BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
TRẦN VĂN ĐÔNG
TÌM HIỂU VỀ THÀNH NGỮ
TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
SƠN LA, NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
TRẦN VĂN ĐÔNG
TÌM HIỂU VỀ THÀNH NGỮ
TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. Bùi Thanh Hoa
SƠN LA, NĂM 2013
LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo - Tiến sĩ
Bùi Thanh Hoa, đã tận tình, trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Tây
Bắc, phòng Quản lý khoa học, phòng Đào tạo, các thầy cô giáo trong Khoa Ngữ
văn cùng các phòng ban chức năng đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các
thầy cô và các bạn độc giả, để cho khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tác giả
Trần Văn Đông
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
tr
trang
CV
chủ-vị
CVB
chủ-vị-bổ
Đ-T
đề-thuyết
C-P
chính-phụ
Nxb
Nhà xuất bản
NNH
Ngôn ngữ học
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3.1. Đối tượng 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
3.3. Mục đích 3
3.4. Nhiệm vụ của đề tài 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Đóng góp của đề tài 4
5.1. Đóng góp về lý thuyết 4
5.2. Đóng góp về thực tiễn 4
6. Cấu trúc của khóa luận 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 5
1.1. Ngữ cố định 5
1.1.1. Khái niệm 5
1.1.2. Đặc trưng 5
1.1.3. Phân loại 6
1.2. Thành ngữ 6
1.2.1. Khái niệm 6
1.2.2. Đặc điểm 8
1.2.3. Phân loại 9
1.2.4. Thành ngữ đối 11
1.2.5. Thành ngữ so sánh 12
1.2.6. Thành ngữ thường 13
1.3. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ, cụm từ tự do và tục ngữ 14
1.3.1. Khái quát 14
1.3.2. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ 14
1.3.3. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do 15
1.3.4. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ 16
CHƯƠNG 2: NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU 20
2.1. Nguyễn Du 20
2.1.1. Tiểu sử cuộc đời 20
2.1.2. Con người 21
2.1.3. Sự nghiệp sáng tác 21
2.1.3.1. Tác phẩm chữ Hán 22
2.1.3.2. Tác phẩm chữ Nôm 22
2.2. Truyện Kiều 23
2.2.1. Vị trí của Truyện Kiều trong sáng tác của Nguyễn Du 23
2.2.2. Vị trí của Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc và thế giới 24
2.2.2.1. Vị trí của Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc 24
2.2.2.2. Vị trí của Truyện Kiều với văn học thế giới 25
CHƯƠNG 3: PHÂN LOẠI CÁC ĐƠN VỊ THÀNH NGỮ TRONG TRUYỆN
KIỀU 27
3.1. Thành ngữ đối 27
3.1.1. Thành ngữ đối bốn yếu tố 27
3.1.2. Thành ngữ đối 6 yếu tố. 33
3.2. Thành ngữ so sánh 33
3.3. Thành ngữ thường 34
CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH SỬ DỤNG THÀNH NGỮ TRONG
TRUYỆN KIỀU 37
4.1. Đặc điểm 37
4.1.1. Đặc điểm hình thức của thành ngữ trong Truyện Kiều 37
4.1.1.1. Tính cố định 37
4.1.1.2. Tính hài hoà cân đối 38
4.1.1.3. Phương thức cấu tạo 41
4.1.2. Đặc điểm nội dung của thành ngữ trong Truyện Kiều 43
4.1.2.1. Khái quát 43
4.1.2.2. Tính biểu trưng và tính hàm súc 43
4.1.2.3. Phương thức cấu tạo ngữ nghĩa của thành ngữ 46
4.2. Cách sử dụng thành ngữ trong Truyện Kiều 47
4.2.1. Sử dụng nguyên dạng 47
4.2.2. Sử dụng cải biến 49
KẾT LUẬN 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Du được coi là một trong những tác giả tiêu biểu nhất của văn học
Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Ông đã để lại cho chúng ta một
kho tàng lớn những tác phẩm như: Thanh hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc
hành tạp lục, Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn chiêu hồn, Qua
những tác phẩm của mình, đặc biệt với Truyện Kiều ông đã thể hiện tài năng bậc
thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ, tạo nên một phong cách riêng cho thơ văn
Nguyễn Du. Chính vì thế, tác phẩm của ông trở thành đối tượng nghiên cứu của
đông đảo các nhà phê bình văn học, các nhà ngôn ngữ học.
“Đoạn trường tân thanh” (tên phổ biến là Truyện Kiều) được viết bằng chữ
Nôm, gồm 3254 câu thơ theo thể lục bát. Thông qua Truyện Kiều người đọc
phần nào thấy được tư tưởng nhân đạo sâu sắc cùng với tài năng bậc thầy của
Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn ngữ. Rõ ràng trong quá trình sáng tạo nghệ
thuật mỗi nhà văn có một cảm quan hiện thực và một cảm hứng sáng tác riêng.
Hệ thống từ ngữ được tác giả sử dụng rất dung dị, tự nhiên, mang đậm hơi thở
của cuộc sống. Trong đó, các thành ngữ được Nguyễn Du sử dụng rất hiệu quả.
Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ mang tính chất dân tộc sâu sắc. Nó
thường xuyên có mặt trong lời ăn, tiếng nói của mỗi người dân trong cuộc sống.
Bất kỳ ở nơi đâu, trong thời gian nào thì thành ngữ cũng có thể xuất hiện: khi kể
chuyện, khi viết thư hay giao tiếp với nhau Cùng với kho tàng tục ngữ, ca dao,
Thành ngữ là một tài sản quý báu. Nói cách khác, thành ngữ được sáng tạo trong
quá trình sinh hoạt quần chúng. Vì thế, chúng thường xuất hiện trong môi
trường dân dã. Tất cả các đặc điểm trên làm cho thành ngữ trở thành một đối
tượng hấp dẫn đối với giới nghiên cứu không chỉ ở ngành ngôn ngữ học mà còn
ở nhiều ngành khác như: dân tộc học, văn hóa, Nghiên cứu thành ngữ cũng là
một công việc có đóng góp rất lớn trong việc miêu tả ngôn ngữ, so sánh, đối
chiếu các ngôn ngữ với nhau. Trong Truyện Kiều Nguyễn Du đã vận dụng khá
thành công thành ngữ trong việc khắc họa hình ảnh nhân vật, miêu tả cuộc sống
hiện thực lúc bấy giờ.
