Wolfson 1985) và gần đây là Trắc nghiệm chức năng thực hiện
nhiệm vụ của Delis – Kaplan (Delis – Kaplan, 2001). Các trắc nghiệm này đòi
hỏi bệnh nhân tạo ra và kiểm tra các giả thuyết trong khi sử dụng những phản
hồi (feedback) đỳng-sai để làm thay đổi một cách linh hoạt những câu trả lời
với sự thay đổi nhu cầu nhiệm vụ.
10
Một số trắc nghiệm khác như Nói lưu loát từ hoặc Trắc nghiệm nối các
điểm phần B (Reitan và Wolfson, 1985) cũng thường được sử dụng trong
đánh giá sa sút trí tuệ.
c. Đánh giá sự chú ý và sự tập trung
Trong Sa sút trí tuệ thường có mất sự cân bằng giữa khả năng nhận biết
những kích thích mới và tập trung vào những kích thích có liên quan. Sự chú
ý có chọn lọc bị suy giảm làm cho bệnh nhân hoặc xao nhãng hoặc tập trung
quá mức, do vậy bỏ sót những tín hiệu xung quanh. Ngoài ra, bệnh nhân cũng
thường có giảm khả năng duy trì hoặc phân chia sự chú ý (Butters và cộng sự,

1987; Lines và Alzheimer, 1991), cho dù sự chú ý giản đơn về cơ bản vẫn tốt.
Để đánh giá sự chú ý giản đơn, có thể yêu cầu bệnh nhân đọc lại một dãy
số (Trắc nghiệm đọc xuụi dóy số).
Để đánh giá trí nhớ chọn lọc, có thể sử dụng Trắc nghiệm đọc ngược dãy
số và thực hiện một số phép tính nhẩm trong WAIS-III. Các trắc nghiệm này
đòi hỏi trí nhớ phải làm việc và sự chú ý chọn lọc cao hơn. Trí nhớ chọn lọc
cũng có thể được đánh giá thông qua khả năng phân biệt những kích thích thị
giác trong trắc nghiệm nhận thức cạnh tranh.
Để đánh giá khả năng duy trì sự chú ý, có thể yêu cầu bệnh nhân phát
hiện sự nhận lại của một số nào đó khi cho đọc nghe hoặc đọc một dãy số dài
(Leweis và Rennick, 1997). Một trắc nghiệm khác là Trắc nghiệm chú ý
chuỗi từ (Malhurin và Cooke, 1997) cho phép đánh giá sự tập trung giản đơn
hoặc chọn lọc, sử dụng các phiên bản trắc nghiệm ngắn gọn.
Để đánh giá khả năng phân chia trí nhớ, có thể yêu cầu bệnh nhân thực
hiện đồng thời hai nhiệm vụ (Paulman và Kennelly, 1984) hoặc trả lời luân
phiên trắc nghiệm dãy chữ số.
11
Những bệnh nhân sa sút trí tuệ nhẹ thường không giảm hoặc chỉ giảm ít
về sự chú ý giản đơn và chọn lọc, mặc dù họ không có khả năng phân chia
hoặc luân phiên sự tập trung chú ý. Ngược lại, những bệnh nhân có suy giảm
nhận thức vừa hoặc nặng thì giảm tất cả các mức của quá trình chú ý.
d. Đánh giá về trí nhớ
Suy giảm trí nhớ là biểu hiện phải có trong sa sút trí tuệ. Tuy nhiên,
những phàn nàn về trí nhớ cũng có thể gặp ở bệnh nhân trầm cảm hoặc người
già khoẻ mạnh. Do vậy, thầy thuốc phải xác định vấn đề trí nhớ của bệnh
nhân là do bệnh lý thần kinh, rối loạn tâm thần hay là trạng thái bình thường.
Khi đánh giá trí nhớ cần phân biệt khái niệm nhớ lại (recall) và nhận biết
(recognition). Để đánh giá sự nhớ lại, người ta yêu cầu bệnh nhân nhắc lại
những thông tin đã được giới thiệu trước đó. Để đánh giá trí nhớ nhận biết, ta
sử dụng các trắc nghiệm chọn khả năng đúng trong số nhiều khả năng. Suy

