Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP:" HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002 " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665 KB, 42 trang )


TRƯỜNG …………………
KHOA………………………
[\[\




BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

Đề tài:


Xây dựng chương trình
Marketing trực tiếp cho các
khách hàng tổ chức tại khách
sạn Công Đoàn Hội An








HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002

1


PHẦN I: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VỚI HOẠT ĐỘNG


CHO VAY TIÊU DÙNG.

I. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1. Khái niệm Ngân hàng Thương mại.
Theo luật các tổ chức tín dụng (có hiệu lực thi hành từ 01/10/1998) thì ngân
hàng thương mại được hiểu như sau:
Ngân hàng Thương mại là một tổ chức tín dụng được phép thực hiện toàn bộ
hoạt động của ngân hàng. Hoạt động ngân hàng là hoạt động với nội dung thường
xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng tiền này để cấp tín dụng, và cung ứng các dịch vụ
thanh toán.
2. Chức năng của Ngân hàng Thương mại.
a. Ngân hàng Thương mại là định chế tài chính trung gian:
Ngân hàng là chiếc cầu nối giữa những chủ thể có tiền nhưng chưa đem sử
dụng và những chủ thể có nhu cầu tiền tệ thông qua việc đứng ra tập trung những tiền
tệ chưa sử dụng của các chủ thể trong nền kinh tế, trên cơ sở đó cung cấp vốn cho
những chủ thể có nhu cầu cần bổ sung tạm thời. Nói một cách khái quát hơn, ngân
hàng vừa là người đi vay và cũng đồng thời là người cho vay, có nghĩa là nghiệp vụ
kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là đi vay để cho vay.
Quá trình thực hiện chức năng định chế tài chính trung gian của ngân hàng
đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điều hoà lưu thông
tiền tệ cũng như sự phát triển của toàn bộ hệ thống ngân hàng.
b. Ngân hàng Thương mại có chức năng tạo tiền:
Lượng tiền mà Ngân hàng Thương mại tạo ra chính là đồng tiền bút tệ, thông
qua hoạt động tín dụng và thanh toán trong mối liên hệ giữa các Ngân hàng Thương
mại với nhau. Khả năng tạo tiền phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Ngân hàng
Trung ương, trong đó “tỷ lệ dự trữ bắt buộc” là một công cụ quan trọng. Lượng tiền
cung được tăng lên hay giảm xuống phù hợp với mục tiêu của nền kinh tế: tăng trưởng
kinh tế, hạn chế lạm phát.
c. Ngân hàng Thương mại là thủ quỹ của khách hàng.
Sự phát triển về cung ứng hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất

kinh doanh giữa các tổ chức kinh tế và cá nhân. Việc thanh toán trực tiếp lẫn nhau gặp
nhiều khó khăn cho cả hai bên, nhất là khi đối tượng thanh toán lớn, địa điểm hai bên
cách xa nhau, dẫn đến chi phí cho chi trả cao, thời gian dài. Ngân hàng đứng ra làm
trung gian thanh toán cho các tổ chức kinh tế, cá nhân về tiền hàng, dịch vụ phát sinh
trong quan hệ giao dịch mua bán hàng hoá, giúp việc luân chuyển vốn cho các doanh
nghiệp được nhịp nhàng, nhanh chóng thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá, vòng
vốn quay nhanh, tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Ngoài ra ngân hàng
còn giúp doanh nghiệp sinh lời từ khoản tiền gởi tại ngân hàng, hoặc bảo quản tài sản
phi tiền tệ cho các cá nhân, tổ chức.
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002

2


3. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Thương mại.
a. Nghiệp vụ huy động nguồn vốn.
Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản
thân ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, Ngân hàng Thương
mại được sử dụng những biện pháp và công cụ cần thiết mà luật pháp cho phép để huy
động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội, làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với
nền kinh tế. Kết quả của nghiệp vụ nguồn vốn là tạo ra nguồn “tài nguyên” để đáp ứng
các nhu cầu của nền kinh tế. Trong đó, vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, nguồn tài
nguyên to lớn nhất của Ngân hàng Thương mại.
b. Nghiệp vụ cho vay.
Nghiệp vụ cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một
Ngân hàng Thương mại nào. Nó quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của
Ngân hàng Thương mại.
Ngân hàng chuyển hoá từ vốn tiền gửi thành vốn tín dụng để cho vay đối với
các khách hàng của mình, nhằm bổ sung cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh trong
nền kinh tế. Nhờ cho vay mà ngân hàng tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho mình, để

từ đó mà bồi hoàn lại tiền gửi cho khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra
lợi nhuận cho ngân hàng.
c.Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.
Những dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển vừa cho phép hỗ trợ đáng kể
cho nghiệp vụ khai thác nguồn vốn, mở rộng các nghiệp vụ đầu tư, vừa tạo ra thu nhập
cho ngân hàng bằng các khoản tiền hoa hồng, lệ phí có vị trí xứng đáng trong vai trò
phát triển hiện nay của Ngân hàng Thương mại. Các hoạt động này gồm:
- Các dịch vụ thanh toán thu, chi hộ cho khách hàng (chuyển tiền, thu hộ séc,
dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh toán ).
- Bảo quản các tài sản quí giá, giấy tờ, chứng thư quan trọng của công chúng.
- Bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo uỷ nhiệm của khách hàng.
- Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng, bạc đá quí.
- Cố vấn tài chính, giúp đỡ các công ty phát hành cổ phiếu, trái phiếu
II. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.
1. Khái niệm Tín dụng Ngân hàng.
Theo Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng số
1627/2001/QĐ - NHNN ngày 31/12/2001 thì “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng,
theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào
mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và
lãi”.
Nói cách khác, tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị
nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời hạn nhất định từ người sở
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002

3


hữu sang người sử dụng và khi đến hạn người sử dụng phải hoàn trả lại cho người sở
hữu với một lượng giá trị lớn hơn.
Tín dụng Ngân hàng là quan hệ Tín dụng giữa một bên là ngân hàng, các tổ

chức tín dụng khác với một bên là các tổ chức tín dụng, cá nhân trong nền kinh tế
Quốc dân.
2. Bản chất của Tín dụng Ngân hàng.
Bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả và có các
đặc trưng sau:
. Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là
cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản). Trong những năm 1960
trở về trước hoạt động tín dụng của ngân hàng chỉ có vay bằng tiền. Xuất phát từ tính
đặc thù đó mà nhiều lúc tín dụng và cho vay được coi là đồng nghĩa với nhau. Từ
những năm 1970 trở lại đây, dịch vụ cho thuê vận hành và cho thuê tài chính đã được
các ngân hàng hoặc các định chế tài chính khác cung cấp cho khách hàng. Đây là một
sản phẩm kinh doanh của ngân hàng, một hình thức tín dụng bằng tài sản thực (nhà ở,
văn phòng làm việc, máy móc thiết bị).
. Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài
sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn.
Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng. Trong thực tế một số nhân viên
tín dụng khi xét duyệt cho vay không dựa trên cơ sở đánh giá mức độ tín nhiệm về
khách hàng mà lại chú trọng đến các bảo đảm, chính quan điểm này đã làm ảnh hưởng
đến chất lượng tín dụng.
. Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách
khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc. Để thực hiện được nguyên
tắc này phải xác định lãi suất danh nghĩa lớn hơn tỷ lệ lạm phát, hay nói cách khác
phải xác định lãi suất thực dương (Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm
phát). Tuy nhiên, vì lãi suất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, nên trong
một số trường hợp cụ thể lãi suất danh nghĩa có thể thấp hơn lạm phát, ngoại lệ này
chỉ tồn tại trong một giai đoạn ngắn.
. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn
trả vô điều kiện. Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tín dụng như
hợp đồng tín dụng, khế ước thực chất là lệnh phiếu, trong đó bên đi vay cam kết
hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

3. Phân loại Tín dụng Ngân hàng.
a. Căn cứ vào thời hạn vay:

+ Cho vay ngắn hạn: thời hạn vay đến 12 tháng, vốn vay dùng để bù đắp sự
thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu trong ngắn hạn của
các cá nhân và các tổ chức.
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002

4


+ Cho vay trung hạn: thời hạn vay từ 1 đến 5 năm, vốn vay dùng để đầu tư vào
tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh
doanh, xây dựng các dự án mới có qui mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.
+ Cho vay dài hạn: thời hạn vay trên 5 năm, nhằm mục đích cấp vốn cho xây
dựng cơ bản, đầu tư vào các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, mở
rộng sản xuất với qui mô lớn.
b. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:
- Tín dụng đầu tư: nhằm tăng sản lượng, thu nhập trong nền kinh tế và tìm kiếm
mức độ sinh lời của đồng vốn, bao gồm các hình thức sau:
+ Cho vay bất động sản: nguồn vốn vay sẽ được sử dụng để mua sắm và
xây dựng các bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ
+ Cho vay công nghiệp và thương mại: nhằm bổ sung vốn lưu động cho các
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.
+ Cho vay nông nghiệp: nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như hỗ trợ
chi phí sản xuất, xây dựng công trình thuỷ lợi
- Tín dụng tiêu dùng: là loại cho vay để trang trải các chi phí thông thường, đáp
ứng các nhu cầu về đời sống và sinh hoạt của cá nhân, gia đình trong xã hội. Ví dụ
như cấp tín dụng để mua xe máy, mua nhà
c. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của người đi vay:

- Tín dụng có đảm bảo bằng tài sản: là loại tín dụng mà để có được khoản tín
dụng này, người đi vay vay bắt buộc phải có một tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo
lãnh của bên thứ ba.
- Tín dụng không có đảm bảo bằng tài sản: là hình thức tín dụng mà ngân hàng
cho vay chỉ căn cứ vào uy tín của bản thân người đi vay mà không cần bất cứ tài sản
bảo đảm nào.
d. Căn cứ vào xuất xứ tín dụng:
- Tín dụng trực tiếp: đây là loại tín dụng mà ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho
người vay, đồng thời người vay cũng là người trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân
hàng.
- Tín dụng gián tiếp: thông qua các loại giấy tờ như khế ước hoặc chứng từ nợ
(thương phiếu), ngân hàng cấp tín dụng cho người phát hành (là người thanh toán nợ)
bằng cách mua lại (chiết khấu) các giấy tờ này từ người sở hữu chúng (người nhận
vốn từ ngân hàng).
e. Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng:
- Cho vay bằng tiền: đây là hình thức tín dụng phổ biến, vốn tín dụng được cấp
dưới hình thái giá trị tiền tệ.
- Cho vay bằng tài sản: vốn tín dụng được cấp bằng tài sản dưới hình thức tài
trợ thuê mua của ngân hàng hoặc các công ty thuê mua (công ty con của ngân hàng).
4. Các nguyên tắc của Tín dụng Ngân hàng.
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002

5


Để đảm bảo cho hoạt động tín dụng của mình đạt hiệu quả cao nhất và đem lại
lợi ích cho các bên thì đòi hỏi ngân hàng và các khách hàng của ngân hàng phải tuân
thủ những nguyên tắc sau:
a. Nguyên tắc vay vốn phải có mục đích, có kế hoạch, bảo đảm sử dụng đúng
với mục đích xin vay và có hiệu quả kinh tế.

