Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tính sáng tạo về phong cách trong cách dùng chữ xuân trong truyện kiều pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.5 KB, 6 trang )

Tính sáng tạo về phong cách trong cách
dùng chữ “xuân” của Nguyễn Du qua tác
phẩm Truyện Kiều
Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy về phong cách Nguyễn Du
trong Truyện Kiều chính là tính sáng tạo qua việc dùng từ. Có thể bàn
đến nhiều trường hợp khác nhau, trong đó chữ Xuân là một ví dụ khá
điển hình.
Trước hết, chữ Xuân được Nguyễn Du dùng với nghĩa thông thường, tức
là với nét nghĩa cơ bản có tính phồ biến mà hễ người Việt Nam thì ai
cũng biết. Xuân chỉ “một mùa khí hậu trong năm” được gọi là ba tháng
mở đầu của năm:
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Từ nét cơ bản, nét nghĩa được coi là nghĩa gốc của từ Nguyễn Du đã
nhiều lần tái tạo, phát hiện làm cho chữ xuân có nhiều sắc thái đa dạng
và tinh tế.
Trong Truyện Kiều, một mặt Nguyễn Du đã triệt để khai thác những khả
năng vận động nghĩa của từ theo qui luật chung về sự phát triển của
tiếng nói dân tộc, mặt khác ông còn tạo ra nhiều văn cảnh lý thú làm cho
chữ xuân trở nên sống động bởi một quá trình chuyển hóa khá tinh tế về
các nét nghĩa phái sinh của nó. Chẳng hạn, trong trường hợp trên đây,
chữ xuân không chỉ có nghĩa thông thường mà còn có ý nghĩa “lễ hội”:
Cũng như vậy, khi dùng chữ xuân với nét nghĩa là “đẹp”, cách tả của
Nguyễn Du rất gợi, tạo nên nét nghĩa về cảm giác:
Bóng hồng nhác thấy nẻo xa
Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai.
hoặc:
Hải đường lả ngọn đông lân
Giọt sương gieo nặng cành xuân là đà.
Mặc dù sử dụng chữ xuân rất nhiều lần nhưng Nguyễn Du đường như
không chịu để xảy ra sự trùng lặp. Nếu ngày xuân trong cách nói thông


thường chỉ có nét nghĩa là sự “tươi đẹp” thì ở Nguyễn Du, qua miêu tả
lời thoại của Kim Trọng, hai chữ này lại có những nét nghĩa tinh tế hơn,
nét nghĩa về “tuổi trẻ” và rất gợi tình:
Sinh rằng: “Rày gió mai mưa
Ngày xuân đã để tình cờ mấy khi”
Với nét nghĩa là “vui" cách dùng chữ xuân của Nguyễn Du còn có thêm
nét nghĩa bộc lộ tâm trạng:
Một trường tuyết chở sương che
Tin xuân đâu dễ đi về cho năng
Có những trường hợp, thoạt nhìn chúng ta rất dễ nhầm lẫn để nghĩ rằng
tổ hợp hai chữ đêm xuân không có gì khác nhau, nhưng thực chất nó lại
rất khác nhau. Sự khác nhau ấy không chỉ biểu hiện qua nét nghĩa tình
thái của từ mà còn khác nhau bởi phần tin bổ sung có tác dụng gợi tả
tình cảm hoặc thể hiện ý tưởng sâu kín của nhà thơ.
Ví dụ:
- Bâng khuâng đỉnh Giáp non thần,
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng
- Nguyệt hoa hoa nguyệt não nùng,
Đêm xuân ai dễ cầm lòng được chăng.
Trong câu thơ thứ nhất, xuân có nét nghĩa dễ nhận thấy là sự “êm ái, nhẹ
nhàng”, còn trong câu thứ hai nó mang thêm một phần tin bổ sung là sự
“trăn trở” trong tâm trạng hướng về tình ái.
Qua một số ví dụ ở trên chúng ta thấy rằng, chữ xuân từ nét nghĩa vụ thể
chuyển sang nét nghĩa trừu tượng là một quá trình vận động về nghĩa.
Trong đó, có hai quá trình đi song song với nhau. Một quá trình xảy ra
mang tính lịch sử, được củng cố qua thời gian. Một quá trình xảy ra
mang tính sáng tạo cá nhân, được hình thành nhờ bàn tay sử dụng của
nhà nghệ sĩ. Hai quá trình này nằm trong quan hệ bổ sung, tác động lẫn
nhau. Nó chính là quan hệ giữa hệ thống và biến thể. Hệ thống là chỗ
dựa, là nơi xuất phát cho mọi sáng tạo. Còn những cách sử dụng đa dạng

mang dấu ấn cá nhân lại làm phong phú, sống động thêm những đặc
điểm, tính chất đã được định hình và xác lập trong thực tế.
Nói tới sự sáng tạo của Nguyễn Du cũng cần nói tới những kiểu cấu tạo
tổ hợp làm cho chữ xuân có thêm những phẩm chất mới về nghĩa. Từ ý
nghĩa cơ bản ban đầu là chỉ một mùa cụ thể trong năm, trong một số
trường hợp, Nguyễn Du đã dùng cách ghép từ để tạo ra nét nghĩa mới
chỉ sự vận động của thời gian với tâm trạng riêng để qua đó nói lên sự
thay đổi trong những khoảnh khắc đời người.
Trong bốn câu thơ sau đây, Nguyễn Du đã dùng tới hai chữ xuân, trong
đó có một tổ hợp ghép song song xuân thu theo cách như vậy:
Những là phiền muộn đêm ngày,
Xuân thu biết đã đổi thay mấy lần?
Chê khoa gặp hội trường văn,
Vương Kim cùng chiếm bảng xuân một ngày.
Có thể thấy, ở đây nghĩa của chữ xuân không còn chút bóng dáng gì của
nét nghĩa cơ bản ban đầu. Nó đã được trừu tượng hóa hoàn toàn và trở
thành một nét nghĩa khái quát chỉ sự thay đổi của tạo hóa trong cách
đánh giá riêng của nhà thơ.
Trong rất nhiều trường hợp, phong cách Nguyễn Du đã tạo thành một
dạng vẻ riêng, vừa gần gũi với quần chúng, lại vừa mang tính bác học rất
cao.Chữ xuân trong câu thơ sau có nghĩa là “tuổi trẻ” nhưng do biết tạo
lập văn cảnh Nguyễn Du đã làm cho sau cái nghĩa hình tượng của nó
còn có những nét nghĩa bộc lộ, nghĩa cảm xúc, gây cho lòng người đọc
một nỗi niềm da diết xót xa:
Kiếp hồng nhan có mong manh,
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.
Điều đáng chú ý hơn là trong Truyện Kiều Nguyễn Du còn chú ý khai
thác chữ xuân với ý nghĩa là “cây xuân” vốn ít được người đời chú
ý.Với ý nghĩa này, trong Truyện Kiều “cây xuân” thường được dùng với
nghĩa chỉ tuổi thọ, hoặc chỉ cha già:

Cỗi xuân tuổi hạc càng cao,
Một cây gánh vác biết bao nhiêu cành.
hoặc:
Liêu dương cách trở sơn khê,
Xuân đường kíp gọi sinh về hộ tang.
Khai thác chữ xuân ở phương diện này Nguyễn Du đã tạo nên cho thơ
ông màu sắc của phong cách bác học. Nó thể hiện sự uyên thâm, tính
chủ động trong việc phát huy những tiềm năng ngữ nghĩa của từ ở nhà
thơ. Nó làm cho Truyện Kiều dù đồ sộ nhưng không bị trùng lặp, nhàm
chán.

×