giảm trí nhớ nhận biết thường liên quan đến sai sót trong khâu tìm lại hơn là
khâu ghi nhận thông tin. Bệnh nhân sa sút trí tuệ vỏ não như bệnh Alzheimer
thường khó khăn trong ghi nhận thông tin, nhớ tự do và trí nhớ nhận biết,
trong khi bệnh nhân trầm cảm và những rối loạn dưới vỏ thường chỉ giảm nhớ
tự do, trong khi trí nhớ nhận biết còn tương đối tốt.
Độ chính xác của các trắc nghiệm trí nhớ phụ thuộc vào bản chất và tính
phức tạp của các trắc nghiệm. Ví dụ: Trắc nghiệm nhớ lại ba từ trong MMSE
có thể phân biệt nhóm lớn bệnh nhân Sa sút trí tuệ với những người không bị
Sa sút trí tuệ, tuy nhiên kết quả thay đổi khá nhiều trong quần thể người bình
thường cũng như ở từng bệnh nhân (Cullum và cộng sự, 1993). Có nhiều yếu
tố có thể ảnh hưởng đến kết quả như hướng dẫn kỹ càng hay không, các từ
phức tạp hay đơn giản, có gợi ý hay không và số các mẩu thông tin cần nhớ…
Không có trắc nghiệm đơn giản nào có khả năng đánh giá tất cả các khía cạnh
12
của trí nhớ, hầu hết chỉ đánh giá được một phần. Mặc dù có những hạn chế,
nhưng các trắc nghiệm, đặc biệt là trắc nghiệm đánh giá sự nhớ lại lời nói sau
một thời gian, là những công cụ hữu hiệu nhất cho phép phân biệt bệnh nhân
sa sút trí tuệ với người bình thường (Welsh và cộng sự 1991).
Một số trắc nghiệm nhớ lời nói thường được sử dụng trong đánh giá
nhận thức bao gồm Trắc nghiệm học từ của California, Trắc nghiệm học từ
của Rey, Trắc nghiệm học từ của Hopkins… Những trắc nghiệm này có ưu
điểm là gồm nhiều bài tập học từ mới, độ dài thích hợp để có thể đánh giá trí
nhớ thứ phát (dài hạn), bài tập nhớ lại muộn và bài tập nhận biết từ.
Ngoài các trắc nghiệm học danh từ ở trên, người ta còn sử dụng Trắc
nghiệm trí nhớ logic của thang điểm trí nhớ Wechsler (WMS-III, 1997), trong
đó đánh giá sự nhớ lại một đoạn thông tin dài. Đọc cho bệnh nhân nghe hai
câu chuyện, mỗi lần một câu chuyện. Sau khi đọc xong yêu cầu bệnh nhân
nhớ lại càng nhiều thông tin càng tốt. Người ta cũng đánh giá khả năng nhớ
lại sau 30 phút để xem những thông tin đã được học ban đầu được nhớ lại như
thế nào.