Từ trước tới nay, có nhiều công trình nghiên cứu về thành ngữ, nhưng rất
ít người nghiên cứu về thành ngữ trong Truyện Kiều. Chúng tôi đã tìm hiểu
trên internet, báo chí, sách nghiên cứu, những đầu sách ngữ pháp, từ loại,
thành ngữ có rất nhiều nhưng liên quan đến thành ngữ trong Truyện Kiều thì
rất ít. Chúng tôi chỉ tìm thấy một số bài viết, tài liệu liên quan đến thành ngữ
trong Truyện Kiều mang tính khái quát. Trong khi đó, cách sử dụng thành ngữ
2
của tác giả lại chưa được chú ý đúng mức. Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề
tài cho khóa luận của mình là: “Tìm hiểu về thành ngữ trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du”.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Việt nói chung có thể nói đến giai đoạn
hiện nay đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Công trình nghiên cứu đầu
tiên trong tiếng Việt là về “Tục ngữ và ca dao” của Phạm Quỳnh được công bố
vào năm 1921. Tuy nhiên, đến những năm 60 của thế kỷ XX, việc nghiên cứu
thành ngữ mới có cơ sở khoa học nghiêm túc. Cái mốc quan trọng trong việc
nghiên cứu thành ngữ học Việt Nam là việc xuất bản từ điển “Thành ngữ tiếng
Việt” (1976) của Nguyễn Lực và Lương Văn Đang. Công trình này tuy còn chưa
bao quát được hết tất cả các thành ngữ trong tiếng Việt nhưng nó đã cung cấp
cho các nhà ngôn ngữ học và những ai quan tâm đến vấn đề này một tài liệu bổ
ích, có giá trị to lớn. Tiếp đó, năm 1989, Nguyễn Lân xuất bản cuốn “Từ điển
thành ngữ và tục ngữ Việt Nam”, Hoàng Văn Hành “Kể chuyện thành ngữ tục
ngữ” (1988-1990) . Các công trình khác về sau đều đi sâu vào nghiên cứu với
mục đích tìm ra sự khác biệt giữa thành ngữ với các đơn vị khác có liên quan,
tức là khu biệt giữa thành ngữ và tục ngữ, giữa thành ngữ với ngữ định danh,
giữa thành ngữ với cụm từ tự do. Có thể kể đến các công trình đó như “Góp ý
kiến về phân biệt tục ngữ và thành ngữ” (1973) của Cù Đình Tú, “Từ và vốn
tiếng Việt hiện đại” (1976) của Nguyễn Văn Tu, “Vấn đề cấu tạo từ của tiếng
Việt hiện đại” (1976) của Hồ Lê, “Tục ngữ Việt Nam” của Chu Xuân Diên,
Lương Văn Đang, Phương Tri và gần đây nhất là “Phân biệt thành ngữ và tục
ngữ bằng mô hình cấu trúc” (2006) của Triều Nguyên. Như vậy, thành ngữ cho
đến nay vẫn đang được tiếp cận, khám phá theo nhiều khía cạnh khác nhau
nhằm làm sáng rõ những giá trị phong phú của đơn vị từ vựng này.
Một trong những khía cạnh nói trên là việc nghiên cứu nghệ thuật sử dụng
thành ngữ của các nhà văn, nhà thơ, những tác giả lớn. Một loạt những luận văn
thạc sĩ, những khóa luận tốt nghiệp, cũng như nhiều báo cáo khoa học, nhiều bài
viết đăng trên các tạp chí về vấn đề sử dụng thành ngữ của những tên tuổi lớn
như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyên Hồng, Tản Đà, Tô Hoài đã được tiến hành
trong thời gian gần đây nhưng vẫn chưa có công trình nào tìm hiểu kĩ lưỡng về
nghệ thuật dùng thành ngữ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Trong cuốn
“Những thủ pháp nghệ thuật trong văn chương Truyện Kiều” (2004) của Phạm
Đan Quế cũng đã đề cập đến việc vận dụng thành ngữ trong Truyện Kiều nhưng
mới ở mức độ khái quát.
3
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Khoá luận khảo sát các thành ngữ gốc Việt và Hán Việt trong Truyện Kiều
của Nguyễn Du
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo,
đặc điểm ngữ nghĩa của những thành ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên cứu tình hình và xu hướng vận dụng của
các thành ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
3.3. Mục đích
Tìm hiểu vốn thành ngữ của dân tộc là việc làm vô cùng bổ ích. Thực hiện
đề tài này giúp cho người đọc và bản thân người viết thu nhận được một vốn
hiểu biết sâu sắc hơn về thành ngữ, đồng thời thấy được giá trị, ý nghĩa biểu đạt
của thành ngữ trong sáng tác văn chương. Và đặc biệt quan trong hơn khi giúp
người viết khám phá ra nét đặc sắc của việc sử dụng thành ngữ trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du. Từ đó nhận ra được những đóng góp của tác giả này đối
với kho tàng ngôn ngữ dân tộc trên con đường hiện đại hóa.
3.4. Nhiệm vụ của đề tài
Bước đầu làm rõ đặc điểm kết cấu, ngữ nghĩa của các thành ngữ trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Chỉ ra những sáng tạo của Nguyễn Du trong việc sử dụng thành ngữ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi thực hiện một số phương
pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thống kê, phân loại: Nhằm tổng hợp những thành ngữ được
sử dụng trong Truyện Kiều.
Phương pháp phân tích: Nhằm phân tích những đặc điểm cấu tạo, đặc điểm
ngữ nghĩa của một số thành ngữ trong Truyện Kiều.
Phương pháp bình luận: Nhằm làm sáng tỏ và đánh giá tài năng của
Nguyễn Du trong việc sử dụng thành ngữ.
Phương pháp đối chiếu, so sánh theo khuôn mẫu cấu trúc thành ngữ.
4
5. Đóng góp của đề tài
5.1. Đóng góp về lý thuyết
Thông qua việc thống kê, khảo sát những thành ngữ xuất hiện trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần khẳng định sự
sáng tạo và những đóng góp lớn của Nguyễn Du đối với kho tàng thành ngữ
của dân tộc, đồng thời tìm hiểu giá trị phong cách của những đóng góp này.
Như vậy ý nghĩa trước hết của đề tài này đó chính là khẳng định thêm một lần
nữa tài năng, sự sáng tạo của Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn ngữ xây
dựng những trang văn kiệt tác, cùng với đó là làm rõ thêm giá trị của những
thành ngữ mà ông sử dụng.
5.2. Đóng góp về thực tiễn
Bằng việc nghiên cứu, phân tích kỹ những đặc điểm của thành ngữ về cấu
trúc, ngữ nghĩa, phân loại về loại hình, về phản ánh cách tư duy chúng tôi có
thể cung cấp thêm nhiều thành ngữ hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn cho cuốn từ điển
thành ngữ sau này chính vì thế với đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp một
phần rất nhỏ trong công việc nghiên cứu thành ngữ giai đoạn hiện nay.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo thì phần nội dung
của khóa luận gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Nguyễn Du và Truyện Kiều
Chương 3: Phân loại các đơn vị thành ngữ trong Truyện Kiều
Chương 4: Đặc điểm và cách sử dụng thành ngữ trong Truyện Kiều
Ngoài ra, khóa luận còn bao gồm phần phụ lục: Danh sách thành ngữ và
các biến thể của chúng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Ngữ cố định
1.1.1. Khái niệm
Ngữ cố định là một cụm từ ( ý nghĩa có tính chất là ý nghĩa của cụm từ, cấu
tạo là cấu tạo của cụm từ ) nhưng đã cố định hóa cho nên cũng có tính chất chặt
chẽ, sẵn có, bắt buộc, có tính xã hội như từ.
