Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Tiểu luận khảo sát thông kê báo vietnamnet ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.93 KB, 76 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
áo mạng điện tử (BMĐT) là một loại hình báo chí được
xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành
trên mạng Internet. Công nghệ đã cho phép báo mạng điện
tử ra đời, và ngược lại chính nó thúc đẩy sự phát triển của
công nghệ mới, báo mạng điện tử là một loại hình truyền thông đại chúng đang
có xu hướng phát triển mạnh cùng với sự bùng nổ của Internet. Những trình
duyệt phiên bản mới liên tục được cải tiến để phù hợp với tính năng truyền
thông đa phương tiện, sự phát triển của báo mạng điện tử cũng là hoạt động thúc
đẩy thương mại điện tử khi tạo ra môi trường mới cho ngành công nghiệp quảng
cáo, phát huy những phương cách quảng bá thông tin thương mại muôn hình
vạn trạng. Cùng với phương tiện truyền thông đại chúng khác như: báo in, báo
phát thanh, truyền hình, Báo mạng điện tử ngày càng phát triển đem lại hiệu quả
to lớn cho xã hội. Hơn nữa, nó còn chắp cách cho các loại hình báo chí trên bay
xa hơn.
B
Xét ở một khía cạnh nào đó khi ta đem báo mạng điện tử so với một số
loại hình báo chí khác thì nó có ưu thế rất mạnh đó là về nội dung truyền tải
thông tin, về công nghệ và tính tương tác. BMĐT hiện nay không còn là phiên
bản rút gọn của báo in nữa, đã có nhiều tờ báo lập ra một bộ phận riêng để phụ
trách với lực lượng phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, nhân viên thiết kế
đồ hoạ có trình độ cao. Về công nghệ báo mạng điện tử tích hợp được nhiều
hình thức, từ chữ viết, âm thanh, hình ảnh động, đến tĩnh… Với thao tác đơn
giản không tốn kém, không phải chờ đợi đến giờ ra báo, phát song. BMĐT cập
nhật thông tin 24/24h. Tính tương tác của BMĐT rất cao, một tin vừa đưa ra,
ngay lập tức sẽ có những phản hồi từ phía nhiều độc giả nhận xét về nội dung
thông tin, chia se tình cảm với người trong cuộc, thậm chí phản ứng ngay với
báo về cách đưa tin…
Ta có thể khẳng định BMĐT ngày càng phát triển cùng với sự phát triển
thời đại công nghệ thông tin. Việc cập nhật thông tin từ BMĐT là tiện lợi, nhanh
chóng và rộng rãi bởi nó cung cấp lượng thông tin lớn, hấp dẫn, thu hút được sự


quan tâm của độc giả, đồng thời báo mạng diện tử buộc người tiếp nhận thông
tin phải tham gia tích cực vào quá trình sảm xuất ra thông tin và truyền tải thông
tin. Báo mạng điện tử có vai trò to lớn đối với đời sống xã hội xã hội, nó giúp
cho sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, quốc gia thuận lợi, mở cách cửa tri
thức cho mọi đối tượng trong xã hội. Thay đổi phương thức làm tin khai thác
thông tin nhanh chóng từ các nguồn tin ở khắp nơi dễ dàng để phục vụ cho mọi
nhu cầu thị hiếu của độc giả. BMĐT được nhìn nhận với con mắt khác, khi xét
về tiềm năng truyền tải nội dung cũng như lợi ích thương mại của nó đem lại…
Dù là ở loại hình báo chí nào, thì loại hình báo chí ấy vẫn là một trong
những loại hình truyền thông đạt hiệu quả cao trong việc truyền tải thông tin,
thông điệp đến đông đảo công chúng. Trên Thế giới cũng như ở Việt Nam báo
chí thực sự mang lại bước đột phá, góp phần vào việc xây dựng mỗi quốc gia
ngày càng giàu mạnh, và phát triển bền vững…
Sáng tạo ra tác phẩm báo chí hoàn chỉnh trải qua qua trình lao động vất
vả. Nó luôn luôn đòi hỏi ở mỗi biên tập viên, nhà báo, phóng viên, cộng tác viên
phải có sự lỗ lực cố gắng đi tìm kiếm thông tin, và trải nghiệm thực tế để có
được một tác phẩm trong thời gian nhất định mà vẫn mang lại hiểu qua cao. Qúa
trình ấy, buộc nhà báo phải trải qua lao động và sáng tạo của mình để tạo nên
một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh. Qua đây, em xin trình bày và đi làm rõ yêu
cầu của bộ môn:
Thống kê báo Vietnamnet.vn từ ngày mùng 1/5 đến ngày mùng 5/5/2011.
Gồm 3 nội dung chính sau:
1. Khảo sát, liệt kê số lượng : (Tin, bài, ảnh, box thông tin, video-clip), ở
trong các tin bài đó ? Kèm theo danh sách tên bài
2. Nhận xét cách rút Tít, Chap (sapo), và tổ chức nội dung bài viết của tờ
báo đó ?
3. Phân tích, nhận xét, và đánh giá vai trò sự sự lao động của tác giả
trong các bài viết mà anh (chị) đã khảo sát? Từ sự trải nghiệm; Dấu ấn
cái tôi tác giả; Sử dụng nguồn tin; Nhân vật; Cách khai thác thông
tin…

