Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chấn thương cột sống cổ thấp doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.69 KB, 6 trang )

Chấn thương cột sống cổ thấp


Chấn thương cột sống cổ thấp thường do tai nạn giao thông gây ra, đặc biệt là tai
nạn xe gắn máy. Đôi khi việc đội mũ bảo hiểm cũng có ảnh hưởng nhất định đến
khả năng chấn thương cột sống cổ.
Ngoài tai nạn giao thông thì các tai nạn đặc biệt đôi khi cũng gặp phải như dừa
rụng trúng đầu, nhảy hồ bơi chúi đầu xuống đáy…
Chấn thương cột sống cổ thấp thường là một thảm họa đối với người bệnh và gia
đình người bệnh. Tỉ lệ tử vong trong chấn thương cột sống cổ rất và rất cao, tỉ lệ
tàn phế cũng cao, chỉ có tỉ lệ hồi phục là thấp. Chấn thương cột sống cổ thấp đặc
biệt nguy hiểm khi người bệnh có hẹp ống sống cổ (bẩm sinh hoặc mắc phải). Nếu
không có hẹp ống sống cổ, chấn thương phải rất mạnh, sự xê dịch nhiều thì mới có
khả năng gây ra thương tổn tủy. Trong trường hợp có hẹp ống sống, chỉ cần chấn
thương vừa phải, sự xê dịch ít là tủy đã có thể bị thương tổn và thương tổn rất
nặng.
So với chấn thương cột sống lưng – thắt lưng, chấn thương cột sống cổ thấp nguy
hiểm hơn rất nhiều do tủy ở vùng này có rất nhiều chức năng quan trọng ảnh
hưởng đến khả năng sống còn của người bệnh.
Người bệnh chấn thương cột sống cổ thấp mà không có thương tổn tủy thường chỉ
có đau vùng cổ. Đôi khi mức độ đau ít đến nỗi người bệnh (và cả các bác sĩ) bỏ
qua luôn, đến một ngày nào đó người bệnh đau nhiều hoặc bắt đầu yếu chân tay
hoặc khó thở… thì mới phát hiện ra. Các tài liệu về chấn thương luôn luôn lưu ý
các bác sĩ cũng như nhân viên y tế rằng sau một tai nạn mà bệnh nhân không có
liệt hay tê gì hết nhưng có đau cổ, hoặc hôn mê, hoặc có chấn thương vào đầu,
hoặc không rõ chấn thương xảy ra như thế nào thì phải coi là có chấn thương cột
sống cổ cho đến khi chứng minh được là không có. Nói vậy chứ tại các bệnh viện
lớn cũng như nhỏ của chúng ta, thường thì công việc chứng minh không có thương
tổn cột sống cổ không được lưu tâm đến nếu người bệnh không có dấu hiệu nào rõ
ràng. Nếu không may sau này phát hiện ra thương tổn thì có lẽ lỗi là tại người
bệnh không thông báo triệu chứng cho bác sĩ. Chụp Xquang lúc mới bị chấn


thương có thể phát hiện các thương tổn cột sống cổ. Nếu chụp Xquang thông
thường mà không thấy gì thì việc chụp cột sống cổ trong tư thế cúi và tư thế ngửa
sẽ có thể cho thấy những dấu hiệu bất thường. Chỉ khi nào người bệnh không còn
đau, không có rối loạn gì về thần kinh và Xquang cột sống cổ nhiều tư thế đều
không có thương tổn thì mới có thể kết luận người bệnh không có chấn thương cột
sống cổ.
Đối với những người bệnh có thương tổn thần kinh, việc xác định có chấn thương
cột sống – tủy sống cổ thấp trở nên dễ dàng hơn do có dấu chỉ dẫn. Tuy nhiên, lúc
đó tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng. Nếu người bệnh không được hỗ trợ kịp thời
thì hiện tượng phù tủy lan lên cao, ban đầu thì người bệnh chỉ thở bằng bụng và
về sau sẽ không thở được rồi tử vong. Cũng có một số người may mắn không diễn
tiến nặng như vậy.
Nhiệm vụ của bác sĩ lúc này rất nặng nề. Việc đầu tiên là phải xác định người
bệnh có bị sốc tủy không. Nếu có sốc tủy, các dấu hiệu tê, mất cảm giác, liệt… có
thể là các dấu hiệu giả và chưa nói gì cụ thể được. Nếu người bệnh không còn sốc
tủy thì các rối loạn thần kinh vào thời điểm đó là thật. Một phần của các dấu hiệu
đó là do vùng tủy bị phù gây ra. Vùng tủy phù là vùng tủy gần với vùng bị thương
tổn nguyên phát, các phản ứng hóa học và hiện tượng chèn ép làm cho vùng xung
quanh phù nề, hiện tượng này cứ lan dần ra và lan đến đâu thì chức năng thần
kinh bị mất đến đó. Vùng tủy phù là vùng vẫn còn có thể cứu vãn được, nếu sau
một thời gian không được cứu chữa hoặc cứu chữa không hiệu quả thì vùng đó bị
chết hẳn và không thể cứu vãn được nữa.
Như vậy, có hai hiện tượng xảy ra trên tủy sống cổ khi có chấn thương: hiện tượng
hóa học và hiện tượng cơ học. Hiện tượng cơ học là hiện tượng chèn ép hoặc khi
cột sống không vững, các chuyển động của cơ thể người bệnh làm cho chỗ bị chấn
thương thúc ép vào tủy sống hoặc các mạch máu nuôi tủy gây thêm các thương tổn
nữa hoặc gây ra đau đớn, sự đau đớn gây ra co thắt các mạch máu, làm cho tủy
phù nặng thêm.
Khoảng gần 10 năm lại đây người ta đã phát hiện và khẳng định tính hữu hiệu của
một loại thuốc dùng để chống hiện tượng phù tủy. Loại thuốc này được dùng cho

