Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.58 KB, 4 trang )
Những sai sót thí sinh thường mắc phải khi
làm baì tập trắc nghiệm
* Môn hóa: đọc đề chưa kỹ, hiểu sai nghĩa
Các sai sót ở môn hóa thường do đọc đề chưa kỹ, hiểu sai nghĩa hoặc bỏ
qua những từ gợi ý quan trọng. Đặc biệt sai kiến thức cơ bản và sử dụng
nhầm công thức giải là phổ biến. Đọc đề chưa kỹ nên bỏ quên dữ kiện
quan trọng hoặc tự cho thêm dữ kiện khi giải, dẫn đến các tình huống
như thiếu dữ kiện để giải hoặc đưa ra hướng giải quyết sai.
Đọc và hiểu nhầm từ dẫn đến sai về ý nghĩa hóa học. Chẳng hạn xà
phòng hóa este bằng NaOH có dư, cô cạn thu được rắn, do không đọc kỹ
đề nên khi giải thí sinh (TS) nhầm "rắn" thành "muối" trong khi rắn gồm
muối và NaOH còn dư!
Những sai sót về kiến thức cơ bản của hóa học là nhiều nhất, đây cũng là
lỗi nặng nhất của TS. Ví dụ: Khi cho cùng một lượng Fe là 0,2 mol phản
ứng hết với HCl và phản ứng hết với HNO3 dư, thu được muối clorua và
muối nitrat có khối lượng chênh lệch m gam. Giá trị m là bao nhiêu?
Trong câu này TS không nắm chắc luật hóa trị sẽ đưa ra kết quả sai là
m=10,6 gam, trong khi kết quả đúng là m=23. Nguyên nhân sai là TS
không nhớ đối với thí nghiệm 2 sắt có hóa trị (III).
Nguyễn Tấn Trung (Trung tâm bồi dưỡng văn hóa và luyện thi Vĩnh
Viễn)
* Môn sinh: nên giải theo nhóm vấn đề
Đề thi có 50 câu thời gian 90 phút: TS không sử dụng hết thời gian này
(có những TS dư đến 30 phút). Tại sao? Vì TS không hiểu kết cấu của
đề trắc nghiệm nên thường làm theo thứ tự từ câu 1 đến câu 50.
Nhóm 1 là nhóm ký ức. Cách làm nhóm này TS phải đọc câu hỏi, đọc sự
lựa chọn sẽ thấy câu đúng. Ví dụ: Đột biến gen là gì? Nhóm 2 là nhóm
phải suy luận. Cách làm là phải đọc câu hỏi, giải trong nháp có đáp số so
sánh với bốn sự lựa chọn ta chọn câu đúng. Ví dụ: Đột biến ảnh hưởng
đến aa 198, 199; hỏi gen cấu trúc liên quan đến cặp Nu nào? Còn nhóm
3 là nhóm tìm học sinh giỏi cần làm sau cùng. Ví dụ: Giải thích tính