Bên đi vay phải trình bày với ngân hàng về mục đích sử dụng vốn vay, kế
hoạch sử dụng vốn vay để ngân hàng quyết định cho vay. Ngân hàng chỉ cho vay đối
với những tổ chức, cá nhân làm ăn có hiệu quả, sử dụng vốn vay đúng mục đích và
ngân hàng kiểm soát được việc vay vốn. Nguyên tắc này giúp ngân hàng và cả người
đi vay tiến hành hoạt động của mình được bình thường, tránh việc sử dụng vốn vay sai
mục đích, không hiệu quả, thất thoát và gây lãng phí.
b. Nguyên tắc cho vay hoàn trả gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn.
Hoàn trả gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn là một nguyên tắc hàng đầu trong hoạt
động tín dụng. Vì vậy buộc ngân hàng cũng như người đi vay phải sử dụng vốn vay
đúng mục đích và hoạt động có hiệu quả.
c. Vốn vay phải được bảo đảm.
Khi vay vốn ngân hàng thì người đi vay phải bảo đảm trả nợ cho ngân hàng
bằng cách thế chấp tài sản hoặc có bảo lãnh của người thứ ba. Tuân thủ theo nguyên
tắc này giúp ngân hàng thu hồi nợ, mặt khác giúp cho ngân hàng thu hồi lại vốn khi
khách hàng không tuân thủ hợp đồng tín dụng.
III. TÍN DỤNG TIÊU DÙNG.
1. Khái niệm về Tín dụng Tiêu dùng.
Tín dụng tiêu dùng là hình thức tổ chức tín dụng cho các cá nhân vay vốn để
mua sắm tư liệu sinh hoạt hoặc đáp ứng nhu cầu khác phục vụ đời sống.
Các khoản cho vay tiêu dùng giúp cho người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hoá
và dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo cho họ cơ hội có thể hưởng một mức
sống cao hơn.
2. Đặc điểm của Tín dụng Tiêu dùng.
a. Đây là hình thức cấp tín dụng để tài trợ cho mục đích tiêu dùng của từng cá
nhân nên qui mô vốn của từng món vay thường là nhỏ so với những món vay với mục
đích kinh doanh hoặc đầu tư của các tổ chức kinh tế. Điều này dẫn đến lượng khách
hàng của hình thức tín dụng tiêu dùng là rất lớn. Chính vì nó thoả mãn nhu cầu của
mỗi cá nhân trong xã hội mà mỗi người lại có những mục đích tiêu dùng khác nhau,
khả năng tài chính khác nhau, nhu cầu vay vì thế cũng khác nhau. Nắm rõ đặc điểm
này, các tổ chức tín dụng cho vay phải sắp xếp, bố trí lịch làm việc hợp lý để giải

quyết được lượng khách hàng rất lớn đến để vay, trả nợ hàng tháng.
b. Là hình thức tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro nhưng đem lại thu nhập lớn
cho ngân hàng. Như ta đã biết, vay tiêu dùng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng trả nợ
của từng cá nhân, nó không phải là rủi ro do chủ quan từ phía người đi vay mà còn
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002

6


chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của các yếu tố khách quan như rủi ro về mất
việc làm, bệnh tật, tai nạn, chết, các sự cố xảy ra trong gia đình nhưng chính là vì số
lượng khách hàng rất là nhiều nên những rủi ro này được phân tán, không tập trung
vào một đầu mối nên giảm được những tổn thất lớn cho ngân hàng. Bên cạnh đó nó lại
đem về cho ngân hàng một nguồn thu đáng kể từ lợi nhuận cho vay. Vì lãi suất do các
ngân hàng sử dụng trong vay tiêu dùng ở mức lãi suất cố dịnh, trong đó đã tính đến
việc loại trừ các yếu tố về rủi ro nên lãi suất vay tiêu dùng thường có xu hướng cao
hơn lãi suất của các loại hình cho vay khác. Vì vậy đã giảm nhẹ được thiệt hại cho
ngân hàng trong những trường hợp xảy ra rủi ro dẫn đến các tổn thất tín dụng, còn
trong trường hợp không xảy ra rủi ro thì ngân hàng lại thu được một món lợi từ sự
chênh lệch này.
c. Đặc điểm tiếp theo là nhu cầu vay tiêu dùng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế,
đây là món vay rât nhạy cảm với tình trạng “sức khoẻ” của nền kinh tế. Khi nền kinh
tế mở rộng, tăng trưởng tốt và ổn định thì nhu cầu vay tiêu dùng tăng lên, vì mọi
người cảm thấy lạc quan về tương lai nên sẵn sàng chi tiêu cho cuộc sống của mình.
Và ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào suy thoái, tâm lý chung của các cá nhân là
không tin tưởng về cuộc sống tương lai, lo sợ tình trạng thất nghiệp xảy ra, nên họ sẽ
tiết kiệm trong việc chi tiêu của mình và hạn chế tối đa trong việc vay mượn ngân
hàng.
d. Đặc điểm quan trọng cuối cùng, người vay tiêu dùng hầu như không quan
tâm đến lãi suất vay vốn mà họ chỉ quan tâm đến số tiền phải trả trong mỗi kỳ, mặc dù

lãi suất là yếu tố biểu hiện chi phí phải bỏ ra cho món vay đó. Vì đây là những món
vay tiêu dùng, không vì mục đích kinh doanh nên người vay thường ít quan tâm đến
chi phí phải trả này, hơn thế nữa, đối tượng vay ở đây lại là những lao động bình
thường, họ ít am hiểu về các vấn đề của ngân hàng như lãi suất, điều quan tâm của
họ đơn giản là món vay của họ có thoả mãn được nhu cầu của họ không và số tiền họ
phải trả mỗi kỳ là bao nhiêu.
3. Phân loại Tín dụng Tiêu dùng.
a. Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
- Tín dụng tiêu dùng ngắn hạn: là khoản vay với thời hạn dưới 12 tháng. Loại
cho vay này áp dụng lãi suất ngắn hạn.
- Tín dụng tiêu dùng trung hạn: thời hạn vay từ 1 năm đến 3 năm
- Tín dụng tiêu dùng dài hạn: thời hạn vay từ 3 năm đến 10 năm.
b. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay:
- Các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo
nhà ở của các cá nhân và hộ gia đình.
- Các khoản cho vay nhằm tài trợ cho những chi phí mua sắm các chuyển động
sản phục vụ đời sống như ô tô, xe máy, vật dụng gia đình
- Các khoản cho vay nhằm tài trợ cho những mục đích khác như chi phí học
hành, giải trí và du lịch
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002

7


c. Căn cứ vào phương thức cho vay:
- Cho vay trả góp: là khoảng cho vay mà người vay vốn phải trả nợ vay (cả tiền
gốc và lãi) cho tổ chức tín dụng làm nhiều kỳ liên tiếp như đã thoả thuận (thường là
tháng hay quý).
- Cho vay trả một lần: là khoảng cho vay mà người vay vốn chỉ thanh toán một
lần với tổ chức tín dụng (cả tiền gốc và lãi) vào lúc đáo hạn hợp đồng theo thoả thuận

của hai bên. Thông thường đây là những khoản vay có qui mô vốn vsy nhỏ đi kèm với
thời hạn ngắn và sử dụng cho những mục đích như chi trả cho những chuyến đi nghỉ,
tiền viện phí, mua sắm những dụng cụ trong gia đình, các chi phí sữa chữa
d. Căn cứ vào góc độ nghiệp vụ:
- Tín dụng tiêu dùng trực tiếp: là việc ngân hàng thực hiện phát vay trực tiếp
cho người đi vay một số tiền mặt nhất định nhằm mục đích tiêu dùng. Và định kỳ
người vay phải trả một số tiền theo quy định cho ngân hàng.
- Tín dụng tiêu dùng gián tiếp: được thực hiện bằng cách các nhà sản xuất hay
nhà cung ứng bán hàng hoá cho khách hàng và ngân hàng sẽ thanh toán thay người
mua hàng. Đây là hình thức phối hợp giữa ngân hàng và các tổ chức bán lẻ hàng hoá.
Sau đó, định kỳ ngân hàng sẽ thực hiện việc thu nợ từ người vay.
4. Sự cần thiết của Tín dụng Tiêu dùng.
Việc cho vay tiêu dùng của ngân hàng có tác động, ảnh hưởng rất lớn đối với
bản thân ngân hàng, cũng như đối với người tiêu dùng và nền kinh tế.
- Đối với ngân hàng: cho vay tiêu dùng góp phần đa dạng hoá hoạt động tín
dụng, phân tán rủi ro và tăng thêm thu nhập. Ngoài ra, thông qua cho vay tiêu dùng
các ngân hàng có điều kiện thiết lập nhiều mối quan hệ mật thiết với các cá nhân cũng
như các doanh nghiệp, tạo thuận lợi mở rộng thị phần phát triển dịch vụ ngân hàng và
khả năng huy động vốn, tiền gửi từ dân cư.
- Đối với người tiêu dùng: Nhờ vay tiêu dùng mà họ được hưởng các tiện ích
trước khi tích luỹ đủ tiền, nhờ đó góp phần nâng cao mức sống, tạo niềm hưng phấn,
tích cực lao động vì tương lai tốt đẹp và đặc biệt quan trọng hơn nó rất cần thiết cho
những trường hợp khi cá nhân có các chi tiêu có tính cấp bách, như nhu cầu chi tiêu
cho giáo dục và y tế.
- Đối với nền kinh tế: Nếu cho vay tiêu dùng được dùng để tài trợ cho các chi
tiêu hàng hoá và dịch vụ trong nước thì nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, tạo
điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kích thích sản xuất phát triển. Song, nếu các
khoản cho vay tiêu dùng không được dùng như vậy thì chẳng những không kích được
cầu mà nhiều khi làm giảm khả năng tiết kiệm trong nước.






HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002

8





























PHẦN II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU - ĐÀ NẴNG NĂM 2002.

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
Á CHÂU - ĐÀ NẴNG.
1. Giới thiệu về ngân hàng Á Châu - Việt Nam.
Pháp lệnh ngân hàng ra đời năm1993 đã đưa hoạt động ngân hàng vào giai
đoạn ổn định và phát triển. Hệ thống ngân hàng thương mại được hình thành và hoạt
động rất có hiệu qua, góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn cho nền kinh tế đang
tăng trưởng và phát triển.
Trong thời gian này ngân hàng Á Châu ra đời theo quyết định số 6032/NH - CP
cấp ngày 14/4/1993 của NHNN. Từ đó ngân hàng được khai trương và đi vào hoạt
động vào ngày 04/6/1993, có tên tiếng Anh là Asia Commercial bank (ACB) có trụ sở
chính tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3,TPHCM và được gọi là Hội sở. Thời
A. GI

I THI

U KHÁI QUÁT V

NGÂN HÀNG Á CHÂU
-

Đ
À N


NG

HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002

9


gian hoạt động là 30 năm. Năm 1996 ACB có 7 chi nhánh và 3 phòng giao dịch, hiện
nay ngân hàng có 10 chi nhánh, 9 phòng giao dịch, một trung tâm thẻ và một công ty
chứng khoán. Ngoài ra ACB còn có hệ thống giao dịch địa ốc gồm 6 chi nhánh và 3
phòng giao dịch.
Vốn điều lệ ban đầu của ngân hàng ACB là 20 tỷ đồng thuộc sở hữu của 27 cổ
đông. Trong 5 năm đầu hoạt động, ngân hàng đã có hai đợt tăng vốn điều lệ. Năm
1994 tăng lên 70 tỷ đồng, năm 1997 tăng lên 273 tỷ đồng (trong đó 25% là vốn của cổ
đông nước ngoài). Hiện nay vốn điều lệ của ngân hàng là 353,711 tỷ đồng, là ngân
hàng thương mại cổ phần có số vốn điều lệ cao nhất.
Hiện nay, ngân hàng thiết lập được 1200 đại lý thanh toán thẻ tín dụng và
chuyển tiền nhanh Wetern Union trong phạm vi cả nước, đồng thờiquan hệ với hơn
170 ngân hàng nước ngoài tạo ra mạng lưới thanh toán nhanh chóng và thuận lợi.
2. Sự ra đời và phát triển ngân hàng Á Châu - Đà Nẵng.
Vào năm 1996, kinh tế Đà Nẵng có những bước tiến đáng kể, tốc độ tăng GDP
bình quân tăng 14,4% so với năm 1995, thu nhập bình quân đầu người đạt 355 USD/
người/ năm. Ngoài vị trí địa lý thuận lợi, Đà Nẵng còn có nhiều tiềm năng về kinh tế
xã hội để thu hút đầu tư phát triển thành vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung. Hệ
thống ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã có sự phát triển về
qui mô lẫn loại hình. Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn đang giữ vị
trí vốn có của nó, hàng loạt các ngân hàng thương mại cũng khai trương và đi vào hoạt
động, và ngày càng thích nghi, chiếm thị phần nhiều hơn.
Trước tình hình đó, để mở rộng phạm vi hoạt động và góp phần hoàn thiện

ngân hàng Á Châu - Đà Nẵng đã được thành lập theo quyết định số 212/QĐ - NH15
ký ngày 13/08/1996 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 08/01/1997. Trụ sở của
chi nhánh ngân hàng Á Châu Đà Nẵng đặt tại 16 Thái Phiên, Đà Nẵng. Từ khi thành
lập đến nay Chi nhánh không ngừng thay đổi phương thức hoạt động, cung ứng dịch
vụ, trang bị cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.
II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH.
- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi các loại của
pháp nhân, cá nhân trong nước và nước ngoài bằng tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ
theo qui định của ngân hàng Nhà nước và ngân hàng Á Châu.
- Cho vay ngắn trung và dài hạn bằng tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với
các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn theo sự uỷ nhiệm của Tổng giám đốc ngân
hàng Á Châu.
- Được phép vay, cho vay các Định chế tài chính trong nước, thực hiện và quản
lý các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, nghiệp vụ mua bán, chiết khấu các
chứng từ có giá khi được Tổng giám đốc uỷ nhiệm, chấp thuận và theo đúng qui định
của ngân hàng nhà nước.
- Thực hiện quản lý mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh, thẻ
thanh toán. Khi có nhu cầu và được Tổng giám đốc uỷ nhiệm, ngân hàng thực hiện
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002

10


việc mua bán vàng. Đồng thời, tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán theo đúng
chế độ của nhà nước, NHNN và của ngân hàng Á Châu.
- Thực hiện chế độ bảo mật nghiệp vụ ngân hàng như về số liệu tồn quỹ, thanh
khoản ngân hàng, tài khoản tiền gửi khách hàng,
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI NHÁNH.
1. Ban Giám đốc:
Ban Giám đốc gồm có một Giám đốc và một phó Giám đốc. Giám đốc chi

nhánh là người đứng đầu chi nhánh, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, chịu
trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về các hoạt động của chi nhánh.
Phó giám đốc được Giám đốc uỷ quyền thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn nhất
định.

2. Ban Tín dụng:
Ban tín dụng gồm 3 thành viên chính thức: Giám đốc kiêm trưởng ban, phó
Giám đốc kiêm phó ban và trưởng phòng tín dụng, một Phó phòng Tín dụng là nhân
viên thường trực. Ban tín dụng có chức năng đưa ra quyết định cuối cùng về việc cho
vay đối với các khoản vay và quyết định hạn mức tín dụng của khách hàng theo quyết
định của Hội sở.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NGÂN HÀNG Á CHÂU - ĐÀ NẴNG













: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
3. Các phòng khác:
- Phòng Hành chính - tổ chức: tổ chức nhân sự của Phòng gồm có một Trưởng

phòng, một Phó phòng và các nhân viên tổ chức, văn thư, hành chính, bảo vệ, lái
xe,tạp vụ v.v Nhiệm vụ của Phòng:
BAN TÍN D

NG

PHÒNG HC
-
TH

P.K

TOÁN
-
VT

P.GD

CH
-
NQU


P.TD & TTQT

T

B

O V


, LÁI XE &
TẠP VỤ
BAN GIÁM
ĐỐ
C

HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002

11


+ Thực hiện các mặt về tổ chức hành chính như văn thư, hậu cần, các hoạt
phù trợ về mặt hành chính, lái xe bảo vệ và tạo điều kiện vật chất để các phòng
nghiệp vụ của chi nhánh thực hiện tốt nhiệm vụ.
+ Phối hợp với Văn phòng Hội sở để thực hiện công tác tổ chức, quản lý và
phát triển nguồn nhân lực.
- Phòng Kế toán - Vi tính: gồm một Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng, một
phó phòng, một Kiểm soát viên và các nhân viên Kế toán, Vi tính. Có nhiệm vụ:
+ Bộ phận kế toán có nhiệm vụ quản lý các tài khoản tiền gửi của chi nhánh
tại NHNN địa phương và các tổ chức tín dụng khá, nắm tình hình vốn và sử dụng vốn,
quản lý, kiểm tra và hạch toán thu nhập, chi phí cũng như tài khoản của chi nhánh.
Bên cạnh đó bộ phận kế toán còn thực hiện chế độ báo cáo kế toán, thống kê theo
đúng qui định của NHNN và của ngân hàng Á Châu.
+ Bộ phận vi tính có nhiệm vụ quản lý mạng vi tính của toàn chi nhánh, bảo
mật số liệu, thông tin trên máy.
- Phòng Giao dịch - Ngân quỹ: gồm một Trưởng phòng, một Phó phòng, một
Kiểm soát viên, một Thủ quỹ nghiệp vụ, các nhân viên giao dịch quầy và kiểm ngân.
Nhiệm vụ của Phòng là hướng dẫn làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản, thực hiện và
quản lý các nghiệp vụ liên quan đến các loại tài khoản của khách hàng, thực hiện các

giao dịch và dịch vụ cho khách hàng.
- Phòng tín dụng và thanh toán quốc tế: gồm một Trưởng phòng, hai Phó
phòng và các nhân viên tín dụng và thanh toán quốc tế. Nhiệm vụ của Phòng là thực
hiện các nghiệp vụ cho vay, thẩm định và tổ chức theo dõi các khoản cho vay, bên
cạnh đó còn thực hiện các nghiệp vụ thanh toán. Trong trường hợp cần thiết còn có
thể đề xuất những phương án để giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động tín
dụng và bão lãnh của chi nhánh.
IV. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH TRONG NĂM 2002.
Chi nhánh nằm trên địa bàn rất thuận lợi nhưng cũng có nhiều thách thức, đòi
hỏi không ngừng thay đổi phương thức hoạt động để tăng khả năng cạnh tranh, và mới
có thể đứng vững trên thương trường hiện nay.
Trong thời gian qua, tình hình hoạt động của Chi nhánh đã đạt được một số kết
quả sau:
1. Hoạt động huy động vốn.
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng
ĐVT: Triệu VNĐ
Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002
Số tiền TĐ(%)
Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi thanh toán
TG KH nước ngoài
Tiền gửi các TCTD
373528,3
539674,4
277,4
11094,9
337370,8
888716,3
497,1

