Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đại cương về hen suyễn - Phần III potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.85 KB, 14 trang )

Đại cương về hen suyễn
Phần III
Những Dạng Hen Suyễn Khó Chẩn Đoán
• Hen suyễn chỉ có biểu hiện ho: ho mạn tính và thường chỉ xảy ra ban đêm. Để
chẩn đoán cần ghi nhận về sự thay đổi chức năng hô hấp khi gây co thắt phế quản
bằng cách tạo quá mẫn.
• Co thắt phế quản do vận động: ở đa số bệnh nhân, vận động là nguyên nhân quan
trọng gây ra các triệu chứng hen suyễn. Và ở một số trẻ em, vận động là nguyên
nhân duy nhất kích hoạt cơn hen suyễn. Thử nghiệm vận động bằng cách chạy bộ
trong 8 phút có thể giúp chẩn đoán hen suyễn.
• Hen suyễn ở trẻ dưới 5 tuổi: ở nhóm tuổi này, chẩn đoán hen suyễn được dựa chủ
yếu vào phán đoán lâm sàng, và nên được xem xét định kỳ khi trẻ lớn. Lưu ý rằng,
không phải tất cả trẻ dưới 5 tuổi bị khò khè đều mắc bệnh hen suyễn.
• Hen suyễn ở người già: phân biệt hen suyễn với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính rất
khó khăn.
• Hen suyễn liên quan nghề nghiệp: thường bệnh nhân không có các triệu chứng
hen suyễn trước khi đi làm; và có mối quan hệ mật thiết giữa triệu chứng hen
suyễn với nơi làm việc.
Hen Suyễn Ở Phụ Nữ Mang Thai
Hướng Dẫn Mới Về Kiểm Soát Hen Suyễn Ở Phụ Nữ Mang Thai
(theo
/>medicine)
Mặc dù tỷ lệ tử vong do hen suyễn
trong những năm gần đây đã giảm đi,
tỷ lệ mắc suyễn và biến chứng của nó
ngày một gia tăng. Theo Bác sĩ
Mitchell P. Dombrowski, Bác sĩ
Michael Schatz và cộng sự thuộc Hiệp
Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ (ACOG - The American College of Obstetricians and
Gynecologists) thì “Hen suyễn là bệnh nội khoa thường gặp, có khả năng nguy
hiểm và có thể gây ảnh hưởng trên khoảng 4 – 8% phụ nữ mang thai”. Mục đích


của điều trị hen suyễn trong lúc mang thai là ngăn chặn những cơn thiếu oxy cho
mẹ giúp cung cấp oxy đầy đủ cho thai. Điều trị tối ưu hen suyễn trong lúc mang
thai bao gồm: kiểm soát chức năng hô hấp, tránh hoặc kiểm soát các chất kích hoạt
cơn suyễn (chẳng hạn khói thuốc lá), giáo dục bệnh nhân, điều trị bằng thuốc cho
từng trường hợp để duy trì chức năng phổi bình thường. Việc điều trị bằng thuốc
cần tuân theo nguyên tắc sử dụng lượng thuốc thấp nhất có hiệu quả để kiểm soát
hen suyễn, với các khuyến cáo đặc biệt dựa trên mức độ trầm trọng của hen suyễn.
 Đối với suyễn nhẹ, gián đoạn (lâu lâu có một cơn): dùng albuterol khi cần,
không cần dùng đều đặn hàng ngày.
 Đối với suyễn nhẹ, dai dẵng: thích hợp nhất là hít corticosteroid liều thấp.
Các thuốc thay thế có thể là cromolyn, thuốc đối kháng thụ thể leukotrien
(montelukast chẳng hạn) hoặc theophylline.
 Đối với suyễn trung bình, dai dẵng: thích hợp nhất là hít liều thấp
corticosteroid và salmeterol hoặc hít corticosteroid liều trung bình hoặc hít
corticosteroid liều trung bình và salmeterol nếu cần.
 Đối với suyễn trung bình, dai dẵng: phác đồ thay thế là hít corticosteroid
liều thấp hay liều trung bình (nếu cần) cùng với thuốc đối kháng thụ thể
leukotrien (montelukast chẳng hạn) hoặc theophylline.
 Đối với suyễn nặng, dai dẵng: thích hợp nhất là hít liều cao corticosteroid
và salmeterol, cộng với uống corticosteroid nếu cần.
 Đối với suyễn nặng, dai dẵng: phác đồ thay thế là hít corticosteroid liều cao
và theophylline, cộng với uống corticosteroid nếu cần.
Trong suốt thai kỳ, corticosteroid hít thích hợp nhất là budesonide. Thuốc giãn phế
quản dùng cắt cơn thích hợp nhất là hít albuterol.
Việc kiểm soát hen suyễn trong lúc mang thai là rất cần thiết. Bởi vì, phụ nữ mang
thai bị suyễn nặng và không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến sinh non, phải mổ
lấy thai, tiền sản giật, thai kém phát triển, các biến chứng chu sinh… Nặng nề hơn
có thể gây biến chứng cho mẹ hoặc thậm chí là tử vong.
Các thuốc dự phòng hen suyễn
Thuốc điều trị bệnh suyễn nói chung được xếp thành 2 nhóm: thuốc dùng dài hạn