Ví dụ: Kén cá chọn canh [34, 384] ; Ăn vóc học hay [34, 38]
1.1.2. Đặc trưng
a. Do sự cố định hóa, do tính chặt chẽ mà các ngữ cố định ít hay nhiều đều
có tính thành ngữ. Tính thành ngữ được định nghĩa như sau: Cho một tổ hợp có
nghĩa S do các đơn vị A, B, C mang nghĩa lần lượt S[1], S[2], S[3] tạo nên
nếu như nghĩa S không thể giải thích bằng các ý nghĩa S[1], S[2], S[3] thì tổ
hợp A, B, C có tính thành ngữ.
Tính thành ngữ có mức độ từ thấp tới cao khác nhau. Ba hoa tinh tướng
[34, 45] có tính thành ngữ thấp hơn Ba chìm bảy nổi [34, 43] nhưng Ba chìm
bảy nổi có tính thành ngữ thấp hơn Ba cọc ba đồng [34, 43]
b. Nói ngữ cố định là các cụm từ cố định hóa nói chung. Thực ra trong các
ngữ cố định, có nhiều ngữ có cấu tạo là các câu như: chuột sa chĩnh gạo [34,
184], Cha truyền con nối [34, 123], Chó ngáp phải ruồi [34, 171] thậm chí có
hình thức cấu tạo là câu ghép: Đâm bị thóc chọc bị gạo [34, 285], Ăn cơm nhà
vác tù và hàng tổng [34, 19] vv.
Tiêu chí cơ bản để xác định các thành ngữ cố định là tính tương đương với
từ của chúng về chức năng tạo câu. “Chúng ta nói ngữ cố định tương đương với
từ không phải chỉ vì chúng có tính sẵn có, bắt buộc như từ mà còn vì ở trong
câu chúng có thể thay thế cho một từ, ở vị trí các từ, hoặc có thể kết hợp với từ
để tạo câu”[2, 73].
c. Những đơn vị trung gian giữa ngữ cố định và cụm từ tự do là các trường
hợp như: nói cách khác, nói khác đi, một mặt thì, đáng chú ý là vv Tính chất
cụm từ tự do của các ngữ này rất rõ ràng về ý nghĩa và hình thức. Đây là các
cụm từ tự do đã được cố định hóa do nội dung của chúng đã trở thành điều
thường xuyên phải lặp đi lặp lại vì cần thiết cho sự suy nghĩ và cho sự diễn đạt.
d. Nói ngữ cố định có tính chất chặt chẽ, cố định không có nghĩa là chúng
không biến đổi trong câu văn cụ thể. Sự biến đổi của các ngữ cố định đa dạng
hơn, “tự do” hơn các biến thể từ phức.
6
Các ngữ cố định cũng có thể rút gọn, như ngữ chết nhăn răng, tốt mã giẻ
cùi có thể rút gọn còn nhăn răng, tốt mã. Chúng có thể được mở rộng, thêm
thành phần như: ngữ học như quốc kêu được mở rộng thành học như cuốc kêu ra
rả mùa hạ.
1.1.3. Phân loại
Thông thường các nhà ngôn ngữ học thường phân chia ngữ cố định làm hai
loại: Quán ngữ và thành ngữ. Quán ngữ là những cách nói, cách diễn đạt cần
thiết để đưa đẩy, để chuyển ý hay dẫn ý, để nhập đề chứ không có tác dụng nêu
bật một sắc thái của những cái đã có tên hoặc nêu bật ra các sự vật, hiện tượng,
tính chất chưa có tên gọi. Ví dụ như: chắc chắn là, rõ ràng, cũng thế mà
thôi,.vv Các thành ngữ (có tính thành ngữ cao hay thấp) có thể được phân thành
những thành ngữ tương đương với từ sẵn có (hiển nhiên hay không hiển nhiên)
và những thành ngữ không tương đương với từ. Các thành ngữ tương đương với
từ chủ yếu là các thành ngữ đồng nghĩa, sắc thái hóa, có tính chất miêu tả.
Ta có thể phân chia các ngữ cố định tiếng Việt về hình thức (dựa theo kết
cấu cú pháp gốc của chúng) thành hai loại: ngữ cố định có kết cấu câu và ngữ
cố định có kết cấu cụm từ. Ngữ cố định có kết cấu câu: Mèo mù vớ cá rán [34,
450], Lươn ngắn chê trạch dài [34, 430],.vv Nhìn chung các ngữ cố định có
kết cấu câu thường biểu thị các sự kiện, tình thế phức tạp không có từ sẵn có
đồng nghĩa.
1.2. Thành ngữ
1.2.1. Khái niệm
Thành ngữ là đối tượng được nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu và đưa ra
những khái niệm khác nhau, theo những hướng nhìn và khía cạnh khác nhau:
Các nhà Việt ngữ học, khi nghiên cứu thành ngữ, không phải ai cũng đưa ra
được những quan điểm đầy đủ và rõ ràng, thậm chí có tác giả còn cho rằng
thành ngữ là tục ngữ. Chẳng hạn Nguyễn Văn Tố trong bài Tục ngữ ta đối với
tục ngữ Tàu và tục ngữ Tây đã viết: "Tục ngữ là những câu thành ngữ nói đã
quen trong thế tục, nhiều câu nghĩa lý thâm thuý, ý tứ sâu xa, câu nào từ đời xưa
truyền lại gọi là ngạn ngữ, tục ngữ hay tục ngạn. Nhưng dù là ngạn ngữ, tục
ngữ hay tục ngạn thì nghĩa cũng gần giống nhau ". [32, 105]
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu các nhà Việt ngữ học đã dần dần có
được quan niệm ngày càng hoàn thiện hơn về thành ngữ, và mặc dù còn nhiều
điểm khác nhau giữa các quan niệm nhưng các tác giả đều chỉ ra được ranh giới
giữa thành ngữ và tục ngữ.
7
Trong sách Việt Nam văn học sử yếu, tác giả Dương Quảng Hàm đã đưa ra
quan niệm: "Thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt
một ý gì cho có màu mè". [13, 107]
Đến năm 1972, trong Tạp chí Ngôn ngữ [số 3], Nguyễn Văn Mệnh lại coi
"Thành ngữ là đơn vị có nội dung bên trong miêu tả hình ảnh của các hiện
tượng cũng như hành động và quan hệ". Hay trong bài Về ranh giới giữa thành
ngữ và tục ngữ, ông đã chỉ ra một số nét riêng của thành ngữ như sau: "Về nội
dung thành ngữ giới thiệu một hình ảnh, một hiện tượng, một trạng thái, một
nét tính cách, một thái độ Về hình thức ngữ pháp, nói chung thành ngữ chỉ là
một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh".[22, 72]. Tiếp tục hướng nghiên
cứu đó, năm 1986, ông lại đưa ra một khái niệm rõ ràng hơn: "Thành ngữ là một
loại đơn vị có sẵn, chúng là những ngữ có kết cấu chặt chẽ và ổn định, có chức
năng định danh và được tái hiện trong giao tế". [23, 43].