16201,8
-36157,5
349041,9
219,7
5106,9
-9,68
64,68
79,2
46,03
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002

12



Qua bảng số liệu trên, cho thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong năm
2002 tăng khá so với năm 2001, sự tăng trưởng này bảo đảm cung cấp vốn kịp thời,
đầy đủ cho các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, trong thời gian vừa
qua các ngân hàng khác trên địa bàn đồng loạt tăng lãi suất huy động tiền gửi và về
phía chi nhánh do chưa điều chỉnh chính sách lãi suất huy động một cách kịp thời nên
tiền gởi tiết kiệm của ngân hàng trong năm 2002 chỉ đạt 337370,8 triệu đồng giảm
9,68% so với năm 2001.Năm 2002 đánh dấu một năm khá thành công của chi nhánh
trong công tác tiếp thị và phục vụ khách hàng, cũng như tạo được niềm tin ở khách
hàng, nhờ vậy lượng khách hàng mở tài khoản tiền gửi giao dịch thanh toán tại chi
nhánh có bước tăng trưởng khá mạnh. Trong năm 2002 tiền gửi thanh toán đạt tăng
64,68% so với năm 2001, tiền gửi của khách hàng tăng 79,2% và tiền gửi của TCTD
cũng tăng 46,03% so với năm 2001.
2. Về hoạt động tín dụng.
Bảng 1.2: Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng
ĐVT: Triệu VNĐ

Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002
Số tiền TĐ(%)
1. Doanh số cho vay
2. Doanh số thu nợ
3. Dư nợ bình quân
4. Nợ quá hạn bquân
5. Tỷ lệ NQH bquân (%)
119386
109117
37524
184
0,49
128503
136162
47346
71
0,15
9117
27045
10219
-113

7,64
24,79
27,23
-61,41
-0,34

Trong năm 2002 doanh số cho vay của ngân hàng đạt 128503 triệu đồng tăng

9117 triệu đồng so với năm 2001 (tức tăng 7,64%).Tuy mức tăng về doanh số chưa
cao, nhưng nó cũng thể hiện hoạt động cho vay của ngân hàng trong năm 2002 có
được sự tiến triển tốt hơn năm 2001, thị trường đầu tư của ngân hàng được mở rộng.
Đồng thời do tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, của các ngành nghề, thành phần kinh
tế nói chung và nhu cầu vốn đầu tư của cả nước cũng như của Đà Nẵng tăng cao, công
tác tín dụng tại chi nhánh đã có bước phát triển đáng kể, trong năm 2002 doanh số thu
nợ tăng 24,79% tương đương 27045 triệu đồng, dư nợ bình quân cũng tăng 27,23%
ứng với 10219 triệu đồng. Chính nhờ chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng,
tập trung kiên quyết xử lý các khoản nợ tồn động nên đến nay chi nhánh đã hạn chế
được nợ quá hạn phát sinh, chất lượng các khoản vay tương đối tốt, tỷ lệ nợ nợ quá
hạn bình quân chỉ chiếm 0,15% trên tổng dư nợ bình quân (giảm 34% so với cùng kỳ
năm 2001). Đây có thể xem là một kết quả tốt của chi nhánh trong hoạt động kinh
doanh.
3. Về hoạt động dịch vụ.
Bảng 1.3: Thu về hoạt động dịch vụ
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002

13


ĐVT: Triệu VNĐ
Chênh lệch
Chỉ tiêu
Năm 2001 Năm 2002
Số tiền TĐ(%)
1. Thu chuyển tiền
2.Thu Western Union
3. Thu kiều hối
4. Thu thẻ
5. Dịch vụ mua bán nhà

740,8
1089
147,5
156,6
64,1
774,2
2169,6
182,5
264,8
135,6
33,4
1080,6
35
108,2
71,5
4,51
99,23
23,73
69,09
111,54
TỔNG 2198 3526,7 1328,7 60,45

Hoạt động dịch vụ tại Chi nhánh năm 2002 đạt 3526,7 triệu đồng, tăng 1328,7
triệu đồng (tức 60,45%) so với năm 2001. Trong đó chủ yếu thu về dịch vụ Western
Union, cụ thể năm 2002 đạt 2169,6 triệu đồng tăng 1080,6 triệu đồng (99,23%) so với
năm 2001. Do tháng 8/2000 thành lập trung tâm giao dịch ACB - Western Union ở
khu vực miền Trung tại Chi nhánh từ Quảng Bình vào đến Phú Yên, do vậy nguồn
thu từ hoạt động tăng lên đáng kể.
Mặc khác, mảng dịch vụ là hoạt động chủ đạo mà ngân hàng chú trọng, nên thu
từ các hoạt động dịch vụ như dịch vụ chuyển tiền, kiều hối, thẻ thanh toán đều tăng

trong năm 2002. Đặc biệt là thu từ dịch vụ mua bán nhà đạt 135,6 triệu đồng trong
năm 2002, tăng 71,5 triệu đồng với tốc độ rất cao 111,54% so với năm 2001, đó là
nhờ vào khả năng tư vấn của đội ngũ nhân viên ngân hàng.
4. Về kết quả kinh doanh.
Bảng 1.4: Kết quả kinh doanh của ngân hàng
ĐVT: Triệu VNĐ
Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002
Số tiền TĐTT (%)
Thu nhập 9820 10711 891 9,07
Chi phí 8801 7747 -1054 - 11,98
Lợi nhuận 1019 2964 1945 190,87

Chúng ta thấy hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh qua hai năm đều có lãi
Trong năm 2002, tổng thu nhập của ngân hàng đạt 10711 triệu đồng, so với năm 2001
thì con số này là 9820, tăng 9,07%. Nhưng ngược lại, chi phí của ngân hàng trong
năm 2002 lại giảm 11,98% (tương đương với 1054 triệu đồng) so với năm 2001. Sự tỉ
lệ nghịch giữa thu nhập và chi phí của ngân hàng đã thể hiện sự phát triển liên tục
trong quá trình hoạt động của ngân hàng, cũng như quá trình điều hành quản lý thực
hiện các công việc một cách hợp lý, khoa học của Ban lãnh đạo ngân hàng. Từ đó, dẫn
đến lợi nhuận của ngân hàng đạt được trong năm 2002 là 2964 triệu đồng tăng đến
190,87% . Có được kết quả như vậy là do ngân hàng biết đa dạng hoá các hoạt động
ngân hàng , đặc biệt là hoạt động Tín dụng tiêu dùng và thanh toán quốc tế, chuyển
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002

14



tiền nhanh cũng như biết tăng cường công tác tiếp thị tìm kiếm khách hàng. Đây là

kết quả của sự nổ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên ngân hàng Á Châu
Đà Nẵng.




I. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG.
1. Qui trình thực hiện nghiệp vụ Cho vay tiêu dùng.
a. Đối tượng, mục đích vay.
- Đối tượng vay tiêu dùng: là các cán bộ công nhân viên (CBCNV) có việc
làm ổn định (trên một năm) tại các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức đoàn
thể hoặc các cá nhân sản xuất kinh doanh (có giấy phép sản xuất kinh doanh).
- Mục đích vay: sử dụng vốn vay để tài trợ cho những nhu cầu của cuộc sống
như mua sắm các đồ dùng sinh hoạt; phương tiện thông tin; xe đạp, xe máy; sửa chữa,
tu bổ nhà ở; mua cổ phần từ các doanh nghiệp cổ phần hoá nơi người lao động đang
làm việc
b. Điều kiện vay.
Khách hàng muốn vay phải có:
- Hộ khẩu thường trú trên cùng địa bàn hoạt động của ngân hàng (nơi cho vay)
- Mục đích vay vốn được sử dụng cho các nhu cầu tiêu dùng hợp pháp.
- Nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả góp hàng tháng.
- Có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc được người thứ ba có tài sản thế chấp, cầm
cố bảo lãnh (đối với khách hàng vay là cá nhân).
- Thời gian công tác tính đến ngày vay trên 12 tháng và có bảo lãnh của đơn vị
(đối với khách hàng vay là CBCNV đang công tác tại các đơn vị như: DNNN, công ty
cổ phần, trường học, bệnh viện, các cơ quan đoàn thể ).
c. Mức vốn vay, Thời hạn vay, Lãi suất vay vốn:
- Mức vốn vay:
+ Trường hợp vay có tài sản thế chấp: mức vay phụ thuộc vào nhu cầu
của khách hàng, nhưng không vượt quá 18% giá trị tài sản thế chấp.