NỘI DUNG
CHƯƠNG I. KHẢO SÁT LIỆT KÊ SỐ LƯỢNG TIN, BÀI VÀ SỐ LƯỢNG
SỬ DỤNG ẢNH, VIDEO-CLIP, BOX THÔNG TIN TRONG TỪNG TIN BÀI
Sau khi khảo sát trang thông tin điện tử (vietnamnet.vn), từ ngày 1/5/2011
đến ngày 5/5/2011 theo yêu cầu, với số lượng thống kê:
1. Ngày mùng 1/5/2011
- Số lượng: +Tin, bài: 67
+Ảnh: 158
+Box thông tin: 8
+Video-clip: 0
+ Link: 46
- Cụ thể ở từng chuyên trang như sau:
+ Trang chính (tin nhanh) : 7 tin ; 9 ảnh ; 2 box thông tin; 14 link
+ Xã hội : 14 tin, bài; 41 ảnh;
+ Giáo dục : 3 tin, bài; 2 ảnh; 4 box thông tin; 8
+ Chính trị: 2 tin, bài; 2 ảnh
+ Chuyển động trẻ: 2 tin, bài;
+ Kinh tế - thị trường: 4 tin, bài; 4 ảnh; 1 box thông tin; 9 link
+ Quốc tế: 8 tin, bài; 33 ảnh; 15 link
+ Văn hoá: 8 tin, bài; 40 ảnh; 5
+ Khoa học: 2 tin, bài; 2 ảnh;
+ CNTT – Viễn thông: 3 tin, bài; 19 ảnh
+ Bạn đọc: 4 tin, bài; 4 ảnh; 1 box thông tin
2. Ngày mùng 2/5/2011
- Số lượng: +Tin, bài: 65
+Ảnh: 191
+Video- clip: 4
+Box thông tin: 12
+Link: 115 (rõ ở bảng thống kê)
- Cụ thể ở từng chuyên trang là:

+ Trang chính (tin nhanh) : 13 tin, bài; 29 ảnh ; 3 box thông tin
+ Xã hội : 12 tin, bài; 52 ảnh
+ Giáo dục : 6 tin, bài; 16 ảnh ; 6 box thông tin
+ Chính trị: 2 tin, bài; 3 ảnh
+ Chuyển động trẻ: 2 tin bài; 16 ảnh
+ Kinh tế - thị trường: 4 tin bài; 7 ảnh; 2box thông tin
+ Quốc tế: 10 tin, bài; 22 ảnh; 1video- clip
+ Văn hoá: 9 tin, bài; 30 ảnh; 3video- clip
+ Khoa học: 3 tin, bài; 4 ảnh
+ CNTT – Viễn thông: 2 tin, bài; 10 ảnh
+ Bạn đọc: 2 tin, bài; 2 ảnh; 1box thông tin
3. Ngày mùng 3/5/2011
-Số lượng: +Tin, bài: 68
+Ảnh: 231
+Video- clip: 8
+Box thông tin: 3
+ Link: 89 link (cụ thể bảng thống kê)
-Cụ thể ở từng chuyên trang là:
+ Trang chính (tin nhanh): 10 tin, bài; 33 ảnh
+ Xã hội: 13 tin, bài; 49 ảnh; 1box thông tin
+ Giáo dục: 5 tin, bài; 10 ảnh; 1box thông tin
+ Chính trị: 3 tin, bài; 6 ảnh
+ Chuyển động trẻ: 7 tin, bài; 30 ảnh
+ Kinh tế - thị trường: 3 tin, bài; 5 ảnh
+ Quốc tế: 8 tin bài; 9 ảnh; 2 video-clip
+ Văn hoá: 12 tin, bài; 45 ảnh; 6 video-clip
+ Khoa học: 3 tin, bài; 6 ảnh
+ CNTT – Viễn thông: 2 tin, bài; 36 ảnh
+ Bạn đọc: 2 tin, bài; 2 ảnh; 1 box thông tin
4. Ngày mùng 4/5/2011

-Số lượng: +Tin, bài: 76
+Ảnh: 212
+Video- clip: 17
+Box thông tin: 3
+ Link: 133 (cụ thể bảng thống kê)
-Cụ thể từng chuyên trang là:
+ Trang chính (tin nhanh): 16 tin, bài; 35 ảnh; 6 video-clip
+ Xã hội: 7 tin, bài; 16 ảnh
+ Giáo dục: 4 tin, bài; 5 ảnh; 2box thông tin
+ Chính trị: 2 tin, bài; 2 ảnh
+ Chuyển động trẻ: 4 tin, bài; 12 ảnh; 6video-clip
+ Kinh tế - thị trường: 3 tin, bài; 7 ảnh
+ Quốc tế: 11 tin, bài; 20 ảnh
+ Văn hoá: 15 tin, bài; 63 ảnh; 1box thông tin; 4video-clip
+ Khoa học: 5 tin, bài; 6 ảnh
+ CNTT – Viễn thông: 7 tin, bài; 46 ảnh; 1video-clip
+ Bạn đọc: 2 tin, bài; 2 ảnh
5. Ngày 5/5/2011
- Số lượng: + Tin, bài: 110
+Ảnh: 204
+Video- clip: 9
+Box thông tin: 10
+ Link : 149 ( cụ thể ở bảng thống kê)
- Cụ thể ở từng chuyên trang là:
+ Trang chính (tin nhanh): 20 tin, bài; 36 ảnh; 1video-clip
+ Xã hội: 17 tin, bài; 35 ảnh
+ Giáo dục: 7 tin, bài; 6 ảnh; 6 box thông tin
+ Chính trị: 3 tin, bài; 3 ảnh
+ Chuyển động trẻ: 8 tin, bài; 4 ảnh
+ Kinh tế - thị trường: 4 tin bài; 27 ảnh