(thuốc dự phòng) và thuốc cắt cơn hen suyễn. Thuốc dùng dài hạn giúp dự phòng
các triệu chứng hen suyễn. Nếu dùng đều đặn và đầy đủ, chúng sẽ làm giảm co
thắt đường dẫn khí hoặc làm giảm viêm đường dẫn khí hoặc cả hai. Các thuốc dự
phòng hen suyễn bao gồm corticosteroid dạng hít, các thuốc giãn đường dẫn khí
(thuốc đồng vận beta 2) tác dụng kéo dài. Để xem hướng dẫn sử dụng ống hít định
liều, vui lòng nhấp chuột vào đây.
Như chúng ta đã biết, thuốc dùng trong hen suyễn được chia thành hai loại: thuốc
cắt cơn và thuốc dự phòng. Tất cả những ai bị hen suyễn lúc nào cũng nên có sẵn
trong người ống thuốc hít cắt cơn hen suyễn để sẵn sàng hít ngay khi thấy triệu
chứng hen suyễn xuất hiện. Thuốc dự phòng giúp ngăn ngừa cơn hen suyễn xảy ra.
Khi dùng đầy đủ và đều đặn, thuốc dự phòng hen suyễn làm giảm sự co thắt và sự
viêm ở đường dẫn khí. Vì vậy, thuốc dự phòng hen suyễn nên được sử dụng dài
hạn, thậm chí suốt đời khi mà hen suyễn còn “gắn bó” với bạn.
Thuốc dự phòng hen suyễn là những thuốc hít chứa corticosteroid hoặc thuốc giãn
phế quản tác dụng kéo dài hoặc phối hợp cả hai corticosteroid & thuốc giãn phế
quản tác dụng kéo dài.
Thuốc hít corticosteroid (ICS)
Thuốc hít corticosteroid làm giảm viêm đường dẫn khí, giúp cho:
 Cải thiện chức năng phổi
 Dự phòng triệu chứng hen suyễn
 Giảm thiểu việc sử dụng thuốc cắt cơn
 Giảm thiểu khả năng tổn thương dài hạn đường dẫn khí
Thuốc hít corticosteroid có tác dụng trực tiếp trên phổi giúp làm giảm sưng đường
dẫn khí. Do thuốc hít corticosteroid đi thẳng vào đường dẫn khí (nơi cần thuốc đến
tác dụng), cho nên ít có tác dụng xấu ảnh hưởng trên cơ thể như thuốc
corticosteroid dạng uống (corticosteroid dạng uống khi sử dụng thì thuốc đi đến
mọi nơi trong cơ thể). Để giúp dự phòng ho, khò khè, hay các triệu chứng khác
của hen suyễn, thuốc hít corticosteroid khi được bác sĩ kê toa, bạn nên dùng đều
đặn mỗi ngày, ngay cả khi không có triệu chứng hen suyễn.
Corticosteroid hít so với steroid đồng hóa