Trí nhớ thị giác thường được đánh giá bằng trắc nghiệm như tiểu nhóm
trắc nghiệm mô phỏng thị giác của WMS-III và Trắc nghiệm vẽ hình phức tạp
của Rey-Osterreitht (Visser, 1985). Trong trắc nghiệm này, bệnh nhân được
xem những hình học in sẵn với mức độ phức tạp khác nhau, sau đó cất hình đi
và đề nghị bệnh nhân vẽ lại theo trí nhớ. Người ta cũng đánh giá khả năng
nhớ lại sau 15 đến 30 phút.
e. Đánh giá về ngôn ngữ
Bệnh nhân sa sút trí tuệ thường có rối loạn về ngôn ngữ, cả ngôn ngữ
tiếp nhận lẫn ngôn ngữ biểu đạt.
13
Có một số trắc nghiệm đánh giá khả năng hiểu ngôn ngữ có thể đánh giá
khả năng này thông qua phỏng vấn và xem đáp ứng của bệnh nhân khi thực
hiện những lời hướng dẫn.
Những bệnh nhân suy giảm nhận thức có thể vẫn mô tả được cách sử
dụng một vật nhưng không thể gọi tên được vật đó. Có thể kiểm tra ngay tại
giường bằng cách yêu cầu bệnh nhân gọi tên những đồ vật quen thuộc nhưng
muốn chính xác phải sử dụng các trắc nghiệm chuẩn như Trắc nghiệm gọi tên
của Boston và các biến thể của nó (Lansing và cộng sự, 1999; Morris và cộng
sự, 1989).
Các Trắc nghiệm nói lưu loát từ hay dùng nhất bao gồm nói lưu loát các
từ bắt đầu bằng một chữ cái (nói lưu loát từ theo âm tiết) hoặc nói lưu loát từ
theo nhóm từ hoặc nghĩa ví như núi tờn cỏc con vật hay các loại quả. Một số
nghiên cứu gợi ý rằng bệnh nhân sa sút trí tuệ thường giảm khả năng nói lưu
loát từ theo nhóm hơn là âm tiết (Monsch và cộng sự, 1994). Tuy nhiên,
không phải tất cả bệnh nhân Alzheimer đều như vậy (Epker và cộng sự, 1999;
Sherman và Massman, 1999). Nói lưu loát theo âm tiết liên quan đến chức
năng thựy trỏn, trong khi đó nói lưu loát từ theo nhóm lại liên quan nhiều hơn
đến hoạt động của thùy thái dương (Moscovitch, 1994).
f. Đánh giá chức năng kiến tạo thị giác
Chức năng kiến tạo thị giác thường được đánh giá bằng cách yêu cầu

bệnh nhân vẽ lại những hình vẽ chuẩn hoặc sắp xếp các khối lập phương theo
hình mẫu. Một số trắc nghiệm hay dùng là Trắc nghiệm vẽ đồng hồ [Phụ lục
4], vẽ hình chữ thập, hình khối vuụng, cỏc đường và hình giao nhau…
(Freedman và cộng sự, 1994; Kozora và Cullum, 1994). Một trắc nghiệm
khác là Trắc nghiệm vẽ hình phức tạp của Rey-Osterreith, trong đó bệnh nhân
14
phải vẽ những hình rất phức tạp. Trắc nghiệm này dùng để đánh giá trí nhớ thị
giác.
g. Đánh giá khả năng vận động
Khả năng vận động bao gồm các vận động cơ bản đến những động tác
đòi hỏi các kỹ năng phức tạp. Suy giảm các động tác đòi hỏi kỹ năng phức tạp
mà không phải do khó khăn vận động cơ bản gọi là mất sử dụng động tác
(apraxia). Bệnh nhân có thể không thực hiện được động tác theo yêu cầu mà
bình thường có thể thực hiện dễ dàng một cách tự phát, hoặc không thực hiện
được một chuỗi động tác cho một mục đích đặc biệt. Để đánh giá việc mất
thực hiện động tác ta yêu cầu bệnh nhân làm các động tác thông thường như
vẫy tay, đánh răng… cũng có thể người khám làm động tác mẫu để bệnh nhân
làm theo, thường hay dùng Trắc nghiệm gõ ngón tay [Phụ lục 4].
1.2.3 Các mức độ thường gặp của rối loạn nhận thức
1.2.3.1 Rối loạn các lĩnh vực nhận thức [41]
Nhận thức bao hàm rất nhiều lĩnh vực như đó nờu ở trên. Mỗi lĩnh vực
chịu sự chi phối của từng khu vực chức năng khác nhau của não bộ. Chính vì
vậy mà khi có tổn thương vào chức năng vùng nào thì sẽ gây ra rối loạn chức
năng vựng đú, ví dụ khi có một tổn thương nằm ở vùng chi phối cho ngôn
ngữ thì sẽ ảnh hưởng đến chức năng ngôn ngữ. Mặc dù vậy mỗi chức năng
chúng được liên hệ với nhau mật thiết qua các đường liên hệ ở vỏ não và nó
có thể được chi phối bởi nhiều vùng ở não, chẳng hạn như tốc độ vận động thị
giác chịu sự chi phối cả thựy trỏn và thùy thái dương. Thực tế trên lâm sàng
cũng có thể gặp rối loạn chỉ một lĩnh vực, nhưng thường kết hợp rối loạn
nhiều lĩnh vực do có sự chi phối xen kẽ nói trên. Mức độ rối loạn này thường