+ Quốc tế: 13 tin, bài; 18 ảnh; 1video-clip
+ Văn hoá: 12 tin, bài; 38 ảnh; 1video-clip
+ Khoa học: 9 tin, bài; 15 ảnh; 1 box thông tin
+ CNTT – Viễn thông: 15 tin, bài; 20 ảnh; 3 box thông tin; 6 video-clip
+ Bạn đọc: 2 tin, bài; 2 ảnh
CHƯƠNG II. NHẬN XÉT CÁCH GIẬT TÍT, CÁCH VIẾT CHAP (SAPO)
VÀ TỔ CHỨC NỘI DUNG CÁC BÀI VIẾT CỦA TỜ BÁO ĐÓ
I. TÍT (CHỦ ĐỀ)
A. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍT
Trong các thành tố cấu tạo nên tác phẩm báo chí thì tít(đầu đề) là một
thành tố mà độc giả đọc trước tiên, nó quyết định số phận của bài báo rằng độc
giả có tiếp tục đọc hay không?
Giật tít trên báo mạng điện tử đặt ra vấn đề là việc sử dụng ngôn ngữ phải
ngắn gọn, chính xác, đảm bảo chính xác và có hiệu quả, vì vậy mà khi đặt tít
các tác giả hết sức phải chú việc sử dụng nó sao cho phù hợp mà vẫn tạo hiệu
quả cao nhât.
1.Khái niệm
Tít(đầu đề) là tên gọi của tác phẩm, là cơ sở để phân biệt bài báo này với
bài báo khác giúp người đọc dễ dàng xác định được mức độ quan trọng của
thông tin để chọn đọc.
Nói cách khác thì tít: được hiểu là bộ phận mở đầu có tác dụng dể dẫn dắt
ng đọc vào tiếp cận tác phẩm.
Đặt tít là cả một công việc, cả một nghệ thuật, thể hiện lao động khoa học
của nhà báo; Có nhiều cách đặt tít, nhưng nó pải ngắn gọn, thu hút bạn đọc. Có
thể nói, tít là một câu quan trọng nhất trong một bài viết trên báo, dù là một tin
ngắn hay một phóng sự…
Tít: cho độc giả biết được vấn đề gì, điều gì đang xảy ra và vì sao độc giả
lại quan tâm đến nó.
2.Vai trò chức năng của Tít
a. Vai trò

Tít là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài báo khác, dù các tác giả cùng
viết một đề tài, một vấn đề, sự kiện và nó xác định mức độ quan trọng của thông
tin giúp độc giả lựa chọn đọc.
b. Chức năng
Giảng viên Fabiene Gérault thuộc Đại học báo chí Lille, Pháp nêu ra sáu
chức năng chủ yếu của tít:
+ Thu hút sự chú ý vào trang giấy
+ Cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt
+ Giúp độc giả lựa chọn tin bài
+ Khiến độc giả muốn đọc
+ Tổ chức trang
+ Sắp xếp thông tin
3. Các loại Tít
- Tít chính: Trình bày chữ to, chứa đựng những từ khoá
- Tít phụ: đóng vai trò định vị sự việc, chỉ rõ thời gian địa điểm, hoặc đưa
ra miền thông tin, đôi khi chỉ rút lại thành một từ
- Tít nhỏ: bổ xung thông tin cho tít bổ xung thông tin cho tít (như thế nào,
tại sao).
- Tóm tắt: liệt kê những nội dung quan trọng được xử lý trong bài báo hoặc
trong chùm bài.
4.Các dạng tít: Có hai dạng tít cơ bản:
a. Tít có tính thông tin:
Trả lời phần nào cho các câu hỏi đặt ra (chủ yếu là ai, cái gì).Loại
bỏ những câu rườm rà, những từ không cần thiết, những thông tin bổ sung.Dựa
vào những tít khác, nhất là tít lớn. Có hai cách: chủ ngữ-động từ-bổ ngữ hoặc
câu không động từ. Mỗi một cách, đều có cái hay riêng: kiểu đầu chỉ rõ hành
động, kiểu thứ hai cô đọng, nhấn mạnh từ khóa.
b. Tít gợi:
Tít gợi không đưa ra thông tin chính của bài báo, nhưng nêu
ý nghĩa chung của nó bằng cách kích thích người ta đọc bài báo. Chúng ta

