Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chấn thương cột sống cổ cao doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.85 KB, 5 trang )

Chấn thương cột sống cổ cao


Khác hẳn với những khu vực khác của cột sống, khu vực cột sống cổ cao có cấu
trúc đặc biệt, từ đó các thương tổn của nó cũng đặc biệt và đặc biệt hơn nữa là hầu
hết các loại thương tổn của cột sống cổ cao đều có tên riêng.

Khu vực này được tính từ xương chẩm (mảnh dưới cùng của xương sọ) xuống cho
đến hết đốt sống cổ 2.

Xương chẩm được nối với đốt sống cổ 1 bằng hai lỗ khuyết trên bề mặt đốt sống
cổ 1 và hai phần lồi ra tương ứng của xương chẩm, chỗ này được gọi là khớp
chẩm – đội. Đốt sống cổ 1 và đốt sống cổ 2 có cấu trúc khác hẳn các đốt sống
khác. Đốt sống cổ 1 là một vòng tròn dùng để gối lên đốt sống cổ 2 và đội xương
chẩm lên trên nên được gọi là đốt đội. Đốt sống cổ 2 cũng nối với đốt sống cổ 1
bằng hai khớp giống như khớp chẩm – cổ, ngoài ra, đốt sống cổ 2 còn có một phần
xương lồi lên (gọi là mấu răng), chui vào giữa vòng tròn của đốt sống cổ 1 (vì vậy
mà đốt sống cổ 2 được gọi là đốt trục) và nối với đốt sống cổ 1 tại chỗ đó bằng hệ
thống dây chằng bắt chéo qua nhau được gọi là dây chằng chữ thập.

Thương tổn đầu tiên của vùng cột sống cổ cao này là trật khớp chẩm – đội. Hầu
hết các trường hợp đều tử vong nhưng cũng còn may mắn là thương tổn này rất ít
khi xảy ra.

Đốt sống cổ 1 như một cái nêm chen giữa xương chẩm và đốt sống cổ 2 và cũng
khá may mắn, khi nó bị vỡ thì các mảnh vỡ đi ra ngoài nên chỉ một vài trường hợp
các mạch máu nuôi não bị hư hại do các mảnh vỡ của nó gây ra, còn đa số các
trường hợp không gây ra chuyện gì nếu được bất động kịp thời. Đa số các trường
hợp này không cần mổ mà cần bất động bằng một hệ thống cố định giữa đầu và
thân mình trong khoảng 3 đến 6 tháng.


Thương tổn ít gặp nhưng khá nguy hiểm là đứt dây chằng chữ thập. Khớp nối giữa
mấu răng của đốt sống cổ 2 với phần trước của đốt sống cổ 1 sẽ bị bung ra khi dây
chằng này bị đứt, hai khớp hai bên giữa đốt sống cổ 1 và đốt sống cổ 2 không thể
giữ nổi cái đầu bên trên đốt sống cổ 2. Thế là đốt sống cổ 1 cứ từ từ trượt ra đằng
trước đốt sống cổ 2 và được gọi là bán trật khớp trục – đội. Mặc dù đường kính
của tủy sống ở khu vực này chỉ bằng 1/3 đường kính của ống sống nhưng khi trượt
ra nhiều quá tủy cũng bị ép và tủy ở vùng này thì tập trung rất nhiều các trung tâm
quan trọng. Bán trật khớp trục – đội thường diễn tiến chậm nên có thể phát hiện
kịp thời khi tình hình còn chưa quá tệ. Tuy nhiên việc điều trị nó thì thật là khó
khăn do sự nguy hiểm khi mổ vào khu vực này.