nhẹ khó phát hiện. Chỉ phát hiện được khi làm trắc nghiệm ngẫu nhiên hoặc
bệnh nhân phàn nàn về giảm một chứng năng nào đó như: trí nhớ, định
15
hướng, ngụn ngữ,tớnh toỏn Rối loạn này chỉ đánh giá qua kết quả kiểm tra
trắc nghiệm thần kinh tâm lý. Dựa trên những rối loạn lĩnh vực từng phần này
mà tập hợp để đưa ra tiêu chuẩn về mức độ rối loạn nhận thức như suy giảm
nhận thức nhẹ hay sa sút trí tuệ.
1.2.3.2 Suy giảm nhận thức nhẹ (mild cognitive impairment/MCI)
a. Khái niệm suy giảm nhận thức nhẹ
Các nghiên cứu về sinh lý bệnh học và thần kinh tâm thần cho biết sự
chuyển biến từ hoạt động nhận thức bình thường sang rối loạn nhận thức
thường diễn ra với tính chất nối tiếp. Quá trình chuyển biến từ chức năng
nhận thức bình thường sang rối loạn nhận thức bao giờ cũng qua một giai
đoạn trung gian là suy giảm nhận thức nhẹ. Nói cách khác suy giảm nhận thức
nhẹ là trạng thái trung gian từ lóo hoỏ nóo bình thường sang sa sút trí tuệ.
Mức độ suy giảm nhận thức nhẹ thường khó xác định trên lâm sàng, người ta
chỉ phát hiện tình cờ khi có một biểu hiện nào đó mà gây sự khác lạ hoặc khó
chịu cho bệnh nhân mà hay gặp nhất là rối loạn về trí nhớ, chúng quờn. Một
số tác giả cho thấy chỉ phát hiện rối loạn nhận thức nhẹ thông qua làm trắc
nghiệm ngẫu nhiên về nhận thức.
b. Tiêu chuẩn chẩn đoán suy giảm nhận thức nhẹ
- Dựa trên tiêu chuẩn của Petersen và cộng sự bao gồm:
+ Bệnh nhân than phiền về rối loạn trí nhớ và được một người thân thừa
nhận.
+ Giảm khả năng nhớ khách quan so với tuổi và trình độ học vấn (được
khẳng định bằng các trắc nghiệm thần kinh tâm lý).
+ Trạng thái nhận thức chung được duy trì.
+ Hoạt động hàng ngày không bị ảnh hưởng
+ Không sa sút trí tuệ.
16

Tiêu chuẩn trên chủ yếu để chẩn đoán suy giảm nhận thức nhẹ về trí nhớ
(amnestic MCI). Tiêu chuẩn sau của Petersen bổ sung thêm về các phân nhóm
của suy giảm nhận thức nhẹ
c. Tiến triển của suy giảm nhận thức nhẹ
Ngày nay vẫn còn nhiều tranh luận về câu hỏi được đặt ra là liệu suy
giảm nhận thức có phải là tình trạng bệnh lý? Câu hỏi này hiện nay chưa có
câu trả lời thoả đáng. Tuy nhiên theo quan điểm của các chuyên gia về thần
kinh học thì suy giảm nhận thức là một tình trạng bệnh lý của hệ thống thần
kinh vì một số lý do:
+ Đây là một bệnh của não với nguyên nhân là do suy yếu về nhận thức
+ Sự sa sút về nhận thức này là một tình trạng bệnh lý và được coi như
là một loại bệnh tâm trí. Dù đứng trên quan điểm nào thỡ cỏc nhà y học đều
thống nhất rằng sa sút trí tuệ là hậu quả của suy giảm nhận thức mà nguyên
nhân trực tiếp của các quá trình tổn thương não hoặc thoái hóa thần kinh do
nhiều tác nhân khác nhau trong đó bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến
nhất
Suy giảm nhận thức nhẹ là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng,
vì chỉ khi phát hiện bệnh ở giai đoạn này chúng ta mới có thể ứng dụng các
biện pháp dự phòng và điều trị can thiệp sớm giúp bệnh nhanh chóng ổn định,
hoặc phục hồi, tránh biến chuyển thành sa sút trí tuệ.
1.2.3.3 Sa sút trí tuệ
a. Khái niệm sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ là tình trạng rối loạn nhận thức với các biểu hiện không
những về rối loạn trí nhớ, ngôn ngữ, mà còn rối loạn nhiều chức năng khác
kèm theo như định hướng, các hoạt động hàng ngày cũng có bị ảnh hưởng ít
nhiều tùy theo mức độ sa sút trí tuệ. Khi đã bị sa sút trí tuệ chứng tỏ rối loạn
17
nhận thức đã biểu hiện rõ ràng. Chính vì thế việc chẩn đoán sa sút trí tuệ là
không phải quá khó khăn. Tuy nhiên, đến giai đoạn này thì vấn đề điều trị có
phần bị hạn chế về mức độ hồi phục cũng như sự tiến triển nặng lên của bệnh