thường thấy kiểu tít này, trong các tạp chí. Khi thông điệp chính đã được xác
định chúng ta sẽ tìm một hình thức khơi gợi, một câu ngắn gọn.
Có rất nhiều cách để viết tin gợi: dùng từ gây sốc, từ đa nghĩa, câu gợi
trí tò mò, một điều khó tin, một chuyện buồn cười, một mẫu nhân cách hóa, lối
chơi chữ, một câu nói quen thuộc được sửa đi, một công thức, một câu ngạn
ngữ… Dùng hỗn hợp hai loại tít sẽ càng hiệu quả: vừa dùng tít lớn có tính thông
tin, vừa dùng tít có tính gợi.
5. Đặc trưng của tít báo mạng điện tử:
Tít trên báo điện tử thường xuất hiện không gắn liền với ngữ cảnh:
không như báo viết là bài nào thì đi liền với tít đó, các tít trên báo điện
tử có thể dưới dạng một danh sách các bài báo, trong một danh mục của
công cụ tìm kiếm, hoặc trong phần bookmark của một trình duyệt. Một số
tình huống xảy ra hoàn toàn không liên quan đến một ngữ cảnh nhất định
nào. Chẳng hạn những mục hiện lên trên danh sách khi tìm kiếm trên các
trang Google, Yahoo, Vinaseek có thể liên quan đến một chủ đề bất kỳ, vì thế
người sử dụng không dễ hiểu được ngay các tít nếu không có kiến thức cơ
bản về một lĩnh vực nào đó.
Ngay cả khi tít đi liền cùng với bài, khó khăn của việc đọc chữ trên màn
hình khiến người sử dụng khó nắm bắt được vấn đề: Đối với báo in, tít gắn
chặt với nội dung, các bức ảnh, các tiểu mục - cả tờ báo lại nằm trên tay –
nên chỉ cần liếc qua cũng hiểu.Đối với báo điện tử thì trên màn hình chỉ nhìn
thấy một lượng thông tin giới hạn khi đọc lại có cảm giác nhức mắt và không
thoải mái. Vì thế khi lướt qua một danh mục các tin tức, ví dụ trên trang
news.com chẳng hạn, người sử dụng thường chỉ nhìn vào những tít nổi bật
nhất và bỏ qua hầu hết các phần tóm tắt.
Do những khác biệt như vậy, phần tít phải có khả năng đứng độc lập
và dễ hiểu mà không cần nhìn vào toàn bộ phần nội dung. Đương nhiên
người sử dụng có thể click vào tít đó để đọc cả bài, nhưng nếu tít nào cũng
phải qua động tác này thì quá mất thời giờ.
6. Tiêu chí giật tít: Gồm 4 tiêu chí

+ Trung thực
+ Chính xác
+ Hấp dẫn
+ Hình thức đẹp
7. Tiêu chí đánh giá tít hay:
Sáng sủa, dễ hiểu: dùng từ đơn giản, cụ thể, không viết tắt.Ngắn, mạnh,
trực tiếp: loại bỏ những chi tiết phụ, rườm rà. Đi thẳng vào vấn đề chính,
dùng từ mạnh liên quan đến bài không dùng tính từ, trạng từ, dùng câu thể
chủ động khẳng định. Có thể bỏ qua động từ tránh dùng dấu chấm than, vì nó
không thay thế được những từ mạnh.Chính xác, trung thực. Không thay
thế nội dung bằng hình thức, không nói quá.
Thích hợp, độc đáo: một tít chỉ được dùng cho một bài báo. Tít là riêng
biệt, phù hợp với thể loại: tít phải phù hợp với bài báo, với giọng điệu của nó,
với phong cách, với thể loại báo chí. Dùng trích dẫn đối với thể loại phỏng
vấn, những điều mắt thấy tai nghe với thể loại phóng sự hay công thức với xã
luận.
B. KHẢO SÁT VÀ NHẬN XÉT MỘT SỐ CÁCH GIÂT TÍT ĐIỂN HÌNH
TRONG BÀI THÔNG KÊ
1. Chất liệu sử dụng trong tít và nhận xét
1.1. Chất liệu sử dụng trong tít
a. Từ vay mượn
* Nước ngoài (Tiếng Anh)
- Tít: Cuồng nhiệt với màn nhảy sạp của teen tại Carnaval Hạ Long
+ Teen: là những từ tiếng anh được sử dụng rất phổ biến trên các trang
báo, có nghĩa là tuổi thanh xuân, hay còn được hiểu là tuổi trẻ.
=> Trong ngữ cảnh này viêc vay mượn từ là hoàn toàn phù hợp
- Tít: Siêu vòng 1 Việt Nam lộ ảnh bán nude
+ Nude: là từ tiếng anh, nghĩa của nó là khoả thân, từ này cũng được sử
dụng trên báo mạng.
 Trong ngữ cảnh này tác giả phối hợp sử dụng vay mượn từ tiếng anh,

tạo cho người đọc thấy tít ngắn hơn so với sử dụng từ khoả thân, và
trong ngữ cảnh này, chỉ có nửa tức là (1/2) nude, chứ không hẳn ở
trần, ở truồng, mà tạo được sự trang trọng.
- Tít: Đẹp Fashion Show được vinh danh trong đêm hội thời trang Châu Á
+ Fashion show là một từ ghép của 2 từ fashion và show, chứ trong từ
điển tiếng anh không hề có từ này. Từ ghép này ít được sử dụng bởi lẽ show có
nghĩa là màn trình diễn, sự khoe khoang, phô trương, còn Fashion có nghĩa là
thời trang. Show thường kết hợp với các từ như live show, game show, show
room…
 Và trong trường hợp này tác giả đưa vào là hợp lý bởi ghép 2 từ vào
thành Fashion show có nghia là trình diễn thời trang.
* Hán Việt
- Tít: Tuấn Hưng bất ngờ tái ngộ Anh Tú
+Tái ngộ: có nghĩa là gặp lại nhau.
=> Trong ngữ cảnh này, tác giả sử dụng vay mượn từ Hán Việt là hoàn
toàn phù hợp, bởi tác giả hiểu sâu, hiểu đúng từ và mượn đúng lúc, điều này tạo
được sự trang trọng.
- Tít: Công nhân Nhật trở lại lò phản ứng nhiễm xạ
+Công nhân: có nghĩa là là người lao động sảm xuất tại các công trường,
xí nghiệp, nhà máy.
=> Trong ngữ cảnh này tác giả đã sử dụng từ vay mượn đúng và chuẩn
xác, taoh hiệu quả kết hợp khi sử dụng từ vay mượn, tạo sự trang trọng hơn.
* Từ chuyên ngành
- Tít: Truy tố 6 học sinh trong vụ sát hại 2 phu vàng (Ngành luật)
- Tít: Nhiều thí sinh 'nói không' với ngành sư phạm (Giáo dục)
- Tít: Hôm nay, giá nhiều hàng hoá “phi nước đại” (Kinh tế)
- Tít: Nghe Tùng Dương, Thanh Lam hát Đoàn Chuẩn (Âm nhạc)
- Tít: Cảnh sát mải ăn mừng để trộm vật chứng (An ninh)
b. Viết tắt
- Tít: Tuyển công chức Bộ TTTT năm 2011. (Thông tin truyền thông)