Trước hết, cần “định nghĩa” steroid đồng hóa, đó là một nhóm hormone tổng hợp
có vai trò thúc đẩy sự tích trữ protein và thúc đẩy sự phát triển của mô, thỉnh
thoảng được vận động viên dùng để làm tăng khối cơ và sức mạnh của cơ.
Đừng lẫn lộn thuốc hít corticosteroid với các steroid đồng hóa. Các corticosteroid
được dùng cho hen suyễn không giống với các steroid bị lạm dụng bởi một số vận
động viên để làm tăng khối lượng cơ của cơ thể.
 Các steroid đồng hóa được vận động viên sử dụng để tăng khối lượng cơ và
cải thiện thành tích. Các thuốc này gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm
và có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe.
 Corticosteroid hít làm giảm viêm (sưng đường dẫn khí). Theo Hướng Dẫn
Điều Trị Hen Suyễn của Viện Tim, Phổi và Huyết Học Hoa Kỳ, thuốc hít
corticosteroid là thích hợp và là thuốc dự phòng dài hạn hiệu quả nhất ở
những người bị hen suyễn dai dẵng (mạn tính). Hơn nữa, có bằng chứng
ngày một rõ ràng rằng thuốc hít corticosteroid cũng có thể giúp ngăn ngừa
tổn thương đường dẫn khí – tổn thương đường dẫn khí có thể xảy ra khi hen
suyễn không được điều trị.
Các thuốc hít corticosteroid thường được sử dụng
Hiện nay, trên thị trường thuốc hít corticosteroid tại Việt Nam, có những hoạt chất
sau:
 Beclomethasone
 Budesonide
 Fluticasone
Các thuốc làm giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài (các thuốc đồng vận
beta-2 tác dụng kéo dài)
Các thuốc làm giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài cũng được sử dụng trong điều
trị dự phòng hen suyễn. Các thuốc này giúp cho đường dẫn khí của bạn mở rộng ra
do làm giãn cơ trơn bao quanh đường dẫn khí. Khi được sử dụng đầy đủ và đều
đặn, các thuốc làm giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài giúp làm giảm sự co thắt
đường dẫn khí, cải thiện chức năng phổi, ngăn chặn các triệu chứng hen suyễn, kết
quả là làm giảm thiểu sự cần thiết dùng thuốc hít cắt cơn.

Các thuốc hít làm giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài thường được sử dụng
Hiện nay, trên thị trường thuốc hít làm giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài tại
Việt Nam, có những hoạt chất sau:
 Salmeterol
 Formoterol
Hai chế phẩm phối hợp dưới dạng thuốc hít dùng trong dự phòng hen suyễn
thường được sử dụng là:
 SERETIDE Evohaler: phối hợp Salmeterol và Fluticasone
 SYMBICORT Turbuhaler: phối hợp Formoterol và Budesonide
Các thuốc cắt cơn
Hầu hết thuốc cắt cơn hen suyễn, chẳng hạn thuốc giãn đường dẫn khí tác dụng
ngắn (gọi chính xác là thuốc đồng vận beta-2 tác dụng ngắn) và thuốc
corticosteroid dùng đường toàn thân (corticosteroid uống, chích), có tác dụng làm
ngừng sự co thắt của các cơ trơn bao quanh đường dẫn khí. Một vài thuốc dạng
uống, đa phần là dạng hít.
Tất cả những ai bị hen suyễn lúc nào cũng nên có sẵn trong người ống thuốc hít
cắt cơn hen suyễn để sẵn sàng hít ngay khi thấy triệu chứng hen suyễn xuất hiện.
Thuốc giãn đường dẫn khí tác dụng ngắn
Các thuốc cắt cơn hen suyễn làm giãn cơ trơn bao quanh đường dẫn khí. Các
thuốc này có tác dụng trong vòng vài phút giúp làm giảm nhanh triệu chứng hen
suyễn.
Các thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn đang có trên thị trường Việt Nam hiện
nay:
 Salbutamol (VENTOLIN)
 Terbutaline (BRICANYL)
 Bambuterol (BAMBEC)
Corticosteroid dùng đường toàn thân
Các thuốc corticosteroid dùng đường toàn thân được sử dụng trong điều trị những
cơn suyễn cấp mức độ trung bình đến nặng. Các thuốc này chặn đứng phản ứng
viêm và vì vậy nhanh chóng cắt cơn hen suyễn. Các corticosteroid dùng đường

