Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Nghiên cứu tình trạng đồng nhiễm viêm gan b, viêm gan c ở người nhiễm HIVAIDS tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.71 KB, 71 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại dịch HIV/AIDS đang là vấn đề y tế xã hội mang tính toàn cầu.
Theo báo cáo của chương trình phối hợp Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế Thế
giới (TCYTTG) về HIV/AIDS, số người đang sống với HIV trên thế giới tính
đến tháng 12 năm 2009 là 33,4 triệu người [35]. Tính đến hết năm 2007 đã có
trên 30 triệu người tử vong vì AIDS. Ước tính trên toàn cầu, mỗi ngày có
thêm 15000 người nhiễm mới HIV trong đó hơn 95% số nhiễm mới ở các
nước nghèo và các nước đang phát triển. [32]. Tại Châu Á, một châu lục có số
lượng người nhiễm HIV đông thứ 2 trên thế giới [32], ước tính có 4,7 triệu
người đang sống chung với HIV và trong năm 2008 có 350.000 người mắc
mới [62]. Tại Việt Nam, tình hình nhiễm HIV cũng không khả quan hơn, số
người nhiễm HIV không chỉ tiếp tục gia tăng, mà còn xu hướng trẻ hóa, xuất
hiện cả ở nhóm người có nguy cơ thấp như phụ nữ có thai, thanh niên tuổi
nghĩa vụ quân sự và đường lây nhiễm chủ yếu vẫn là đường tiêm chích [1].
Nhiễm HIV không trực tiệp làm tử vong , nhưng các bệnh nhiễm trùng
cơ hội và các bệnh liên quan với HIV/AIDS làm suy yếu cơ thể và là nguyên
nhân chính dẫn đến tử vong. Trong những năm gần đây, nhờ có thuốc kháng
HIV cuộc sống của người nhiễm đã được cải thiện, tỷ lệ người sống số tăng lên
rõ rệt [61]. Tuy nhiên, theo các kết quả điều tra, mặc dù không phải là bệnh
nhiễm trùng cơ hội, nhưng vi rút viêm gan B (VGB) và viêm gan C (VGC)
đang là những nguyên nhân hàng đầu về nhập viện và tử vong ở người nhiễm
HIV trong giai đoạn hiện nay [38]. Ở những người có tình trạng đồng nhiễm
VGB hoặc VGC với HIV sẽ dẫn đến tình trạng phá hủy tế bào gan nhanh
chóng hơn, bao gồm cả ung thư gan và dẫn đến tử vong nhanh hơn [46].
1
1
Theo các kết quả điều tra, trong số người nhiễm HIV ước tính có khoản
2 - 4 triệu người đồng nhiễm VGB, và 4 - 5 triệu là đồng nhiễm với VGC
[44], [48]. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ đồng nhiễm VGB và
VGC ở những bệnh nhân HIV không chỉ khác nhau giữa các khu vực địa lý,
các quốc gia, mà còn có sự khác nhau giũa các vùng, các địa phương của cùng


một quốc gia [56]. Ở Châu Âu và Châu Mỹ, đồng nhiễm HIV - VGB chiếm
6% - 14% tổng số các bệnh nhân HIV [45], trong khi đồng nhiễm HIV - VGC
giao động từ 25% đến 50% tổng số bệnh nhân HIV [41], [59]. Tuy nhiên ở
Thái Lan tỉ lệ này là 8,7% và 7,8% [56].
Tại Việt Nam, các điều tra gần đây cho thấy 88% các trường hợp nhiễm
HIV có liên quan với nghiện chích ma túy (NCMT) [65]. Đây là đường lây
quan trọng dẫn đến tình trạng đồng nhiễm vi rút viêm gan B và C ở nhóm
người nhiễm HIV. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn ít công trình nghiên cứu về
tình trạng đồng nhiễm VGB và VGC ở người HIV, vì vậy chúng tôi tiến hành
đề tài “Nghiên cứu tình trạng đồng nhiễm viêm gan B, viêm gan C ở người
nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương” với các mục
tiêu sau :
1. Tìm hiểu tình trạng đồng nhiễm VGB, VGC trên bệnh nhân HIV.
2. Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng đồng nhiễm VGB, VGC trên
bệnh nhân HIV.
2
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Dịch tễ, tổn thương bệnh học, lâm sàng và điều trị HIV/AIDS.
1.1.1. Dịch tễ HIV/AIDS.
a/ Căn nguyên gây bệnh. HIV là RNA virus, thuộc họ Retroviridae.
HIV gồm hai typ: HIV - 1 và HIV – 2. HIV – 1 có 3 nhóm là M,O,N và là căn
nguyên phổ biến nhất. Nhóm M có 10 phân typ, được đặt tên từ A đến J.
Nhóm O cũng có nhiều phân typ. Phân typ A phân bố tại Nam Phi và Ấn độ,
phân typ B,C,E phân bố tại Đông Nam Á và Nam Á.
Hình dạng và cấu trúc HIV: HIV hình cầu, đường kính 80 – 120nm, gồm
3 lớp:
Hình 1.1: Hình dạng và cấu trúc HIV. [3]
Vỏ ngoài: là lớp lipid kép, có 72 gai nhú, bản chất là Glycoprotein,

trọng lượng 160 kilodalton (kDA), gồm phân tử gp 120 và gp 41 nằm xuyên
qua lớp vỏ.
3
3
Vở trong (capside): gồm lớp hình cầu là protein trọng lượng phân tử
18 kDA và lớp trong hình trụ là protein trọng lượng phân tử 24 kDA
Nhân của virut: chứa 2 sợi RNA (mỗi sợi có 9 gen) và men sao chép
ngược.
Tương tự như các retrovirus khác, gen của HIV - 1 sẽ mã hoá các
protein gồm có:
– Nhóm gen cấu trúc: gồm ba gen gag, pol và env
– Nhóm gen không-cấu-trúc: là các gen điều hoà tat, rev, nef và các gen
khác
– HIV 1 có 3 men sao chép: bản chất enzyme để mã hoá RNA vi rút thành
DNA. Men Protease để cắt các polyprotein thành các protein cấu trúc và chức
năng. Men Integrase tích hợp DNA mới tạo thành vào DNA của vật chủ.
b/ Đường lây bệnh: có 3 đường lây bệnh chính.
– Lây truyền qua đường tình dục: HIV được tìm thấy trong dịch tiết
sinh dục. Các yếu tố tăng nguy cơ nhiễm HIV như bệnh STDs gây viêm
loét sinh dục, một số hành vi tăng nguy cơ nhiễm như nghiện rượu,
chích ma tuý….
– Lây truyền qua đường máu và các chế phẩm của máu: người
nghiện chích ma tuý dùng chung bơm kim tiêm là nguyên nhân hay
gặp, ngoài ra truyền máu và hiến ghép các phủ tạng nhiễm HIV có thể
lây truyền sang người tiếp nhân.
– Lây truyền mẹ - con: HIV lây truyền từ người mẹ sang con trong giai
đoạn mang thai, chuyển dạ và khi cho bú.
c/ Tình hình dịch HIV/AIDS
Dịch HIV/AIDS tuy mới xuất hiện từ đầu thập niên 80 của thế kỷ 20,
nhưng đã nhanh chóng lan rộng cả về không gian và thời gian và được Tổ