- Tít: HS Trung Quốc ốm yếu hơn Hàn, Nhật . (Học sinh)
- Tít: Hà Nội, TP.HCM không tăng học phí . (Thành phố Hồ Chí Minh)
- Tít: Bão giá đẩy hàng chục triệu dân châu Á-TBD vào nghèo túng
(Châu Á – Thái bình dương)
- Tít: Viết tiếp vụ việc ở trường PT dân lập Phương Nam . (Phổ thông)
c. Sử dụng dấu ngoặc kép, dấu chấm lửng, dấu hỏi chấm
* Dấu ngoặc kép
- Tít: "Chặt đứt" những thú vui bệnh họan
- Tít: "Dân đã chán nghe hứa suông" !
- Tít: "Vàng tặc" đại náo dòng Lam
- Tít: "Dị nhân" mới tung trailer hấp dẫn
- Tít: ‘‘Không còn Bin Laden, thế giới an toàn hơn’’
* Dấu chấm lửng
- Tít: Em chỉ là người đến sau
- Tít: Nhắn tin để ly hôn
- Tít: Khổ vì mang tiếng con nhà giàu
- Tít: Những mỹ nhân Việt đẹp nhờ tiền
- Tít: Chóng mặt tốc độ phá…nhà cổ
* Dấu hỏi chấm
- Tít: Em hỏi khác rồi, thầy dạy có khác xưa?
- Tít: Ca sĩ hát sai lời: tát vào mặt khán giả?
- Tít: Sao Việt: Hễ sướng lên là khỏa thân?
- Tít: Các trường quốc tế có thoát 'cái bóng' của giáo dục áp đặt?
- Tít: Anh ngoại tình… sao phải kể thật hết cho em?
e. Câu hỏi ghi vấn
- Người Mỹ , có lên Mặt trăng thật không?
- Thư tuyệt mệnh của bố đốt con là giả dối?
- Ai chỉ điểm Bin Laden?
- Ai bán siêu tên lửa cho Lybia?
- Tại sao Mỹ “tang” Bin Laden ngoài biển?

1.2. Nhận xét hiệu quả sử dụng,
a. Từ vay mượn
*Tiếng Nước ngoài (Tiếng Anh)
Các từ tiếng Anh xuất hiện trên tít báo ngày càng nhiều. Một số từ phổ
biến, nếu được sử dụng một cách sáng tạo và hợp văn cảnh thì sẽ tạo cảm giác
mới mẻ cho độc giả, giảm lượng ký tự cho tít báo (một số từ tiếng Anh dùng
thay thế cho tiếng Việt sẽ ít ký tự hơn) giúp tít ngắn gọn, dễ trình bày hơn.
Tuy nhiên việc sử dụng tràn lan và không chính xác ngôn ngữ nước ngoài
đặc biệt là tiếng Anh trên các tít báo thường tạo ra hiệu quả không tốt. Không
phải độc giả nào cũng có vốn tiếng Anh tốt vì vậy khi gặp ngôn ngữ mình không
hiểu xuất hiện ngay trên tít báo sẽ tạo ra cảm giác khó chịu, độc giả thấy như
mình đang bị đánh đố và bài báo rất dễ bị bỏ qua. Dùng tiếng Anh pha tạp tiếng
Việt trên tít báo cũng làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Các nhà báo nên hạn chế sử dụng từ tiếng Anh khi đặt tít cho báo. Với
những trường hợp có thể dùng từ thuần Việt thay thế thì nên dùng: ví dụ như từ
show-buổi diễn, single-đĩa đơn, fashion-thời trang,….
* Hán Việt
Ai cũng biết trong tiếng Việt, từ Hán Việt chiếm một khối lượng lớn,
khoảng từ 70-80% vốn từ vựng. Đây là kết quả của quá trình Việt hoá tiếng
Hán của dân tộc ta hàng ngàn năm tiếp xúc với ngôn ngữ này. Và cũng do vậy
mà tiếng Việt thêm phong phú nhiều màu sắc. Tuy nhiên từ Hán Việt vốn gốc
Hán cho nên sử dụng, trong nhiều trường hợp, cần phải hiểu rõ nghĩa của từ
để dùng cho chính xác. Mặt khác, về phương diện từ, từ Hán Việt có những
sắc thái ngữ nghĩa riêng (chẳng hạn như tính cô đọng, khái quát hoặc tạo
phong vị cổ kính trang trọng…), vì vậy đòi hỏi sự cân nhắc, chọn lựa khi dùng
để có thể phát huy được thế mạnh của nó.
Chẳng vậy mà Bác cũng đã dặn kĩ khi vay mượn từ thì phải: “ Những từ
không dịch được thì phải mượn tiếng của các nước, nhưng chỉ nên mượn khi
thật cầ thiết, đã mượn thì phải mượn cho đúng”.
* Chuyên ngành