người bệnh và có hiệu quả đặc biệt nếu được dùng trước 8 giờ kể từ khi bị chấn
thương, nếu chậm trễ người ta vẫn có thể dùng trong khoảng trước 48 giờ sau
chấn thương, tuy nhiên hiệu quả kém hơn nhiều. Ở Việt nam, việc dùng thuốc này
chưa trở thành thói quen của các bác sĩ, đặc biệt là một số bác sĩ lo ngại về những
biến chứng của nó vì nó được dùng với liều rất cao, gấp hàng trăm lần so với liều
dùng thông thường. Tuy nhiên, các nghiên cứu tần cỡ quốc gia của Hoa kì đã cho
thấy nếu dùng đúng hướng dẫn thì tỉ lệ biến chứng sẽ rất thấp. Thực tế sử dụng
thuốc ở Việt nam cũng cho kết quả như vậy nhưng những nghi ngại vẫn cứ tiếp tục
tồn tại, nhất là ở những người có thừa quyền quyết định nhưng lại thiếu ham muốn
tìm hiểu xem các bác sĩ Hoa kì nói có đúng không. Có thể nói việc phát hiện ra
công dụng chống phù tủy của loại thuốc nói trên là một cuộc cách mạng trong
điều trị chấn thương tủy sống.
Việc giải ép cũng rất quan trọng. Nếu tủy sống được giải ép sớm, các mạch máu
lưu thông và hiện tượng phù tủy sẽ giảm đi. Trong các trường hợp không có hẹp
ống sống cổ, sự chèn ép thường do hiện tượng trật các khớp, từ đó làm các đốt
sống di lệch và chèn ép vào tủy. Nếu đúng như vậy thì người ta kéo cột sống cổ để
nắn trật lại. Nếu kéo thành công và giải ép được thì người ta có thể chờ từ từ rồi
mới mổ để cố định chỗ gãy hoặc trật. Trong trường hợp có các mảnh vỡ chèn vào
tủy hoặc ống sống cổ hẹp, việc giải ép có lẽ cần phải được tiến hành sớm bằng mổ
và lúc đó, cố định đoạn cột sống gãy cũng được làm luôn một lúc.
Một cuộc mổ chấn thương cột sống cổ thấp có nhiều mục đích. Nắn lại cột sống là
một mục đích. Việc nắn lại cột sống nếu không được thực hiện bằng kéo nắn thì
thực hiện ngay trong khi mổ sẽ góp phần vào việc giải ép tủy cũng như đưa cột
sống về lại vị trí bình thường để tránh gây di lệch thêm sau này. Giải ép là mục
đích rất quan trọng của cuộc mổ và thời điểm mổ là do mục đích này quyết định.
Nếu ống sống bị hẹp, người ta phải tìm cách mở rộng khoang ống sống để cho tủy
có chỗ phồng lên khi nó bị phù, từ đó áp lực trong tủy không tăng, không gây chèn
ép vào xung quanh, cắt được cái vòng luẩn quẩn phù tủy làm cho hiện tượng phù
tủy tăng lên nữa và tăng lên mãi. Ngoài ra, mổ còn có một mục đích khác nữa là
bất động đoạn cột sống bị chấn thương, không còn vững chắc. Các bác sĩ có thể

ghép xương và dùng các nẹp vis để làm cho cột sống vững chắc lại một thời gian,
chờ cho đến khi xương liền lại thì các nẹp vis hết nhiệm vụ. Trước đây, các thế hệ
nẹp vis cũ hay gây ra những phản ứng nhất định đối với cơ thể nên người ta
thường phải mổ để lấy chúng ra. Hiện nay, các thế hệ nẹp vis mới bằng titanium
được coi là trung tính và không gây ra các phản ứng phụ, có thể để luôn trong cơ
thể.
Dù có mổ hay không thì việc tập vật lí trị liệu và phục hồi chức năng là vô cùng
quan trọng đối với người bệnh chấn thương cột sống cổ, nhất là những người bị
yếu hoặc liệt hoặc bị các rối loạn chức năng thần kinh khác. Đây là một công việc
đòi hỏi sự kiên trì của cả người bệnh và bác sĩ, đòi hỏi một ý chí phấn đấu, tinh
thần quyết tâm rất cao của người bệnh.
Như vậy, chấn thương cột sống cổ thấp đặc biệt nguy hiểm. Việc sơ cứu, vận
chuyển và điều trị bệnh nhân khi tới bệnh viện cần được tiến hành đúng cách và
kịp thời thì mới hy vọng có thể cứu vãn được phần nào những tổn thất, mất mát do
nó gây ra.

×