chức Y tế Thế giới (TCYTTG) xác định là một đại dịch nguy hiểm trên toàn
4
4
cầu và thống nhất gọi là bệnh do nhiễm HIV với mã số phân loại quốc tế ICD-
10 là B20B24 [66]. Theo báo cáo của chương trình phối hợp Liên Hợp Quốc
về HIV/AIDS,[61] kể từ khi bắt đầu của dịch đến năm 2009 đã có gần 60
triệu người đã bị nhiễm HIV và 25 triệu người đã chết vì nguyên nhân liên
quan đến HIV. Trong năm 2008, số người sống với HIV là 33.4 triệu người,
số mới mắc là 2,7 triệu người và 2 triệu người tử vong liên quan với AIDS.
Ngoài ra có khoảng 430.000 trẻ em sinh ra đã nhiễm HIV, và 2.1 triệu trẻ em
dưới 15 sống chung với HIV.[61]
Tình hình nhiễm HIV tại Việt Nam.
Quy luật bùng phát dịch HIV/AIDS ở nước ta khá rõ ràng, đầu tiên
HIV xâm nhập vào những quần thể có hành vi nguy cơ cao rồi lan ra khắp cả
cộng đồng [10]. Theo ước tính của tiểu ban giám sát HIV/AIDS, đến năm
2010 Việt Nam có khoảng 1.200.000 đến 1.500.000 người nhiễm HIV. Tóc độ
lây truyền qua đường tình dục và tỷ lệ phụ nữ và trẻ em nhiễm HIV/AIDS sẽ
tăng nhanh [1],[5],[6]. Tất cả 64 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, 96% trong số
tổng số 659 quận/huyện và hơn 66% trong tổng số 10,732 xã/phường đã có báo
về các trường hợp nhiễm HIV. Trong số các ca nhiễm HIV được báo cáo,
78,9% ở độ tuổi từ 20-39, nam giới chiếm 85.2% trong tổng số các trường hợp
nhiễm HIV được phát hiện. Số người trẻ nhiễm HIV ngày càng gia tăng và sự
lây truyền qua đường tình dục khác giới bắt đầu xuất hiện nhiều hơn [2].
Nhóm người nghiện chích ma túy (NCMT) có tỷ lệ nhiễm trung bình là
28.6%, nhóm phụ nữ mại dâm là 4,4%, và khác nhau theo từng địa phương.
Riêng năm 2006, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam đồng giới (MSM) ở Hà
Nội và TPHCM lần lượt là 9% và 5% [1]. Ở nước ta, nhiễm HIV có xu hướng
trẻ hóa, chủ yếu trong độ tuổi từ 20-29. Nam giới có tỷ lệ cao hơn nữ giới
(84,69% so với 14,86%) [1].
5

5
1.1.2. Tổn thương bệnh học bệnh HIV/AIDS.
Các bệnh đường hô hấp: Viêm xoang, tai, mũi, họng, và bệnh phổi.
Nguyên nhân do vi trùng, nấm, vi rút.
Tim mạch: 25-75% có bệnh tim, thường gặp dãn cơ tim kèm theo suy
tim ứ huyết, có thể gặp tràn dịch màng tim trong giai đoạn muộn. Nguyên
nhân do lao, suy tim ứ huyết, nhiễm C. neofomans, lymphoma, sarcôm
Kaposi.
Bệnh ở đường tiêu hoá: như bạch sản nang long, viêm thực quản,
nhiễm trùng ruột non và ruột già. Nguyên nhân do vi trùng, nấm, vi rút và các
đơn bào.
Bệnh gan mật: ở người nhiễm HIV thường có tình trạng đồng nhiễm
HIV - VGB, HIV - VGC, ngoài ra còn đồng nhiễm HDV, HEV và các vi rút
khác. Tình trạng đồng nhiễm vi rút viêm gan làm bệnh lý HIV tiến triển
nhanh và nặng hơn.
Bệnh hệ tạo máu gây rối loạn tạo máu, giảm tiểu cầu, có thể thứ phát
sau nhiễm trùng, do thuốc và các bệnh ác tính.
Bệnh da: gặp trên 90% bệnh nhân. Tổn thương có thể là sẩn, ban dạng
sởi… do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên.
Bệnh thần kinh: như bệnh lý chất trắng đa ổ tiến triển, tổn thương thần
kinh nguyên phát mất myelin hoặc thoái hoá, do nhiều nguyên nhân, hay gặp
Toxoplassmosis, Cryptococcus neoformans,.
Bệnh ác tính: gồm sarcôm Kaposi hay gặp trong tổn thương phổi, ống
tiêu hoá. Lymphoma gặp khoảng 6% bệnh nhân AIDS, cao gấp 120 lần người
bình thường. Nhiễm trùng do human papilloma virus, gây loạn sản niêm mạc
cổ tử cung, hậu môn có xu hướng chuyển sang ung thư xâm lấn.
Ngoài ra còn tổn thương nhiều cơ quan khác như tiết niệu - sinh dục,
nội tiết chuyển hóa, xương khớp [3].
6
6