ngày càng nhanh.
b. Tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ theo Sách Thống kê Chẩn đoán các
bệnh tâm thần của Hội Tâm thần học Mỹ (DSM-IV)
- Suy giảm trí nhớ (mất khả năng thu nhận các thông tin mới và mất khả
năng nhớ lại các thông tin vừa mới học xong).
- Có ít nhất một trong các rối loạn nhận thức sau đây:
+ Mất ngụn ngữ (không diễn đạt được, không hiểu được).
+ Mất cử động hữu ý (không thực hiện được các cử động có được do
huấn luyện, mặc dù không bị liệt).
+ Mất nhận thức (mất khả năng nhận biết đồ vật mặc dù chức năng giác
quan vẫn bình thường).
+ Rối loạn chức năng thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ (ví dụ: lập kế
hoạch, tổ chức, phân chia giai đoạn, trừu tượng hoá).
- Các suy giảm nhận thức gây cản trở lớn cho sinh hoạt thường ngày và
giao tiếp xã hội và tình trạng này ngày càng nặng dần.
- Các suy giảm nhận thức xảy đến trong bối cảnh bệnh nhân không bị mê
sảng (delirium)
- Không có sự hiện diện của các bệnh khác vốn có thể gây ra rối loạn
nhận thức (ví dụ: tâm thần phân liệt, trầm cảm).
18
Bảng 1.1. Đặc điểm của giả sa sút trí tuệ và sa sút trí
Sa sút trí tuệ giả dạng Sa sút trí tuệ thực sự
Tiến triển - lâm sàng - bệnh sử
- Bắt đầu: có thể xác định được thời gian
- Tiến triển nhanh.
- Tiền sử hay gặp bệnh tâm thần
- Bắt đầu âm ỉ
- Tiến triển chậm.
- Hiếm.
Tập tính và than phiền

- Than phiền mất nhận thức.
- Chứng minh sự thiếu hụt.
- Ít cố gắng để thành công.
- Duy trì sự tuyệt vọng
- Ít tăng thiếu hụt ban đêm
- Ít than phiền.
- Giấu sự thiếu hụt.
- Cố gắng nhiều.
- Xúc cảm thay đổi.
- Tăng thiếu hụt ban đêm.
Đánh giá lâm sàng
- “Tôi không biết”
- Mất trí nhớ sự kiện gần = sự kiện xa
- Thay đổi rõ rệt trong thực hiện một nhiệm
vụ giống nhau
- Trả lời gần đúng.
- Mất trí nhớ.
- Mất trí nhớ sự kiện gần
hơn sự kiện xa.
- Không thay đổi.
1.2.4. Các nguyên nhân thường gặp của rối loạn nhận thức
1.2.4.1. Những nguyên nhân do bệnh lý thần kinh
* Do bệnh lý thoái húa nóo
+ Bệnh Alzheimer
+ Các hội chứng thoỏi hoỏ vỏ không đối xứng
+ Phức hợp sa sút trí tuệ - xơ cứng cột bên teo cơ.
- Sa sút trí tuệ kiểu dưới vỏ
19
+ Bệnh Parkinson
+ Teo nhiều hệ