Bất cứ một chuyên nghành nào, cũng có thuật ngữ riêng và trong báo
chí việc sử dụng vay mượn từ chuyên ngành là chuyện bình thường. Bởi nó
tạo nên cho tiếng việt thêm phần phong phú. Việc mượn từ chuyên nghành là
sự biểu hiện tích cực của các nhà báo, họ đang yêu lấy tiếng việt, yêu tiếng mẹ
đẻ của mình, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc Việt và giữ gìn ve trong sáng
của tiếng Việt.
b.Viết tắt
Từ viết tắt và ký hiệu thay thế giúp tít ngắn gọn và dễ trình bày hơn. Tuy
nhiên chỉ nên viết tắt với những từ thông dụng, độc giả dễ dàng đoán ra nghĩa,
và trong bài viết vẫn phải giải nghĩa của từ viết tắt.Không nên sử dụng
quá nhiều từ viết tắt trong tít báo sẽ gây cảm giác khó chịu cho mắt người đọc.
c. Sử dụng dấu:
* Ngoặc kép
Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn hay thuật lại nguyên văn một câu nói,
một từ ngữ, một tên gọi,…Tin trích dẫn đưa vào trong dấu ngoặc kép là tin dẫn
theo phong cách ngôn ngữ trực tiếp, cũng gọi là lối nói trực tiếp. Trong trường
hợp này, nhà báo không chịu trách nhiệm về nguồn tin cũng như về quan điểm
trong tin ấy. Bình thường, không cần dùng dấu ngoặc kép nếu thấy tin không
có vấn đề gì. Trong những trường hợp muốn diễn đạt thật rõ ràng hoặc muốn
nhấn mạnh rằng đó chỉ là lời người khác chứ không phải là ý kiến của tôi thì
chúng ta nên cho lời nói đó vào trong ngoặc kép.
Ngoài ra dấu ngoặc kép còn có chức năng khác: Khi muốn dùng một
từ ngữ không theo nghĩa thông thường thì từ đó sẽ được đặt trong dấu ngoặc
kép. Sắc thái nghĩa của từ ngữ trong dấu ngoặc kép đã bị thay đổi. Dùng dấu
ngoặc kép cho những từ chưa rõ nghĩa hoặc không còn thông dụng, chẳng hạn
những tiếng lóng, những từ có nguồn gốc nước ngoài mới nhập hay đã quá xưa,
nhằm tránh những hiểu nhầm không cần thiết. Khéo dùng kết hợp dấu ngoặc
kép với những từ đồng nghĩa có sắc thái nghĩa khác nhau là một biện pháp để
bộc lộ quan điểm, làm câu văn thêm sắc sảo, hấp dẫn.
* Chấm lửng:

Dấu chấm lửng có chức năng là gây sự chờ đợi. Khi cần nhấn mạnh một
từ, hãy đặt nó sau dấu chấm lửng. Dấu chấm lửng còn có một chức năng
là sự việc được nói tới chưa kết thúc. Có thể dùng dấu chấm lửng để tạo ra ngụ
ý của người viết.
* Hỏi chấm:
Đặt dấu hỏi để thể hiện thể hiện quan điểm của người viết, dấu chấm hỏi
bày tỏ ý nghi ngờ.
d. Câu hỏi nghi vấn
Đặt dấu hỏi để thể hiện thể hiện quan điểm của người viết, dấu chấm hỏi
bày tỏ ý nghi ngờ, nghi vấn. Những bài báo có tít là câu hỏi thường viết về
những sự việc chưa diễn ra, hoặc đoán ra và nghi ngờ chưa có bằng chứng xác
thực. Thế nên nó thường là những bài bình luận đánh giá mà tác giả đưa ra
những nhận xét của mình rồi đưa ra những dự đoán, người đọc sẽ chờ đón kì
tiếp theo để biết được kết quả.
2.Cách giật tít theo dạng và nêu một số ví dụ tiêu biểu
Sau khi khảo sát và thông kê, ta thấy rõ cách giật tít chủ yếu trên báo, báo
mạng điện tử, và đặc biệt là báo Vietnamnet.vn là giật tít theo dạng:
a. Tít có thông tin
Là tít trả lời phần lớn được những câu hỏi đặt ra, và chủ yếu trả lời cho
câu hỏi: ai? cái gì?
Trong bài xin đưa ra một số tít tiêu biểu sau:
- Giận cha, con nhảy sông tự vẫn
- Lại cháy nhà vắng chủ
- Phát hiện thi thể của 1 người đàn ông trong chòi lá
- Gía đỗ “bẩn” tràn lan chợ Hà Nội
- Bé 3 tuổi bị đốt đã nhiều lần bị bố giết hụt
- Hạ Long ngập ngụa trong rác