1.1.3. Lâm sàng và tiến triển bệnh HIV/AIDS.
Nhiễm HIV gây suy giảm miễn dịch, hậu quả cuối cùng gây tử vong là
do nhiễm trùng cơ hội (NTCH) và khối u. Thời gian trung bình từ khi nhiễm
HIV đến khí phát triển thành AIDS khoảng 10 năm. Biểu hiện bệnh phụ thuộc
vào các bệnh NTCH, biện pháp chăm sóc, dự phòng và điều trị. Diễn biến tự
nhiên của nhiễm HIV được chia làm 4 giai đoạn [11].
Giai đoạn sơ nhiễm: Khoảng 20 – 50% có biểu hiện lâm sàng với các
triệu chứng rất thô sơ như bệnh cảnh nhiễm các vi rút khác.
− Hội chứng nhiễm vi rút: người nhiễm có sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi, hạch
sưng ở vài nơi (cổ, nách) và phát ban dạng sởi hoặc sẩn ngứa trên da.
− Xét nghiệm: Bạch cầu đơn nhân tăng, số lượng tế bào CD4 giảm, trong khi
tải lượng vi rút tăng cao trong máu và xét nghiệm phát hiện kháng thể âm
tính.
Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng.
Bệnh nhân không có biểu hiện lâm sang. Giai đoạn này kéo dài từ 5 –
10 năm tùy thuộc vào hành vi nguy cơ của người nhiễm.
Xét nghiệm: Số lượng tế bào CD4 hồi phục, tải lượng vi rút trong máu
giảm hơn giai đoạn cấp và xét nghiệm phát hiện kháng thể trở nên dương tính.
Thời kỳ có triệu chứng lâm sàng bao gồm cả giai đoạn AIDS: Thời
kỳ này bắt đầu xuất hiện các bệnh NTCH, bệnh ác tính và các triệu chứng liên
quan với HIV. Trong giai đoạn này tải lượng vi rút trong máu tăng cao và trở
thành nguồn lây bệnh cho xã hội [11].
Để theo dõi và tiên lượng bệnh, TCYTTG khuyến cáo cần dựa vào
phân độ lâm sàng và xét nghiệm tế bào CD4.
Nhiễm HIV ở người lớn được phân thành 4 giai đoạn lâm sàng, tùy
thuộc vào các triệu chứng bệnh liên quan đến HIV ở người nhiễm. [7]
7
7
Bảng 1.1: Phân loại giai đoạn lâm sàng nhiễm HIV [2]
Giai đoạn lâm sàng 1: Không triệu chứng

- Không có triệu chứng
- Hạch to toàn thân dai dẳng
Giai đoạn lâm sàng 2: Triệu chứng nhẹ
- Sút cân mức độ vừa không rõ nguyên nhân (< 10% trọng lượng cơ thể)
- Nhiễm trùng hô hấp tái diễn (viêm xoang, viêm amidan, viên tai giữa,
viêm họng).
- Zona (Herpes zoster)
- Viêm khoé miệng
- Loét miệng tái diễn
- Phát ban dát sẩn, ngứa.
- Viêm da bã nhờn
- Nhiễm nấm móng
Giai đoạn lâm sàng 3: Triệu chứng tiến triển
- Sút cân nặng không rõ nguyên nhân (> 10% trọng lượng cơ thể)
- Tiêu chảy không rõ nguyên nhân kéo dài hơn 1 tháng.
- Sốt không rõ nguyên nhân từng đợt hoặc liên tục kéo dài hơn 1 tháng.
- Nhiễm nấm Candida miệng tái diễn.
- Bạch sản dạng lông ở miệng.
- Lao phổi.
- Nhiễm trùng nặng do vi khuẩn (viêm phổi, viêm mủ màng phổi, viêm
đa cơ mủ, nhiễm trùng xương khớp, viêm màng não, nhiễm khuẩn
huyết).
- Viêm loét miệng hoại tử cấp, viêm lợi hoặc viêm quanh răng.
- Thiếu máu (Hb< 80g/L), giảm bạch cầu trung tính (< 0.5x10
9
/L),
và/hoặc giảm tiểu cầu mạn tính (< 50x10
9
/L) không rõ nguyên nhân.
8

8
Giai đoạn lâm sàng 4: Triệu chứng nặng
- Hội chứng suy mòn do HIV (sút cân >10% trọng lượng cơ thể, kèm
theo sốt kéo dài trên 1 tháng, hoặc tiêu chảy trên 1 tháng không rõ
nguyên nhân).
- Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (PCP).
- Nhiễm Herpes simplex mạn tính (ở môi miệng, cơ quan sinh dục, quanh
hậu môn, kéo dài hơn 1 tháng, hoặc bất cứ đâu trong nội tạng).
- Nhiễm Candida thực quản (hoặc candida ở khí quản, phế quản hoặc
phổi).
- Lao ngoài phổi.
- Sarcoma Kaposi
- Bệnh do Cytomegalovirus (CMV) ở võng mạc hoặc ở các cơ quan khác.
- Bệnh do Toxoplasma ở hệ thần kinh trung ương.
- Bệnh lý não do HIV.
- Bệnh do Cryptococcus ngoài phổi bao gồm viêm màng não.
- Bệnh do Mycobacteria avium complex (MAC) lan toả.
- Bệnh lý não chất trắng đa ổ tiến triển.
- Tiêu chảy mạn tính do Cryptosporidia.
- Tiêu chảy mạn tính do Isospora
- Bệnh do nấm lan toả (bệnh nấm Penicillium, nấm Histoplasma ngoài phổi).
- Nhiễm trùng huyết tái diễn (gồm nhiễm Sallmonella không phải thương hàn).
- U lympho ở não hoặc u lympho non-Hodgkin tế bào B.
- Ung thư cổ tử cung xâm nhập (ung thư biểu mô).
- Bệnh do Leishmania lan toả không điển hình.
- Bệnh lý thận do HIV.
- Viêm cơ tim do HIV.
Tình trạng miễn dịch của người lớn nhiễm HIV được đánh giá thông
qua chỉ số tế bào CD4.
Bảng 1.2: Phân giai đoạn miễn dịch nhiễm HIV/AIDS ở người lớn. [2]