Còn Trương Đông San thì cho rằng: "Thành ngữ là những cụm từ cố định
có ý nghĩa hình tượng tổng quát, không suy ra trực tiếp từ ý nghĩa của những
đơn vị từ tạo ra nó. Thành ngữ gồm những đơn vị mang ý nghĩa hình tượng
chung, trong đó tất cả các đơn vị từ đều mất nghĩa đen". [29, 7].
Nguyễn Văn Tu quan niệm: "Thành ngữ là những cụm từ cố định mà các
từ trong đó đã mất tính độc lập cao về ý nghĩa kết hợp thành một khối vững
chắc, hoàn chỉnh. Nghĩa của chúng không do nghĩa của từng thành tố tạo ra.
Những thành ngữ này cũng có thể có tính hình tượng hoặc cũng có thể không
có. Nghĩa của chúng có thể khác nghĩa của các từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa
bằng từ nguyên học". [30, 7].
Nhấn mạnh tính dân tộc của thành ngữ, Nguyễn Đức Dân viết: "Thành ngữ
là đơn vị ngôn ngữ ổn định về hình thức, phản ánh lối nói, lối suy nghĩ đặc thù
của dân tộc. Thành ngữ phản ánh các khái niệm và hiện tượng". [5, 11].
Để khắc sâu tính gợi hình ảnh của thành ngữ, Nguyễn Thiện Giáp nêu lên
quan niệm: "Thành ngữ là một cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa
vừa có tính gợi tả. Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của thành ngữ . Thành
ngữ biểu thị khái niệm nào đó dựa trên hình ảnh, những biểu tượng cụ thể. Tính
hình tượng của thành ngữ được xây dựng trên cơ sở của hiện tượng ẩn dụ và so
sánh". [10, 7].
Đỗ Hữu Châu trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt đã định nghĩa
thành ngữ như sau: "Các thành ngữ (có tính thành ngữ cao hay thấp) có thể
được phân thành những thành ngữ tương đương với từ sẵn có (hiển nhiên hay
không hiển nhiên) và những thành ngữ không tương đương với từ. Các thành
8
ngữ tương đương với các từ chủ yếu là các thành ngữ đồng nghĩa, sắc thái hoá,
có tính chất miêu tả". [3, 86].
Đái Xuân Ninh cho rằng: “Thành ngữ là một cụm từ cố định mà các yếu tố
tạo thành đã mất tính độc lập ở các mức nào đó, và kết hợp lại thành một khối
tương đối vững chắc và hoàn chỉnh” [24, 211].
Nguyễn Xuân Kính trong cuốn Thi pháp ca dao thì lại cho rằng “Thành
ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh, dùng để gọi tên sự vật
hoặc để chỉ tính chất, hành động. Về mặt này, thành ngữ là những đơn vị tương
đương như từ”.[17, 69].
Nhìn chung, quan niệm về thành ngữ khá đa dạng và phức tạp. Các tác giả
đều cố gắng nêu lên quan niệm của mình về thành ngữ. Song qua đó chúng tôi
nhận thấy: khái niệm về thành ngữ đã ngày càng rõ nét hơn và có những điểm
thống nhất nhất định như:
+ Tính sẵn có của thành ngữ
+ Tính ổn định của tổ hợp từ gọi là thành ngữ
Sự khác biệt giữa các nhà nghiên cứu chủ yếu thể hiện ở điểm nhấn trong
từng quan niệm về cấu trúc hình thức, đặc tính ngữ nghĩa hoặc chức năng của
thành ngữ. Không tham vọng xây dựng một khái niệm mới về thành ngữ, ở khoá
luận này chúng tôi chỉ muốn thể hiện một hướng nghiên cứu về thành ngữ xuất
phát từ ngữ nghĩa của các thành tố tạo nên chúng. Chính vì vậy, chúng tôi chọn
một cách hiểu thông thường rút ra từ quan niệm của các nhà Việt ngữ học, cụ
thể chúng tôi coi: "Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định bền vững về hình
thái cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, thành ngữ là đơn vị có sẵn và
được sử dụng tương đương với từ trong giao tiếp ngôn ngữ".
1.2.2. Đặc điểm
Thành ngữ với tư cách là đơn vị có sẵn tương đương với từ có các đặc điểm
cơ bản như sau:
Tính ổn định về hình thức: Sự ổn định về hình thức của thành ngữ thể hiện
ở mặt cấu tạo, trật tự các thành tố trong thành ngữ.
Ví dụ: Há miệng mắc quai
Tính ổn định về hình thức là một tiêu chí cơ bản để xác định thành ngữ.
Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng, thành ngữ cũng có thể có những biến đổi nhất
định nhằm tăng thêm giá trị biểu cảm như: "Tất bật như nhà có đám" có thể biến
9
đổi thành "Tất ba tất bật như nhà có đám" hay trường hợp "Đi guốc trong bụng"
thành "Đi dép trong bụng"
Tính biểu trưng: Tính biểu trưng của thành ngữ thể hiện ở mặt nghĩa, cụ
thể: Nghĩa chung của thành ngữ không phải là phép cộng đơn giản của nghĩa
từng thành tố cấu tạo nên nó.
Ví dụ: Đầu trâu mặt ngựa
Thành ngữ này đã vận dụng hình ảnh trâu và ngựa để chỉ hạng người hung
hãn, ngang ngược thô bạo không có tính người, giống như loài trâu ngựa.
Tính cụ thể: Tính biểu trưng của thành ngữ có được là do tính cụ thể. Tính
cụ thể làm cho thành ngữ có thể vận dụng linh hoạt trong giao tiếp hàng ngày và
trong những cảnh huống khác nhau.
Ví dụ: "Cũng là tính chất lúng túng, nhưng "lúng túc như gà mắc tóc" nói
đến tình trạng lúng túng do sa vào nhiều sự việc dồn dập mà không tìm được
cách giải quyết. "lúng túng như thợ vụng mất kim" là nói đến sự lúng túng không
phải vì gặp nhiều sự việc rắc rối mà là do chỗ chưa có kinh nghiệm, lại mất
phương hướng. "Lúng túng như ếch vào rạp xiếc" là nói đến sự lúng túng do bị
giam hãm trong những tình thế cực kỳ khó khăn, không thi thố được tài năng.
"Lúng túng như chó ăn vụng bột" là nói đến sự lúng túng của những người phạm
sai lầm muốn che giấu lỗi lầm của mình song tang chứng vẫn "sờ sờ" ra đấy ".