Nhà báo đã sử dụng cách giật tít theo dạng tít có thông tin, độc giả khi
tiếp xúc với tít, chỉ cần lướt mắt qua đã thấy ở tít có thông tin, loại bỏ được

những câu rườm rà, những từ không cần thiết, và những từ bổ sung.
b. Tít gợi
Gồm một số tít tiêu biểu sau:
*Tít sử dụng từ gây sốc
Tác giả sử dụng những từ ngữ gây sốc, khiến cho bạn đọc khi tiếp xúc với tít sẽ
nhấn vào đọc ngay, mô tuýp này cũng khá phổ biến trên báo mạng điện tử hiện
nay
- Choáng với siêu xe của đại gia Việt Nam
- Choáng với nhà hàng toilet ở đông bắc Trung Quốc
- Bàng hoàng vợ thuê giang hồ tạt axit giết chồng
- Kỳ dị thứ “to nhất”, “dài nhất” ở con người
- Kinh hãi ngôi làng ăn thịt lợn sống ở Thái Bình
- Rùng hết cả mình vì phim Việt
- Rùng mình cuộc chơi ở 'hồ ma ám'
- Lóa mắt với siêu xe dát pha lê
=> Tác giả sử dụng từ ngữ gây sốc ở tít nhằm thu hút độc giả
* Tít gợi trí tò mò
- Cứ vào ăn tiệc là khỏa thân. (Dấu chấm lửng: tạo được sự tò mò
cho bạn đọc, liệu … là gì, có gì hay ở tin này không?)
- Những nhân vật bị gạch chéo trên bìa TIME. (Những người bị
gách chéo là ai, họ có tầm ảnh hưởng lớn gì…Vì TIME là một trang báo nổi
tiếng thế giới, ắt hẳn xuất hiện trên bìa TIME và bị ghạch chéo chứng tỏ
không bình thường…Tạo được sự tò mò của bạn đọc, và khẳng định được sự
thành công khi tác giả sử dụng cách đặt tít theo dạng này.
Tương tự tít sau cũng vậy, nó cũng tạo được cho độc giả sự khêu gợi,
kích thích trí tò mò muốn biết của bạn đọc:
- Nước nào nhiều 'đại gia' nhất thế giới?
- Kiều nữ khoe sắc với váy đầm bạc tỷ
=> Nhà báo sử dụng tít với nhiều từ ngữ gây được trí tò mò của độc giả
muốn biết được nhưng thông tin trên xảy ra ở đâu, và họ là ai? Nắm bắt được

tâm lý của độc giả, nhà báo đã dùng thủ thuật đặt tít, với kiểu khêu gợi, khiến
bạn bạn có cảm giác tò mò, muốn biết thông tin mà tác giả viết về ai, viết cái
gì, hiện tượng đó xảy ra ở đâu…Từ đó mà bạn đọc sẽ kích vào thông tinđã
thành công trong việc sử dụng những từ gây sốc này.
*Tít nhân cách hoá
Tác giả sử dụng sự nhân hoá trong tít của mình, tạo sự độc đáo, gây ấn
tượng đến với bạn đọc, họ biến ngôn từ diễn tả những cái trong đời thường ít
xảy ra, và biến những sự vật hiện tượng như là con người…
Tít: Tin về Bin Laden gây “sóng thần” trên Internet. Nhà báo sử
dụng hiện tượng “Sóng thần” là hiện tượng khắc nghiệt của thiên nhiên, là
những cơn sóng dữ dội, ầm ầm, ào ào…Chỉ có ở hiện tượng tự nhiên chỉ tồn
tại trong cuộc sống con người, chứ internet làm gì có… Lấy “sóng thần” để ví
cho tin truyền thông về một nhân vật, một trùm khủng bố có sức lan toả, cũng
dữ dội như cơn sóng thần. Tác giả đã sử dụng ngôn từ để nhân hoá sự kiện
tin tức về ông trùm này đang nóng trên internet, tạo được ấn tượng, hấp dẫn
đối với bạn đọc…
Tương tự trong tít: "Facebook là cỗ máy gián điệp kinh khủng
nhất” . Từ gián điệp chỉ cần nghe, hoặc nhìn thấy ta nghĩ ngay đó là người,
kẻ do địch cử để dò la tin tức, tình hình và phá hoại…Trong này tác giả lại sử
dụng từ gián điệp cho trang mạng điện tử cộng đồng face book => Tạo sự hấp
dẫn cà ấn tượng với độc giả.
Tít: Những bức ảnh biết nói về TP.HCM. Đã là ảnh thì không thể nói
được mà nói được thì chỉ con người thôi, tác giả sử dụng nhân hoá trong tít,
đã tạo nên sự đặc biệt, ấn tượng đối với bạn đọc.
*Tít chơi chữ
Tít: "Vàng tặc" đại náo dòng Lam. Vàng tặc là ai, mà ai là vàng tặc…?
Từ trước tới nay chúng ta chỉ tiếp xúc với ngôn từ: « lâm tặc » kẻ ăn trộm gỗ,
kẻ buôn lậu gỗ, chứ chưa bao giờ nghe đến từ « vàng tặc ». Đọc cả tít ta thấy:
tác giả sử dụng lối chơi chữ thể hiện phong cách riêng của mình để tạo ấn
tượng gây sự chú ý với bạn đọc.