9
9
Mức độ Số tế bào CD4/mm
3

Bình thường hoặc suy giảm không đáng
kể
> 500
Suy giảm nhẹ 350 - 499
Suy giảm tiến triển 200 - 349
Suy giảm nặng < 200
1.1.4. Điều trị HIV/AIDS
a/ Mục đích và nguyên tắc điều trị ARV (thuốc kháng vi rút) [2].
Mục đích điều trị ARV:
- Ức chế vi rút nhân lên và duy trì tải lượng vi rút trong máu ở mức thấp
nhất.
- Phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh NTCH.
- Cải thiện chất lượng sống người bệnh, tăng tỷ lệ sống sót.
Nguyên tắc điều trị ARV:
- Điều trị ARV là một phần của dịch vụ chăm sóc hỗ trợ y tế, tâm lý và
xã hội.
- Điều trị ARV được chỉ định khi người bệnh có đủ tiêu chuẩn lâm sàng,
xét nghiệm và đã sẵn sàng điều trị, áp dụng điều trị ngoại trú.
- Điều trị ARV là điều trị suốt đời. Phác đồ phải có ít nhất 3 loại thuốc và
người bệnh phải tuân thủ điều trị để đảm bảo hiệu quả điều trị, tránh kháng
thuốc.
- Người nhiễm HIV được điều trị ARV vẫn phải áp dụng các biện pháp
dự phòng để ngăn ngừa lây nhiễm virút cho người khác.
- Người nhiễm HIV được điều trị ARV khi tình trạng miễn dịch chưa
phục hồi cần phải tiếp tục điều trị dự phòng các bệnh NTCH.

1
1
b/ Các thuốc kháng HIV: Các thuốc ARV được chia thành 3 nhóm
chính [2],[5].
Nhóm ARV ức chế men sao chép ngược, gồm:
- Chất ức chế men sao chép ngược tương tự nucleoside: gồm Zidovudine
(AZT), Lamivudine (3TC), Stavudine (D4T), Abacavir (ABC),
Didanosine (DDI), Zalcitabine (DDC), Emtricitabine (FTC), Tenofovir
- Chất ức chế men sao chép ngược không tương tự nucleoside. gồm
Nevirapine, Efavirenz và Delavirdine
Nhóm ức chế men protease (Protease Inhibitors - PI): gồm Lopinavir,
Atazanavir, Amprenavir, Fosamprenavir, Indinavir, Nelfinavir, Ritonavir,
Saquinavir.
Nhóm thuốc ngăn cản sự hoà màng: enfuvirtide đang được nghiên cứu.
c/ Các phác đồ điêu trị cụ thể trong giai đoạn hiện nay ở Việt nam
Phác đồ chính: AZT + 3TC + NVP hoặc d4T + 3TC + NVP
Các phác đồ thay thế
. Phác đồ AZT + 3TC + EFV hoặc d4T + 3TC + EFV
Phác đồ TDF + 3TC+ NVP hoặc TDF + 3TC+ EFV
Phác đồ AZT+ 3TC+ TDF
1.2. Dịch tễ, bệnh sinh, lâm sàng và điều trị Viêm gan B.
1.2.1 Dịch tễ viêm gan B.
a/ Căn nguyên gây bệnh: Virút viêm gan B thuộc họ Hepadnaviridae,
là virút hướng gan có cấu trúc ADN được cấu tạo bởi 3.200 đôi acid nucleic,
trọng lượng phân tử 2 x 10
6
dalton [16]. Đây là virut gây bệnh cho người
nhưng cũng có thể gây bệnh trên một số loài linh trưởng khác. Trong huyết
thanh bệnh nhân ở giai đoạn hoạt động nhân đôi của virút viêm gan B , dưới
kính hiển vi điện tử người ta tìm thấy 3 kiểu cấu trúc: [22]

1
1
Hình 1.2. Hình dạng và cấu trúc VGB. [22]
• Cấu trúc hình cầu có đường kính 20nm.
• Cấu trúc hình ống hay hình trụ, đường kính 22nm, chiều dài từ 40 – 400
nm, các cấu trúc này có thể do các cấu trúc hình cầu chồng chất lên nhau
tạo thành.
Hai cấu trúc trên chính là phần kháng nguyên bề mặt của VGB được sản
xuất tại bào tương của tế bào gan, cho nên cũng mang đặc tính như HBsAg.
Nồng độ của HBsAg trong huyết thanh khoảng 10 – 100 copy/ml (gấp 100 –
1000 lần so với lượng virion). Trong khi đó nồng độ của HBeAg thường > 10
copy/ml.
• Hạt vi rút hoàn chỉnh cấu trúc hình cầu lớn, đường kính 42 nm, bao gồm 3 lớp:
– Lớp vỏ bọc bên ngoài (bao ngoài) là KN bề mặt của VGB (HBsAg).
– Vỏ capsid là 1 nucleocapsid được cấu tạo từ KN lõi (HBcAg).
– Lớp trong cùng có chứa cấu trúc ADN chuỗi đôi và các men như ADN
polymerase, protein kinase vv [18]
b/ Đường lây truyền của virút viêm gan B. Lây truyền qua đường
máu, đường sinh dục, mẹ sang con là nguyên nhân chính của lây truyền virút
viêm gan B. [14]
1
1
– Lây truyền từ mẹ sang con: Lây truyền vào lúc sinh cao hơn khi mang
thai và sau sinh. Trẻ sinh ra từ người mẹ có HBsAg (+) và HBeAg (+)
có 60 – 80% nguy cơ nhiễm VGB và khoảng 90% trong số đó trở thành
người mang VGB mạn tính.
− Lây truyền qua máu hoặc dịch cơ thể nhiễm virut: Đặc biệt ở huyết
tương BN có HBeAg (+) và HBV - DNA (+) có độ lây nhiễm rất cao.
 Nhiễm virut do truyền máu hoặc chế phẩm của máu có virút.
 Do tiếp xúc trực tiếp với máu qua kim tiêm bị nhiễm virut, thường gặp