+ Bệnh Huntington
+ Bệnh liệt trờn nhõn tiến triển.
- Sa sút trí tuệ kiểu vỏ- dưới vỏ
+ Bệnh thể Lewy lan toả
+ Thoái hóa vỏ, hạch nền
* Do bệnh lý mạch máu não
- Nhồi máu nhiều ổ
- Nhồi mỏu não ở vị trí chiến lược
- Sa sút trí tuệ hỗn hợp
- Trạng thái ổ khuyết
- Bệnh Binswanger.
* Do chấn thương, choán chỗ
- Chấn thương sọ não
- Tràn dịch não thất áp lực bình thường
- Máu tụ dưới màng cứng mạn tính
- U não.
1.2.4.2. Những nguyên nhân do bệnh nội khoa
* Bệnh nội tiết, chuyển hóa
- Bệnh nội tiết: Suy giáp, hội chứng Cushing, suy tuyến yên.
- Bệnh thiếu dinh dưỡng: Hội chứng Wernicke- Korsakoff, bệnh thoỏi
hoỏ kết hợp bán cấp (thiếu hụt vitamin B12).
- Thoái hóa gan- nhân đậu: Wilson.
* Do các bệnh nhiễm khuẩn
- Virus: HIV, các hội chứng sau viêm não.
- Xoắn khuẩn: giang mai thần kinh.
20
- Prion: Bệnh Creutzfeldt- Jakob
* Do bệnh nhiễm độc
- Nghiện rượu.
- Kim loại nặng: Asen, bismuth, thuỷ ngân

- Thuốc: Kháng cholin, an thần và gây ngủ, thuốc gây nghiện, thuốc
kháng H2, digoxin…
* Do một số nguyên nhân khác
- Thiếu oxy hay hạ đường huyết kéo dài.
- Lọc thận chu kỳ.
1.3 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ RỐI LOẠN NHẬN THỨC
1.3.1 Các nghiên cứu về rối loạn nhận thức trên bệnh nhân động kinh
Trong thế kỷ XX còn nhiều quan điểm cho rằng chỉ riêng bệnh động kinh
có thể gây ra sa sút trí tuệ, mặc dù được thay thế bằng các quan sát về các ảnh
hưởng do một số bệnh lý ở não, tổn thương vùng đầu do va chạm tái diễn khi
lên cơn và các ảnh hưởng không mong muốn do điều trị bệnh động kinh . Một
số nghiên cứu cho thấy rằng sự cải thiện trong các đối tượng lên cơn có liên
quan đến cải thiện các hoạt động kiểm tra (Kugelmass et al., 1938), tăng khả
năng giao động chỉ số IQ có thể liên quan đến tần số lên cơn. Vài nghiên cứu
đã giả định sự giảm nhẹ IQ với chu kỳ tăng số lượng cơn trong một khoảng
thời gian dài (Brown and Reynolds, 1981). Mặc dù những quan sát này là
chưa toàn diện, nhưng chúng có giá trị nhất định trong việc phát triển một mô
hình cơ bản về sự liên quan giữa tần suất, loại cơn và chức năng nhận thức.
Trong các quan sát của Broca và Wernicke. Vào năm 1861 Paul Broca đã
xác định nếp cuộn thứ ba của trán bên bán cầu nóo trỏi là vùng nếu bị tổn
thương, sẽ dẫn đến việc sa sút về khả năng diến đạt ngôn ngữ. Như vậy có
nghĩa rằng những cơn động kinh liên quan trực tiếp đến vùng này sẽ ảnh
hưởng đến vấn đề nhận thức mà thường là rối loạn về diễn đạt ngôn ngữ. Năm
1874 Karl Wernicke đã mô tả quá trình suy yếu khả năng diễn đạt ngôn ngữ
21
đi kèm theo việc vùng bán cầu não trái bị tổn thương mở rộng từ nếp cuộn thứ
nhất ở vùng thái dương vào đến thuỳ đỉnh. Việc công nhận những hội chứng
rối loạn thần kinh tâm lý có thể xác định bằng lâm sàng liên quan đến bệnh
học não riêng biệt còn tiếp tục phát triển cùng với những hiểu biết sâu rộng
hơn trong việc xác định vị trí của não. Việc xác định bệnh động kinh tâm thần