+ Trường hợp vay không có đảm bảo tài sản thế chấp ( các CBCNV):
tối đa là 10 triệu đồng.
- Thời hạn vay: + Cho vay ngắn hạn tối đa đến 12 tháng (1 năm).
+ Cho vay trung hạn từ 12 tháng đến 36 tháng (3 năm).
- Lãi suất vay vốn được thay đổi theo từng thời kỳ cho phù hợp với chính sách
lãi suất của ngân hàng Nhà Nước. Lãi suất hiện nay ngân hàng Á Châu đang niêm yết
đối với hình thức Vay tiêu dùng là 0,85% / tháng đối với tất cả các thời hạn vay.
d. Hồ sơ vay vốn.
B - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN
HÀNG Á CHÂU ĐÀ NẴNG

HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002

15


- Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng có xác nhận của cơ quan làm
việc, chữ ký của vợ hoặc chồng của người vay vốn và chữ ký của chính người vay
vốn.
- Phương án vay vốn và khả năng hoàn trả nợ vay, trong đó phải chứng minh
được các nguồn thu nhập (chính và phụ) đủ khả năng trả nợ vay ( vốn vay và lãi vay).
- Các hồ sơ, chứng từ về tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các giấy tờ khác
có liên quan như Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người vay/ người bảo lãnh, hợp
đồng lao động
e. Trình tự vay vốn và trả nợ vay.
- Bước 1: Hướng dẫn thủ tục vay vốn
Khách hàng liên hệ Phòng Tín dụng ACB để được hướng dẫn chi tiết về thể lệ
cho vay và nhận hồ sơ vay vốn.
- Bước 2: Thẩm định tín dụng
Trong vòng 5 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ), sau khi thẩm

định nhân viên Tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng biết kết quả xét duyệt cho vay.
- Bước 3: Ký kết Hợp đồng Tín dụng
Sau khi thống nhất các thoả thuận được nêu trong Hợp đồng Tín dụng, khách
hàng và nhân viên tín dụng đại diện cho ngân hàng sẽ tiến hành ký kết Hợp đồng Tín
dụng. Trong Hợp đồng có ghi rõ mức vốn vay, lãi suất và thời hạn vay. Nếu khách
hàng trả nợ không đúng thời hạn trong một khoảng thời gian theo qui định của ngân
hàng, thì khách hàng sẽ chịu lãi suất nợ quá hạn. Số tiền vay sẽ được giải ngân tại
Quầy Giao dịch.
- Bước 4: Trả nợ vay (vốn vay + lãi)
Việc trả nợ vay được ghi rõ trong Hợp đồng Tín dụng. Vốn và lãi vay được trả
góp hàng tháng tại Phòng Giao dịch của ACB.
- Bước 5: Thanh lý Hợp đồng
Ngay sau khi khách hàng thanh toán đầy đủ vốn vay và lãi vay, ACB sẽ lập thủ
tục thanh lý Hợp đồng tín dụng, lập giấy giải chấp và trả lại toàn bộ chứng từ sở hữu
tài sản cầm cố/ thế chấp cho khách hàng.
Trên đây chỉ là những qui định chung có tính chất cơ bản, ngoài ra tuỳ thuộc
vào từng loại hình của nghiệp vụ cho vay tiêu dùng, những thay đổi trong chính sách
tín dụng của ngân hàng Nhà Nước hoặc có sự thay đổi trong chính sách tín dụng của
ACB mà những qui định này sẽ khác nhau.
2. Tình hình Cho vay tiêu dùng trong hoạt động cho vay nói chung tại
ngân hàng Á Châu Đà Nẵng.
Hoạt động của mảng tín dụng càng tốt sẽ đem lại cho ngân hàng lợi nhuận
càng lớn, đồng thời qui mô và chất lượng hoạt động tín dụng cũng thể hiện được sức
mạnh của ngân hàng đó. Trong năm qua, qui mô tín dụng của ngân hàng Á Châu Đà
Nẵng có sự tăng trưởng đáng khích lệ.
Bảng 2: Tình hình cho vay tiêu dùng của ngân hàng
ĐVT: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002



16


Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TĐ (%)
1. Doanh số cho vay
Trong đó: CVTD
119386
13725
100,00
11,49
128503
15918
100,00
12,39
9117
2193
7,64
15,98
2. Doanh số thu nợ
Trong đó: CVTD
109117
8020
100,00
7,35
136162
11997
100,00
8,81
27045

3977
24,79
49,59
3. Dư nợ bình quân
Trong đó: CVTD
37524
6725
100,00
17,92
47346
9063
100,00
19,14
10219
2338
27,23
37,77
4. NQH bình quân
Trong đó: CVTD
184
93
100,00
50,54
71
34
100,00
47,89
- 113
- 59
-61,41

-63,44
5. Tỷ lệ NQH bq (%)
Trong đó: CVTD
0,49
1,38

0,15
0,38

-0,34
-1,00
Qua bảng 2, ta có thể thấy được sự tăng trưởng về qui mô tín dụng trong 2 năm
2001 - 2002 là 7,64%, tương đương 9117 triệu đồng. Tuy tốc độ tăng không cao
nhưng đây cũng là một kết quả đáng kể, vì trên cùng địa bàn hoạt động của ngân hàng
có nhiều ngân hàng quốc doanh có lợi thế cạnh tranh hơn mà ngân hàng vẫn phát hoạt
động tín dụng của mình trên địa bàn, điều này đã chứng tỏ được vị thế của ngân hàng
đối với khách hàng. Trong khi đó, doanh số cho vay tiêu dùng của ngân hàng trong
năm 2001 là 13725 triệu đồng nhưng sang năm 2002 đã tăng lên 15918 triệu đồng,
với tốc độ tăng 15,98%. Tuy với tốc độ tăng khá nhưng tỷ trọng cho vay tiêu dùng
trong tổng doanh số cho vay vẫn còn thấp. Năm 2001 tỷ trọng cho vay này là 11,49%,
sang năm 2002 tỷ trọng này có tăng nhưng không đáng kể 12,39%. Nguyên nhân làm
cho doanh số cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ còn thấp trong tổng doanh số cho vay là
do:
+ Đối tượng vay vốn của ngân hàng bị hạn chế: chỉ giới hạn ở khu vực kinh tế
quốc dân hoạt động có hiệu quả, thu nhập của người lao động cao, khá ổn định. Song
với đặc điểm của người miền Trung thì việc vay để tiêu dùng là ít phổ biến, chỉ
trường hợp là người lao động rất cần thiết để tạo phương tiện làm việc hoặc nhu cầu
tiêu dùng là cấp bách thì họ mới có ý tưởng vay. Trong khi đó, phương châm của
ngân hàng là tối đa hoá hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, vì vậy ngân hàng chưa mở rộng
đối tượng cho vay tiêu dùng .

+ Trong năm 2001 ngân hàng Á Châu Đà Nẵng đã áp dụng cách tính lãi Add-
on cho các khách hàng trả góp. Giả sử khách hàng vay một khoản tiền là V, thời hạn
vay là n, lãi suất là i và khi trả nợ cho ngân hàng khách hàng phải trả một phần vốn và
lãi do ngân hàng qui định theo công thức sau: V
góp
= V × (1 + n × i)/ n . Như vậy lãi
trả hàng tháng tính trên dư nợ ban đầu, mặc dầu khách hàng đã trả bớt nợ dần qua các
tháng. Trong khi tại các ngân hàng khác trên cùng địa bàn thì lãi suất cho vay tiêu
dùng được tính trên dư nợ thực tế với lãi suất cạnh tranh, nghĩa là vốn trả đến đâu thì
lãi cũng giảm đến đó. Nắm được nhược điểm này các ngân hàng trên địa bàn liên tục
giảm lãi suất làm cho việc cho vay tiêu dùng tại ngân hàng gặp không ít khó khăn.
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002

17


+ Ngân hàng ACB Đà Nẵng chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng
thương mại khác trên địa bàn trong vấn đề lãi suất, do ngân hàng phải tuân theo qui
chế của Hội sở nên không chủ động trong hoạt động của mình. Trong khi đó, các
ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn được phép thay đổi lãi suất trong khung
lãi suất qui định của ngân hàng Nhà Nước. Và chính nguyên nhân này cũng phần nào
giải thích được hai nguyên nhân trên.
Tương ứng với sự gia tăng của doanh số cho vay , doanh số thu nợ cũng tăng
lên. Năm 2002 doanh số thu nợ đạt 136162 triệu đồng tăng 27045triệu đồng so với
năm 2001, trong đó doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng tăng từ 8020 triệu đồng năm
2001 lên 11997 triệu đồng, trong năm 2002 với tốc độ tăng 49,59%, một tỷ lệ tăng
trưởng khá trong việc thu nợ đã nói lên chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng
Á Châu Đà Nẵng đã được nâng cao rõ rệt. Một mặt là nhờ có sự cố gắng đáng kể của
các cán bộ tín dụng ngân hàng trong việc tiếp tục thu nợ từ số dư nợ năm trước chuyển
sang, và thu nợ các món vay mới được thực hiện phát vay trong năm. Mặt khác, nhờ

sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo ở các cơ quan, ban ngành trong việc hối thúc thu hồi
nợ đối với những khách hàng trả nợ vay trễ hạn.
Số dư nợ bình quân biểu hiện số tiền mà ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu
nợ gốc trong một khoảng thời gian nhất định, vì nhu cầu của khách hàng không giống
nhau tại các thời điểm nên có tháng số dư nợ rất cao nếu trong tháng đó phát vay
nhiều, và số dư nợ sẽ rất thấp nếu trong tháng ít phát vay, có nhiều hợp đồng thanh lý.
Vì vậy, để đánh giá được tổng quát tình hình dư nợ của ngân hàng thì ở đây chúng ta
phân tích số dư nợ dưới hình thức là một chỉ số thời kỳ, đó là bình quân số tiền mà các
khách hàng vay còn nợ ngân hàng trung bình trong tháng của một năm.
Số dư nợ của ngân hàng đã tăng 27,23% từ 6725 triệu đồng lên 10219 triệu
đồng trong năm 2002. Kết hợp với việc phân tích doanh số cho vay, ta thấy hoạt động
tín dụng của ngân hàng thực sự có hiệu quả, vì tổng doanh số cho vay của ngân hàng
tăng tương ứng với dư nợ bình quân tăng. Cùng với sự gia tăng dư nợ bình quân nói
chung, dư nợ cho vay tiêu dùng cũng tăng theo. Dư nợ tiêu dùng bình quân năm 2001
là 6725 triệu đồng chiếm 17,92% trong tổng số dư nợ bình quân chung, sang năm
2002 con số này đạt 9063 triệu đồng chiếm 17,14%. Số dư nợ bình quân cho vay tiêu
dùng tăng không phải do nợ quá hạn tăng mà do việc tăng doanh số cho vay tiêu dùng
trong năm đã đẩy số dư nợ cuối tháng tăng và dư nợ bình quân từ đó cũng tăng lên.
Mặc dù tỷ trọng dư nợ tiêu dùng bình quân trong tổng dư nợ bình quân ở các năm vẫn
còn thấp, nhưng với tốc độ tăng khá cao (37,77%) năm 2002 cũng đã thể hiện sự tích
cực tìm kiếm đầu ra trong mảng tín dụng tiêu dùng của ngân hàng trong tình hình cạnh
tranh hiện nay giữa các ngân hàng thương mại.
Ngoài các chỉ tiêu trên, nợ quá hạn là vấn đề mà các ngân hàng đặc biệt quan
tâm, nó ảnh hưởng đến tốc độ vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng. Nợ quá hạn
quyết định chất lượng tín dụng, một vấn đề có tính sống còn đối với ngân hàng. Xuất
phát từ nhận thức trên, các cấp lãnh đạo, các cơ quan chính quyền địa phương đã tạo
điều kiện cho cán bộ tín dụng thu nợ, ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh. Điều này được
thể hiện qua nợ quá hạn bình quân, tỷ lệ nợ quá hạn bình quân/ dư nợ bình quân có
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002


18


chiều hướng giảm rõ rệt. Năm 2001 nợ quá hạn bình quân đạt 93 triệu đồng, sang năm
2002 giảm xuống còn 34 triệu đồng. Tuy trong năm 2002 nợ quá hạn giảm mạnh
nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao, trên 47% trong tổng nợ quá hạn của ngân hàng. Tỷ
trọng này không gây rủi ro cho ngân hàng trong việc không thu hồi được nợ, nhưng
cũng làm cho vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng chậm hơn. Nợ quá hạn này tập
trung phần lớn vào các khách hàng là CBCNV đang công tác tại các trường học.
Nguyên nhân một phần là do khách hàng chây ì trong việc trả nợ, một phần là do nhu
cầu chi tiêu của khách hàng phát sinh ngoài dự tính khi ký hợp đồng vay với ngân
hàng. Một nguyên nhân khác cũng dẫn đến nợ quá hạn, là do việc giải toả làm đường
trên địa bàn thành phố đã làm gián đoạn kinh doanh sản xuất của một số khách hàng
có vay vốn của ngân hàng, trực tiếp làm giảm thu nhập của họ, vì vậy họ phải xin gia
hạn nợ với ngân hàng.
Tóm lại, qua việc phân tích trên đã cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng của
ngân hàng tuy gặp một số khó khăn nhưng cũng đã đạt được những kết quả khả quan.
Từ đó, ngân hàng cần có biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng cũng như mở
rộng loại hình cho vay này.
II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN
HÀNG Á CHÂU ĐÀ NẴNG.
1. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay.
Cho vay tiêu dùng là thể loại vay với hình thức bảo đảm là tiền lương hay thu
nhập hàng tháng của người lao động nên thời hạn vay có ảnh hưởng gián tiếp đến việc
chi trả món nợ vay. Tuỳ thu nhập hàng tháng của người lao động cao hay thấp mà họ
quyết định thời hạn vay dài hay ngắn nhằm đảm bảo được sau khi trích thu nhập để trả
số tiền gốc và lãi mỗi tháng, người lao động vẫn còn lại được một khoản tiền đủ để chi
tiêu cho cuộc sống hàng ngày. Chính vì thế thời hạn vay là vấn đề được cả hai phía:
người đi vay và ngân hàng quan tâm. Đối với tín dụng tiêu dùng, ngân hàng Á Châu
đã qui định thời hạn vay bao gồm cả ngắn hạn và trung hạn. Nhưng trên thực tế đại đa

số các món vay là trung hạn (từ 12 đến 36 tháng), chỉ có một vài khách hàng có nhu
cầu vay với thời hạn ngắn (12 tháng) do đó số lượng món vay ngắn hạn xem như là
không đáng kể. Vì vậy khi phân tích tình hình cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay của
từng món vay thì ta phân tích theo 2 khoảng thời gian vay chủ yếu đó là từ 12 tháng
trở lên đến 24 tháng và từ 24 tháng đến 36 tháng.



Bảng 3: Tình hình cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay .
ĐVT: Triệu VNĐ
Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch
Chỉ tiêu
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền

TĐ(%)
1. Doanh s
ố cho vay
13725

100 15918

100 9117

7,64
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002

19


Từ 13 đến 24 tháng

Từ 25 đến 36 tháng
3623

10102

26,4
73,6
2404

13514

15,1
84,9
-1219

3412

-33,65
33,78
2. Doanh số thu nợ 8020

100 11997

100 3977

49,59
Từ 13 đến 24 tháng
Từ 25 đến 36 tháng
2454


5566

30,6
69,4
3083

8914

25,7
74,3
629

3348

25,63
60,15
3. Dư nợ bình quân

6725

100 9063

100 2338

37,77
Từ 13 đến 24 tháng
Từ 25 đến 36 tháng
1311

5414


19,5
80,5
1350

7713

14,9
85,1
39

2299

2,97
24,46
4. NQH bình quân 93

100 34

100 -59

-63,44
Từ 13 đến 24 tháng
Từ 25 đến 36 tháng
69

24

73,7
26,3

20

14

58,8
41,2
-49

-10

-71,01
-41,67

Qua bảng 3 cho thấy doanh số cho vay ở thời hạn từ 25 đến 36 tháng chiếm
một tỷ lệ rất cao, đến hơn 70% còn lại là vay ở thời hạn từ 13 đến 24 tháng. Năm
2001, doanh số cho vay từ 13 đến 24 tháng đạt được là 3623 triệu đồng chiếm 26,4%
trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng và tỷ trọng này giảm đi trong năm 2002 chỉ còn
15,1% với doanh số là 2404 triệu đồng. Các khoản vay có thời hạn trên 24 tháng đến
36 tháng thì lại tăng lên về tỷ trọng trong tổng qui mô cho vay sau 2 năm, nếu năm
2001 nó chiếm 73,6% thì năm 2002 tăng lên đến 84,9% trong tổng doanh số cho vay
tiêu dùng. Trong năm 2002, sự gia tăng của doanh số cho vay chủ yếu nằm trong các
khoản vay ở thời hạn từ 25 đến 36 tháng, tăng 3412 triệu đồng (tức 33,78%) và doanh
số cho vay đạt được 13514 triệu đồng. Các khoản vay với thời hạn 13 đến 24 tháng
giảm xuống, thấp hơn 1219 triệu đồng so với năm 2001 (giảm 33,65%) và doanh số
cho vay chỉ còn 2404 triệu đồng. Năm 2002 có xu hướng chuyển đổi thời hạn vay từ
13 đến 24 tháng sang 25- 36 tháng, vì thế nên tỷ trọng về doanh số cho vay trên 25
đến 36 tháng tăng lên (từ 73,6% trong năm 2001 tăng 84,9% trong năm 2002), còn từ
13 đến 24 tháng lại giảm xuống (26,4% năm 2001 giảm còn 15,1% trong năm 2002).
Hiện tại với thu nhập thường xuyên hàng tháng của CBCNV chỉ ở mức trung bình,
cộng thêm tâm lý muốn vay món tiền lớn nên họ thường có xu hướng chọn vay với

thời hạn dài hơn để chủ động trong việc chi trả và hơn nữa vẫn đảm bảo được cuộc
sống. Một lý do nữa để giải thích cho sự chuyển hướng này là nếu như những khoản
tín dụng với các mục đích khác nhau như kinh doanh, vay đầu tư thì món vay càng
dài hạn sẽ phải chịu lãi suất càng cao vì nó chứa đựng trong nó rủi ro tiềm ẩn lớn,
nhưng đối với vay tiêu dùng thì món vay của bạn có ngắn hay dài hạn cũng chịu một
mức lãi suất bằng nhau như hiện nay là 0,85% tháng. Chính vì thế mà những người đi
vay mà chủ yếu là những người vay có tài sản thế chấp đã chuyển dần sang vay với
thời hạn dài hơn, để số tiền trả mỗi tháng là phù hợp với họ, trong khi lãi suất lại
không thay đổi và khi có điều kiện họ vẫn có thể trả trước hạn để tắt toán hợp đồng
sớm hơn thời hạn đã thoả thuận. Khách hàng có xu hướng vay với thời hạn dài để
không phải ràng buộc bởi thời gian trả nợ, từ đó họ linh động hơn cho chi tiêu tài
chính của mình. Bên cạnh đó các cán bộ tín dụng của ngân hàng cũng sẽ hướng khách
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002