ở người nghiện ma tuý dùng chung bơm kim tiêm, châm cứu, xăm
mình
− Lây truyền qua quan hệ tình dục (cùng giới hoặc khác giới): Tỷ lệ lây
nhiễm giữa vợ - chồng (một trong hai người bị viêm gan B) vào khoảng
15 – 30%, lây nhiễm từ nam sang nữ nhiều hơn 3 lần từ nữ sang nam.
Nguy cơ bị nhiễm VGB qua 1 lần quan hệ tình dục không bảo vệ so với
HIV kém hơn 100 lần .[8]
c/ Tình hình nhiêm virút VGB trên thế giới và Viết Nam
Hiện nay theo thống kê của TCYTTG, ước tính có hơn 2 tỷ người đã
từng nhiễm virút VGB, khoảng 400 triệu người đang mang mầm bệnh, hàng
năm có xấp xỉ 50 triệu người nhiễm virút VGB mới và trên 250.000 người
chết vì hậu quả của bệnh này (xơ gan, ung thư gan ) [17], [22]. Sự phân bố
tình trạng nhiễm virút thường được xác định bằng 3 mức độ, thể hiện ở tần
suất nhiễm VGB, tỷ lệ nhiễm virut toàn bộ, độ tuổi nhiễm virut và cách thức
truyền bệnh.
1
1
Hình 1.3. Bản đồ dịch tễ viêm gan virut B [14].
– Vùng dịch lưu hành cao: có mức độ mang HBsAg mạn tính từ 7-20%
và trên 70 % số người đã từng nhiễm VGB. Gồm các nước châu Á (trừ
Nhật Bản và Ấn Độ) và Châu Phi, các nước vùng Trung Cận Đông,
vùng lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ), các nước thuộc khu vực Tây
Thái Bình Dương, một số dân tộc vùng Bắc Cực. Ở những vùng này
nhiễm cao ngay sau khi ra đời, và đạt đỉnh điểm ở tuổi vị thành niên.
Phương thức lây truyền là truyền dọc từ mẹ sang con. [14]
– Vùng dịch lưu hành trung bình: có tỷ lệ mang HBsAg mạn tính 2-7%
và số người đã nhiễm virút VGB 20-50% như Ấn Độ, một phần Trung
Cận Đông, Tây Á, Nhật Bản, Liên Xô cũ, các nước Đông Âu, khu vực
Nam và Trung Mỹ. Phương thức lây truyền đa dạng ở mọi lứa tuổi,
song chủ yếu ở trẻ lớn và thành niên. Tình trạng lây truyền dọc chỉ

chiếm 10-20 % . [14]
– Vùng dịch lưu hành thấp: Tần suất người mang HBsAg mạn < 2%.
Vùng dịch lưu hành thấp thuộc các nước ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Châu Úc,
1
1
vv Nhiễm bệnh chủ yếu ở người lớn liên quan đến lứa tuổi hoạt động
tình dục. [17]
Theo TCYTTG, Việt Nam xếp vào vùng dịch nhiễm virút VGB lưu
hành cao. Đã có nhiều công trình nghiên cứu tỷ lệ người mang HBsAg ở Việt
Nam trên các đối tượng người khoẻ mạnh, phụ nữ có thai và các đối tượng
nguy cơ cao. Đa số các tác giả nhận thấy tỷ lệ này dao động từ 10 - 20 %. [15]
– Điều tra nhân viên bưu điện Hà Nội phát hiện viêm gan B cấp ở một số
bệnh nhân chiếm tỷ lệ 13,6 %. Bệnh viện Quân Y 108 với mẫu 1.029 có
tỷ lệ nhiễm VGB đạt đến 44,0 %. [14]
– Tại Thủ Đô Hà Nội điều tra dân số gân đây phát hiện viêm gan B cấp
chiếm tỷ lệ 14,4%[18]. Tại Thành Phố Hồ Chí Minh theo tác giả Trần
Văn Bé thì tỷ lệ này là 9,5%. [14]
– Tỷ lệ mang HBsAg ở một số địa phương khác như Tiền Giang là
21,28%, Lâm Đồng 16,74%, Nha Trang 30,25% [4]. Theo Cao Văn
Viên và cs (2003) tỷ lệ HBsAg (+) chiếm 12% số cán bộ công nhân
viên chức của Công ty xi măng Hoàng Thạch – Hải Dương [20].
1.2.2. Bệnh sinh viêm gan B.
VGB xâm nhập vào tế bào gan nhờ thụ thể trên bề mặt tế bào gan. Có
thể tóm tắt chu trình nhân lên của VGB qua 4 giai đoạn: [18],[23]
− Giai đoạn 1: Giai đoạn tạo ra 1 DNA vòng bị xoắn cuộn. Sau khi xâm
nhập vào tế bào gan VGB giải phóng lớp vỏ ngoài chỉ còn phần lõi
chứa phân tử DNA để tiếp tục xâm nhập vào nhân tế bào. Lúc đầu cấu
trúc DNA có chuỗi trong ngắn hơn chuỗi ngoài, nhờ DNA polymerase
chuỗi trong được bổ xung để tạo nên một DNA vòng khép kín
1

1
(Covalently closed circular DNA - cccDNA) và bị xoắn cuộn lại nhờ
các liên kết đồng hoá trị.
Sự hiện diện của cccDNA này trong tế bào gan bị nhiễm giữ vai trò
quan trọng trong việc duy trì tình trạng mạn tính của nhiễm VGB.
– Giai đoạn 2: Giai đoạn tổng hợp sợi RNA. Sợi RNA này được tổng hợp từ
sợi âm của cccDNA dưới tác dụng của RNA polymerase ở tế bào. Sợi RNA
này có chứa toàn bộ thông tin di truyền của VGB và nó sẽ là khuân mẫu để
tổng hợp nên sợi DNA âm của bộ gen vi rút sau này. Ngoài ra các protein
của capsid và polymerase được tổng hợp từ sợi RNA thông tin thứ 2.
– Giai đoạn 3: Giai đoạn tổng hợp sợi DNA chuỗi dài có cực tính âm.
Đây là giai đoạn tổng hợp sợi DNA từ khuân mẫu là RNA nên được gọi là
quá trình sao chép ngược. Quá trình này diễn ra trong bào tương của tế bào gan.
– Giai đoạn 4: Giai đoạn tổng hợp sợi DNA chuỗi ngắn, cực tính dương,
thông qua hiện tượng lai ghép giữa chuỗi dài với chuỗi ngắn.
Trong lúc này phần lõi của virut sẽ được lắp ghép thêm phần vỏ bọc rồi
được bài tiết qua hệ thống lưới nội bào tương để phóng thích ra khỏi tế bào
gan dưới dạng virion hoàn chỉnh.
1
1
1.2.3. Lâm sàng và tiến triển của bệnh viêm gan B.
Hình 1.4. Sàng lọc viêm gan B. [18]
– Nhiễm vi rút viêm gan B cấp tính.
Thời kỳ ủ bệnh: Nhiễm VGB cấp có thời gian ủ bệnh từ 6 – 8 tuần (40 –
180 ngày) tuỳ thuộc vào số lượng vi rút và các yếu tố cơ địa BN.
Thời kỳ khởi phát (thời kỳ tiền hoàng đản): Các triệu chứng lâm sàng
thường là sốt nhẹ, mệt mỏi, tiểu vàng, chán ăn. BN có thể có biểu hiện đau
khớp, nổi ban, sốt vài ngày trước khi vàng da xuất hiện. Thời kỳ này kéo dài 2
– 16 ngày.
Thời kỳ toàn phát (thời kỳ hoàng đản): Vàng da vàng mắt tăng dần, nếu