Thương tổn hay gặp nhất trong chấn thương cột sống cổ cao là gãy mấu răng đốt
sống cổ 2. Khi mấu răng bị gãy, đốt sống cổ 1 (và phía trên nó là cả cái đầu di
chuyển tự do trên đốt sống cổ 2 và mọi chuyện đều có thể xảy ra tùy theo mức độ
thương tổn tủy sống do sự di lệch giữa hai đốt sống này gây ra. Việc điều trị các
thương tổn gãy mấu răng đốt sống cổ 2 và bán trật khớp trục – đội gần giống nhau
và tất cả đều phải mổ. Nếu còn có thể nắn được khớp trật (hoặc bị di lệch) thì
thương người ta dùng một mảnh xương (được lấy từ xương chậu hoặc các xương
khác của cơ thể) ghép giữa cung phía sau của đốt sống cổ 1 và cung phía sau của
đốt sống cổ 2 rồi dùng một sợi chỉ cột chặt các cung sau này vào với nhau. Nếu
còn nghi ngại về tính chắc chắn hoặc để tránh các thảm họa có thể xảy ra khi sợi
chỉ cột bị đứt trước khi liền xương, người ta có thể xuyên thêm 2 cây vis vào giữa
của mỗi khớp ở hai bên của các đốt sống cổ 1 và cổ 2. Trong trường hợp sự di lệch
không còn có thể nắn được, người ta cắt bỏ phần cung sau của đốt sống cổ 1 và có
thể một phần xương chẩm để giải ép cho tủy sống nếu tủy bị chèn ép. Sau đó lấy
một mảnh xương ghép giữa xương chẩm và đốt sống cổ 2 hoặc cả đốt sống cổ 3.
Rồi người ta dùng một hệ thống hoặc là nẹp vis hoặc là thanh tròn và chỉ buộc để
cố định xương chẩm vào các đốt sống cổ 2, cổ 3 và đôi khi cổ 4.

Có một thương tổn mà nếu nói ra cái tên riêng của nó thì ai cũng phải rùng mình,

đó là “gãy của người bị treo cổ” hay gọi tắt là “gãy treo cổ”. Ngoài sự khác biệt do
có cái mấu răng, giống như các đốt sống khác, đốt sống cổ số 2 có một thân ở phía
trước và một cung xương ở phía sau, giữa cung xương phía sau của đốt sống cổ 2
có khớp nối với cung phía sau của đốt sống cổ 3. Giữa thân đốt sống cổ 2 và thân
đốt sống cổ 3 là đĩa đệm và đây là đĩa đệm đầu tiên của cơ thể, mặc dù nó khá
chắc chắn nhưng toàn bộ sức nặng của cái đầu tì lên nó nên nếu không có sự hỗ trợ
khác nó sẽ không thể chịu đựng nổi cái đầu vừa nặng lại vừa hay ngọ nguậy, xoay
qua xoay lại tùm lum. Hổ trợ cho cái đĩa đệm đầu tiên của cơ thể là khớp nối giữa
cung phía sau của hai đốt sống cổ 2 và 3. Cung phía sau được nối với thân sống
phía trước nhờ hai cuống xương cứng chắc được gọi là cuống cung. Khi cuống
cung của đốt sống cổ 2 bị gãy, toàn bộ đầu cùng với đốt sống cổ 1 và thân đốt
sống cổ 2 sẽ chạy ra phía trước trong khi đốt sống cổ 3 và cung phía sau của đốt
sống cổ 2 cùng toàn bộ phần thân mình bên dưới sẽ chạy ra sau và tủy sẽ bị chèn
ép hoặc cắt đứt. Đây là thương tổn gây ra chết người khi bị treo cổ, chính vì vậy
mà nó có cái tên rùng rợn là “gãy treo cổ”. Đa số các trường hợp gãy mà có
thương tổn tủy đều chết ngay tại chỗ khi tai nạn xảy ra, chỉ có những người không
có thương tổn tủy mới sống được để đến bệnh viện và hầu hết những người này lại
không bị thương tổn gì về thần kinh cả. Nếu độ di lệch ít, người ta cố định đầu và
thân mình khoảng 3 đến 6 tháng, nếu di lệch nhiều thì người ta phải nắn trật rồi
hoặc là ghép xương cột chỉ cố định các cung sau của đốt sống cổ 1 và 2, hoặc là
dùng 2 cây vis xuyên qua cuống cung để bắt vào thân đốt sống cổ 2 và siết chặt lại
cho các đầu gãy giáp vào nhau để từ đó xương lành trở lại.

Ngoài các thương tổn trên thì thân đốt sống cổ 2 cũng có tới mấy kiểu gãy và tất
cả các kiểu đều rất nguy hiểm và đa số đều có thương tổn tủy nặng nề kém theo.
Như vậy, mặc dù chỉ có 2 đốt sống nhưng đã có rất nhiều kiểu vừa gãy vừa trật,
chứng tỏ khu vực này vô cùng phức tạp và rắc rối.

×