toàn thân cũng giúp làm giảm nguy cơ bị cơn suyễn trở lại.
Chăm sóc hen suyễn
Với sự giúp đỡ của bác sĩ, bệnh nhân có thể:
 Tránh các yếu tố nguy cơ
 Dùng thuốc đúng đắn
 Hiểu được sự khác biệt giữa thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng hen suyễn
 Theo dõi được tình trạng hen suyễn qua các triệu chứng
 Nhận ra các dấu hiệu báo cơn suyễn cấp
Để cải thiện việc kiểm soát hen suyễn và giảm sự cần thiết phải dùng thuốc, bệnh
nhân nên thực hiện các bước để tránh các yếu tố nguy cơ gây ra các triệu chứng
hen suyễn. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân hen suyễn bị nhạy cảm với nhiều yếu tố
nguy cơ có mặt khắp nơi trong môi trường, và để tránh một số trong những yếu tố
này là việc gần như …không thể. Vì vậy, thuốc để duy trì kiểm soát hen suyễn có
một vai trò quan trọng trong do bệnh nhân thường giảm nhạy cảm với các yếu tố
nguy cơ này khi hen suyễn được kiểm soát tốt.
Hoạt động thể chất là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra các
triệu chứng hen suyễn nhưng bệnh nhân không nên tránh tập thể dục. Các triệu
chứng hen suyễn có thể được dự phòng bằng cách dùng thuốc hít giãn phế quản
tác dụng nhanh (thuốc hít đồng vận beta-2) trước khi tập nặng (có thể thay thế
bằng thuốc bổ trợ leukotriene hay cromone).
Bệnh nhân bị suyễn mức độ từ trung bình đến nặng nên được chủng ngừa cúm mỗi
năm. Vaccine cúm bất hoạt thì an toàn cho người lớn và trẻ em trên 3 tuổi.
Một số Dị Ứng Nguyên và Chất Gây Ô Nhiễm thường gặp cần tránh
Thuốc lá: người bị hen suyễn và cha mẹ bệnh nhi bị hen suyễn cần bỏ hẳn thuốc
lá. Bệnh nhân hen suyễn cũng phải tránh ngồi gần người hút thuốc lá.
Thuốc, thực phẩm: tùy thuộc vào từng người, tránh dùng trở lại những thứ đã gây
kích ứng cơn hen suyễn lần trước. Và cũng không phải tránh những thứ mình
chưa bị mà do người khác hướng dẫn, vì chưa chắc mình bị những thứ mà khác
khác bị kích ứng (chẳng hạn, thịt bò, hải sản, thuốc aspirin … thì có nhiều người
bị kích ứng nhưng không phải là tất cả người bệnh hen suyễn đều bị kích ứng).

Các chất kích ứng nghề nghiệp: giảm – hoặc tốt hơn – là tránh tiếp xúc với
những chất này.
Bụi nhà: thường xuyên lau dọn phòng ngủ, giặt sạch và sấy khô hay phơi dưới
nắng các vật dụng phòng ngủ như mùng, mền, drag giường, bao gối, …
Lông thú: người bị hen suyễn cần tránh nuôi thú (chó, mèo, …) trong nhà, hay ít
nhất là tránh để thú vào khu vực phòng ngủ. Nếu có nuôi thì phải tắm rửa chúng
thường xuyên và phải dùng máy lọc không khí trong phòng ngủ.
Gián: dọn dẹp nhà cửa thường xuyên để tránh gián. Sử dụng thuốc phun diệt côn
trùng – nhưng phải lưu ý rằng chỉ phun thuốc diệt côn trùng khi không có người bị
hen suyễn ở nhà (thuốc phun diệt côn trùng thường hay gây kích ứng hen suyễn).
Nấm mốc: đóng kín cửa và cửa sổ trong những ngày mưa dầm giá rét. Làm giảm
mức độ ẩm thấp trong nhà đến mức tối đa, thường xuyên lau khô những khu vực
ẩm thấp trong nhà.

Mục tiêu của điều trị hen suyễn là đạt được và duy trì kiểm soát các biểu hiện
lâm sàng. Việc này có thể đạt được ở đa số bệnh nhân qua một chuỗi liên tục khép
kín các yếu tố liên quan sau:
 Đánh giá kiểm soát hen suyễn
 Điều trị để đạt được kiểm soát
 Theo dõi để duy trì kiểm soát
Đánh giá kiểm soát hen suyễn
Mỗi bệnh nhân nên được đánh giá để hiết lập chế độ điều trị. Một phác đồ đơn
giản cho từng loại hen suyễn : hen suyễn chưa được kiểm soát, hen suyễn được
kiểm soát một phần, hen suyễn được kiểm soát tốt. Nhấp chuột vào đây để xem
phân loại hen suyễn theo đánh giá kiểm soát.
Điều trị để đạt được kiểm soát
Việc điều trị tùy thuộc vào nhiều yếu tố và do bác sĩ của bạn quyết định. Bạn cần
tuân thủ nghiêm ngặt chế độ điều trị của bác sĩ của bạn và không tự mình dùng
thuốc (trừ thuốc hít cắt cơn trong trường hợp khẩn cấp).
Theo dõi để duy trì kiểm soát