vàng da đậm có thể ngứa do ứ sắc tố mật, khi vàng da thì hết sốt. Nước tiểu ít
và sẫm màu, phân bạc màu. BN thấy mệt mỏi, chán ăn, sợ mỡ, đầy bụng khó
tiêu.
1
1
Khám: gan thường to ít, ấn tức và lách to chiếm 10 – 20%. Khi cả gan
và lách to tiên lượng thường xấu.
Xét nghiệm:
• Hội chứng huỷ hoại tế bào gan: AST, ALT tăng cao.
• Hội chứng ứ mật: Bilirubin máu tăng cao, chủ yếu là bilirubin trực tiếp.
• Hội chứng suy tế bào gan: Albumin giảm, tỷ lệ prothrombin giảm, nếu
giảm < 40% thường diễn biến nặng.
• HBsAg (+), IgM anti HBc (+).
Thời kỳ lui bệnh: Viêm gan cấp thường khỏi sau 4 – 6 tuần. Bệnh nhân
ăn ngon miệng, tiểu nhiều, vàng da vàng mắt giảm dần là biểu hiện lui bệnh.
Các xét nghiệm trở về bình thường. Không để lại di chứng.
Viêm gan B có thể tự ổn định 90% các trường hợp. Tuy nhiên 1% các
trường hợp xảy ra viêm gan tối cấp. 10% bệnh nhân viêm gan B phát triển
thành mãn tính (trong đó 90% là trẻ sơ sinh). Các tổn thương mãn tính có thể
dẫn đến xơ gan, ung thư biểu mô tế bào gan [9].
– Nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính
Viêm gan vi rút B mạn tính tồn tại: Thường không có triệu chứng, có
thể có mệt mỏi, chán ăn, đau tức nhẹ vùng hạ sườn phải. Thăm khám lâm
sàng gan bình thường hoặc to nhẹ.
Cận lâm sang: ALT không tăng hoặc tăng không quá 2 lần giá trị bình
thường, Bilirubin, Phosphatase kiềm, Gama globulin bình thường. Hình ảnh
tổ chức học có viêm nhẹ tế bào đơn nhân, giới hạn trong khoảng cửa với
những tế bào gan bình thường.
Tiên lượng nói chung tốt, với những thương tổn không tiến triển. Tuy
nhiên có thể tiến triển thành viêm gan mạn hoạt động, nếu có sự nhân lên của

virut.
1
1
Viêm gan vi rút B mạn tính hoạt động: Thường có mối tương ứng giữa các
biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm và tổ chức học. Lâm sàng gồm mệt mỏi, đau
hạ sườn phải, vàng da và ngứa khi có tắc mật. Biểu hiện tăng áp lực tĩnh mạch
cửa (cổ trướng, xuất huyết tiêu hoá ) xuất hiện ngay cả khi không có xơ gan.
Khám thấy gan to vừa, đôi khi đau, có thể có lách to. [22]
Xét nghiệm: Enzym AST, ALT tăng nhiều hay ít, nhất là ALT thường ≥ 2
lần giá trị bình thường. Phosphatase kiềm và Gamma globulin bình thường hoặc
tăng nhẹ trừ khi trong trường hợp tắc mật thì tăng cao, Bilirubin bình thường
hoặc tăng nhẹ. Giảm tỷ lệ Prothrombin phản ánh sự suy gan nặng.
Sinh thiết gan thấy thâm nhiễm khoảng cửa, chủ yếu là lymphocyte,
ranh giới khoảng cửa và tiểu thuỳ gan rõ ràng, ở đó cũng có những ổ hoại tử.
Trong thể nặng hoại tử nhiều hơn tạo thành các cầu nối (hoại tử cầu nối) giữa
khoảng cửa với các vùng trung tâm tiểu thuỳ hoặc giữa các khoảng cửa với
nhau.
– Xơ gan: Xơ gan là quá trình đặc trưng bởi xơ hoá đảo lộn cấu trúc bình
thường của gan dẫn tới hình thành các nốt có cấu trúc không bình thường.
Cơ chế do khôi phục lại sự tăng sinh sau hoại tử, phân chia tiểu thuỳ do tổ
chức xơ phát triển và sự thay đổi cấu trúc do đảo lộn của hệ thống tĩnh
mạch và ống mật.
Biểu hiện lâm sàng của xơ gan không phân biệt căn nguyên là viêm gan
mạn hoạt động hay do nhiễm VGB mạn, tiến triển của xơ gan chia 2 giai đoạn:
• Xơ gan còn bù (xơ gan không biến chứng): Kéo dài nhiều tháng đến nhiều
năm, có thể được phát hiện tình cờ trong dịp thăm khám lâm sàng hoặc
những bất thường về xét nghiệm chức năng gan, siêu âm.
• Xơ gan mất bù (xơ gan có biến chứng): Có biểu hiện tăng áp lực tĩnh mạch
cửa và suy gan nặng khó thuyên giảm. Triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch
cửa gồm cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ, dãn tĩnh mạch thực quản, lách to.