liên quan đến việc quan sát về trí nhớ, ngôn ngữ và khả năng diễn đạt lời nói
và phi lời nói cùng với các khả năng không gian thị lực. Những đánh giá này
bổ sung cho các kiểm tra về chức năng nhận thức toàn diện.
Những năm gần đây nhờ có sự tiến bộ về y học, các nghiên cứu đã cho
thấy sự liên quan rõ rệt về rối loạn nhận thức và động kinh. Cụ thể Aikia M
và cộng sự (2001) nghiên cứu trên quần thể động kinh với tất cả các thể động
kinh cho kết quả đến 18,5% bệnh nhân động kinh trong quần thể động kinh
có biểu hiện về rối loạn nhận thức ở các mức độ khác nhau. Trong đó, động
kinh kháng trị chiếm tỷ lệ cao nhất 78%, tiếp đến động kinh thái dương 62%,
động kinh thựy trỏn 45,2%. Bị ảnh hưởng thấp nhất là cơn cục bộ đơn giản
khi so sánh với cùng nhóm tuổi (8%). Tương tự ở một số nghiên cứu khác cho
thấy tỷ lệ rối loạn nhận thức ở các mức độ khác nhau trên bệnh nhân động
kinh giao động từ 15% đến 25% tỷ lệ này cao ở các nước đang phát triển,
đặc biệt cao ở các nước lạc hậu nghèo đói khi so sánh cùng nhóm tuổi và
cùng giới, ở các nước phát triển thì tỷ này thấp hơn. Để giải thích vấn đề này
hầu hết các tác giả cho rằng sự khác biệt này là do có sự chênh lệch về điều
kiện kinh tế. Ở những nước đang phát triển, điều kiện kinh tế khó khăn, trình
độ dân trí thấp, hiểu biết về động kinh kém, điều trị thường muộn hoặc không
được điều trị. Chớnh cỏc yếu tố này là điều kiện góp phần làm tăng tỷ lệ rối
loạn nhận thức. Bởi lẽ vấn đề nhận thức liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó
có liên quan đến vấn đề điều trị động kinh: như ảnh hưởng của thuốc kháng
động kinh với nhận thức, tần suất lên cơn.
Vermeulen J và cộng sự [ 48 ] đã nghiên cứu trên một nhóm 234 bệnh
nhân đang điều trị động kinh với tất cả các thể loại động kinh trong độ tuổi 20
đến 70 tuổi. Trong đó có 103 bệnh nhân là nữ giới. Kết quả cho thấy tuổi càng
cao nguy cơ rối loạn nhận thức càng cao trên nhóm nghiên cứu (nhóm tuổi từ
22
50 – 70 tuổi nguy cơ rối loạn nhận thức cao gấp 3 lần so với nhóm tuổi 20 – 40
tuổi). Ngoài ra cũn cú sự khác nhau rõ rệt về nguy cơ rối loạn nhận thức theo
loại cơn, tần suất cơn, đáp ứng điều trị và nhóm thuốc được sử dụng điều trị….