[3, 85].
Tính dân tộc: Mỗi thành ngữ đều mang nghĩa biểu trưng, nó phản ánh tư
duy của một dân tộc. Mỗi dân tộc có cách tư duy, cách nhìn nhận riêng về các sự
vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
Ví dụ: Người Tày có thể so sánh "Rẻ như cát" còn người Kinh thì so sánh
"Rẻ như bèo", hoặc người Anh so sánh "Đắt như bánh nóng", người Việt lại so
sánh "Đắt như tôm tươi"
1.2.3. Phân loại
Từ trước tới nay các nhà Việt ngữ học đã chú ý tới sự phân loại thành ngữ
nhưng dường như các tác giả chỉ mới dừng lại ở những phạm vi nhất định với
mục đích phục vụ cho việc phân loại hệ thống hoá các lớp từ ngữ trong tiếng
Việt. Điều này đã được thể hiện rõ qua các chuyên luận từ vựng học, ngữ pháp
học của Nguyễn Kim Thản (1962), Nguyễn Văn Tu (1968), Hồ Lê (1976), Đái
Xuân Ninh (1978), Đỗ Hữu Châu (1981), Cù Đình Tú (1981), Nguyễn Thiện
Giáp (1985), Hoàng Văn Hành (1993).
10
Khi phân loại thành ngữ tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học thường dựa vào
những tiêu chí sau: Chức năng, ngữ nghĩa, hình thức.
Do mục đích nghiên cứu khác nhau nên kết quả phân loại cũng khác nhau.
Chúng tôi xin điểm lại một số kết quả phân loại chính như sau:
Đặt thành ngữ trong sự tương ứng với từ về mặt chức năng và khả năng
thay thế cho nhau, Đỗ Hữu Châu cho rằng: "Các thành ngữ (có tính thành ngữ
cao hay thấp) có thể được phân thành những thành ngữ tương đương với từ sẵn
có (hiển nhiên hay không hiển nhiên) và những thành ngữ không tương đương
với từ". [3, 86].
Đặt thành ngữ trong tương quan với cách thức cấu tạo từ ghép, Nguyễn
Thiện Giáp phân thành ngữ tiếng Việt thành hai loại:
+ Thành ngữ hợp kết.
+ Thành ngữ hoà kết.
Dựa vào ngữ nghĩa, Cù Đình Tú chia thành ngữ tiếng Việt thành ba loại:
+ Thành ngữ biểu thị sự vật.
+ Thành ngữ biểu thị hành động.
+ Thành ngữ biểu thị tính chất.
Xuất phát từ cách nhìn thành ngữ là một chỉnh thể cấu trúc hình thái ngữ
nghĩa, Nguyễn Công Đức chia thành ngữ tiếng Việt thành ba loại lớn:
+ Thành ngữ đối.
+ Thành ngữ so sánh.
+ Thành ngữ thường (không đối, không so sánh).
Như vậy, ranh giới giữa từng kiểu loại cụ thể được xác định tuỳ theo mục
đích nghiên cứu của từng tác giả. Nếu đi sâu vào từng kiểu nhỏ thì đường ranh
giới đó lại càng đa dạng và phức tạp hơn.
Theo chúng tôi, để phân loại thành ngữ phải chú ý đến tất cả những nhân tố
tham gia cấu tạo thành ngữ, làm sao cho sự phân loại không chỉ là sự sắp xếp
các thành ngữ thành từng loại một cách triệt để mà còn phải nhằm mục đích
nhận thức các thành ngữ. Do vậy, khi phân loại thành ngữ cần thiết phải có sự
kết hợp các tiêu chí hình thức, ngữ nghĩa để định loại.
Về mặt cấu trúc của thành ngữ ta có thể hình dung hệ thống thành ngữ
tiếng Việt bằng sơ đồ tổng quát sau đây:
11
1.2.4. Thành ngữ đối
Thành ngữ đối là bộ phận quan trọng trong vốn thành ngữ của bất kỳ một
ngôn ngữ nào. Đặc điểm nổi bật về mặt cấu trúc của thành ngữ đối là tính chất
đối ứng giữa các bộ phận và các yếu tố tạo nên thành ngữ.
Nguyễn Thiện Giáp cũng đã đề cập đến tính chất đối ứng của các yếu tố tạo
nên thành ngữ. Theo tác giả: "về hình thức, thành ngữ vẫn phân biệt với cụm từ
tự do ở tính phi cú pháp trong quan hệ. Tính chất phi cú pháp của thành ngữ
được bộc lộ rõ nhất ở tính đối ứng của các thành tố." [9, 83]
Bùi Khắc Việt (1981) đã miêu tả khá kỹ lưỡng về thành ngữ đối. Theo tác
giả: "đối là cách chơi chữ cốt đặt hai tiếng, hai phần của câu hoặc hai câu song
song và cân xứng nhau. Hai từ đối nhau nếu: về ngữ pháp cùng thuộc loại từ; về
ngữ nghĩa vừa có những đồng nhất vừa có những khác biệt; về ngữ âm, có số
lượng âm tiết ngang nhau, đối lập với âm điệu bằng trắc. Trong ba điều kiện
trên, đối về nghĩa là căn bản." [33, 28].
Đi vào chi tiết, các nhà Việt ngữ học cũng đã phân tích sự đối ứng, điệp hay
đối lập giữa các thành tố trong hai vế của thành ngữ, ví như quan hệ về từ loại,
quan hệ về các phạm trù ngữ nghĩa giữa các yếu tố. Ở đây các quan hệ đồng
nghĩa, trái nghĩa, điệp nghĩa được miêu tả khá tỉ mỉ. Các tác giả đi sâu vào việc
tìm hiểu những quy luật bằng trắc, các yếu tố với sự thống kê khá công phu:
- Bằng bằng trắc trắc (quê cha đất tổ)
- Trắc trắc bằng bằng (gạn đục khơi trong)
- Trắc bằng bằng trắc (mặt chai mày đá)
- Bằng trắc trắc bằng (xôi hỏng bỏng không)
Trong cuốn Kể chuyện thành ngữ tục ngữ, Hoàng Văn Hành đã khái quát
đặc điểm cơ bản của thành ngữ đối được xây dựng qua hai bậc-bậc đối ý và bậc
đối lời. Đối ý là bậc đối ứng giữa hai vế của thành ngữ với nhau về mặt ý. Ví dụ,
Thành ngữ
Thành ngữ
đối
Thành ngữ
so sánh
Thành ngữ
thường
12
đó là sự đối ứng giữa đời cha ăn mặn và đời con khát nước trong thành ngữ đời
cha ăn mặn đời con khát nước. Quan hệ đối ứng về ý giữa hai vế của thành ngữ
này là: đời cha đã hưởng nhiều, hưởng hết, hưởng quá phần được hưởng thì đời
con phải chịu thiếu thốn, phải chịu thiệt thòi. Như vậy, nghĩa của thành ngữ đối
được xác lập chính là nhờ vào bậc đối ý này. Đối lời là quan hệ đối ứng giữa các
yếu tố xen cài trong hai vế của thành ngữ. Trong thành ngữ mẹ tròn con vuông,
sở dĩ ta nhận thấy quan hệ đối ý (sau khi sinh) mẹ khoẻ khoắn, vẹn toàn, con
lành lặn, kháu khỉnh là nhờ có quan hệ đối ứng giữa các yếu tố mẹ với con, tròn
với vuông.