1
1
Triệu chứng suy tế bào gan như vàng da, sao mạch, phù chi, mất kinh nguyệt ở
nữ. [23] Hơn nữa trên bệnh nhân có tại lượng DNA vi rút cao kết hợp với kiểu
gen C của VGB co xu hướng dấn đến ung thư gan sớm hơm. [26]
1.2.4. Điều trị bệnh viêm gan B
Điều trị đặc hiệu trong viêm gan B mạn, mục tiêu là để ngăn chặn sự
tiến triển đến xơ gan và ung thư. Thuốc đang được sử dụng trong thời đại này
có cả thuốc dùng đường tiêm và đường uống.
– Điều trị kháng vi rút đường tiêm được lựa chọ có Interferon alfa ,
Pegylated Interferon được tìm thấy có hiệu quả trong điều trị viêm gan vi
rút B mạn tính, gồm có alfa-2a và alfa-2b (kết quả biến mất HBeAg ở 20-
40% các trường hợp).
– Thuốc kháng vi rút đường uống như Nucleotides Analogues được sử dụng
gồm Lamivudine, Adefovir dipivoxil, Entecavir, Telbivudin, Tenofovir. [49]

– Trong trường hợp của bệnh gan mất bù, việc ghép gan là có hiệu quả điều
trị một cách bền vững. [22]
1.3. Dịch tễ, bệnh sinh, lâm sàng và điều trị Viêm gan C
1.3.1 Dịch tễ viêm gan C
a/ Căn nguyên gây bệnh. Virút VGC thuộc họ Flaviviridae, virút có
đường kính 55 – 65 nm, trọng lượng phân tử 4.106 daltons. Bộ gen là một
chuỗi RNA đơn, nằm bên trong phần nucleocapsid hình đa diện. Vỏ lipid
chứa các protein E1 và E2.
Genome của virút VGC có khoảng 9.400 nucleotid, được chia làm 3
vùng: [13]
Đầu 5’ không mã hoá gồm 341 – 344 nucleotid. Vùng này ít bị biến đổi
nhất giữa các phân týp và có chức năng điều hoà quá trình nhân đôi của vi rút.
Tại đây có một số cấu trúc uốn lượn gồm 27 nucleotid giữ vai trò ức chế quá
2

2
trình giải mã, theo cơ chế điều hoà âm tính. Vùng này còn là vị trí gắn kết với
ribosom, được gọi là IRES (internal robosom entry site), để khởi phát quá
trình giải mã tổng hợp chuỗi polyprotein tiền chất của vi rút.
Vùng được mã hoá nằm giữa 2 đầu 5’ và 3’. Vùng này chỉ có một
khung đọc mở duy nhất, gồm 9.379 – 9.481 nucleotid, được giải mã để tổng
hợp một polyproterin tiền chất của vi rút gồm 3.010 – 3.033 axit amin.
Polyprotein sẽ được các protease của vi rút và các peptidase tín hiệu của tế
bào cắt thành các protein cấu trúc và không cấu trúc. Protein cấu trúc được
tạo ra từ các gen C, E1, E2. protein không cấu trúc đựơc tạo ra từ các gen:
NS2, NS3. NS4A, NS4B, NS5A, NS5B.
Đầu 3’ không mã hoá (3’ UTR hay 3’ NCR) gồm 3 vùng: vùng đầu tiên
có chiều dài thay đổi từ 28-42 nucleotid, tiếp theo là vùng poly (U) hoặc poly
(A) để báo hiệu kết thúc quá trình giải mã. Tận cùng là đoạn X gồm 98
nucleotid, ít biến đổi, có vai trò quan trọng trong sự nhân đôi của vi rút. Ngoài
ra vùng này còn có chức năng điều hoà quá trình giải mã, tạo sự ổn định cho
RNA và quá trình bao bọc genome bằng phần capsid (encapsidation). [24],
[27], [30], [43], [51], [55], [57].
b/ Đường lây truyền của viêm gan C: Chủ yếu lây truyền qua đường
quan hệ tình dục và đường máu. Người đã quan hệ tình dục cao gấp 23 lần
người chưa hoặc chỉ có đơn quan hệ (9% so với 0,4%) và người nghiện chích
cao hơn 12 lần so với không nghiện (13% so với 0,1 %). [13]
c/ Tình hình dịch VGC
Theo TCYTTG, hiện nay có khoảng 170 triệu người (khoảng 3% dân
số) trên thế giới nhiễm VGC. Tỷ lệ nhiễm VGC khác nhau tuỳ từng quốc gia,
điều kiện như kinh tế, xã hội, chủng tộc… trong một quốc gia tỷ lệ nhiễm
VGC cũng khác nhau tuỳ từng vùng và từng đối tượng. Tỷ lệ nhiễm VGC trên
thế giới được chia làm 3 khu vực khác nhau dựa vào kháng thể VGC. [13]
2
2

Bảng 1.3. Phân bố nhiễm VGC trên quy mô toàn cầu. [13]
Phân vùng
Tổng dân
số (triệu )
Tỷ lệ
VGC (%)
Tổng số nhiễm (triệu)
Châu Phi 602 5,3 31,9
Châu Mỹ 785 1,7 13,1
Trung Đông 466 4,6 21,3
Châu Âu 858 1,03 8,9
Đông Nam Á 1500 2,15 32,3
Tây Thái Bình Dương 1600 3,9 62,2
Tổng 5811 3,1 169,7
− Vùng nhiễm thấp có tỷ lệ dưới 0,5 % như Australia, Đan Mạch, Thụy

− Vùng nhiễm vừa có tỉ lệ 0,5-1%.
− Vùng nhiễm cao trên 1%. Tại Pháp tỉ lệ là 1,2%, trong đó 80% có dấu
hiệu virút VGC đang nhân lên (HCV-RNA dương tính) và người mang
VGC mạn tính là 0,9%. Như vậy ở Pháp có 57 triệu dân và có 500.000-
650.000 người nhiễm VGC, trong đó ¼ người bị nhiễm biết tình trạng
bệnh của mình. Ở Mỹ, tỉ lệ đó là 1,8 % so với dân số là 3.875.000
người và 33,5% số người mang kháng thể VGC (+) có ALT cao, so với
4,5% người âm tính. [13]
Các nước vùng Đông Nam châu Âu, Nhật Bản và nhiều nước đang phát
triển khác, trong đó có châu Á và châu Phi có tỉ lệ nhiễm tới 5 %
Ở Việt Nam, đã có những công trình nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm VGC
trên một số đối tượng. Tỷ lệ nhiễm VGC ở tân binh là 0,71%, ở sỹ quan là
0,77% [12]. Tỷ lệ nhiễm VGC ở người cho máu là 5,73%. Tỷ lệ nhiễm VGC
ở trẻ em 2,82%.[13] Nghiên cứu của Trịnh Thị Ngọc (2001) cho thấy VGC