20


hàng của mình đến thời hạn vay tối đa là 36 tháng, vừa đảm bảo khả năng trả nợ, hạn
chế tối đa trường hợp không trả được nợ trong hạn từ đó phải gia hạn nợ.
Trong năm qua, doanh số thu nợ cũng tăng nhanh với tốc độ tăng 49,59%
tương đương 3977 triệu đồng; nguyên nhân là do các khoản thu nợ ở thời hạn vay từ
25-36 tháng tăng. Năm 2001 doanh số thu nợ là 5566 triệu đồng chiếm 69,4% trong
tổng doanh số thu nợ tiêu dùng đến cuối năm 2002 con số này tăng cả về quy mô lẫn
tỷ trọng là 8914 triệu đồng chiếm tỷ trọng 74,3% với tốc độ tăng khá cao (60,15%)
doanh số thu nợ thời hạn vay 25-36 tháng góp phần đáng kể vào việc nâng cao tổng
doanh số cho vay. Trong cơ cấu cho vay tiêu dùng tại ngân hàng cho vay từ 25-36
tháng chiếm tỷ trọng cao nhất do đó tỷ trọng thu nợ của nó cũng cao là điều dễ hiểu.
Năm 2002 thu nợ cả hai khoảng thời gian vay từ 12-24 tháng và từ 25-36 tháng đều
tăng thể hiện công tác thu hồi nợ tiến triển theo chiều hướng tốt đẹp. Cho vay tiêu
dùng là hoạt động cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro do người vay thất nghiệp, hoạt động

sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn dẫn đến thu nhập giảm từ đó ảnh hưởng đến
khả năng trả nợ ngân hàng. Nắm bắt những khó khăn hạn chế này, ngân hàng luôn đề
cao trách nhiệm thẩm định, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và bản thân người vay ngay từ
đầu, nên ít nhiều đã giúp ích cho ngân hàng trong việc thu nợ sau này.
Như đã phân tích ở trên, doanh số cho vay đối với các món vay 13-24 tháng
ngày càng giảm trong khi doanh số cho vay từ 25-36 tháng lại tăng lên. Vì thế nên tỷ
trọng dư nợ bình quân của các năm theo thời hạn vay cũng thay đổi theo tỷ lệ tương
ứng. Cụ thể, dư nợ bình quân trong năm 2002 trong thời hạn 13-24 tháng chiếm
14,9% nhưng năm 2001 thì chiếm 19,5%. Trong khi dư nợ bình quân của 25-36 tháng
chiếm 85,1% cao hơn năm 2001 chiếm 80,5%. Nhưng về số tuyệt đối thì dư nợ của cả
hai thời hạn vay đều tăng, chứng tỏ trong năm qua ngân hàng đã chú trọng trong việc
mở rộng cho vay. Dư nợ bình quân ở thời hạn vay 12-24 tháng tăng 39 triệu đồng
(2,97%) so với năm 2002, còn ở thời hạn vay 25-36 tháng tăng 24,46% (ứng với
2299triệu đồng). Nguyên nhân của sự gia tăng trên là do trong năm 2002 việc mở rộng
thêm doanh số cho vay cho ngân hàng tiếp tục gia tăng nên số dư nợ mới gia tăng.
Chủ yếu vay từ 25 đến 36 tháng tăng 24,46% trước hết là vì đây là những món vay có
giá trị lớn, thời hạn trên 1-3 năm nên số dư nợ tài khoản tiền vay của khách hàng từ
năm 2001 chuyển sang vẫn còn ở mức cao và hầu như chưa có món vay nào được tất
toán. Cộng thêm với khách hàng có xu hướng vay với thời hạn dài nên số dư nợ mới
của mới của món vay 36 tháng lại tăng lên, từ đó dẫn đến dư nợ bình quân tăng hơn so
với năm 2001.
Đóng góp không nhỏ vào sự gia tăng doanh số thu nợ trong năm qua, nợ quá
hạn đã giảm xuống rõ rệt ở các thời hạn vay. Trong năm 2001, vay với thời hạn 13-24
tháng nợ quá hạn là 69 triệu đồng chiếm 73,7% trong tổng nợ quá hạn của ngân hàng
nhưng nó được giảm mạnh trong năm 2002 còn 20 triệu đồng chiếm 58,8%. Đồng thời
ở thời hạn 25-36 tháng cũng giảm từ 24 triệu đồng năm 2001 xuống 14 triệu đồng
trong năm tiếp theo. Đạt được kết quả trên là vào sự cố gắng nổ lực cũng như kinh
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002

21



nghiệm của các cán bộ tín dụng thu nợ từ những năm trước rút ra được để thực hiện
cho việc thu nợ trong các lần sau.
Nguyên nhân gây ra nợ quá hạn là do một phần các cán bộ công nhân viên ỉ lại
vào người bảo lãnh nên muốn kéo dài thời hạn trả nợ, một phần là do trong năm vừa
qua thành phố giải toả làm đường nên gây cản trở cho việc sản xuất kinh doanh của
một số khách hàng có vay tại ngân hàng, làm cho thu của những người này thấp hơn
so với dự tính, do đó họ trả nợ không đúng thời hạn theo quy định đã ký kết trong hợp
đồng.
Như vậy qua việc phân tích cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay đã đặt ra cho
ngân hàng định hướng nâng thời hạn vay cho mỗi món vay cho với nhu cầu của người
tiêu dùng, đồng thời đủ khả năng để thu hồi nợ và đưa ra những biện pháp phù hợp để
thu hồi nợ cho đến khi không còn nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng.
2. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng theo mức vốn vay.
Tuỳ thuộc vào nhu cầu chi tiêu và khả năng tài chính của khách hàng dùng để
tài trợ cho mục đích tiêu dùng đó mà nhu cầu vốn vay của họ ở mức cao hay thấp.
Thông thường xu hướng thay đổi về quy mô khoản vốn vay phản ánh được trạng thái
của nền kinh tế tại thời điểm đó.
Hiện nay ngân hàng chỉ quy định mức cho vay tối đa và tối thiểu của mỗi món
vay tiêu dùng, tuỳ thuộc vào nhu cầu cụ thể của khách hàng mà họ có thể vay ở những
mức khác nhau, nhưng xét về đa số thì có 3 mức vốn vay được nhiều người vay nhất:
mức 5 triệu đồng, đến 15 triệu đồng, đến 30 triệu đồng. Ta thấy có xu hướng chỉ đổi
về nhu cầu vay ở từng mức vốn vay; số khách hàng có nhu cầu ở mức thấp ngày càng
giảm, và ngược lại nhu cầu vay ở mức vốn vay cao lại tăng dần từ năm 2000 sang
2001.
Bảng 4: Tình hình cho vay tiêu dùng theo mức vốn vay
ĐVT: Triệu VNĐ
Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch
Chỉ tiêu

Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền

TĐ(%)
1. Doanh s
ố cho vay
13725 100 15918 100 9117 7,64
Mức 5 triệu
Đến 15 triệu
Đến 30 triệu
3212
6066
4447
23,4
44,2
32,4
2436
7290
6192
15,3
45,8
38,9
-776
1224
1745
-24,16
20,18
39,24
2. Doanh số thu nợ 8020 100 11997 100 3977 49,59
Mức 5 triệu
Đến 15 triệu

Đến 30 triệu
3264
3088
1668
40,7
38,5
20,8
3507
5915
2579
29,2
49,3
21,5
239
2827
911
7,32
91,55
54,62
3. Dư nợ bình quân

6725 100 9063 100 2338 37,77
Mức 5 triệu
Đến 15 triệu
Đến 30 triệu
1365
2347
3013
20,3
34,9

44,8
1368
2828
4867
15,1
31,2
53,7
3
481
1854
0,22
20,49
61,53
4. NQH bình quân 93 100 34 100 -59 -63,44
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002


22


Mức 5 triệu
Đến 15 triệu
Đến 30 triệu
18
45
30
49,3
48,4
32,3
7

16
11
20,6
47,1
32,3
-11
-29
-19
-61,11
-64,44
-63,33

Nếu như năm 2001, tổng doanh số cho vay ở mức 5 triệu đồng là 3212 triệu
đồng chiếm 23,4% trong tổng doanh số cho vay thì sang năm 2002 tỷ lệ này giảm
xuống còn 15,3% với doanh số 2436 triệu đồng. Tổng vốn cho vay ở mức 5 triệu đồng
giảm cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Ngược lại, ở mức cho vay 15 và 30 triệu
đồng thì lại tăng cả về số tương đối lẫn tuyệt đối, trong đó mức vay 15 triệu đồng tăng
từ 6066 triệu đồng lên 7290 triệu đồng với tốc độ 20,18%, mức vay 30 triệu đồng tăng
từ 4447 triệu đồng với tỷ trọng 32,4% lên 6192 triệu đồng với tỷ trọng 38,9%. Doanh
số cho vay có sự biến động như thế là do khách hàng ngày càng muốn được vay một
số tiền lớn, nhu cầu về những món vay có giá trị nhỏ ngày càng giảm. Kinh tế càng
phát triển, mức sống cũng được cải thiện nâng lên ngày càng cao vì thế mức độ thoả
mãn những đòi hỏi về đời sống từ đó cũng tăng lên. Ví dụ như thay vì họ vay một số
tiền nhỏ để mua sắm những vật dụng thông thường, thì bây giờ họ sẽ vay những món
tiền lớn hơn để sắm những vật dụng đắt tiền hơn, có giá trị cao hơn. Hơn nữa, trong
điều kiện kinh tế ngày càng phát triển đã làm cho người lao động có nhiều hy vọng
hơn vào tiền lương hay thu nhập của mình được trả trong tương lai nên tâm lý của họ
sẵn sàng vay để chi tiêu, trang trải cho cuộc sống hiện tại. Và nếu như hồ sơ thủ tục là
giống nhau, thì họ sẽ không có lý do gì để không muốn vay số tiền tối đa cho phép.
Chính vì vậy doanh số của các mức vay cao có xu hướng tăng. Đối với những nhu cầu