Tóm lại, tuy các quan niệm về thành ngữ đối của các tác giả mà chúng tôi
liệt kê ở trên không có sự trùng khít với nhau nhưng vẫn có điểm đồng nhất: đều
khẳng định đặc điểm nổi bật của thành ngữ đối là tính chất đối ứng giữa các bộ
phận và các yếu tố tạo nên thành ngữ (đối lời) và nhờ quan hệ đối ứng này mà
ta xác định được quan hệ đối ứng về ý của thành ngữ để từ đó suy ra ý nghĩa
của từng thành ngữ. Khoá luận này lấy quan niệm về thành ngữ đối như đã nêu
của các tác giả tiền bối để làm căn cứ cho việc thống kê, phân tích các đặc điểm
cấu tạo của thành ngữ đối trong Truyện Kiều.
1.2.5. Thành ngữ so sánh
Khi nghiên cứu về thành ngữ so sánh, các tác giả đã đưa ra khá nhiều quan
niệm khác nhau, trong khoá luận này, do khuôn khổ có hạn, vì thế chúng tôi chỉ
xin điểm qua một vài quan niệm tiêu biểu.
Nhà Việt ngữ học Trương Đông San-tác giả bài viết Thành ngữ so sánh
tiếng Việt (Tạp chí ngôn ngữ, số 1/1974) thành ngữ so sánh, theo Trương Đông
San: "đó là một cụm từ cố định, được dùng đi dùng lại thường xuyên, nhưng rất
sinh động tươi mát, ví von, chân xác vì đã được đúc kết từ thực tiễn lâu đời và
được mọi người Việt Nam thừa nhận" [16, 2]. Ví dụ: Lừ đừ như ông từ vào đền,
Vắng như chùa bà đanh, Lòng vả cũng như lòng sung, Lúng túng như ngậm hột
thị, Nóng như Trương Phi,
Tập thể tác giả biên soạn cuốn Kể chuyện thành ngữ tục ngữ (Hoàng Văn
Hành (chủ biên), 1991) nêu quan niệm về thành ngữ so sánh như sau: "Thành
ngữ so sánh là một tổ hợp từ bền vững, bắt nguồn từ phép so sánh với nghĩa
biểu trưng" [12, 7]. Ví dụ: rách như tổ đỉa, khoẻ như vâm, ngu như bò, béo như
cum cút, xoay như chong chóng, như cá nằm trên thớt, như mở cờ trong bụng,
Để làm sáng tỏ hơn về thành ngữ so sánh, Nguyễn Văn Hằng nhấn mạnh:
"Trong thành ngữ so sánh, yếu tố so sánh là yếu tố mang hình ảnh, được xem
13
như mẫu mực của tính chất hay thuộc tính được gán ghép cho chủ thể và cả cụm
từ có ý nghĩa khái quát" [8, 104].
Qua các ý kiến nêu trên, chúng tôi nhận thấy: Quan niệm về thành ngữ so
sánh của các tác giả tuy có khác nhau nhưng về cơ bản các tác giả đều dựa trên
phép so sánh để đưa ra các khái niệm sao cho rõ ràng và đầy đủ nhất.
Trong khoá luận này, từ việc tiếp thu ý kiến của những người đi trước,
chúng tôi quan niệm về thành ngữ so sánh như sau:
Thành ngữ so sánh là một tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái cấu
trúc, hoàn chỉnh về nghĩa, bắt nguồn từ phép so sánh. Hình tượng của thành
ngữ so sánh rất phong phú và sinh động, gần gũi và quen thuộc với người bản
ngữ, được đúc kết từ trong đời sống.
Đây là khái niệm riêng của khoá luận, nó được coi là cơ sở để chúng tôi
giải quyết nhiệm vụ mà khoá luận đã đề ra.
1.2.6. Thành ngữ thường
Thành ngữ thường chiếm một số lượng rất đáng kể trong "kho" thành ngữ
của bất kỳ một dân tộc nào. Với loại thành ngữ này, nếu không tập trung chú ý
thì dễ bị che lấp bởi các loại thành ngữ so sánh và thành ngữ đối. Chính vì vậy,
chúng ta thường thấy các nhà Việt ngữ học hoặc chỉ nghiên cứu thành ngữ nói
chung hoặc lấy các đặc điểm nổi trội của thành ngữ so sánh và thành ngữ đối
làm đối tượng nghiên cứu của mình. Kì thực thì thành ngữ thường là một loại
riêng, có con đường tạo lập nghĩa riêng và rất độc đáo.
Về hình thức, một bộ phận khá lớn các thành ngữ thường xuất hiện dưới
dạng một kết cấu chủ vị, nói chính xác hơn là tương đương với một câu trọn vẹn.
Ví dụ: Chó ngáp phải ruồi
Gà què ăn quẩn cối xay
Nhìn một cách tổng quát thì thành ngữ thường chủ yếu được hình thành
bằng xu hướng cố định hoá câu và các cụm động từ. Nguyên nhân tạo nên xu
hướng này là do bản thân ngữ nghĩa của loại thành ngữ này quy định. Thành ngữ
thường hẳn là được hình thành nhờ vào sự quan sát sự vật, hiện tượng tự nhiên,
xã hội với một quá trình lâu dài được hình thành trong tư duy của con người,
làm nảy sinh những liên tưởng với những điều gần gũi, thân thuộc, bình dị trong
cuộc sống hàng ngày. Thông thường những liên tưởng đó phải viện đến một
hình thức cố định như kết cấu chủ vị hay cụm động từ (nòng cốt đóng vai trò vị
14
ngữ tính của câu). Nghĩa của thành ngữ thường nói chung tiềm ẩn những đặc
trưng, những tri thức văn hoá, lịch sử, khó có thể lý giải trên bề mặt câu chữ.
Ví dụ: Thả hổ về rừng
Gương vỡ lại lành
1.3. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ, cụm từ tự do và tục ngữ
1.3.1. Khái quát
Về mặt phương pháp luận, muốn hiểu biết khái niệm thành ngữ, ngoài việc
chỉ ra các dấu hiệu đặc trưng của nó cần phải xem xét nó trong quan hệ với các
khái niệm có liên quan. Những khái niệm có liên quan dễ nhầm lẫn với thành
ngữ là quán ngữ, cụm từ tự do và tục ngữ. Trên thực tế việc xác định ranh giới
giữa các khái niệm này lại hết sức phức tạp, còn tồn tại nhiều ý kiến tranh luận
khác nhau.