chiếm 3,1% trong viêm gan cấp, 4,4% trong viêm gan mạn và 4,3% trong xơ
gan. Ngoài ra nhiễm VGC còn gặp ở bệnh nhân đồng nhiễm VGB và HIV…
[15]. Một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm VGC trong nhóm người cho máu
2
2
tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh rất khác nhau: tại Hà Nội là 0, 8% và
thành phố Hồ Chí Minh là 20, 6% [13],[18].
1.3.2. Bệnh sinh viêm gan C.
Sau khi xâm nhập vào tế bào gan nhờ cơ chế nhập bào (endocytosis) và
cởi bỏ phần nuleocapsid bên ngoài, gen của vi rút như một khuôn mẫu để sao
chép phân tử RNA bổ xung (cRNA). Tiếp theo, chuỗi RNA (-) này làm khuôn
mẫu để tổng hợp RNA (+) của vi rút mới. Cả 2 giai đoạn này được thực hiện
dưới tác dụng của RNA polymerase của vi rút. Quá trình này không qua trung
gian của DNA nên không có sự hoà nhập của genome vi rút vào chất liệu di
truyền của tế bào vật chủ. Quá trình nhân đôi này chịu sự kiểm soát của đầu 5’
không mã hoá. Đầu 3’ không mã hoá là nơi khởi đầu của quá trình tổng hợp
chuỗi RNA (-) dưới tác dụng của enzym RNA polymerase [30], [57].
Do có sự tương đồng với các vi rút khác trong cùng họ Flaviviridae nên
việc nhân đôi và lắp ráp của VGC được thực hiện ở lưới nội bào tương. Vì
vậy, vi rút được “bảo vệ” và tránh được đáp ứng miễn dịch của vật chủ. Mặt
khác trong quá trình lắp ráp trong tế bào, vi rút kết hợp với betalipoprotein tạo
nên một lớp “nguỵ trang” làm cho hệ miễn dịch của cơ thể khó phát hiện vi
rút [24], [30].
1.3.3. Lâm sàng và tiến triển bệnh viêm gan C.
Bệnh cảnh lâm sàng của VGC rất đa dạng từ không có triệu chứng đến
thể cấp tính, tối cấp và mạn tính. Tỷ lệ chuyển sang mạn tính 80% – 85%
trường hợp nhiễm VGC, trong đó có 10% – 25% dẫn đến xơ gan và ung thư
gan [30]. Trong số bệnh nhân viêm gan mạn tính thể hoạt động có 20% -
30% tiến triển thành xơ gan và khoảng 30% bệnh nhân xơ gan do VGC tiến
triển thành ung thư gan trong vòng 10 – 20 năm. Một số nghiên cứu khác dự

đoán tỷ lệ xơ gan liên quan đến VGC sẽ tăng 16% – 32% vào năm 2020 nếu
không được điều trị. [30]
2
2
o Nhiễm vi rút viêm gan C cấp tính
Hình 1.5. Diễn biến các dấu ấn vi rút theo thời gian trong VGC cấp tự giới hạn [27]
Nhiễm vi rút viêm gan C cấp được mô tả chủ yếu ở bệnh nhân sau
truyền máu, thời gian ủ bệnh trung bình 6 – 8 tuần (2 – 26 tuần) hiếm khi có
triệu chứng báo trước. Nhiễm vi rút VGC cấp thường biểu hiện thầm lặng và
ít rầm rộ như viêm gan A, viêm gan B. Vì vậy ít khi chẩn đoán được VGC cấp
bằng triệu chứng lâm sàng. Trong VGC cấp có 20% trường hợp vàng da, 80%
không có vàng da mà chỉ có một vài triệu chứng không đặc hiệu như khó
chịu, buồn nôn, đau hạ sườn phải, sau đó tiểu vàng. Khi có biểu hiện lâm sàng
thì triệu chứng thường kéo dài 2 – 12 tuần [23],[30], Bệnh cảnh VGC cấp gần
như không thể phân biệt được với viêm gan cấp do các vi rút khác.
Dấu ấn đầu tiên của nhiễm VGC là HCV-RNA (+) trong huyết thanh,
phát hiện bằng phương pháp PCR. HCV-RNA xuất hiện rất sớm, 1 tuần sau
phơi nhiễm và tăng nồng độ 10
6
-10
8
bản sao/ml [30]. Trong hầu hết các
trường hợp, anti – HCV được phát hiện ở giai đoạn cấp của VGC, nhưng một
số trường hợp sự chuyển đảo huyết thanh có thể xảy ra muộn hơn vài tuần.
20% bệnh nhân nhiễm VGC không tạo kháng thể với VGC.
Đặc điểm quan trọng về sinh hoá trong VGC là sự dao động của ALT
lúc tăng, lúc giảm thậm chí có thể trong giới hạn bình thường. ALT bắt đầu
2
2
tăng một thời gian ngắn trước khi có biểu hiện lâm sàng, ALT có thể tăng gấp

10 lần giá trị bình thường, nhưng thường chỉ tăng nhẹ hoặc tăng vừa. Bệnh
nhân VGC cấp có thể tự giới hạn ALT trở về bình thường. Anti HCV (+) kéo
dài trong nhiều năm. Khoảng 15% bệnh nhân VGC cấp có thể khỏi hoàn toàn.
[23], [30]
o Nhiễm vi rút viêm gan C mạn tính
* Nhiễm vi rút viêm gan C mạn tính có enzym ALT bình thường
Viêm gan vi rút C mạn tính (có ALT bình thường) là khi có sự hiện diện
của anti HCV (+), HCV-RNA (+) bằng phương pháp PCR. Bệnh nhân được
phát hiện tình cờ khi khám sức khoẻ, hiến máu chiếm 25% trường hợp VGC
mạn (10% – 40%) [23]. Biểu hiện lâm sàng của nhóm này không khác với
nhóm VGC mạn tính có ALT tăng [30],[50]. Bệnh nhân có ALT bình thường
có tỷ lệ tiến triển thành xơ gan thấp hơn bệnh nhân có ALT tăng. Nhiều
nghiên cứu về VGC mạn tính cho thấy: ALT bình thường gặp ở nữ nhiều hơn
nam. Một nghiên cứu về hình ảnh mô học ở 447 trường hợp VGC mạn tính
thì 24% có hình ảnh bình thường hoặc tổn thương rất ít, 54% có hình ảnh
viêm gan mạn tính nhẹ, 21% có hình ảnh viêm gan mạn xơ hoá, xơ gan <1%.
VGC mạn tính có ALT bình thường tỷ lệ theo genotype: genotype 1 là 3%,
genotype 1a là 22%, genotype 1b là 50%, genotype 2a là 10%, genotype 3a là
6% và VGC genotype khác là 9%. [50]
2
2

×