Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Lưu ý để làm bài thi tốt môn toán pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.8 KB, 4 trang )

Lưu ý để làm bài thi tốt môn toán
Việc ôn tập ở thời điểm này nên có trọng tâm xoay quanh những vấn đề
thường được đề cập trong nội dung đề thi. Với môn toán, mỗi ngày chỉ
cần ôn một giờ với chương trình của 1/6 chương là đủ.
Các em sắp bước vào kỳ thi nhỏ nhưng quan trọng, đó là kỳ thi tốt
nghiệp THPT. Có 6 môn thi, mỗi ngày các em chỉ cần dành cho mỗi
môn một giờ để ôn tập là đủ. Tất nhiên, với một giờ ôn tập nghiêm túc,
có phương pháp. Môn toán có rất nhiều số liệu nên các em càng phải lưu
ý đọc đề kỹ hơn trước khi bắt đầu làm bài để tuyệt đối tránh tình trạng
hiểu sai đề.
Ôn tập có trọng tâm
Với quỹ thời gian ôn tập không nhiều, các em cũng chỉ nên đặt chỉ tiêu
là điểm 5 hoặc 6 hơn là cố để đạt điểm 9 hoặc 10 vì đây không phải là
kỳ thi tuyển nên không cần phải điểm cao. Tất nhiên, nếu sức học cho
phép thì việc đạt được điểm 10 là rất tốt. .
Học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TPHCM) trong mùa ôn thi .
Ảnh: Huy Lân
Việc ôn tập ở thời điểm này nên có trọng tâm xoay quanh những vấn đề
thường được đề cập trong nội dung đề thi. Cụ thể:
Câu 1 (3 điểm), gồm: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số (thường
là hàm bậc 3, hàm bậc 4 hoặc hàm nhất biến); các bài toán liên quan đến
ứng dụng của đạo hàm và đồ thị của hàm số (chiều biến thiên, cực trị;
tiếp tuyến, tiệm cận; tìm trên đồ thị những điểm có tính chất cho trước,
tương giao giữa 2 đồ thị).
Câu 2 (2 điểm), gồm: Hàm số, phương trình hoặc bất phương trình mũ
và log; giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số; tìm nguyên hàm,
tính tích phân.
Câu 3 (2 điểm, hình học không gian), gồm: Diện tích xung quanh của
hình nón tròn xoay, hình trụ tròn xoay; thể tích của khối lăng trụ, khối
chóp và khối nón tròn xoay; diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu.
Câu 4a hoặc câu 4b (2 điểm, phương pháp tọa độ trong không gian),


gồm: Xác định tọa độ của điểm, vectơ; viết phương trình mặt phẳng,
đường thẳng; tính góc, tính khoảng cách từ một điểm đến đường thẳng,
mặt phẳng; khoảng cách của 2 đường thẳng; vị trí tương đối của đường
thẳng, mặt phẳng, mặt cầu.
Câu 5a hoặc câu 5b (1 điểm), gồm: Số phức (mô đun của số phức; các
phép toán trên tập số phức; căn bậc 2 của số phức; phương trình bậc 2
với hệ số phức, dạng lượng giác của số phức); ứng dụng của tích phân
(tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay). Lưu ý câu 5b đôi khi
có liên quan đến hàm bậc 2 trên bậc nhất hoặc hệ phương trình mũ và
logarit.
Tránh tâm lý quá căng thẳng

Với môn toán, nên làm bài theo nguyên tắc chọn câu dễ làm trước. Thự
c
hiện các phép biến đổi một cách cẩn thận và chậm rãi ngay trong bài thi.
Do tâm lý quá lo lắng nên một số em đã biến việc ôn thi thành một việc
căng thẳng quá mức, thức quá khuya và sưu tầm thêm bài tập lạ, khó để
giải. Điều này khiến các em mất sức khỏe, thời gian và sự tự tin. Kinh
nghiệm cho thấy các em nên ôn tập một cách nhẹ nhàng bằng việc xem
lại các bài tập và các công thức đã học, lập kế hoạch ôn tập cho từng
chương. Môn toán có 10 chương và các em còn gần 60 ngày nữa để ôn.
Vậy thì mỗi ngày chỉ cần học một giờ với chương trình của 1/6 chương
là đủ.Hãy xem kỳ thi như một cuộc dạo chơi. Cố gắng để khi vào phòng
thi, các em có được một sức khỏe tốt, một tâm lý thoải mái để có thể làm
bài thi đúng với sức học bình thường của mình. Hãy bước vào phòng thi
với một phong thái điềm đạm, bình tĩnh như tham gia một trò chơi vui
vẻ. Chính sự bình tĩnh sẽ mang lại kết quả tốt nhất.
PHẠM HỒNG DANH (Trường ĐH Kinh tế TPHCM)



N
ếu sai thì gạch bỏ, làm lại.

×