1.3.2. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ
- Để xác định phạm vi rộng hẹp của ý sắp trình bày, chúng ta thường mở
đầu: Nói chung thì ( nói một cách tổng quát; nhìn chung; đại thể; đại cương
mà nói ), nói riêng thì ( đi vào chi tiết; nhìn riêng; để cho được rõ ràng;
chuyên biệt mà nói ).
Để khẳng định tính chất của ý sắp trình bày, chúng ta thường mở đầu:
Thành thực mà nói; nói chí tình; nói cho đúng; nói thật với nhau; nói mà không
sợ quá lời,.v.v
Đây là những nhóm từ quen dùng, lịch sử có lẽ cũng không dài lắm. Một
người nào đó dùng trước, chúng ta dùng theo, và ai cũng hiểu theo một ý. Các
nhà ngữ pháp đã đặt tên cho chúng là “quán ngữ” (những ngữ quen dùng). Về
mặt được dùng lâu ngày thành quen trong ngôn ngữ, thì “quán ngữ” không khác
“thành ngữ”. Nhưng để phân biệt chúng ta hãy để ý những điểm này: Thành ngữ
thường có nội dung so sánh, còn quán ngữ chỉ là một cách nói.
- Xét về mặt thời gian, quán ngữ ra đời sau thành ngữ. Trong các tác phẩm
cổ văn ra đời cách đây vài ba trăm năm, có thể có những thành ngữ đẹp như tiên,
đen như cột nhà cháy nhưng chắc chưa có quán ngữ như: "nói riêng với nhau
mà nghe", "để bà con dễ thông cảm"
- Những quán ngữ được dùng để mở đầu một câu trong các ví dụ trên,
thường được gọi là khởi ngữ (ngữ bắt đầu câu). Nhưng trong thông dụng, quán
ngữ không phải luôn luôn là khởi ngữ. Quán ngữ có thể đứng giữa câu, cuối câu.
Khi đó quán ngữ sẽ mang tên theo chức năng cú pháp.
15
Ví dụ: Tình hình sách báo ở hải ngoại, nói chung, cũng có điểm đáng mừng.
Nằm ở giữa câu ý nghĩa không khác khi nằm ở đầu câu, nhưng quán ngữ
“nói chung” không có chức năng mở đầu câu nên không được gọi là “khởi ngữ”.
Ở đây nó có phận sự đưa đẩy. Vì thế nó được gọi là chuyển ngữ.
* Như vậy:
- Thành ngữ và quán ngữ đều là những nhóm từ quen dùng đối với mọi
người. Có thể có người không thích dùng nhưng nghe vẫn hiểu đúng ý.
- Thành ngữ luôn hàm ý so sánh, nhận xét, nặng về nội dung. Quán ngữ chỉ
mở ý, chuyển ý, nặng về hình thức.
- Về số lượng thành ngữ nhiều hơn quán ngữ gấp bội. Nhưng tính số lần
được dùng, thì quán ngữ được dùng nhiều hơn. Kiểm một cuốn sách khoảng 200
trang không chắc đếm được 20 thành ngữ, nhưng có thể đếm được cả trăm quán
ngữ mở đầu câu như “thật ra”; “nhìn chung”; “nói cho đúng”.
- Dịch một quán ngữ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt rất dễ. Nhưng không
dễ gì tìm được những thành ngữ đồng nghĩa trong hai thứ tiếng. Thường chỉ có
thể dịch theo ý.
1.3.3. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do
Cả thành ngữ và cụm từ tự do đều là những tổ hợp do từ cấu tạo nên và
hoạt động với tư cách là những bộ phận cấu thành câu. Sự khác nhau giữa chúng
có thể được cụ thể hóa qua bảng sau:
Cụm từ tự do
Thành ngữ
Là một kết hợp tạm thời mỗi lần
dùng đều được cấu tạo mới và chỉ tồn
tại trong phạm vi một văn bản nhất
định. Những bộ phận cấu thành cụm
từ tự do có thể được thay thế bằng
những từ khác cùng loại, chỉ là tăng
giảm nghĩa của từ cụ thể còn nghĩa
của cụm từ không bị phá vỡ.
Là đơn vị ngôn ngữ có sẵn, có
cấu trúc bền vững luôn được tái hiện
dưới dạng có sẵn với cùng một thành
phần yếu tố cố định.
Thành ngữ không thể bỏ đi hay
thay thế bất kỳ yếu tố nào mà không
phá vỡ nghĩa của toàn thành ngữ.
Nghĩa của cụm từ tự do là nghĩa
tổng hợp của các từ riêng lẻ.
Thường có nghĩa hình ảnh ẩn dụ,
không thể suy trực tiếp từ nghĩa của
các yếu tố cấu thành.
16
Dùng để định danh như thành
ngữ nhưng không có giá trị hình ảnh
biểu cảm.
Dùng để gọi tên (định danh) hiện
tượng, sự vật, tính chất, trạng thái
nhưng mang giá trị hình ảnh biểu cảm.
Sự kết hợp chỉ phục tùng những
chuẩn mực từ vựng, ngữ pháp.
Thành ngữ thường có tổ chức âm
điệu, tiết tấu của toàn cấu trúc. Vậy
thành ngữ có tính nhạc.
Như vậy, có thể nói không có ranh giới rõ ràng, tuyệt đối để phân biệt
cụm từ tự do và thành ngữ. Bởi lẽ nếu những cụm từ tự do trở nên cố định và
nghĩa của nó bị phức tạp hóa nó biến thành thành ngữ.
1.3.4. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ
Trong giới Ngôn ngữ học có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề phân biệt
thành ngữ và tục ngữ. Các ý kiến ấy xuất phát từ các cơ sở và tiêu chí phân loại
khác nhau.
Người đầu tiên đi tìm sự khác nhau giữa hai khái niệm này là nhà nghiên
cứu Dương Quảng Hàm. Trong cuốn “Việt Nam văn học sử yếu” (1943), ông
cho rằng một câu tục ngữ tự nó có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn hoặc chỉ
bảo điều gì, còn thành ngữ chỉ là lời nói có sẵn để ta tiện dùng để diễn đạt một ý
gì hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè [13, 15].
Nhà nghiên cứu văn học dân gian Vũ Ngọc Phan đã đưa ra quan niệm của
mình: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt một ý trọn vẹn, một nhận xét, một
kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán. Còn thành
ngữ là thành phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã
quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn đạt một ý trọn vẹn. Về hình thức ngữ
pháp mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là câu hoàn chỉnh, còn tục
ngữ dù ngắn đến đâu cũng là một câu hoàn chỉnh” [26, 31-32].