chi tiêu trong gia đình của CBCNV tương đối lớn như mua xe, sữa nhà thì mức vay
15 triệu đồng, còn đối với các cá nhân vay bằng thế chấp do có kinh doanh nên thu
nhập cao hơn, vì vậy họ có khả năng trả nợ lớn hơn các CBCNV nên mức vay của họ
trên 15 triệu đồng , đây là những mức vay tương đối phù hợp. Vì cùng một số lượng
khách hàng đến giao dịch xin vay, nếu nâng mức cho vay lên cao, ngân hàng sẽ tăng
được doanh số cho vay. Trong trường hợp này, thì điều đó đồng nghĩa với việc doanh
thu thu được từ hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ tăng lên đáng kể, trong khi số lượng
khách hàng giao dịch không tăng, như thế sẽ tiết kiệm được chi phí trong quá trình
giao dịch, bao gồm các chi phí về giấy tờ, hồ sơ Vì trên thực tế những món vay có
giá trị nhỏ thì tiền lãi thu mỗi tháng rất thấp nhưng cũng phải tốn một chi phí về thời
gian, nhân công, chi phí in ấn bằng với việc thu lãi của những món vay có giá trị lớn,
trong khi ở trường hợp này số tiền lãi thu được chắc chắn sẽ cao hơn. Chính vì thế
trong tương lai khi mà nền kinh ngày càng tăng trưởng, chế độ tiền lương của các
CBCNV được nâng lên cao hơn cũng như thu nhập của những hộ sản xuất kinh doanh
cao hơn, ngân hàng cần phải định hướng nâng mức cho vay lên cao hơn.
Như đã phân tích ở trên, doanh số cho vay ở các mức vốn có hướng tăng dần ở
các mức vốn cao. Và doanh số thu nợ của các mức vốn này cũng thay đổi theo xu
hướng trên. Doanh số thu nợ của mức 5 triệu tăng 239 triệu đồng với tốc độ 7,32% ,
trong năm 2001 doanh số ở các mức vay này là 3264 triệu đồng chiếm 40,7% so với
tổng doanh số thu nợ vay tiêu dùng, và tỉ trọng giảm xuống còn 29,2% trong năm
2002 tương ứng với 3503 triệu đồng, nguyên nhân của sự sụt giảm tỷ trọng này là do
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002

23


trong năm 2002 việc mở rộng thêm doanh số cho vay ở mức 5 triệu đồng của ngân
hàng bị hạn chế. Tuy nhiên về số tuyệt đối thì doanh số thu nợ ở mức vay này vẫn
tăng, đây là điều đáng mừng. Nhưng cũng trong năm này thì ở các mức 15, 30 triệu thì
doanh số cho vay đều tăng nên doanh số thu nợ cũng tăng cao là điều dễ hiểu. Năm

2001, doanh số thu nợ ở mức 15 triệu là 3088 triệu đồng (38,5%) tăng lên 2827triệu
đồng với tốc độ tăng là 91,55% và đạt 5915 triệu đồng vào năm 2002. Còn ở mức 30
triệu cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn 54,62% tương đương với 911 triệu đồng.
Điều này càng thể hiện sự đóng góp không nhỏ của các cán bộ tín dụng cũng như ban
lãnh đạo sát sao theo dõi, đôn đốc thu nợ theo từng tháng trong năm.
Trong khi đó, kết quả mức dư nợ bình quân được phân theo quy mô món vay
cho thấy trong mối quan hệ này có sự tỷ lệ giữa dư nợ bình quân và quy mô vốn vay.
Trong năm 2001 thì dư nợ bình quân của mức cho vay 5 triệu là 1365 triệu đồng
chiếm 20,3%, còn ở mức 15 triệu là 1368 triệu đồng chiếm 34,9%, ở mức cho vay cao
nhất là 3192 triệu đồng thì cũng chiếm tỷ lệ cao nhất 44,8% . Vì các món vay ở mức 5
triệu thông thường vay với thời hạn ngắn, có thể tất toán hợp đồng trước hạn, trong
thời gian dưới 1 năm nên số dư nợ của nó thường nhỏ, kéo theo dư nợ bình quân thấp
so với tổng dư nợ. Với nhưng hợp đồng vay vốn có số dư nợ lớn, thường là những
món vay có thời hạn dài nên số dư nợ của nó kéo dài từ năm này sang năm khác, trên
2 đến 3 năm, cộng thêm với những món nợ mới được phát vay trong tháng làm dư nợ
từng tháng tăng cao, từ đó dư nợ bình quân cũng tăng lên. Trong năm 2002, tổng dư
nợ tương đối khá về số tuyệt đối là 2338 triệu đồng tương ứng với 37,77%; do trong
năm qua có một số hợp đồng đã được tất toán, nhất là những dư nợ từ những năm
trước chuyển sang của những hợp đồng vay ở mức 5 triệu. Doanh số thu nợ tăng cộng
với thu được nợ quá hạn trong năm 2002 nợ quá hạn bình quân chỉ còn 7 triệu đồng
nhưng trong khi đó lại giảm doanh số cho vay làm dư nợ bình quân của mức vay 5
tiệu tăng không đáng kể (3 triệu đồng) so với năm 2001 chỉ đạt mức dư nợ bình quân
1368 triệu đồng. Dư nợ bình quân của mức vay 15 triệu có sự gia tăng, so với năm
2001 thì tăng về cả số tương đối lẫn tuyệt đối nhưng dư nợ ở mức 2828 triệu đồng
chiếm tỷ trọng 31,2% trong tổng dư nợ bình quân. Do đây là một món vay trung hạn,
vì thế doanh số thu nợ của từng tháng đã làm dư nợ từ năm trước đưa sang giảm đi
nhưng trong tháng lại tiếp tục tăng dư nợ do phát vay cho những hợp đồng mới nên lại
đẩy dư nợ lên, tuy tăng hơn mức cũ nhưng cũng không cao 481 triệu đồng tương ứng
với 20,49%. Đối với mức cho vay 30 triệu thì số dư nợ lại càng lớn hơn, vào những
tháng cuối năm 2002 cho vay đối với mức này tăng lên làm dư nợ bình quân cũng

tăng theo chiếm tỷ lệ quá bán trong tổng dư nợ của vay tiêu dùng trong năm và tăng
trưởng so với năm 2001 đến hơn 61%. Vì ở mức vay này tập trung chủ yếu là những
người có tài sản thế chấp nên mức vay lớn, mức dư nợ của những hợp đồng vay có
quy mô vốn vay lớn sẽ mang lại khoản lợi tức từ lãi tiền vay rất lớn cho ngân hàng,
chính vì thế nên ngân hàng chủ trương duy trì một mức dư nợ cao.
Trong năm này tình trạng nợ quá hạn rất khả quan. Tổng nợ quá hạn bình quân
đã giảm rõ rệt, trên 63% tương đương với 59 triệu đồng. Trong đó tỷ trọng bình quân
trong tổng nợ quá hạn bình quân không thay đổi ở các năm, ở mức 5 triệu chiếm tỷ
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2002

24


trọng trên 19%, ở mức 15 triệu chiếm trên 48% còn ở mức 30 triệu chiếm trên 32%.
Tỷ lệ này cao hay thấp tương ứng với doanh số cho vay ở từng mức vốn vay nhiều hay
ít. Nhưng khả quan hơn là tốc độ giảm khá cao, ở các mức vay đều bằng nhau trên
61%, tình trạng này thể hiện thu nhập của khách hàng đã ổn định hơn và dần vượt qua
khó khăn đã gây ra nợ quá hạn. Đây cũng là kết quả của các cán bộ tín dụng đã nổ lực
cố gắng trong việc hối thúc thu nợ, cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo các
ban ngành địa phương.
3. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng theo hình thức bảo đảm.
Một trong những nguyên tắc của tín dụng đó là vốn vay phải được bảo đảm.
Bất kỳ một tổ chức tín dụng nào khi cho vay cũng mong muốn thu hồi lại khoản vay
đó khi đến hạn bởi vì có như thế nó mới có thể bảo toàn và phát triển được vốn kinh
doanh. Trong VTD tại ngân hàng ACB Đà Nẵng qui định: để được vay thì khách hàng
phải thế chấp tài sản hoặc phải có người thứ ba đứng ra bảo lãnh khi không có tài sản
(gọi là bảo đảm bằng tín chấp).
Bảng 5: Tình hình cho vay tiêu dùng theo hình thức bảo đảm.
ĐVT: Triệu VNĐ
Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch

Chỉ tiêu
Số tiền

TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TĐ(%)
1. Doanh số cho vay 13725 100 15918 100 9117 7,64
Đảm bảo bằng tín chấp
Bảo đảm bằng tài sản
8455
5270
61,6
38,4
9439
6479
59,3
40,7
984
1209
11,64
22,94
2. Doanh số thu nợ 8020 100 11997 100 3977 49,59
Đảm bảo bằng tín chấp
Bảo đảm bằng tài sản
5317
2703
66,3
33,7
7414
4583
61,8
38,2

2097
1880
39,44
69,55
3. Dư nợ bình quân 6725 100 9063 100 2338 37,77
Đảm bảo bằng tín chấp
Bảo đảm bằng tài sản
4109
2616
61,1
38,9
6317
2746
69,7
30,3
2208
130
53,70
4,97
4. NQH bình quân 93 100 34 100 -59 -63,44
Đảm bảo bằng tín chấp
Bảo đảm bằng tài sản
59
34
63,5
36,5
24
10
67,7
30,3

-35
-24
-64,81
-70,59

Với số liệu trên, ta thấy doanh số cho vay theo cả hai hình thức bảo đảm đều
tăng trong năm 2002, doanh số cho vay đối với hình thức đảm bảo bằng tín chấp tăng
từ 8455 triệu đồng (năm 2001) lên 9439 triệu đồng (năm 2002) với tốc độ tăng là
11,64% tương ứng 984 triệu đồng; chỉ tiêu này đối với hình thức bảo đảm bằng tài sản
thì tăng từ 5270 triệu đồng lên 6479 triệu đồng với tốc độ 22,94% (1209 triệu đồng).
Đạt được kết quả trên là do trong năm ngân hàng đã chú trọng trong việc mở rộng cho
vay, góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của khách hàng khi họ chưa có khả
năng chi trả một lần. Trong năm 2002 tốc độ tăng doanh số cho vay bảo đảm bằng tài
sản gấp đôi doanh số cho vay bảo đảm bằng tín chấp, vì trong năm này do thành phố

×