Tương tự tít: Lấy nhau vì tình, ly hôn bởi tiền cũng vậy, tác giả sử
dụng lối chơi chữ đối vế 4/4 trong câu, để tạo ấn tượng, gây sự chú ý với độc
giả, đương nhiên yêu thì mới lấy, mà lấy là vì tình là đúng, còn vế sau tác giả
dùng “ly hôn bởi tiền”, để tạo sự chú ý cho độc giả mang dấu ấn riêng của
chính tác giả.
 Dù sử dụng lối chơi chữ nào thì nhà báo cũng nên hạn chế sử dụng
nó bởi vì nó có thể phản tác dụng, đặc biệt đối với các đầu đề tin (đối
với bài, hoặc một số phóng sự đặc biệt thì có thể chơi chữ). Nhưng
nếu muốn chơi chữ thì phải đảm bảo dùng đúng cách.
II. Chap eau (sapo)
A. Lý luận chung về Chap eau (sapo)
1. Khái niệm
Sapo trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái mũ”, quả thực phần nào nhìn sapo
cũng giống cái mũ của bài báo: nó nằm ở phía trên và tạo cho bài báo sự chỉn
chu khi xuất hiện trước công chúng.
Lời dẫn đầu đứng sau tiêu đề và đứng trước phần nội dung của bài báo,
nó là một văn bản hoàn chỉnh; có thể bao gồm một câu; vài câu hoặc nhiều câu.
Sự quan trọng của lời dẫn đầu không phụ thuộc vào độ dài của nó, quan trọng là
nó có thông tin hay không, và thông tin đó thế nào…
Như ta đã biết trong báo chí hiện đại thì lời dẫn thường có xu hướng càng
ngắn càng tốt, tất nhiên đi kèm ngắn gọn thì phải là dễ hiểu…
2. Chức năng của chapeau
Khẳng định vai trò, ý nghĩa của sapo, Loic Hervouet, Tổng giám đốc
trường Đại học Báo chí Lille (Pháp) đã viết: “Giúp đỡ người đọc; Xác định chủ
đề và góc độ; Cung cấp thông tin chính; Gợi ý về dàn bài; Làm cho độc giả
muốn đọc”. Đây cũng chính là chức năng cơ bản của sapo, cụ thể gồm:
- Xác định được chủ đề của bài báo
- Chứng minh tính thời sự của bài báo
- Nêu được ý chính
- Thu hút sự chú ý của người đọc

3. Phân loại Chapeau
Căn cứ vào ý nghĩa, mục đích của các sapo, có thể chia sapo thành một số
kiểu cơ bản sau: (gồm 9 loại cơ bản)
- Sapo tên gọi: dừng lại ở việc gọi vấn đề, sự vật, hiện tượng được trình
bày trong bài viết, kèm theo đó là lời bình luận ngắn của tác giả.
- Sapo tóm tắt: giúp bạn đọc có thể nắm bắt được những thông tin cốt lõi
nhất liên quan đến vấn đề tác phẩm, từ đó có cái nhìn khái quát về vấn đề hay
sự kiện được phản ánh.
- Sapo nêu sự việc dẫn đường: kể về các sự việc thúc đẩy tác giả viết
bài báo, có thể nói chúng là sapo nguyên cớ.
- Sapo chân dung: tác giả phác thảo những nét chân dung nào đó về
nhân vật trong tác phẩm của mình.
- Sapo tả cảnh: khi đọc sapo kiểu này độc giả như được xem bức tranh
sống động có đủ âm thanh, màu sắc, ánh sáng. Giọng văn, có thể nhẹ nhàng
hoặc mạnh mẽ, những hình ảnh được miêu tả khá ấn tượng, có khả năng gợi
cảm xúc hoặc tạo ra nỗi ám ảnh với độc giả.
- Sapo nêu luận cứ: tác giả đưa ra các con số, dữ kiện ấn tượng có khả
năng thu hút sự chú ý của người đọc. Những con số hay dữ kiện như vậy thường
nằm trong quan hệ nhân quả với vấn đề hoặc sự kiện được phản ánh.
- Sapo kể chuyện: kiểu này khi đọc lên, độc giả tưởng như đang được tác
giả kể lại câu chuyện nào đó.
- Sapo nêu cảm xúc riêng tư của tác giả
- Sapo tiếp nối tiêu đề: kiểu này không phải là văn bản tồn tại độc lập
mà bộ phận được viết theo tiêu đề và phụ thuộc vào nó cả về nọi dung và hình
thức.
B. Nhận xét cụ thể một số Chapeau điển hình trong bài khảo sát theo loại
1. Những thể loại chapeau và ví dụ điển hình
* Sapo tên gọi
- Tít: Xôn xao chuyện “Phật nổi” ở Sóc Trăng
+ Sapo: Vài ngày gần đây, nhiều người hiếu kỳ ở Sóc Trăng và các tỉnh

lân cận đã đổ xô đến nhà ông Huỳnh Suông (ở xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh
Sóc Trăng) để xem “Phật nổi”
- Tít: Phát hiện một “siêu Trái đất”
+ Sapo: Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Liège (Bỉ) vừa phát
hiện ra một “siêu trái đất” nhờ vào hệ thống kính viễn vọng Splitzer của NASA
* Sapo tóm tắt
- Tít: Bé 3 tuổi bị đốt đã nhiều lần bị bố giết hụt
+ Sapo: Đây không phải là lần đầu tiên, gã bố vô nhân tính có hành vi
giết con ruột của mình. Trước đó, Quang đã nhiều lần tìm cách sát hại cháu
Linh bằng thuốc chuột, khí ga và nhiều thủ đoạn tàn độc khác.
- Tít: Những gì diễn ra trong 4 ngày nghỉ lễ?
+ Sapo: Một Hà Nội thanh bình trong dịp nghỉ lễ kéo dài. Những khu du
lịch đông cứng người và người. Những vụ tai nạn thương tâm, đau lòng Đó là
tất cả những gì diễn ra trong 4 ngày nghỉ mà có thể quý độc giả chưa đọc
* Sapo nêu sự việc dẫn đường
- Tít: Dân lại đổ xô đi tìm “vàng mun”
+ Sapo: Chuyện ông Thanh ở huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) phát hiện
được "cây trắc bạc tỷ" là có thật. Tuy nhiên, sau đó đã có một số người dân ở
huyện này đổ xô đi tìm gỗ trắc (tiếng lóng gọi là "vàng mun") để đổi vận may,

×