Theo dõi liên tục là cần thiết để duy trì kiểm soát và để thiết lập chế độ điều trị có
ít thuốc nhất vẫn duy trì được kiểm soát. Việc giảm liều thuốc đến thấp nhất giúp
cho chi phí điều trị là thấp nhất và tính an toàn là cao nhất (nghĩa là ít tác dụng phụ
nhất – cần nhớ rằng, tất cả mọi loại thuốc kể cả thuốc bổ đều có thể gây ra tác
dụng phụ cho người sử dụng, các tác dụng phụ của thuốc thậm chi đôi khi gây
nguy hiểm đến tính mạng).
Việc theo dõi nên theo hướng dẫn sau: sau lần khám đầu tiên, nếu ổn, bệnh nhân
nên được tái khám lần thứ hai sau 1 tháng và sau đó là mỗi 3 tháng một lần. Sau
mỗi cơn suyễn cấp tính, bệnh nhân nên được tái khám sau đó 2 tuần (nếu ổn).
Theo dõi vẫn là cần thiết ngay cả sau khi đạt được kiểm soát tốt, bởi vì suyễn là
một bệnh rất hay thay đổi; phải điều chỉnh việc điều trị khi thấy giảm hay mất đáp
ứng với điều trị hay khi thấy có triệu chứng xấu báo hiệu cơn cấp.
Khi thấy có dấu hiệu cơn suyễn cấp bạn cần dùng thuốc hít cắt cơn ngay và đến
thăm bác sĩ của bạn. Khi có dấu hiệu là nặng, bạn cần đến cơ sở y tế ngay.
Những bệnh nhân có nguy cơ cao tử vong do hen suyễn cần đến cơ sở y tế ngay
lập tức khi thấy có dấu hiệu báo cơn suyễn cấp. Những bệnh nhân này bao gồm:
 Người có tiền căn suyễn – nặng – suýt – chết mà được cứu sống nhờ đặt nội
khí quản và thở máy.
 Những người phải nhập viện hay phải cấp cứu vì hen suyễn trong vòng 1
năm qua.
 Những người đang phải sử dụng hay vừa ngưng corticosteroid dạng uống
hay chích.
 Những người hiện không sử dụng thuốc hít corticosteroid.
 Những người quá lệ thuộc vào thuốc hít giãn phế quản tác dụng nhanh, đặc
biệt những người sử dụng hơn 1 ống thuốc hít salbutamol trong 1 tháng
(hay tương đương).
 Những người có tiền căn bị bệnh tâm thần hay có những vấn đề về tâm lý
xã hội, bao gồm những người phải sử dụng thuốc an thần.
 Những người có tiền sử không tuân thủ kế hoạch dùng thuốc cho hen
suyễn.

Bệnh nhân nên được đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu:

1. Cơn suyễn cấp là nặng
 Bệnh nhân khó thở cả khi nghỉ ngơi, nói được vài từ - không nói được cả
câu (trẻ sơ sinh thì bỏ bú), kích động, ngủ gà hay lú lẫn, nhịp tim chậm,
hoặc thở trên 30 lần/phút.
 Tiếng khò khè nhỏ hay mất hẳn.
 Mạch nhanh hơn 120 lần/phút (trẻ sơ sinh > 160 lần/phút).
 Lưu lượng đỉnh dưới 60%.
 Bệnh nhân bị kiệt sức
2. Đáp ứng với thuốc giãn phế quản ban đầu là không đủ và không kéo dài ít nhất
3 giờ.
3. Không cải thiện trong vòng 2 – 6 giờ sau khi bắt đầu uống corticosteroid.
4. Tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Những trị liệu sau đây không được khuyến cáo trong điều trị cơn suyễn cấp:
 Thuốc an thần (tránh tuyệt đối).
 Thuốc loãng đàm (vì có thể làm ho nặng nề hơn).
 Vật lý trị liệu ngực (có thể làm tăng khó chịu cho bệnh nhân).
 Truyền dịch một lượng lớn ở người lớn và trẻ lớn (có thể cần thiết ở trẻ nhỏ
hoặc trẻ sơ sinh).
Theo dõi đáp ứng với điều trị và theo dõi sau đó
Đánh giá các triệu chứng – càng nhiều càng tốt.
Sau khi qua cơn cấp, cần nhận diện các yếu tố gây ra cơn cấp để tránh trong tương
lai.

×