Tạp chí Ngôn ngữ số 3/1972 có bài “Ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ”
của tác giả Nguyễn Văn Mệnh. Tác giả bài báo có nhận xét rằng “ giữa thành
ngữ và tục ngữ có thể tìm ra những điểm khu biệt rõ ràng có ở cả hai phương
diện nội dung và hình thức”. Từ nhận xét “về nội dung thành ngữ giới thiệu
một hình ảnh, một hiện tượng, một trạng thái, một tính cách, một thái độ”, còn
tục ngữ “ đi đến một nhận định cụ thể, một kết cấu chắc chắn, một kinh
nghiệm sâu sắc, một lời khuyên răn, một bài học về tư tưởng đạo đức ” tác giả
rút ra kết luận: “Có thể có nội dung của tục ngữ nói chung chỉ mang tính quy
luật. Từ sự khác nhau cơ bản nội dung đến sự khác nhau cơ bản về hình thức
17
ngữ pháp, về năng lực hoạt động trong chuỗi lời nói Về hình thức ngữ pháp,
mỗi thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Tục ngữ thì
khác hẳn, mỗi tục ngữ tối thiểu là một câu” [22].
Trên Tạp chí Ngôn ngữ số 1/1973 trong bài báo: “Góp ý về sự phân biệt
thành ngữ với tục ngữ”, nhà Ngôn ngữ học Cù Đình Tú đã đưa ra quan niệm
riêng của mình là: Thành ngữ là một hiện tượng của ngôn ngữ. Tục ngữ xét về
mặt nào đó cũng là hiện tượng ngôn ngữ. Giải quyết được các hiện tượng ngôn
ngữ cần phải dựa vào những căn cứ ngôn ngữ học. Một trong những thành tựu
của ngôn ngữ học hiện đại là chỉ ra sự khác nhau và mối quan hệ giữa kết cấu và
chức năng sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ là sự khác nhau về
chức năng. Thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh, nói
khác đi, dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động thành ngữ là những đơn
vị tương đương từ Tục ngữ đứng về mặt ngôn ngữ học có chức năng khác hẳn
thành ngữ. Tục ngữ cũng như các sáng tạo khác của dân gian như ca dao, truyện
cổ tích, đều là các thông báo Nó thông báo một nhận định, một phương diện
nào đó của thế giới khách quan. Do vậy, mỗi tục ngữ đọc lên là một câu hoàn
chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng ” [31, 41].
Theo nhà nghiên cứu văn học Chu Xuân Diên thì cần phải xem xét thành
ngữ và tục ngữ không phải chỉ như hai hiện tượng ngôn ngữ khác nhau mà chủ
yếu như một hiện tượng ngôn ngữ và một hiện tượng trong ý thức xã hội. Cho
nên tiêu chí gốc cần phải dựa vào để tìm ra sự phân biệt giữa thành ngữ và tục
ngữ là hai tiêu chí về nhận thức luận với tiêu chí đó.
Hoàng Văn Hành và một số tác giả ở Viện Ngôn ngữ học trong “Kể chuyện
thành ngữ, tục ngữ” đã nhận xét thành ngữ tuy có nhiều nét tương đồng với tục
ngữ nhưng khác tục ngữ về bản chất. Thành ngữ là những tổ hợp từ đặc biệt,
biểu hiện những khái niệm một cách bóng bẩy, còn tục ngữ là những câu-ngôn
bản đặc biệt, biểu thị những phán đoán một cách nghệ thuật.
Theo Nguyễn Thiện Giáp: "Các tục ngữ cũng được dùng lặp đi lặp lại
nhiều lần trong lời nói như một đơn vị có sẵn, nhưng khác với thành ngữ ở chỗ
nghĩa của tục ngữ bao giờ cũng là một phán đoán. Về mặt nội dung nghĩa của
tục ngữ gần với cụm từ tự do, bởi vì nó không biểu thị một khái niệm như thành
ngữ, mà biểu thị một tổ hợp khái niệm".[9, 83].
Tựu chung lại kể cả các nhà nghiên cứu văn học lẫn các nhà nghiên cứu
ngôn ngữ học đều đưa ra những cơ sở, những tiêu chí khác nhau để phân biệt
thành ngữ và tục ngữ nhưng kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Các nhà
nghiên cứu văn học thì thiên về tiêu chí nội dung còn các nhà Ngôn ngữ học lại
18
sử dụng tiêu chí chức năng và tiêu chí ý nghĩa để phân biệt. Tuy nhiên, trên thực
tế vẫn tồn tại những hiện tượng trung gian giữa thành ngữ và tục ngữ (tuy số
lượng không nhiều). Ví dụ như một số thành ngữ có cấu tạo theo mô hình câu
chủ ngữ-vị ngữ nhưng chỉ là thành ngữ: Cú đội lốt công [34, 223], Nước mắt
chạy quanh [34, 538] hay có một loại khác do thay đổi chức năng có thể dùng
như một thành ngữ hay tục ngữ bằng cách thêm vào một số từ: mà, thì, lại, mà
lại Ví dụ:
Giòn cười tươi khóc. [34, 350] → Gòn cười thì tươi khóc
(hiện tượng) (quy luật)
Trứng chọi với đá. [34, 677] → Trứng mà lại chọi với đá
(hiện tượng) (quy luật)
Một hiện tượng khác cũng có những trường hợp tồn tại dưới hai dạng mà
không biết do tục ngữ rút ngắn lại hay tục ngữ triển khai ra, phải chăng đó là sự
“chuyển hóa” giữa thành ngữ và tục ngữ. Ví dụ:
Tục ngữ Thành ngữ
Khôn nhà mà dại chợ. [1, 90] ↔ Khôn nhà dại chợ. [34, 359]
Cờ đến tay ai người ấy phất. [1, 55] ↔ Cờ đến tay. [34, 215]
Tất cả các trường hợp trên chứng tỏ rằng việc xác định ranh giới giữa thành
ngữ và tục ngữ là hết sức phức tạp. Tuy nhiên tổng hợp tất cả các ý kiến đã phân
tích ở trên lại, chúng tôi thấy thành ngữ và tục ngữ được phân biệt với nhau dựa
trên một số tiêu chí cơ bản sau:
- Về hình thức: Thành ngữ được thể hiện bằng cụm từ cố định (tương
đương với từ) còn tục ngữ thể hiện bằng câu.
- Về nội dung: Thành ngữ thể hiện khái niệm còn tục ngữ thể hiện phán
đoán.
- Về chức năng: Thành ngữ có chức năng định danh còn tục ngữ có chức
năng thông báo.
• Sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ:
- Thành ngữ và tục ngữ là những đơn vị có sẵn với cấu trúc rất bền chặt, cố
định, trong đó không thể dễ dàng thay đổi trật tự các yếu tố.
- Cả thành ngữ và tục ngữ đều có nội dung ngữ nghĩa mang tính khái quát
hình ảnh và nghĩa bóng. Tính hình ảnh của tục ngữ cũng xuất hiện, nảy sinh