(Aldenkamp, 1995) trong nghiên cứu này đã cho thấy khi tần suất lên
cơn càng dày thì tỷ lệ rối loạn nhận thức càng cao và mức độ rối loạn nhận
thức càng nặng. Cụ thể với tần suất dưới 3 cơn/ 1 tuần tỷ lệ rối loạn nhận thức
xấp xĩ 1,5 lần so với những đối tượng động kinh có tần suấn cơn dưới 3 cơn,
trên 1 cơn/thỏng và gấp gần 2,8 lần so với tần suất dưới 3 cơn/năm khi so
sánh cùng nhóm tuổi và ông nhận thấy rằng ở nhúm cú cơn dày hơn tỷ lệ
bệnh nhân rối loạn nhận thức ở mức độ sa sút trí tuệ cao hơn rõ rệt so với
nhóm bệnh nhân có cơn thưa hơn hoặc các bệnh nhân đã cắt cơn, đặc biệt
những bệnh nhân trên 50 tuổi (15% so với 6,2%).
Nghiên cứu Jambaque et al. (2000) đã cho thấy trên những bệnh nhân
động kinh trẻ tuổi nhóm bệnh nhân cải thiện được cơn trên lâm sàng nhờ điều
trị tỷ lệ rối loạn nhận thức chỉ bằng 1/3 so với nhóm động kinh không kiểm
soát được cơn và mức độ về rối loạn nhận thức cũng ở mức độ nhẹ hơn [].
Sự khác biệt về tuần suất cơn và tỷ lệ rối loạn nhận thức được (Geddes et
al., 1999) giải thích rằng có mối liên quan chấn thương đầu tái diễn ở người
trẻ tuổi khi lên cơn nhiều lần thường kéo theo kèm theo trạng thái phức tạp về
tổn thương nóo. Khụng ngạc nhiên, khi sự cải thiện tần suất lên cơn có liên
quan đến việc cải thiện chức năng nhận thức (Seidenberg et al., 1981.
Carl B. Dodrill 1996 đã nghiên cứu trên một nhóm 94 bệnh nhân đang
điều trị động kinh toàn thể cơn lớn kết quả cho thấy có sự khác nhau rỏ rệt về
nguy cơ rối loạn nhận thức theo tần suất cơn, thời gian mắc, bệnh đáp ứng
điều trị
Stefan H, Pauli E. Trong bệnh động kinh mãn tính - cả hai triệu chứng và
nonsymptomatic - rối loạn chức năng nhận thức đến trước sự khởi đầu của
cơn động kinh. Rối loạn nhận thức nổi lên với sự tổn thương tiềm ẩn
23
CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là tất cả những bệnh nhân từ 18
tuổi trở lên tại thời điểm nghiên cứu đã và đang được chẩn đoán là động kinh
toàn thể cơn lớn dựa vào khai thác bệnh sử, lâm sàng và điện não đồ.
- Các bệnh nhân này sẽ được khám lâm sàng và khai thác làm bệnh án
theo bệnh án mẫu riêng thiết kế cho nghiên cứu (phụ lục: 1).
- Các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lâm sàng sẽ được tiến hành làm trắc
nghiệm thần kinh tâm lý theo mẫu trắc nghiệm (phụ lục 2;3;4;5).
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Loại trừ các trường hợp cơn động kinh do các nguyên nhân cấp tính
như: tai biến mạch máu não giai đoạn cấp, viêm não, áp xe não, chấn thương
sọ não, ngộ độc.
- Các trường hợp nghi ngờ động kinh.
- các thể động kinh khác .
- Các trường hợp động kinh kèm theo một số bệnh có liên quan đến rối
loạn nhận thức và sa sút trí tuệ mà được chẩn đoán trước đó đó nờu ở mục các
nguyên nhân gây rối loạn nhận thức (Mục 1.2.4 phần tổng quan).
- Bệnh nhân mù chữ, khiếm thị hoặc khiếm thính.
- Các trường hợp không hợp tác khám bệnh và trong khi làm trắc
nghiệm.
24
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Mô hình nghiên cứu mô tả, cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu và chọn mẫu
- Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang như
sau:
2
2
2/1

)1(
d
pp
Zn

=

α
Trong đó:
n: là cỡ mẫu tối thiểu cần có
Z
2
1-
α
/2
: 1,96 (trị số lấy từ phân phối chuẩn)
a: là xác suất sai lầm loại 1
d: là sai số cho phép là 0,1
p: tỷ lệ bệnh nhân động kinh có rối loạn nhận thức trong y văn là 0,2.
Số lượng trường hợp bệnh được chọn là : 61 trường hợp bệnh (theo
kết quả tính cỡ mẫu của phần mềm STATA 8.0).
2.2.3. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu các đối tượng sẽ được tiến hành thông qua các
giai đoạn sau:
2.2.3.1. Đối với nhóm bệnh
Giai đoạn 1: Chẩn đoỏn xác định động kinh toàn thể cơn lớn :
Chẩn đoán cơn động kinh: Căn cứ vào thăm khám lâm sàng phối hợp
với điện não đồ (trong đó lâm sàng là chủ yếu) .
Chẩn đoán động kinh : phải có từ hai cơn động kinh trở lên cách nhau
trên 24 giờ, không liên quan đến các tổn thương cấp tính, rối loạn chuyển hóa

25

×